.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

QUẺ DỊCH – Cách lập & Giải đoán - NGUYÊN LẠC HD 61-68


TRÍCH ĐOẠN]

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần thứ nhất: NHẬP MÔN KINH DỊCH/ ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẺ DỊCH
I. Kinh Dịch
II. Thuật ngữ cần nhớ
III. Ý nghĩa các hào
IV. Quy tắc cần nhớ
Phần thứ hai: BÓI QUẺ DỊCH
I. Nghi thức bói và luật cảm ứng
II. Các phương pháp lập quẻ Dịch
III. Giải đoán quẻ
Phần thứ ba: PHỤ CHÚ
I. Phương pháp lập quẻ bằng thẻ tre
II. Bấm độn
Phần thứ tư: ÔN TẬP
I. Nước Việt của Câu Tiễn
II. Lập quẻ Dịch
III. Giải quẻ
IV. Chuyển đổi quẻ
LỜI KẾT

***

Lời nói đầu:

Bói Dịch không phải là mê tín, nó là khoa học. Có thể gọi là khoa học huyền bí. Vì vậy, Tiến sĩ Phân tâm học C.G. Jung (ông cùng với S. Freud là một trong những thủy tổ của khoa Phân Tâm Học, nghiên cứu về tiềm thức của loài người) năm 1949 đã dùng bói Dịch để biết việc quảng bá và giới thiệu Dịch (I Ching) từ tiếng Đức sang tiếng Anh có được thuận lợi hay không?. Bói được rất tốt, ông tiến hành và Dịch đã trở thành kinh điển cho các học giả và các trường đại học Tây Phương học hỏi!
Có 2 lý do để tôi viết tiểu luận này:
1/ Chúng ta chỉ sợ những gì mình không hiểu: Thí dụ như sợ Ma, vì chúng ta không biết rõ Ma là gì?. Nếu biết thì sẽ không sợ. Cũng vậy, chúng ta sợ chết, vì không biết chết ra sao, sau khi chết như thế nào?. Nếu chúng ta biết rõ thì chắc chúng ta cũng sẽ không sợ. Đó là lý do Phật giáo khuyên chúng ta nên tìm hiểu về sự chết (Tử)
Tôi viết tiểu luận này mong độc giả tìm hiểu rõ về Bói Dịch, không sợ nó nữa, để các ông thầy Bói toán, Phong thủy (giả), vì tư lợi, không còn “hù” ta được nữa. Bói Dịch mà vì tư lợi sẽ không bao giờ linh ứng.
2/ Kinh Dịch là 1 trong 5 Kinh chính của triết lý Đông Phương. Các nhà trí thức (Nho gia) xưa phải lào thông nó mới có thể đi thi. Điều đó chứng tỏ nó rất quan trọng. Bói Dịch rất khó hiểu đối với các người trẻ, người mới bắt đầu. Ngay cả sách được cho là kinh điển của cụ Ngô Tất Tố, phần giải thích về bói cũng rất khó hiểu. Tôi mong làm nó đơn giản hơn, dễ hiểu hơn để giúp các bạn trẻ, ai muốn tìm hiểu sẽ dễ dàng hơn, hầu mong giữ gìn những quý giá của ông cha không bị mai một!
Lại nữa, ý của Dịch cho rằng: con người tự mình vẫn có thể sửa đổi được số mạng của mình một phần nào; thế thì tại sao chúng ta không tự tìm hiểu, tự bói quẻ tìm phương thức đối ứng, mà phải nhờ người khác làm thay cho mình? Biết chắc họ thật sự là bậc thức giả không? Ở đời, biết đâu hư biết đâu thực, biết đâu chân biết đâu giả.

.

PHẦN THỨ NHẤT

NHẬP MÔN KINH DỊCH
ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẺ DỊCH

 

I. KINH DỊCH

Kinh Dịch là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung quốc, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó (tức bát quái) thì có thể sớm hơn, vào cuối đời Ân, khoảng 1.200 năm trước Tây Lịch.
Nó không do một người viết, mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán.
Điều kỳ dị nhất của Dịch là nó chỉ dựng trên thuyết âm dương, trên một vạch liền ____ tượng trưng cho dương, một vạch đứt __ __ tượng trưng cho âm. Hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình mới: Lục thập tứ quái.
Dùng sáu mươi bốn hình này người ta sẽ diễn giải được tất cả các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh. Từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên cho tới những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống, xử thế…
— Mới đầu chỉ có lưỡng nghi: dương (vạch liền: ___ ) và âm (vạch đứt: _ _ )
— Bên dương, nếu lấy dương chồng lên dương, rồi lấy âm chồng lên dương, chúng ta sẽ được hai hình tượng:
– (vạch dương/ vạch dương): thái dương
– (vạch âm/ vạch dương): thiếu dương
Bên âm cũng vậy, nếu lấy âm chồng lên âm, rồi lấy dương chồng lên âm, chúng ta sẽ được hai hình tượng nữa:
– (vạch âm/ vạch âm): thái âm
– (vạch dương/ vạch âm): thiếu âm
Như vậy được bốn hình tượng, gọi là tứ tượng.
Tứ tượng có tên: Thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm
— Sau cùng, lấy dương lần lượt chồng lên cả bốn hình trên, chúng ta sẽ được 4 hình:
Ly (Li), Càn (Kiền), Tốn, Cấn.
Rồi lấy âm lần lượt chồng lên cũng cả bốn hình đó, chúng ta sẽ được thêm 4 hình nữa:
Chấn, Ðoài (Đoái), Khảm, Khôn.

Sự hình thành bát quái
Sự hình thành bát quái

Như vậy được hết thảy 8 hình gọi là bát quái (tám quẻ). Mỗi quẻ có 3 vạch (gọi là 3 hào), xuất hiện lần lần từ dưới lên trên. Cho nên khi gọi tên hào, khi đóan quẻ, phải đếm và xét từ dưới lên trên: Hào dưới (cũng là hào 1), rồi lên hào 2, hào 3…

[HẾT TRÍCH]

Quẻ Dịch F1

Đọc toàn bộ sách hoặc Download xin theo links dẫn dưới đây:

Hoặc:

QUẺ DỊCH-Cách lập và Giải đoán

______________________

Phụ lục:

@ Về Bác sĩ Nhân Tử NGUYỄN VĂN THỌ (1921-2014)

Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ sinh ngày 15 tháng 12 năm 1921 tại Chi Long, Hà Nam, Bắc Việt. Tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1952. Phục vụ ngành Quân Y từ năm 1952 đến năm 1965 với cấp bậc Thiếu Tá và giữ chức vụ Chỉ huy Tổng Y Viện Duy Tân (Đà Nẵng) từ năm 1956 đến 1963. Từ năm 1967 cho đến 1975, Bác sĩ là Giáo sư trường Đại học Saigon và Minh Đức (Saigon), phân khoa Văn Khoa: dạy Triết Học Đông Phương, đặc biệt có giảng dạy thêm về Kinh Dịch. Năm 1960 tác giả được trao giải thưởng văn chương Tinh Việt Văn Đoàn qua tác phẩm Trung Dung Tân Khảo.
Năm 1982 Bác sĩ cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ và lấy bằng Bác Sĩ Y Khoa tương đương tại Hoa Kỳ vào năm 1983. Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ từng là cộng tác viên của nhiều nguyệt san tại Việt Nam, Hoa Kỳ, Canada, Đức, Úc và đã hoàn tất 18 tác phẩm với khoảng 7000 trang về hai đề tài chính là Triết Học Đông Phương và Tôn Giáo Đối Chiếu (Khổng Học Tinh Hoa, Chân Dung Khổng Tử, Dịch Kinh Đại Toàn, Phật Học Chỉ Nam, Lão Trang Giản Lược, Đạo Đức Kinh Đường Vào Triết Học Và Đạo Học v.v…)
Lúc ở California thập niên 1980, bác sĩ Thọ có mở lớp dạy Kinh Dịch miễn phí vào cuối tuần tại chùa Việt Nam (12292 Magnolia St, Garden Grove, CA 92641). Lớp dạy phải giải tán vì bác sĩ Thọ bị tai biến mạch máu não năm 1989.
Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ tạ thế ngày 07 tháng 01 năm 2014 tại Issaquah, WA, USA, hưởng thọ 93 tuổi.
Link trang web BS Nhân tử Nguyễn Văn Thọ
– Văn hóa Đông phương (Có bộ sách Dịch Kinh đại toàn E – Book)
http://nhantu.net/

.

Nguyên Lạc  HD 61-68


 

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022

La raquette n'est plus nécessaire


Ảo thuật kỳ lạ không tưởng tượng





 

 


 

BUÔN RÙA.






Cách giúp chồng bình tĩnh

Một bà vợ đến than vãn với bác sĩ về tính khí của chồng mình. Bác sĩ hỏi:
- Vấn đề của bà là gì?
- Tôi cũng không biết nữa. Chồng tôi cứ hay nóng giận bất thường mà không có nguyên do gì hết. Điều đó khiến tôi rất sợ hãi.
Vị bác sĩ trầm ngâm một chút rồi nói:
- Hiện tại bà thử áp dụng cách này thử xem. Mỗi khi thấy chồng có dấu hiệu sắp nổi nóng, bà hãy lấy một ly nước uống nhưng không nuốt nhé. Cứ ngậm thế cho đến khi chồng bà ra khỏi phòng hoặc bình tĩnh trở lại.
Hai tuần sau đó, người phụ nữ vui mừng quay trở lại thông báo:
- Cảm ơn bác sĩ nhiều lắm, tôi đã làm theo lời ông và chồng tôi đã bớt nóng tính hẳn. Tôi không ngờ một ly nước lại có tác dụng thần kì đến thế.
- Thật ra nước không có tác dụng gì đâu, chỉ cần bà không mở miệng thì mọi chuyện sẽ tốt thôi. – vị bác sĩ trả lời.
- !?!

Sưu tầm




"Một lần,- vua hề Charlie Chaplin kể, - tôi đi tàu điện ngầm New York. Về đến nhà, tôi phát hiện ra trong túi có một chiếc đồng hồ vàng. Tôi không làm sao hiểu nổi nó rơi vào túi tôi như thế nào. Tôi quyết định mang tới đồn cảnh sát. Ngày hôm sau, tôi nhận được một bức thư: “Ngài Chaplin kính mến! Tôi là một kẻ móc túi chuyên nghiệp. Hôm qua, trong tàu điện ngầm, tôi đã lấy trộm chiếc đồng hồ vàng của một quý ông, nhưng khi nhìn thấy ngài, tôi quyết định tặng ngài và bỏ nó vào túi của ngài”.
Một năm trôi qua, cảnh sát không tìm ra tên trộm lẫn chủ nhân của chiếc đồng hồ, nên họ đã gửi lại nó cho tôi. Các báo viết về điều đó, và ít lâu sau, tôi nhận được bức thư thứ hai: “Ngài Chaplin kính mến! Cách đây một năm, tôi đi tàu điện ngầm và bị đánh cắp mất chiếc đồng hồ. Đọc báo, tôi biết một kẻ móc túi nào đó đã tặng ngài. Xin ngài hãy giữ lấy chiếc đồng hồ của tôi, thưa ngài Chaplin. Và vì tôi cũng ngưỡng mộ tài năng phi thường của ngài không kém gì kẻ móc túi, xin gửi ngài chiếc dây đeo của nó”.

Svi Doan ST




TÌNH LỠ!
Chị gọi Grab, sững sờ khi nhận ra anh dù lúc nãy đã ngờ ngợ khuôn mặt hiện ra trên app.
Anh cũng sửng sốt nhưng kịp trấn tĩnh :
-Em lên đi, nhưng từ từ thôi lại đau vết mổ cũ.
Nghe anh dặn, chị chùng xuống nghĩ về mối tình say đắm với anh 12 năm trước, chỉ vì tự ái giàu nghèo mà hai đứa chia tay.
Giờ anh vẫn vậy, vẫn ân cần lịch thiệp. Chị ngại hỏi nhưng có vẻ anh biết nên nói:
-Vợ anh bỏ đi, để lại con còn nhỏ. Hơn tháng nay, anh phải chạy xe kiếm thêm.
Nghe anh kể, chị cũng nghĩ đến cảnh đổ vỡ của mình đã gần 4 năm.
Chị nghe giọng anh có vẻ bối rối.Chắc cũng muốn nói gì đấy nhưng ngại ngùng.
Bâng quơ với nhau quãng đường hơn 10km rồi cũng phải đến nơi.
Chị chợt nghĩ, bây giờ hoặc không bao giờ nói được, nên nói vội:
-Hay là... hay là mình quay lại đi anh?
Anh nghe có vẻ cũng bất ngờ nên hỏi lại:
-Em chắc không? Quay lại như cũ à?
Chị mừng rỡ:
-Em chắc, lần này thì chắc chắn không thể lỡ được nữa. Quay lại ngay đi anh!
Anh vui vẻ:
-Ok em, hôm nay đang ế mà gặp khách như em anh mừng lắm. Nhưng quay lại, giờ cao điểm có khi cước phí gấp đôi đấy em nhé!
- ?!?!?!?

QD sưu tầm.

Ai cũng nhầm


Viên cảnh sát nhìn ông nha sĩ cầm kìm và chiếc răng hàm của mình, nổi cáu quát:

- Này ông, ông có điên không đấy! Tại sao lại nhổ nhầm vào chiếc răng hàm của tôi?

Tay nha sĩ tỉnh bơ và nói:

- Thế ông không tóm nhầm ai bao giờ chắc?

Cẩn thận



Một cô gái trẻ bước vào cửa hàng thực phẩm nói với người bán hàng:

- Bác bán cho tôi tất cả cà chua, trứng thối của cửa hàng.

- Có ngay, thưa cô. Nhưng cô mua nhiều như vậy để làm gì?

- Để chuẩn bị cho buổi biểu diễn ca nhạc tối nay.

- Làm như thế liệu có hơi ác với ca sĩ đó không?

- Không , tôi chính là cô ca sĩ ấy. Cẩn thận vẫn hơn bác ạ!

Lý do mời bạn ăn tối



Một người chồng nói với vợ mình: “Em yêu. Anh đã mời một người bạn đến nhà ta ăn tối”.

Cô vợ đáp: “Cái gì? Anh có điên không? Nhà cửa thì lộn xộn, em thì chưa đi chợ, chén đĩa thì dơ. Và em không muốn nấu một bữa ăn cầu kỳ!”.

Anh chồng thản nhiên trả lời: “Anh biết chứ”.

Cô vợ càu nhàu: “Vậy tại sao anh còn mời bạn ăn tối?”

Người chồng thở dài: “Vì thằng ngố tội nghiệp đang nghĩ đến việc cưới vợ.”




















 

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

MƯA THU...




 

CHẾT THẸN


Năm 1905, khi đang hoạt động ở Nhật Bản thì Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ rủ nhau lên Tokyo để tìm một người bạn Trung Quốc có tên Ân Thừa Hiến. Khi xuống tàu hỏa, Phan Bội Châu liền gọi một người phu xe và đưa cho anh ta tấm danh thiếp của Ân Thừa Hiến để nhờ tìm địa chỉ. Người phu xe này không biết chữ Hán, nên đã đề nghị Phan Bội Châu đợi, để mình tìm một người phu xe khác biết chữ Hán để có thể giúp đỡ. Cuối cùng, người phu xe biết chữ Hán cũng xuất hiện và đã đưa Phan Bội Châu - Tăng Bạt Hổ đến địa chỉ của Ân Thừa Hiến. 

Nhưng khi xe đến Chấn Võ Học Hiệu - nơi tá túc của Ân Thừa Hiến thì mới vỡ lẽ, người bạn Trung Quốc này đã chuyển đi nơi khác, và không ai biết "nơi khác" cụ thể ở đâu.
Nghĩ ngợi một lúc, người phu xe liền nói với hai vị khách Việt Nam:
"Xin các ngài cứ chờ tôi một chút, tôi sẽ đi tìm địa chỉ mới của Ân Thừa Hiến rồi quay lại đón hai ngài".
Hai vị khách Việt Nam đứng chờ từ 2 giờ chiều, đến 3 giờ, rồi 4 giờ chiều vẫn không thấy người phu xe quay lại, liền nghĩ: Tokyo rộng thế này, biết tìm Ân Thừa Hiến ở đâu.

Nhưng đến 5 giờ chiều thì người phu xe bất ngờ quay lại và cho biết đã tìm được nơi cần tìm.
Thế là người phu xe đưa hai vị khách Việt đi thêm 1 tiếng nữa đến một lữ quán có treo biển "Thanh quốc Vân nam lưu học sinh Ân Thừa Hiến". Tất cả cho thấy người phu xe Nhật Bản đã tận tuỵ với công việc của mình như thế nào.
Nhưng chưa hết, khi Phan Bội Châu hỏi tiền công thì người phu xe nói một con số khiến cụ Phan giật mình: "2 hào 5 xu".
Thấy số tiền quá rẻ, Phan Bội Châu rút ra một đồng bạc để trả nhưng người phu xe kiên quyết từ chối với lý do:
"Theo quy định thì từ nhà ga Tokyo đến lữ quán này, giá chỉ là 2 hào 5 xu thôi. Thêm nữa, hai ông vì văn minh nước Nhật mà đến đây, chúng tôi hoan nghênh các ông, chứ không hoan nghênh tiền bạc của các ông. Nếu các ông cho tôi tiền xe vượt quá quy định thì không khác gì coi thường, khinh bạc người Nhật Bản chúng tôi".

Đây là một câu chuyện có thật, được viết lại trong tác phẩm "Tự Phán" nổi tiếng của Phan Bội Châu. Khi kể lại câu chuyện này, đặc biệt là tâm trạng của mình khi hỏi giá tiền người phu xe Nhật Bản, Phan Bội Châu cho biết:

"Sợ nó cũng một nết như phu xe nước mình thì e cũng khốn nạn với vấn đề đòi tiền".
Và sau khi bày tỏ sự cảm thán trước một người phu xe Nhật Bản giàu lòng tự trọng thì Phan Bội Châu đã thốt lên:

"Chao ôi! Trí thức, trình độ dân nước ta xem với phu xe Nhật Bản chẳng đáng chết thẹn lắm hay sao".

Sưu tầm.


Chuyện "Già"...

Ngày xưa, khi gã còn trẻ, ai nói đúng sai gì, gã cũng tìm cách phản bác.

Bây giờ già rồi, kinh nghiệm đầy mình, nhìn thấy cuộc đời muôn mặt, gã trở nên dễ dãi hơn, ai nói gì cũng… gật, ai nói gì cũng thấy có lý... 
Gã nói: “Ấy là dấu hiệu đã về già”.
Rồi gã lại lẩn thẩn suy nghĩ: “Bao nhiêu tuổi mới gọi là già nhỉ?”
Hồi gã mới 14,15 tuổi, thấy các chị hàng xóm 18, đôi mươi, gã cứ nghĩ là những bà cô thuộc loại già khú đế! 
Bây giờ, gần 60 tuổi, nhìn các bà 50 tuổi gã lại cho là trẻ, nhìn các mẹ bốn chục, gã cho là con nít ranh!
Thế thì, bao nhiêu tuổi mới gọi là già?!!!
Ở xóm trên có bà cụ tuổi 90, chiều qua, than vãn với gã:
“Giờ tôi còn khỏe, mai mốt già rồi chẳng biết nương dựa vào ai!”
90 tuổi mà còn nói: “…mai mốt già rồi…”.
Thế thì, bao nhiêu tuổi mới gọi là già?!!!

Mỗi sáng đứng trước gương, thấy trán mình cao hơn, đừng tưởng mình sắp trở thành người thông thái, mà phải biết đó là chứng rụng tóc, đó là dấu hiệu của tuổi già…
Nếu mình thấy thiên hạ dường như trẻ lại, thì chính là mình đang già đi.
Những lúc khề khà bên chén rượu với mấy ông bạn đồng liêu, gã nói: Khi về già thì tai điếc đặc, nghe nhạc cứ như “đàn gảy tai trâu”. Nhưng có cái lợi là ai chê bai, trách móc, thậm chí chửi bới, mình cũng chẳng nghe. Họ nói, họ nghe.


Khi về già, mắt kém, đọc sách báo một lúc, chữ cứ nhòe đi, nghĩ cũng bực nhưng lại có thời gian đi tản bộ quanh làng ngắm cảnh thiên nhiên.
Khi về già, đầu óc không còn minh mẫn nữa, nói trước, quên sau. Cũng hay, bởi nhiều thứ đang cần vứt bỏ bớt đi cho tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng, giữ lại cũng chẳng sinh ích lợi gì mà khiến mình cứ phải suy nghĩ vẩn vơ.
Khi về già, chân tay trở nên lóng cóng, ăn uống không được gọn gàng, thức ăn rơi vãi ra ngoài, dính cả lên râu, lên mép. Gã nhớ đến câu chuyện đứa bé đẽo máng gỗ để dành cho cha mẹ lúc về già có cái mà dùng, thật là chí lý.

Khi về già, ăn uống thứ gì cũng phải kiêng khem. Kiêng mặn, kiêng ngọt, kiêng chất béo, kiêng thuốc lá, kiêng rượu,...
Riêng gã, kiêng gì cũng được, nhất định không kiêng rượu. Đi khám bệnh, cố nèo cho được thang thuốc bắc về ngâm rượu. Bữa cơm nào cũng phải có tí rượu. Chán rượu, có nghĩa là sức khỏe có vấn đề.
Gã quan niệm, kiêng cũng chết mà không kiêng cũng chết.
Chết là quy luật của tạo hóa. 
Chết là một phần tất yếu của cuộc sống, nếu như không muốn nói đó là một kinh nghiệm kỳ thú mà mỗi chúng ta chỉ được trải nghiệm một lần duy nhất trên đời...  
Ai rồi cũng sẽ chết, kẻ chết già người chết trẻ. 

Người già chết, chúng ta mừng cho họ vì họ thoát khỏi hệ lụy trần gian, không còn là gánh nặng cho con cháu.
Người trẻ chết, chúng ta cũng mừng cho họ vì họ không còn phải bận tâm công ăn việc làm, cơm áo gạo tiền, khỏi lo nhà cửa, khỏi lo yêu thương, giận hờn, ghen ghét, khỏi lo…
Khi về già, sức khỏe là vốn quý. Nhưng nếu không hề đau ốm, thì cũng rất nhàm chán, không cảm nhận hết được cái vốn quý ấy. Theo kinh nghiệm của gã, thỉnh thoảng nên ốm một trận. 
Nhẹ thì chỉ cần bảo vợ con cho ăn bánh đúc mắm tôm, đấm lưng, cạo gió, nấu nồi nước xông. Xông xong rồi lau người cho khô, lên giường ngủ một giấc. Sáng mai thức dậy thấy đời tươi phơi phới!!! 

Nếu bệnh nặng, phải đi nằm bệnh viện thì chớ vội nản lòng. Ngoài vợ con cháu chắt chạy ra chạy vào chăm sóc, thể nào cũng có một vài ông bạn cố tri tìm đến an ủi, thăm nom. Thế chẳng phải là hạnh phúc lắm ru?!
Nói thế thôi, khỏe mạnh thì vẫn hơn. Sáng sáng, ra đường đi bộ cho giãn gân cốt, hít thở khí trời trong lành, mà suy ngẫm về cuộc đời đã cho mình nhiều may mắn, mà tạ ơn Trời Đất. 


Có một hôm, vô tình, không hẹn mà gặp, gã đi bộ cùng với bà hàng xóm. Chẳng biết bà nghĩ gì, nhưng gã thấy bà vui, gã cũng vui. Bà kể chuyện huyên thuyên, đủ mọi thứ trên đời, chẳng đâu vào đâu. Lúc chia tay, gã cảm thấy có một chút lưu luyến, bà ấy cũng vậy. Gã cảm thấy yêu đời hơn.
Gã cảm thấy yêu đời hơn, thế nên, gã đi nhuộm tóc. Tối hôm sau, gã rủ vợ đi ăn cơm tiệm. Chưa kịp yên vị, bà chủ tiệm hỏi: “Hai chị em dùng gì?”. Gã bực lắm. Hồi trẻ, chắc chắn sẽ to chuyện. Bây giờ già rồi, lão tự nhủ: “Một câu nhịn, chín câu lành”.
Già rồi, nhịn riết cũng quen. 

Nhiều người già tự đặt cho mình một quy luật để sống, răm rắp tuân theo, sáng trưa chiều tối…
Gã nghĩ, thế cũng tốt nhưng khắt khe với bản thân mình quá thì cũng không nên. 
Không nên để tâm bực bội những chuyện vu vơ. 
Không nên tranh luận chuyện thiên hạ làm chi để hao mòn sinh lực, tổn hại tình thân hữu. Đánh cờ cũng vậy, đánh cờ là để giải trí, không nhất thiết phải thắng, thắng chưa chắc đã lợi, thua không hẳn là thiệt.
Già rồi, khi bị chê bai, gã cười, không buồn, không oán trách. 

Già rồi, nghe thiên hạ khoe khoang, gã cứ giả vờ tin như thật. Gã chẳng mất gì mà làm cho thiên hạ sướng, lên tận mây xanh.
Già rồi, còn làm được gì giúp ích cho đời, cho gia đình, cho bản thân mình thì cố gắng mà làm. Đừng nuôi mộng ước cao xa để rồi đến chết vẫn không thực hiện nổi. Hôm trước gã đi thăm ông nhà văn sắp chết vì ung thư. Nằm thoi thóp trên giường bệnh mà cứ thở vắn than dài do tác phẩm để đời, ấp ủ bấy lâu nay, vẫn chưa viết được chữ nào!

Già rồi, thỉnh thoảng gặp gỡ bạn bè, lếu láo vài ba chung rượu, ôn lại buồn vui sự đời, đó là hạnh phúc. 
Già rồi, còn gặp nhau được ngày nào biết ngày đó, nên phải trân trọng, yêu quý.
Già rồi, ai nói đúng sai gì, kệ họ. Cuộc đời muôn mặt, nên ai nói gì cũng có cái lý của riêng họ. Gã chỉ biết lắng nghe và cảm nhận.

Tiện đang nói về “già”, gã cầu chúc mọi người “già” thêm một tí, “lẩn thẩn” thêm một tí, “dở hơi” thêm một tí để tuổi già vui thêm một tí, để cuộc đời tươi thêm một tí và để thiên hạ “sướng” thêm một tí, “sướng” lên tận trời cao, ấy chứ lỵ....!



Tôi là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở thành phố nên không biết nhiều về cây chuối. Có một lần nhìn thấy một cây chuối có buồng, tôi hỏi ba tôi:“Ba , trong cuộc đời của một cây chuối nó sinh ra được bao nhiều buồng?”“Chỉ một buồng duy nhất thôi con ạ.” - ba tôi trả lời. Tôi ngạc nhiên về câu trả lời của ba . Tôi cứ đinh ninh trong cuộc đời của mình một cây chuối ít nhất cũng phải cho vài buồng quả. “Khi buồng chuối chín cũng là lúc cây chuối mẹ chết đi.” - ba tôi nói thêm. Về sau, tôi có dịp được nhìn một cây chuối mang một buồng quả chín. Lá của cây chuối mẹ héo rũ, xác xơ và thân của nó oằn xuống như sắp gãy vì nó phải mang trên mình một buồng chuối nặng trĩu.

 Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, khi buồng chuối chín hoàn toàn, cây chuối mẹ sẽ gục hẳn xuống.

 Trong quá trình nuôi buồng chuối, cây chuối mẹ đã hy sinh những phần tinh túy nhất của mình - chất dinh dưỡng trong gốc, thân và lá - để dồn cho những quả chuối được chín, để dâng cho đời những trái chuối ngon ngọt.

 Hóa ra lâu nay hằng ngày tôi vẫn ăn chuối và thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy một bụi chuối mà không hề hay biết cây chuối tượng trưng cho một hình ảnh đẹp về sự hy sinh.

 Và bạn biết không, dưới gốc cây chuối mẹ sắp chết đi, tôi nhìn thấy chồi non của một cây chuối mới. Một cuộc sống mới, một sự hy sinh mới lại bắt đầu…

 Hình ảnh cây chuối mang một quày chuối nặng trĩu không xa lạ đối với chúng ta ; nhưng có bao nhiêu người nghĩ rằng cây chuối chính là hình ảnh của người mẹ hiền.

 Ta chỉ nhìn những quày chuối to béo, nõn nà mà quên đi những thân chuối xác xơ, héo tàn.

 Có khi ta dành gần cả cuộc đời để đi tìm cái đẹp tận đẩu tận đâu mà quên những cái đẹp tuyệt vời ở gần bên ta.


Phải mất gần cả cuộc đời tôi mới có thể học được những điều này

1. Tôi đã học được rằng, bình yên nhất không phải khi nằm trong vòng tay người yêu dấu mà là ngay trong bữa cơm của gia đình.
Dù muốn dù không thì vẫn có 1 sự thật ta không thể chối từ là cha mẹ rồi cũng sẽ qua đời. Ta có quá nhiều thời gian để chăm chút cho bản thân, nhưng khi ta khôn lớn, ta sẽ dành được bao nhiêu trong quỹ thời gian ấy để dành cho ba mẹ. Họ sinh ra ta khi họ đã đi qua nửa phần đời tức là họ sẽ mất đi khi ta còn nửa phần đời phải sống ở lại. Khi đó ta có vô khối thời gian mà yêu thương, vậy mà bây giờ, ta dành buổi sáng cafe đàn đúm, dành buổi trưa cho giấc ngủ, buổi chiều cho công việc và buổi tối cho người yêu, bạn bè.
Chẳng mấy ai trong số chúng ta muốn chở mẹ đi dạo, muốn rủ bố đi làm tách cafe hay đơn giản chỉ là mời ba mẹ một bữa ăn sáng đầm ấm. Ta chỉ về và ta ăn cơm gia đình như một phận sự, như 1 nhu cầu ” đói phải ăn” và bữa cơm gia đình trở thành “thói quen” chứ không còn hiện hữu giá trị của hai chữ “yêu thương”.
2. Tôi đã học được rằng, 3 từ khó nói nhất không phải là “Anh yêu em” hay “Em yêu anh” mà là “Con yêu bố mẹ”.
Như một thói quen, sáng dậy, quờ qua điện thoại để kịp chúc ai đó một buổi sáng tốt lành, kèm theo là một cái icon tươi rói. Trong ngày có chuyện gì vui lại lập tức rút điện thoại ra nhắn cho ai đó và mỉm cười khi niềm vui được chia sẻ. Tối lại chúc ai đó ngủ ngon và không quên kèm theo lời yêu thương da diết.
Vậy đấy, cái tình yêu nó dễ thổ lộ. Còn mấy ai bước qua một cô lao động mồ hôi nhễ nhại mà nhớ về cha mẹ đang còng lưng kiếm tiền, mấy ai bước qua một không gian quen thuộc mà trong lòng chợt nhớ bóng mẹ hiền. Có chứ, sẽ có những người như vậy, nhưng chẳng có mấy ai ngay lúc ấy gọi điện hay nhắn tin chỉ để nói “con nhớ mẹ, con yêu ba hay con đang nghĩ về gia đình mình”. Trớ trêu thật!

3. Tôi đã học được rằng, hãy đi đi cho thỏa sức, vui đi cho thỏa đời, cười đi cho thỏa người rồi lặng lẽ cảm nhận cuộc sống qua hai chữ “bình yên”.
Sống vui vẻ – Chơi hết mình – Yêu hết lòng – Đi hết sức – Lao động hết khả năng – Và bình tâm nhìn cuộc sống. Hãy bất biến giữa dòng đời vạn biến và cách đối phó tốt nhất với bụi đời là quay về với gia đình – nơi có thể cho ta sự bình yên vững chắc nhất và cũng là nơi mà dẫu thế giới thay đổi thì tình yêu bắt nguồn từ đó cũng mãi không đổi thay.
Nhưng bỗng một ngày tôi nhận ra, bước chân ra khỏi nhà thì có ở đâu ta cũng là khách trọ, anh em bạn hữu có thân tình thì cũng là người lạ chợt đến rồi chợt đi mà ta sẽ mãi mãi chẳng bao giờ tìm kiếm được hai chữ “bình yên” trong những cuộc chơi đầy ấp tiếng cười đó. Cuộc vui nào cũng tan, sum họp nào rồi cũng tàn và chỉ có hai chữ “gia đình” là giá trị vĩnh hằng duy nhất còn tồn lại trong ta.

Sưu Tầm




Vì sao một cọng rơm hay một tờ giấy được thả từ lầu cao xuống đất mà nó không bị tổn thương?
Câu trả lời:
Bởi trọng lượng nó nhẹ!
Nhưng mà tại sao một cái tô, một quả táo được thả từ trên cao xuống bị vỡ, bị hư hạ.i?
Là bởi trọng lượng của nó nặng quá, cộng với sức hút của trái đất nên tạo ra sự đổ vỡ.
Cũng vậy, khi mình xem nhẹ mình một chút, khi mà bạn nghĩ bạn chỉ là một cọng rơm, dẫu cuộc đời có tấn công mình ra sao, lực tổn thương sẽ rất nhỏ thậm chí không có.
Nhưng vì bạn tự xem mình là cái tô/là quả táo vĩ đại, bạn sẽ là những gì dễ vỡ nhất, kì thực bạn rất mong manh!
Trong kinh Đức Phật dạy thế này,
– Một hột cải không thể nào để trên đầu kim được vì hột cải nó tròn.
– Gió thì không thể bám vào tấm lưới.
– Và giọt nước thì không thể đứng trên lá sen.
Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện thì dễ bị tổn thương và đau khổ chất chứa đến còn nhiều hơn hạnh phúc.
- Thầy Thích Phước Tiến
(Trang Nhà Thơ)





CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.