Trong trận hạn lịch sử kéo dài hơn một thập kỷ, hồ Penuelas ở miền trung Chile đã mất đến 99,99% lượng nước.
Một trảng đất rộng, khô và nứt nẻ - trước đây là lòng hồ - giờ đầy xương cá chết. Ảnh: Reuters.
Hồ cần nước mưa - thứ giờ đây khan hiếm. Ngoài ra, sự thay đổi kiểu khí hậu toàn cầu đang khiến các chu kỳ thời tiết tự nhiên trở nên khắc nghiệt hơn. Ảnh: Reuters.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Chile dự đoán lượng nước ở quốc gia này sẽ giảm 30% trong vòng 30 năm tới, và tình trạng mà ngày nay gọi là hạn hán sẽ trở thành thông thường trong tương lai. Ảnh: Reuters.
An Ngọc/Theo Reuters
Chuyện đời của nhà sáng lập Hyundai
Chuyện đời như phim Hàn của nhà sáng lập Hyundai: Thành công từ 1 con bò và 500 Won định mệnh
Con cả trong gia đình bần nông
“Ngay từ nhỏ, ngày nào cũng vậy, cứ đúng 4 giờ sáng là cha đánh thức tôi dậy và dẫn ra đồng. Ðến nơi thì mặt trời còn chưa ló dạng. Thế là tôi bắt đầu ngày làm ruộng vất vả ngoài đồng mà từ sớm đến tối chẳng lúc nào ngơi nghỉ.
Tuy lúc đó chỉ là cảm nhận của một đứa trẻ, nhưng tôi cũng phần nào hiểu được rằng nghề nông chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích so với công sức cực nhọc phải bỏ ra. Nhiều lúc tôi thở dài tự hỏi, chẳng lẽ cả đời mình sẽ sống cuộc sống thế này sao?”
Đó là những dòng chia sẻ mà nhà sáng lập Hyundai Chung Ju Yung viết trong cuốn tự truyện “Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử thách” của mình.
Bốn lần bỏ nhà đi
Chung Ju Yung sinh ngày 25/11/1915 tại Tongchon, là người con trưởng trong một gia đình bần nông có 6 anh em. Vì nhà nghèo nên từ nhỏ, cha của Chung Ju Yung chỉ cố gắng đào tạo con trở thành một anh nông dân giỏi để đỡ đần gia đình, vì vậy nên ông không được học hành nhiều.
Cái nghèo chẳng chịu buông tha nhưng làm việc chân tay vất vả trên cánh đồng từ sáng tinh mơ đến tối mịt mới được về nhà không phải là mong muốn của Chung Ju Yung. Do đó, ông đã nỗ lực để thoát khỏi cuộc sống khó khăn này.
Vì nhà nghèo nên từ nhỏ, cha của Chung Ju Yung chỉ cố gắng đào tạo con trở thành một người nông dân giỏi để đỡ đần gia đình, vì vậy nên ông không được học hành nhiều, nhưng nung nấu ý định ra ngoài kiếm tiền.
Lần thứ nhất năm 16 tuổi, Chung Ju Yung cùng bạn trốn nhà lên thành phố làm công nhân xây dựng với mức lương ít ỏi với khát vọng đổi đời. Dù lao động cực nhọc nhưng Chung Ju Yung khá thích thú khi được độc lập kiếm tiền và phát hiện ra niềm đam mê của mình là công nghệ dân dụng. Tuy nhiên khi mới chỉ làm được 2 tháng thì bị cha tìm thấy và lôi về.
Lần thứ 2 ông lại lên kế hoạch cùng bạn trốn nhà xuống miền nam, tới Seoul. Lần này, ông lại bị lừa hết tiền rồi bị cha lôi về lần nữa nhưng sự phồn hoa của Seoul trong chuyến đi ngắn ngủi đã kịp in dấu trong Chung Ju Yung, khiến ông càng nung nấu ý định rời quê hương để khởi nghiệp.
Lần thứ ba Chung Ju Yung lại trốn nhà lên Seoul. Thế nhưng chỉ 2 tháng sau đó, cha ông lại lên lôi con về.
Năm 18 tuổi, Chung Ju Yung lại quyết tâm bỏ làng lên thành phố một lần nữa. Tại Seoul, Chung Ju Yung xin làm chân chạy vặt và ship hàng ở một cửa hàng gạo.
Bán trộm con bò cơ nghiệp của bố
Trong lần thứ ba trốn nhà trước đó, Chung Ju Yung đã trộm lấy một con bò của cha, vốn là cơ nghiệp của nhà nông thời đó và bán làm lộ phí lên Seoul.
Suốt những ngày sau đó, ông đắn đo giữa một bên là trách nhiệm gia đình với một bên là khát vọng đổi đời mãnh liệt. Và khát vọng làm giàu đã chiến thắng, ông bỏ nhà lên Seoul lần thứ tư.
Khi làm cho một cửa hàng gạo, ông đã chăm chỉ làm ăn, ghi nhớ các mối hàng, tích cóp tiền cho kế hoạch của mình. Thời gian sau người chủ bị bệnh nặng không thể tiếp tục kinh doanh, ông mua lại cửa hàng và trở thành ông chủ ở tuổi 22.
Thế rồi, hành trình bôn ba khởi nghiệp nơi xứ người của chàng trai đầy nghị lực đã chính thức bắt đầu từ giây phút này.
Tờ 500 Won định mệnh
Khoảng năm 1940, chế độ phân phối gạo bị siết chặt, Chung Ju Yung không thể kinh doanh gạo được nữa, phải chuyển sang mở gara sửa xe.
Đến năm 1946, ông mở lại doanh nghiệp sửa xe và đặt tên là Huyndai (có nghĩa là hiện đại). Cũng từ đây, công ty của Chung Ju Yung nhanh chóng phát triển.
Đầu thập niên 1970, Hyundai bành trướng mạnh, bắt tay thành lập công nghiệp đóng tàu nhưng gặp phải trở ngại lớn về tài chính. Lúc này, Chung Ju Yung đến nhiều ngân hàng quốc tế để vay vốn nhưng đều bị từ chối. Không nản lòng, ông quyết định sang Anh, vào ngân hàng Barclays tại Luân Đôn và rút ra tờ 500 won.
Chuyện đời như phim Hàn của nhà sáng lập Hyundai Thành công từ 1 con bò và 500 Won định mệnh (1) 456
Vay tiền để mở nhà máy đóng tàu, đúng như hình vẽ trên tờ 500 Won định mệnh
Tờ tiền này in hình một chiếc tàu mà người Triều Tiên từng đóng vào thế kỷ 16, 300 năm trước khi người Anh cho ra đời con tàu sắt đầu tiên của họ. Ông nhấn mạnh rằng người Hàn Quốc cũng có khả năng đóng tàu. Vậy là với tờ 500 won, Chung Ju Yung đã được vay 50 triệu USD từ ngân hàng Barclays như thế.
Hyundai đã trở thành nhà đóng tàu lớn nhất thế giới tù tờ 500 Won định mệnh…
Không dừng lại ở đó, Hyundai của Chung Ju Yung còn liên tục mở rộng sang các ngành đóng tàu, xe hơi, điện tử…và dành nhiều thành công đáng kinh ngạc. Trong đó có Hyundai Electronics – nơi không đầy 10 năm sau trở thành nhà sản xuất chip vi tính thứ nhì thế giới.
Trước thời điểm xảy ra vụ đại khủng hoảng tài chính châu Á 1997, doanh số hàng năm Hyundai đã vượt hơn 90 tỷ USD. Riêng Chung Ju Yung với gia sản 6 tỷ USD đã trở thành người giàu nhất Hàn Quốc.
Vậy là từ những thất bại cay đắng nhất thời trai trẻ, Chung Ju Yung đã vươn lên, đương đầu với thử thách để biến những điều không thể thành có thể.
Những năm tháng của tuổi thơ ấu, chẳng ai có thể ngờ được rằng cậu bé từng không một xu dính túi, mấy lần trốn chạy khỏi gia đình để tìm cơ hội đổi đời nhưng thất bại một ngày lại trở thành ông trùm gã khổng lồ trong nền kinh tế Hàn Quốc.
.Nguồn: https://cafef.vn/
Trình diễn thời trang vịt thường niên ở Australia.
Những con
vịt mặc nhiều trang phục đẹp mắt, độc đáo tại tuần lễ thời trang dành riêng cho
vịt diễn ra thường niên ở Sydney, Australia.
Australia là nơi diễn ra nhiều sự kiện thú vị và có điều
bất ngờ và độc đáo. Một trong số đó là dành cho sự kiện thời trang vịt hàng
năm. Sự kiện thường niên có tên 'Pied Piper Duck Show', là nơi những chú vịt sải
bước trên sản diễn thời trang dành riêng cho mình.
Độc đáo buổi
trình diễn thời trang vịt thường niên ở Australia
Sự kiện thời
trang thú vị diễn ra thường niên tại Sydney, Australia thu hút nhiều người tham
quan và đưa vịt đến tranh tài.
Mặc trang
phục lộng lẫy, những 'siêu mẫu vịt' bước đi trên sàn catwalk rất chuyên nghiệp
khiến các khán giả thích thú. Những chú vịt được chủ nhân chuẩn bị cho nhiều bộ
váy, quần áo màu sắc rực rỡ như hồng, xanh lá cây và vàng thanh lịch,
Buổi trình
diễn thời trang vịt thường niên ở Úc. Những chú vịt xúng xính trong trang phục
được thiết kế rất phù hợp, độc đáo tại tuần lễ thời trang ở Sydney, Australia sẽ
khiến cho bạn vô cùng ngạc nhiên.
Sự kiện
thường niên này mang tên "Piedpiperduckshow" do một người đàn ông 60
tuổi tên Brian Harrington đã tự tay thiết kế và may cho những chú vịt trong
trang trại của mình. Đây là một buổi trình diễn thời trang đảm bảo sẽ làm bạn
hài lòng và thích thú.
Buổi trình diễn thời trang thường niên đáng yêu, độc nhất vô nhị đã diễn ra hơn 30 năm. Brian Harrington, một người nông dân Australia là người đầu tiên đứng lên tổ chức sự kiện thời trang vịt. Ông qua đời năm 2015, nhưng sự kiện vẫn tiếp tục được duy trì diễn ra thường niên thu hút nhiều người tham dự.
Mỗi năm, ước
tính sự kiện thu hút khoảng 900.000 người tham dự. Hai năm gần đây, sự kiện bị
huỷ bỏ do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Những chú vịt tham gia trình diễn thời trang sẽ được chủ nhân chuẩn bị cho 3 bộ trang phục. Một bộ mặc ban ngày, một bộ mặc buổi tối và một bộ theo chủ đề đám cưới. Bên cạnh quần áo, váy lộng lẫy, những chú vịt cũng được diện thêm phụ kiện thời trang khác như túi xách mini, mũ đồng màu ...
Những
chú vịt mặc váy màu sặc sỡ và đội mũ cùng màu trông thật đẹp mắt |
Karolina
Zebrowska, du khách đến từ Ba Lan, là người tham dự sự kiện năm nay tại Sydney
đã chia sẻ nhiều bức ảnh trên sàn diễn thời trang dành cho vịt trên mạng xã hội.
Karolina Zebrowska cho biết chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi chia sẻ, bức ảnh
về vịt mặc đồ thời trang đã thu hút hơn 83.000 lượt xem, hàng nghìn lượt thích
và bình luận. Cô thực sự bất ngờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét