.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

KHÁM PHÁ QUỐC GIA NHỎ NHẤT THẾ GIỚI, CHỈ CÓ 32 NGƯỜI SINH SỐNG, KHÔNG THỂ TÌM THẤY TRÊN BẢN ĐỒ

 



Hiện tại quốc gia này chỉ có 32 người và 3 chú chó sinh sống.
Cộng hòa Molossia là một quốc gia nằm gần Dayton, bang Neveda của Mỹ, có diện tích chỉ hơn 50.000m2. Điểm đặc biệt ở đây là Cộng hòa Molossia lại được bao quanh bởi Mỹ vậy nên nó còn được biết đến là “quốc gia nằm trong một quốc gia”. Vì diện tích nhỏ nên dân số của đất nước này chỉ có 32 người.
1. Lịch sử ra đời của Molossia
Ở tỉnh Harmony thuộc Nevada, Mỹ, có một cậu bé tên Kevin Baugh, ước mơ từ nhỏ của cậu là xây dựng một đất nước của riêng mình. Khi đó, cậu có một nhóm bạn cùng chí hướng, mục tiêu xây dựng 1 đất nước trong tương lai.
Sau này, Kevin trở thành người lính phục vụ trong quân đội Mỹ và chưa bao giờ từ bỏ ước mơ này. Xuất ngũ, anh cùng với 1 người bạn thời thơ ấu của mình đã bắt tay vào xây dựng quốc gia riêng của mình. Ngày 26/5/1977, cả hai tuyên bố thành lập Cộng hòa Great Waterstein trên một mảnh đất nhỏ, người bạn của anh trở thành vua còn Kevin trở thành thủ tướng.
Nhưng vào năm 1999, người bạn của Kenvin rời khỏi đất nước này, vậy nên Kevin đã đổi tên nước thành "Cộng hòa Molossia" và tự mình trở thành tổng thống.
Khi đất nước mới được thành lập, Kenvin đã tự tay thiết kế lá cờ của riêng đất nước mình. Quốc kỳ của Cộng hòa Molossia có ba màu xanh lam, trắng và xanh lục, ba màu này tượng trưng cho bầu trời, sa mạc và núi non.
Để quản lý tốt hơn đất nước nhỏ bé của mình, ông đã tham khảo hệ thống chính trị và pháp luật của các quốc gia khác nhau và đặc biệt tìm những người có thể giúp ông xây dựng hệ thống chính trị và pháp lý của riêng mình. Đất nước này cấm sung, đạn dược, chất nổ, ma túy, thuốc lá, bóng đèn sợi đốt, túi nhựa và các mặt hàng gây ô nhiễm môi trường khác.
Ở Molossia, Kenvin còn có ý định thành lập cả hải quân, lục quân, không quân nhưng do hạn chế về địa lý nên lục quân và không quân chưa thể thực hiện được, hải quân đã được thành lập với 5 chiếc thuyền kayak.
2. Kinh tế của Molossia
Hiện nay, nguồn kinh tế của Molossoa chủ yếu đến từ sản xuất rượu vang và phát triển du lịch. Molossia nằm trong sa mạc, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng độc đáo đặc biệt thích hợp cho việc trồng nho nên họ đã nghĩ đến việc sản xuất rượu vang.
Có lẽ vì nguyên liệu thô hảo hạng và chất lượng rượu được sản xuất cao, cộng với tính chất hiếm và đắt tiền nên rượu sản xuất ở đây được đánh giá cao trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, cũng chính vì sự tò mò về đất nước này mà rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đã ghé thăm Molossia hằng năm. Muốn ghé thăm quốc gia này, du khách phải đặt lịch trực tuyến trước. Các cơ quan liên quan tại địa phương sẽ xem và xét duyệt đơn đăng kí. Vì không có chuyến bay thẳng đến quốc gia này, nên du khách sẽ hạ cánh ở Mỹ trước rồi đi tàu đến nơi đây.
Đặc biệt, du khách ghé thăm Molossia sẽ không được ở đây quá 3 tiếng. Lý do là bởi nơi đây có rất ít nhà vệ sinh công cộng và 3 tiếng cũng đủ để khám phá toàn bộ quốc gia này.
3. Quốc gia không được công nhận
Mặc dù đã được thành lập từ rất lâu nhưng quốc gia này chưa bao giờ được Liên Hợp Quốc hoặc bất kỳ chính phủ nào công nhận là một quốc gia. Nhưng Kenvin – tổng thống của Molossia hòa toàn không quan tâm đến việc người khác có công nhận đất nước của ông hay không. Ông chia sẻ: “Tôi thích đối ngoại nhưng trong môi trường không chính thức, nơi chúng ta không cần thiết lập ngoại giao một cách cứng nhắc mà sử dụng cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước của chính mình”.

Bí ẩn khách sạn cổ 129 năm tuổi ở miền Tây không phải ai cũng dám ngủ lại: Rộng gần 300m2 nhưng chỉ có 2 phòng ngủ, gắn liền với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp.

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, đến nay, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê vẫn còn được gìn giữ khá nguyên vẹn. Ngoài kiến trúc độc đáo, nơi đây còn thu hút sự quan tâm của du khách bởi câu chuyện tình buồn của chính chủ nhà và nữ nhà văn người Pháp.

Ngôi nhà cổ của thương gia người Hoa

Thời gian gần đây, trên nền tảng mạng xã hội Tiktok bất ngờ lan truyền video về một khách sạn cổ 129 năm tuổi nhưng chỉ có duy nhất 2 phòng ngủ và không phải bất cứ du khách nào cũng dám ngủ lại.

Song, qua tìm hiểu được biết, hình ảnh trong video không phải khách sạn mà là ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng tại miền Tây.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A Nguyễn Huệ, phường 2, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Nằm bên bờ sông Tiền, ngôi nhà cổ này do ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê), một thương gia người Hoa nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895.

Ban đầu, ngôi nhà được xây dựng theo kiểu 3 gian truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258 m2 với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương. Đến năm 1917, chủ nhân cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc, bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp nhưng vào bên trong lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa.


Nguyên liệu chính để xây dựng nhà đều bằng gỗ quý


Các cánh cửa, cột nhà, bàn thờ... đều sơn son thiếp vàng, phần gạch lót sàn được nhập từ Pháp, có nhiều hoa văn đặc sắc. Nền gạch giữa nhà cố tình làm trũng xuống do thiết kế phong thủy theo kiểu người Hoa, vì người Hoa tin rằng "nước chảy về chỗ trũng", nghĩa là tiền bạc sẽ đổ về với chủ nhà.

Nhà có ba gian, phần phía trước dùng để thờ phụng, phía sau có 2 phòng ngủ hai bên hông, tạo thành một hành lang rộng dẫn xuống nhà sau. Bên trong nhà có nhiều nội thất, gạch bông và kính màu được nhập từ Pháp. Đặc biệt, phần cửa kính màu được thiết kế tinh xảo, tạo nên những mảng màu rất nghệ thuật dưới ánh nắng. Những đồ dùng trong nhà như tủ rượu, giá sách, tivi trắng đen hay những bộ bình trà, đèn, máy hát vẫn còn được lưu giữ.


Ngôi nhà được chia thành ba gian, gian giữa thờ Quan Công theo văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Hoa. Hai gian hai bên là nơi tiếp khách cùng hai phòng ngủ, một hành lang rộng dẫn xuống nhà dưới - Ảnh: Tiền Phong

Sau khi ông Huỳnh Thủy Lê mất, các con ông đều định cư ở nước ngoài. Ngôi nhà cổ được nhà nước trưng dụng làm trụ sở Đội Cảnh sát kinh tế Công an thị xã Sa Đéc. Đến năm 2007, ngành du lịch Đồng Tháp chính thức mở cửa khai thác ngôi nhà cổ này, phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.

Năm 2008, nhà cổ này đã được chứng nhận là di tích cấp tỉnh, sau đó được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2009.


Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê thu hút lượng lớn du khách đến tham quan

Đến nay, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê vẫn thu hút lượng khách lớn đến ghé thăm. Trong đó phần đông là du khách Pháp. Bởi ngoài kiến trúc cổ độc đáo, thân chủ của ngôi nhà này còn có một mối tình nổi tiếng trên những trang viết và cả màn ảnh.

Mối tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp

Huỳnh Thủy Lê, người mà ngôi nhà mang tên, là nhân vật chính trong một câu chuyện tình đặc sắc từ thế kỷ trước.

Năm 1929, sau khi du học Pháp về, chàng trai Huỳnh Thủy Lê, 27 tuổi, con nhà dòng dõi, giàu có đã rơi vào một tình yêu sét đánh với cô gái Margueritte Duras, người Pháp, mới 15 tuổi, giữa lúc gia đình cô đang trong thời kỳ khó khăn. Trên chuyến phà Mỹ Thuận, tình cờ họ gặp nhau và tình yêu đã cuốn hút họ.

Ông Huỳnh Thuỷ Lê và vợ

Khi ấy gia cảnh của 2 người đối lập nhau hoàn toàn, mẹ Margueritte là một góa phụ phá sản và trầm uất, khiến cô gái luôn lạc lõng trong mái ấm gia đình.

Còn Huỳnh Thuỷ Lê lúc đó là một thiếu gia sở hữu một khối tài sản khổng lồ, anh chàng cũng vừa du học Pháp trở về. Margueritte sa vào vòng tay của người đàn ông chững chạc giàu có như một lẽ tất yếu. Huỳnh Thuỷ Lê cũng say đắm cô gái da trắng non nớt.

Bà Margueritte Duras - người tình của ông Huỳnh Thuỷ Lê

Giữa thời đại hà khắc ấy, hai người lại dọn về sống chung dưới một mái nhà. Khi Huỳnh Thuỷ Lê ngỏ lời muốn cưới Margueritte, gia đình anh đã kịch liệt phản đối, vì cha anh là một doanh nhân gốc Hoa bảo thủ, ông không chấp nhận một cô con dâu ngoại quốc nghèo nàn, lại còn sống chung với con ông trước khi cưới hỏi. Hơn nữa, lúc đó ông đã sắp đặt hôn ước cho Huỳnh Thuỷ Lê với một người con gái của một gia đình quyền thế khác.

Không thể chống lại ý muốn của gia đình, Huỳnh Thuỷ Lê chia tay Margueritte trong khi tình yêu của họ nồng cháy nhất. Margueritte đau đớn lên tàu trở về Pháp vào năm 18 tuổi, khi chiếc tàu rời bến, từ mạn tàu nàng thấy thấp thoáng từ xa chiếc xe hơi sang trọng màu đen quen thuộc của người tình lặng lẽ phía bên bờ. Cuộc chia ly đầy nước mắt đã khép lại một mối tình dang dở. Không lâu sau đó Huỳnh Thuỷ Lê cũng lấy vợ theo sự sắp đặt của gia đình, nhưng có lẽ trái tim ông đã để lại trên chuyến phà ngày hôm đó.


Hai diễn viên chính trong bộ phim Người tình phỏng theo cuốn tiểu thuyết cùng tên

Sau này, bà Margueritte đã viết nên tiểu thuyết "Người tình" (tên tiếng Pháp là L´Amant) dựa trên chính mối tình của bà và ông Huỳnh Thuỷ Lê. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản vào năm 1984, được dịch ra 43 thứ tiếng và đoạt giải thưởng văn học danh giá của Pháp – giải Goncourt.

Bà kể rằng, trong một lần Huỳnh Thuỷ Lê trở lại Pháp, ông có gọi cho bà chỉ để nghe giọng bà và nói: "Rồi chàng nói với nàng rằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết".

Tiểu thuyết đã được Đạo diễn Jean - Jacques Annaud chuyển thể thành bộ phim cùng tên với các diễn viên Jane March, Lương Gia Huy. Chuyện tình này khi lên màn ảnh nhỏ đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả.

Nguyễn Phượng



CÂU CHUYỆN CẬU BÉ BÁN ÁO

Có một cậu bé mới 13 tuổi, một hôm cha cậu đưa cho cậu một chiếc áo cũ rồi hỏi:
- Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?
- Khoảng 1 đô la", cậu bé trả lời.
-Con có thể bán nó với giá 2 đô la không?.
Cha cậu bé vừa hỏi vừa đưa mắt nhìn cậu bé.
-Thưa cha, con nghĩ chỉ có kẻ ngốc mới mua chiếc áo này", cậu bé trả lời.
Người cha nhìn con với ánh mắt khích lệ:
- Sao con không thử xem? Con biết không? Gia đình mình đang gặp khó khăn, nếu con bán được chiếc áo này, nó có thể giúp được chúng ta rất nhiều.
Sau khi nghe cha mình nói vậy, cậu bé gật đầu đồng ý:
- Con sẽ thử xem, nhưng không chắc là có thể bán được.
Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn ủi để ủi áo cho thẳng thớm, cậu dùng bản chải để giặt chiếc áo, sau đó phơi khô trên một miếng gỗ phẳng trong bóng râm. Sáng ngày hôm sau, cậu bé đem chiếc áo đến một ga tàu điện đông người qua lại.
Sau 6 tiếng đồng hồ không ngừng chào mời, cuối cùng cậu bé cũng bán được chiếc áo với giá 2 đô la. Cậu vội vàng cầm số tiền bán được chạy một mạch về nhà đưa cho cha.
Sau đó, mỗi ngày cậu đều đi tìm xin quần áo cũ mang về nhà giặt sạch đem đi bán.
Một hôm cha cậu bé lại đưa cho cậu một chiếc áo cũ khác:
- Con có thể bán chiếc áo này với 20 đô la không?
- Cha ơi, làm sao có thể bán được cơ chứ? Một chiếc áo cũ làm gì có giá trị cao như vậy được, cùng lắm là 2 đô la.
- Sao con không thử nghĩ cách xem, nhất định là có cách. Cha cậu bé khích lệ.
Cuối cùng cậu bé nghĩ ra một cách, cậu nhờ anh họ của mình, một người rất đam mê hội hoạ và vẽ rất đẹp, vẽ cho cậu một con chim đại bàng và một chú chuột nhắt đáng yêu lên chiếc áo. Sau đó cậu chọn một ngôi trường học, nơi có nhiều thiếu gia con nhà giàu theo học ở đó, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua. Vừa mới chào mời một lúc liền có một người quản gia cùng thiếu gia của mình đến mua chiếc áo. Cậu thiếu gia đó đã vô cùng thích thú khi có được chiếc áo liền bo thêm cho cậu 5 đô la, tổng cộng cậu bán được chiếc áo 25 đô la.
Đây là một số tiền khá lớn đối với gia đình cậu, số tiền này có thể tương ứng với gần một tháng lương của cha cậu khi ấy.
Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói:
- Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 đô la được không?. Cha cậu nhìn cậu với một ánh mắt đầy tin tưởng. Lúc này, cậu bé không hề do dự, cậu đón nhận chiếc áo bằng cả hai tay mình, bắt đầu suy nghĩ…
Hai tháng sau, cuối cùng thì cơ hội cũng đã đến. Hôm đó, nữ diễn viên chính của bộ phim đang nổi tiếng “Những Thiên Thần của Charlie” đến thành phố cậu bé để quảng bá phần tiếp theo của bộ phim. Sau khi buổi họp với ký giả kết thúc, cậu bé mạnh dạn chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh nữ diễn viên Farrah Fawcett – Majors, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin cô ký tên lên đó. Farrah Fawcett – Majors thấy vậy ngẩn người ra một lúc nhưng rồi vẫn vui vẻ tươi cười ký lên chiếc áo, không ai có thể nỡ từ chối một cậu bé dễ thương với ánh mắt hồn nhiên trong sáng như vậy.
Sau khi ký xong, cậu bé hỏi cô:
- Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?
- Đương nhiên là có thể được rồi, đây là áo của cháu, cháu có thể bán nó nếu cháu muốn.
Cậu bé đứng trên bục hô to một tiếng:
- Đây là chiếc áo do đích thân nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett – Majors ký tên, giá nó là 200 đô la.
Sau khi qua cuộc đấu giá, cuối cùng chiếc áo đã bán được với số tiền không tưởng, 1200 đô la.
Về đến nhà, cậu thấy cha mình cùng một người khác đang ở nhà.
Cha cậu bé cảm động mà ôm cậu vào lòng, hôn lên trán cậu: - Cha vốn dĩ dự tính, nếu con không bán được, cha sẽ nhờ người mua nó lại, thật không ngờ con lại giỏi đến thế! Con thực sự rất giỏi…
Buổi tối hôm đó hai cha con cậu bé đã ngồi nói chuyện với nhau rất lâu.
Cha cậu hỏi:
- Con trai, từ sự việc của 3 chiếc áo này, con có hiểu được ra điều gì không?
- Con hiểu rồi, cha đã khích lệ con”. Cậu bé cảm động nhìn cha rồi nói tiếp:
- Chỉ cần chúng ta động não suy nghĩ, không việc gì là không thể làm được, việc khó đến đâu cũng có cách giải quyết của nó”.
Cha cậu bé gật đầu đồng ý, nhưng rồi lại lắc đầu nói:
- Con nói cũng rất đúng nhưng đó không phải là ý định ban đầu của cha.
- Cha chỉ muốn nói với con rằng, một chiếc áo cũ chỉ đáng giá 1 đô la vẫn có cách để tăng giá trị của mình, còn chúng ta cớ sao phải bi quan với cuộc sống này đúng không con? Con thấy không, một chiếc áo 1 đô la cũng có thể làm nên điều kỳ diệu”.
- Đúng vậy, một chiếc áo cũ còn có thể tự làm cho mình cao quý hơn, vậy chúng ta còn có lý do gì mà không yêu cuộc sống của chính mình hơn cơ chứ!”
___________
20 năm sau danh tiếng của cậu bé đó đã lan toả khắp thế giới, qua từng ngóc ngách các con phố nhỏ, mọi người vẫn thường nhắc tới cậu. Cậu bé đó chính là MichaelJordan, một tỷ phú giàu có, là chủ tịch hội đồng quản trị, cổ đông lớn nhất của tập đoàn Charlotte Hornets.
Cuộc sống vốn không hoàn hảo và chúng ta có thể sống trong một hoàn cảnh khốn khó, bất lợi. Nhưng, hoàn cảnh chỉ là phép thử để mỗi người thể hiện giá trị của mình.
Sưu tầm/My Lan Phạm




NHỮNG NHÀ PHÁT MINH "CHÊ TIỀN"

1/ INOUE DAISUKE : ca sĩ - nhạc sĩ phát minh chiếc máy hát karaoke 🎙🎤đầu tiên có tên Juke 8. Karaoke là tiếng Nhật ghép bởi hai từ "kara" trong karappo nghĩa là trống rỗng, "oke" trong okesutura nghĩa là dàn nhạc. Vào thập niên 1970s, ông Daisuke Inoue hát trong một bar nhỏ, rồi muốn khách hàng tập hát theo mình nên ông ghi âm bài hát vào máy để phát lại. Đến bây giờ ông không hề hối hận khi hồi đó ông quyết định không đăng ký bản quyền máy karaoke kia, ông cho miễn phí hoàn toàn chứ không nhận đồng nào từ dịch vụ giải trí hay sản xuất máy hát karaoke này bởi vì ông muốn cả thế giới đều biết hát.

2/ NILS BOHLIN : một vị kỹ sư bình thường làm việc cho hãng xe Volvo đã phát minh ra dây an toàn 3 điểm kéo từ vai xuống thắt lưng vào năm 1959, ông đã cứu sống vô số mạng người từ đó đến nay nhưng không nhận bất cứ xu nào cả, ông và hãng Volvo đã tặng 🆓 bằng sáng chế này mở tự do cho tất cả các hãng xe đối thủ cạnh tranh khác sử dụng thoải mái, vì việc cứu người quan trọng hơn là lợi nhuận.

3/ JONAS SALK : dược sĩ tạo ra vaccine giúp thế giới chấm dứt bệnh bại liệt vào năm 1955, ông đã từ chối đi đăng ký bản quyền công thức vaccine góp phần thay đổi cuộc sống nhân loại này, ông từng trả lời báo chí đây là việc hiển nhiên phải làm thôi "I would say : There is no patent. Could you patent the sun? "

4/ TIM BERNERS-LEE : ông làm ra giao thức kết nối trang mạng toàn cầu World Wide Web (WWW) tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) vào năm 1989 với cỗ máy tính NEXT trong ảnh. Ông góp phần định hình thế giới kỹ thuật số internet hiện đại ngày nay, nhưng ông đã không đăng ký bản quyền mà cho mọi người sử dụng miễn phí sau một thời gian thử nghiệm giao thức này. Ông được hoàng gia Anh phong tước hiệp sĩ vào năm 2004.

Dinh Phong Nguyen









Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

TƯƠNG TƯ PHỐ.






 

ƠI MÙA PHƯỢNG CỦA TA XƯA!




 

MỘT ĐỜI QUÁ DÀI....

 



Bạn tôi kể, lúc mẹ cô ấy li hôn có nói với cô ấy một câu: ''Một đời quá dài.''
Cô ấy nói: Ba mẹ ly hôn, bởi vì ba gảy tàn thuốc lá vào chậu lan mẹ trồng.

Mẹ tôi là kiểu phụ nữ có xuống lầu đổ rác cũng phải ăn mặc chỉnh tề, lúc tôi 12 tuổi, mẹ và ba ly hôn, cũng bởi vì ba ném tàn thuốc vào chậu lan mẹ trồng, nhiều lần mẹ nói cũng vô ích.
Bạn bè khuyên nhủ, mẹ chỉ nói một câu:'' Anh ấy rất tốt, chỉ là không hợp đi cùng nhau nữa.''
Bà ngoại tức giận mắng mẹ: '' Mày cứ đọc nhiều sách vào rồi vẽ thêm chuyện.''
Trong mắt bà ngoại: con rể anh tuấn cao lớn, có thể kiếm tiền, hiếu thuận lo cho gia đình, ngược lại là con gái bản thân tùy hứng, không chịu nghĩ đến cảm nhận của con cái và cha mẹ.

Mẹ cũng rất khó giải thích cho bà rằng ba không thích tắm rửa, quần áo bít tất ném loạn, ăn cơm như hổ đói, không nhớ được sinh nhật của mẹ,không nhớ những ngày kỉ niệm, sao có thể xem như khuyết điểm đây, đàn ông đều như thế này sao ?

Tôi nhớ rất kỹ lúc mẹ mang theo tôi rời nhà, từng chảy nước mắt nói với tôi: 'Hy vọng con có thể hiểu cho mẹ, cả một đời quá dài.'

Lúc tôi 16 tuổi, ba dượng xuất hiện, vóc dáng ba không cao, tướng mạo bình thường, nhưng cả người sạch sẽ khoan khoái nhẹ nhàng, cười lên rất ôn hòa, tôi đối với ba dượng không có cảm giác bài xích.

Ba sẽ vì mẹ mà thay đổi những chậu hoa xinh đẹp, sẽ mua khăn trải bàn màu xanh nhạt hợp với bát đũa mới, sẽ vì mẹ mua một đôi giày da trắng sữa hợp với chiếc đầm đỏ của mẹ,sẽ thay mấy cái móc khóa đáng yêu cho tôi.

Ba dượng sẽ nắm tay mẹ đến bờ sông tản bộ, ngắm trời chiều và mặt trời mọc, đến những công viên đầm lầy để chụp hoa và chim, kể cho mẹ nghe tên của những loại cây cỏ và câu chuyện ẩn trong nó, mang về nhà những nhánh cây rơi, sau đó cắm trong bình cổ, bày trên bàn sách của tôi.

Mẹ thích tìm tòi sách dạy nấu ăn, mỗi lần mẹ long trọng làm món mới, ba dượng sẽ kéo tôi lại ngồi ngay ngắn, sẽ bắt chước những giám khảo và bắt đầu nhận xét về màu sắc và mùi thơm trong ánh mắt mong chờ của mẹ, đùa khiến mẹ cười khanh khách không ngừng.

Có một lần mẹ bệnh phải nằm viện, tôi đến chăm liền thấy trên đầu giường đặt một bó bách hợp, hoa quả cắt thành miếng nhỏ đặt trong bát sứ màu xanh nhạt.

Ba dượng ngồi bên giường, đọc sách cho mẹ nghe. Bên cạnh giường bệnh có mấy dì nghiêng đầu hâm mộ xem cảnh này, bỗng nhiên mũi tôi chua chua, rốt cuộc cũng hiểu rõ câu nói kia: ''Cả một đời quá dài.'', cả một đời quá dài - nên không muốn tạm bợ.

Nếu người và người ở cùng nhau, chỉ vì cuộc sống, mà trong cuộc sống không có kỳ nghỉ, không có vui vẻ, không có cảm động, không có lãng mạn, vậy đó cũng coi như đối tác cuộc sống thôi.

Tình nguyện yêu không lối về, cũng không muốn vui vẻ hời hợt trở thành tình cảm nhạt nhòa. 

Báo tin tức Việt Đức


 “CÔ LÀ NGƯỜI MẸ ĐỘC ÁC”

Đọc xong tấm giấy trên tường, mắt thằng cháu trai tôi mở to, kinh ngạc. Nó nhìn tôi, buột miệng nói: "Cô là người mẹ độc ác!".

Tôi nhìn lại tấm bảng màu trắng với những dòng chữ mực đen, tôi nắn nót viết tay. Trên đó, tôi phân công chi tiết, cụ thể, số lượng công việc nhà mà cậu con trai 10 tuổi của tôi phải hoàn thành mỗi ngày.

"Xếp quần áo, lau dọn nhà cửa, chà nhà vệ sinh... . Chỉ có vài việc cỏn con mà con bảo cô độc ác là sao?". Tôi nhìn chăm chú vào mắt thằng bé, vặn hỏi.

Gương mặt nó đầy bất mãn. Nó thẳng thừng chỉ trích tôi: "Bắt con phải làm việc nhà là độc ác. Cô không thương con mình. Ở nhà, con không phải làm gì cả. Mẹ làm hết việc cho chị em con".

Tôi sửng sốt, không thốt nên lời. Hình ảnh chị Hai tôi tảo tần hiện ra. Mỗi ngày, sau khi phụ bán nước sâm ở cửa hàng, chị lại vội vã chạy đi làm thêm việc nhà, ngoài giờ. Cháu trai tôi đã 12 tuổi, còn cháu gái đã 13 tuổi. Ấy vậy mà, hai đứa nhỏ chẳng bao giờ phải đụng tay vào bất kỳ việc gì trong nhà.

Quần áo, chén bát, rác rến… chúng cứ mặc nhiên xả ra và chị Hai tôi lại lủi thủi dọn dẹp, chà rửa, lau chùi. Dẫu có những ngày, người chị mệt rã rời. Chị tôi luôn cố gắng làm hết mọi việc lớn nhỏ trong nhà chỉ để các con có thời gian vui chơi, giải trí, sau giờ học căng thẳng.

Tôi cố gắng giải thích cho cháu hiểu lợi ích của việc cho trẻ em làm việc nhà nhưng thằng bé đã bịt chặt hai tai. Nó lắc đầu lia lịa và nói: "Không phải... cô nói dối... . Bắt trẻ làm việc... là bóc lột sức trẻ em".

Đến nước này, tôi đành phải hạ giọng xuống: "Nếu con không tin lời cô nói... . Vậy con thử lên mạng, tìm xem: có phải cho trẻ làm việc nhà sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn không?".

Thằng bé im lặng. Nó có vẻ suy nghĩ một chút. "Chiếc xe... chạy mãi cũng phải hư thôi. Con người mà bắt cày cuốc mãi, vất vả quá rồi cũng đổ bệnh mà chết. Mẹ con cũng sắp 50 tuổi rồi, không thể khỏe mãi để làm giúp tụi con mọi việc".

Nhắc đến "mẹ chết", gương mặt nó có vẻ buồn buồn. "Con có yêu mẹ không? Có muốn mẹ sống khỏe, sống thọ thật lâu với mình không? Nếu muốn... thì từ mai, hãy giúp đỡ mẹ, chia sẻ việc nhà với mẹ...". Tôi cứ ra rả nói, cũng không biết, liệu nó có nghe lời khuyên của tôi không?

"Bé chẳng vin, cả gãy cành", "Dạy con từ thủa còn thơ", "Măng không uốn, tre uốn sao được...". Tôi biết, nuôi dạy một đứa trẻ nên người là hành trình bền bỉ "mưa dầm thấm đất". Bởi ngày mai, khi trở về nhà với cha mẹ, cháu tôi sẽ lại được mẹ hết mực yêu chiều, bao bọc, làm thay mọi việc lớn nhỏ. Nhưng hôm nay, cháu ở đây, tôi vẫn cố gắng "vin" lại cái cây, trước khi nó kịp trưởng thành…

Nguyễn Nga


 LÒNG NGƯỜI – HAI MẶT

Ngày xưa, ở một ngôi làng nọ…
Dưới cái nắng cháy da, một gã ăn mày rách rưới, nằm bất động trên đường. Bỗng một dòng nước mát lạnh, rưới chầm chậm vào đôi môi nứt nẻ của gã. Khi tỉnh lại, gã cảm động, bởi trước mặt là bà lão ân nhân với nụ cười hiền hậu.

Từ đó, ngày hai buổi trước cổng làng, gã trở thành người phụ bà, bán nước sâm. Không chỉ được ăn uống đầy đủ, gã còn được nhận thêm một khoản tiền công. Gã hạnh phúc ngất ngây, vì đã thoát cảnh sống vật vờ, nay đây mai đó, bữa đói, bữa no.

Thấy gã chăm chỉ, bà lão bắt đầu nghĩ đến việc truyền nghề cho gã. Mỗi ngày, bà thường gọi gã vào gian bếp, dặn dò: "Hai mươi loại cây này đều có công dụng riêng, khi kết hợp hài hòa sẽ tạo nên vị nước uống thanh mát, bổ dưỡng. Công thức này là bí quyết gia truyền của nhà ta, người ngoài, chưa ai học được…”.

Nghe đến đây, gã khấp khởi mừng thầm trong bụng. Gã nhẩm tính đến số tiền công vừa tích cóp được. Gã quyết định ra mở một quầy nước sâm, chọn vị trí ngay phía trên bà lão. Gã lại còn để giá nước sâm rẻ hơn phân nửa so với bà. Gã đinh ninh sẽ hốt sạch sành sanh khách của bà lão.

Đúng là sau đó, quán nước của bà đột nhiên ế ẩm. Ngày ngày, bà cứ nấu nước sâm lên rồi lại mang đổ đi, vì không ai mua. Còn xe nước sâm của gã, khách bu đông như kiến cỏ. Bà lão dẫu buồn rầu nhưng cũng không hề trách cứ gã lời nào. Bà vẫn kiên trì, đều đặn bán nước sâm.

Cho đến một ngày, gió xoay chiều, đổi hướng, khách hàng từ từ quay lưng lại với gã. Nhiều người còn ra mặt chê bai: “Nước sâm của cậu tuy rẻ… nhưng không ngon như của bà lão kia”. Và họ lần lượt quay lại mua nước sâm của bà, khiến hàng nước của gã ế nhăn.

Bực tức lẫn chán nản, gã tìm đến bà lão để hỏi nguyên nhân. Bà nhìn gã, điềm nhiên bảo: "Con quá hấp tấp, vội vã nên chỉ mới học được cách nấu… nhưng chưa kịp học được cái tâm của người nấu…". Nghe vậy, gã cúi đầu, thẹn thùng, khi nhận ra sự vô ơn của mình.

Một đời dãi dầu sương gió, khiến bà lão dù có tính thương người nhưng vẫn luôn biết cách thử lòng người. Trong công thức nấu nước sâm gia truyền, bà đã cố ý “dạy thiếu một vị cây”. Chính bởi lý do này mà nước sâm gã nấu ra đã không ngon như của bà nấu. Lúc đầu, bà định bụng, đợi khi gần nhắm mắt xuôi tay, nếu thấy gã là người có tâm đức, nhất định sẽ truyền dạy hết nghề cho gã, chỉ tiếc là… gã sớm lấy oán báo ơn.

Gã cũng không biết rằng: Bản thân không chỉ đánh mất một người thầy tốt mà còn cả một cơ hội quý giá để thay đổi cuộc đời…

Nguyễn Nga



Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2024

BẠN CÓ BIẾT…?



Khi chúng ta trả lời điện thoại bằng tiếng Hello, vậy Hello có nghĩa gì. Không phải một lời chào và cũng không là tên cho một người .
Đó là từ tên Margaret Hillo, vị hôn thê của người sáng chế ra điện thoại, ông Graham Bell.
Đó là tên người mà ông gọi lần đầu tiên thử nghiệm sáng chế của mình.
Và cũng từ đó tiếng Hello - Allô được thông dụng trên cả thế giới.

- fb Tư liệu-
( Nguyễn Hoàng Diễm chuyển bài)

15 Bài thơ hay và nổi tiếng nhất của Hồ Xuân Hương

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.