.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2024

NHỮNG CÂU TỎ TÌNH BẤT HỦ CỦA MỘT SỐ VĂN SĨ TIÊU BIỂU.

 

1. NHÀ VĂN TÔ HOÀI
"Đời này ta nợ em một lần lên xe hoa và một đêm tân hôn ".

2. NHÀ VĂN NAM CAO
"Phàm đã là nam nhân trong thiên hạ trước khi muốn đặt môi mình lên khuôn miệng xinh đẹp của nữ nhân nào đó thì trước tiên phải có trách nhiệm đổ đầy cơm vào".

3. NHÀ THƠ XUÂN DIỆU
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu,
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều,
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu...”

4. NHÀ THƠ HUY CẬN
"Nếu như hạnh phúc cũng có thể để dành giống như chiếc bánh mẹ cho ngày bé, để những lúc buồn đói lấy ra nhăm nhi thì nhất định anh sẽ để dành lại những ngày bên em".

5. NHÀ VĂN VŨ TÚ NAM
"Chỉ cần gặp em một lần thì lịch sử đã chép chung hai cuộc đời là một rồi".

6. NHÀ THƠ HÀN MẶC TỬ
"Đi khắp thế gian ta mới nhận ra chỉ có hai thứ dù đứng bất cứ đâu ta cũng có thể thấy. Ánh trăng và khuôn mặt em - người ta yêu".

7. NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH
"Nếu nói nỗi nhớ của anh nhiều như sao trên trời thì thật vô lý! Vì sao trời còn có ngày không mọc nhưng anh thì không có đêm nào không nhớ về em".

8. NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH THI
"Ta nghĩ về em trong mỗi bước chân, từng nhịp thở. Nếu được lựa chọn nữa ta vẫn sẽ chọn em nhưng ta vẫn cứ đặt em trong tim thôi vì ta không muốn lấy mất của nước Pháp một người tài hoa. Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người".

9. NHÀ VĂN NGUYỄN HUY TƯỞNG
"Em có biết sự giống nhau giữa em và Hà Nội là gì không. Đó là đều được anh yêu suốt 1000 năm".

10. NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN
"Anh bỗng nhớ em như Đông về nhớ rét"

11. NHÀ VĂN KIM LÂN
”Muốn ăn cơm trắng mấy giò
Lại đây mà đẩy xe bò với anh”

Sưu Tầm


HÀN MẶC TỬ – SỨC “GỢI CẢM” LẬN TRONG NỖI THƯƠNG ĐAU

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

TRẢ EM VỀ




 

Đừng giữ những thứ tốt nhất tới sau cùng





Có một nhà văn nổi tiếng từng chia sẻ một câu chuyện như sau:
Sau khi vợ của người bạn qua đời, trong lúc người bạn thu dọn di vật, ông trông thấy một chiếc khăn quàng cổ vẫn còn nguyên mác. Bởi vì chiếc khăn này rất đẹp lại đắt nên người vợ luôn không nỡ dùng, muốn để dành cho một dịp đặc biệt nào đó.
Kết quả, mãi cho tới khi qua đời rồi mà vẫn chưa dùng một lần nào.
Người bạn cảm thán: đừng bao giờ để những thứ tốt đẹp vào một dịp đặc biệt nào đó mới dùng, mỗi một ngày bạn sống đều là một ngày đặc biệt.
Cũng giống như chiếc khăn mà người vợ không nỡ dùng, mọi người luôn có thói quen gom những ước muốn của họ lại, kết quả thực tế lại thường trái với nguyện vọng đó.
Lúc còn trẻ muốn đi leo núi nhưng không đi được, kết quả già rồi, chỉ có thể đứng nhìn núi rồi thở hổn hển.
Lúc dạo phố trông thấy chiếc váy mình thích nhưng lại quá đắt, đợi tới khi góp đủ tiền rồi thì chiếc váy đã lỗi thời.
Con cái muốn đi thả diều, đợi tới khi bạn có thời gian, chúng đã không còn thích thả diều nữa.
Đồ ăn có hạn sử dụng, hạnh phúc cũng vậy, cũng biết hết hạn.
Cuộc sống giống như một giỏ táo tươi, lúc còn tươi ngon, bạn không nỡ ăn, sau này, khi táo bắt đầu hỏng, bạn mới bắt đầu ăn những quả hơi hỏng một chút, ăn hết quả hỏng, những quả tươi lại thành hỏng, bạn lại tiếp tục ăn những quả hỏng....
Giữ lại những thứ tốt nhất tới sau cùng, đến cuối cùng lại là ăn những quả táo hỏng cả đời, chịu những cái khổ đáng lẽ không phải chịu.
Hạnh phúc không chỉ biết hết hạn, mà còn biết biến mất trong sự vội vã, bận rộn.
Rất nhiều người đã đánh mất đi rất nhiều thứ, mất đi cái "tâm" của mình trong sự bận rộn. Sống mãi sống mãi, cũng chỉ như chiếc rổ tre lấy nước, cuối cùng cũng chỉ là trống rỗng, hư không.
Một bên bỏ ra, một bên mất đi. Cả đời chỉ cắm đầu chạy đuổi theo chiếc xe buýt mà không thể thưởng thức được phong cảnh hai bên đường...
Gia Nguyễn chia sẻ từ cafef.vn



NGƯỜI MẸ ANH HÙNG..!

Một ngày nọ, có một cậu bé chạy nhanh về nhà sau khi tan trường...
Cậu đến bên mẹ, tay cầm một bao thơ và nói:
-Mẹ ơi...! Thầy giáo đưa cho con và dặn là chỉ có mẹ mới đọc được...
-Mẹ ơi...! Mẹ đọc cho con nghe, Thầy đã viết gì vậy...?
Bà mẹ mở thơ ra, nhìn qua một lượt, tay run run, mắt rưng rưng hai giọt lệ..., rồi đọc to cho con nghe cùng...!
“Con trai bà là một thiên tài...! Trường học nầy quá nhỏ bé và không có giáo viên nào thật giỏi để dạy học và đào tạo cho cháu...!
Xin hãy để cháu tự học ở nhà...! Cảm ơn thật nhiều...!”
Đọc cho con nghe xong... bà mẹ bật khóc nức nở...!
Sau đó, mẹ đã nuôi và dạy dỗ cho con trai đến khi bà bệnh và qua đời..!
Cậu bé đó chính là Thomas Edison...!
Rất nhiều năm sau, khi mẹ mất...! Thomas Edison trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất của Thế giới và cả Thế kỷ...!
Một hôm, nhân lúc rảnh rỗi công việc nghiên cứu, ông ngồi xem lại những đồ vật trong gia đình lúc còn ấu thơ. Đột nhiên ông nhìn thấy bao thơ xếp mẹ lại trong hộc tủ bàn của Thầy giáo gởi cho mẹ...!
Ông bèn mở ra xem...
“Con Bà bị chậm phát triển trí tuệ...! Chúng tôi không thể dạy và để cháu học ở trường được nữa. Cháu bị đuổi học kể từ ngày hôm nay.”
Xem xong, Edison lặng người và bật khóc nức nở như một đứa trẻ một hồi lâu...! Sau đó, ông viết vào nhật ký:
“Thomas Edison là một đứa trẻ đần độn, nghịch ngợm. Rất may mắn có một người Mẹ nhân từ, có tấm lòng thương con thật bao la và là một Anh Hùng nên nó đã trở thành thiên tài của Thế kỷ...!”
Người mẹ năm xưa đã làm đúng...!
Một lời động viên đúng lúc có thể thay đổi số phận một con người...!
Người mẹ của Thomas Edison là một Anh Hùng vĩ đại của Con và cả Thế giới...!


KHÔNG CÓ GÌ LÀ VĨNH CỬU.
*Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cần thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "
Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ và ta cho ông sáu tháng để tìm chiếc vòng đó".
Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gì đặc biệt?".
Nhà vua đáp: "Nó có những sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ thấy vui.
Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.
Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.
Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem.
Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn.
Benaiah dừng chân lại hỏi:
Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không?
Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ.
Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng ngời một nụ cười.
Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mùa lễ hội. "Nào, ông bạn của ta - vua Salomon hỏi - ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?
Tất cả cận thần có mặt đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười.
Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây, thưa đức vua".
Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua.
Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: Điều gì đó rồi cũng qua đi
Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó ông cũng chỉ là cát bụi.
Cang Huỳnh lược dịch

CHUYỆN BÀ LÃO MÙ

Tại một thị trấn nọ, vào một ngày mùa xuân nắng ấm, một người đàn ông đang đi trên đường, bỗng tình cờ nhìn thấy trên cột điện có dán một mảnh giấy viết mấy dòng chữ. Có chút tò mò, anh ta đến gần để đọc thì thấy nội dung là:
“Hôm qua, tôi có đánh rơi tờ 50 rupee trên con đường này nhưng vì mắt tôi đã lòa nên không thể tìm ra nó. Vì thế, nếu ai có nhìn thấy thì làm ơn cho tôi xin lại nhé. Đây là địa chỉ của nhà tôi... Cảm ơn nhiều"
Sau khi đọc xong, người đàn ông nghĩ 50 rupee chẳng phải là số tiền lớn, nếu ai đó đánh mất có 50 rupee thôi mà còn phải cất công viết lên mảnh giấy dán lên cột điện để xin lại thì có lẽ đây là số tiền rất lớn và quan trọng đối với họ. Có lẽ họ không may mắn có được một cuộc sống dễ dàng. Chính vì thế, người đàn ông đã tìm đến đúng địa chỉ đã ghi trên mảnh giấy rồi gõ cửa.
Ra mở cửa cho anh là một bà lão mù lòa. Sau khi hỏi han, anh biết rằng bà lão chỉ sống có một mình trong ngôi nhà này mà không có chồng hay con cháu gì.
- Bà ơi, cháu nghe nói bà đã đánh rơi một tờ 50 rupee, hôm nay cháu nhặt được nó nên đến để đưa lại cho bà - Người đàn ông lên tiếng.
- Bà lão vừa nghe nói như thế, im lặng một lát rồi đôi mắt lại rưng rưng như muốn khóc. Sau đó, bà từ từ chậm rãi nói với người đàn ông:
Từ hôm trước đến bây giờ đã có gần 100 người tìm đến nhà tôi, ai cũng nói như anh. Tôi không hiểu chuyện này là sao. Tôi không biết chữ, mắt cũng gần như mù lòa, chẳng nhìn thấy gì cả, nên tôi không thể đi ra đường để mà đánh rơi tiền. Thế nhưng, hình như có ai đó viết rằng tôi đánh rơi tiền ở giữa đường. Lần đầu có người đến đây nói như vậy, tôi còn không tin nhưng cả chục người rồi mấy chục người cứ tìm đến đây, hết người nọ đến người kia nói với tôi cùng một câu như anh thì tôi đã hiểu ra rồi… “chắc chắn có một người tốt bụng nào đó, đầy lòng trắc ẩn, thương cái thân bà già này với những khó khăn hiện tại trong cuộc sống, nên đã viết nên những dòng chữ như vậy”.
Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên, bởi không ngờ rằng trên đời này lại có quá nhiều người tốt đến thế... đã đến đây gõ cửa để giúp đỡ bà già này.
Vừa nói, bà lão lại vừa khóc, nhất định không nhận tiền của người đàn ông.
Thế nhưng người đàn ông cũng nhất định không chịu rời đi nếu bà lão không đồng ý nhận tiền.
Cuối cùng, bà lão đồng ý nhận số tiền nhỏ bé và cảm ơn anh ta, kèm theo một điều kiện là anh ta phải vứt mảnh giấy dán trên cột điện kia.
Người đàn ông lặng người một lát, đôi mắt chợt long lanh như muốn khóc và hứa với bà lão.
Người đàn ông đồng ý, song khi quay lại chỗ cây cột điện, anh ta bất ngờ nghĩ thầm “Hẳn là khi nhận tiền, bà lão mù cũng đã yêu cầu tất cả mọi người phải vứt tờ giấy đó đi, song cho đến bây giờ mảnh giấy vẫn còn ở trên cây cột điện, nghĩa là ai cũng không nỡ làm. Vậy thì sao mình lại nỡ vứt nó đi chứ?".
Và rồi vừa đi, người đàn ông lại nghĩ tới người đầu tiên đã viết những dòng chữ lên mảnh giấy để dán lên cây cột điện. Người đó mới thực sự là ân nhân của bà cụ, cũng là ân nhân của anh và những người khác. Người đó đã giúp cho nhiều người có cơ hội để giúp đỡ một người đang cần đến nó và cho mọi người thấy rằng cuộc đời này thực ra vẫn còn rất nhiều người tốt.

Nguồn: Langnhincuocsong


MẸ DẶN:

- Khi đi phải nhấc chân lên khỏi mặt đất, không kéo dép lẹt xẹt, mới là người THANH TAO.
- Khi nhai phải từ tốn, môi khép vào, không được chóp chép, không được húp sù
m sụp, mới là người LỊCH SỰ.
- Khi gắp thức ăn, không được xới tung lên chọn miếng mình thích, không được gắp miếng này lên bỏ xuống lại chọn miếng khác, mới là người BIẾT ĐIỀU và NHƯỜNG NHỊN.
- Khi quét nhà phải quét sạch cả trên, dưới, trong, ngoài, mới là người CẨN THẬN, biết nhìn toàn cảnh chứ không cắm mặt biết mỗi lối đi.
- Khi quét sân, phải quét luôn đường đi trước cửa nhà mình và tiện tay quét luôn cho nhà hàng xóm để tất cả cùng sạch mới là người CÓ TRÁCH NHIỆM với cộng đồng.
- Khi mắc lỗi phải biết dũng cảm nhận lỗi, xin lỗi, sửa chữa mới là người biết HƯỚNG THIỆN.
- Khi chưa biết phải hỏi, phải học, không được giấu, và lắng nghe khi người khác chỉ dạy, mới là người KHÔN NGOAN và HIỂU BIẾT.
- Khi thấy người ta không biết thì phải chỉ dạy mới là người ĐÀNG HOÀNG.
- Khi thấy người khó kh.ăn, cơ nhỡ phải biết chia sẻ, giúp đỡ mới là người biết YÊU THƯƠNG.
Tôi hỏi mẹ: “Nếu con làm được tất cả những điều mẹ dạy thì con thành người như thế nào?”.
Mẹ cười: “THÀNH NGƯỜI BÌNH THƯỜNG.”

Nguồn: Sưu tầm
Nguồn ảnh: Trịnh Trang


CÓ PHẢI EM....




 

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

KHÁM PHÁ QUỐC GIA NHỎ NHẤT THẾ GIỚI, CHỈ CÓ 32 NGƯỜI SINH SỐNG, KHÔNG THỂ TÌM THẤY TRÊN BẢN ĐỒ

 



Hiện tại quốc gia này chỉ có 32 người và 3 chú chó sinh sống.
Cộng hòa Molossia là một quốc gia nằm gần Dayton, bang Neveda của Mỹ, có diện tích chỉ hơn 50.000m2. Điểm đặc biệt ở đây là Cộng hòa Molossia lại được bao quanh bởi Mỹ vậy nên nó còn được biết đến là “quốc gia nằm trong một quốc gia”. Vì diện tích nhỏ nên dân số của đất nước này chỉ có 32 người.
1. Lịch sử ra đời của Molossia
Ở tỉnh Harmony thuộc Nevada, Mỹ, có một cậu bé tên Kevin Baugh, ước mơ từ nhỏ của cậu là xây dựng một đất nước của riêng mình. Khi đó, cậu có một nhóm bạn cùng chí hướng, mục tiêu xây dựng 1 đất nước trong tương lai.
Sau này, Kevin trở thành người lính phục vụ trong quân đội Mỹ và chưa bao giờ từ bỏ ước mơ này. Xuất ngũ, anh cùng với 1 người bạn thời thơ ấu của mình đã bắt tay vào xây dựng quốc gia riêng của mình. Ngày 26/5/1977, cả hai tuyên bố thành lập Cộng hòa Great Waterstein trên một mảnh đất nhỏ, người bạn của anh trở thành vua còn Kevin trở thành thủ tướng.
Nhưng vào năm 1999, người bạn của Kenvin rời khỏi đất nước này, vậy nên Kevin đã đổi tên nước thành "Cộng hòa Molossia" và tự mình trở thành tổng thống.
Khi đất nước mới được thành lập, Kenvin đã tự tay thiết kế lá cờ của riêng đất nước mình. Quốc kỳ của Cộng hòa Molossia có ba màu xanh lam, trắng và xanh lục, ba màu này tượng trưng cho bầu trời, sa mạc và núi non.
Để quản lý tốt hơn đất nước nhỏ bé của mình, ông đã tham khảo hệ thống chính trị và pháp luật của các quốc gia khác nhau và đặc biệt tìm những người có thể giúp ông xây dựng hệ thống chính trị và pháp lý của riêng mình. Đất nước này cấm sung, đạn dược, chất nổ, ma túy, thuốc lá, bóng đèn sợi đốt, túi nhựa và các mặt hàng gây ô nhiễm môi trường khác.
Ở Molossia, Kenvin còn có ý định thành lập cả hải quân, lục quân, không quân nhưng do hạn chế về địa lý nên lục quân và không quân chưa thể thực hiện được, hải quân đã được thành lập với 5 chiếc thuyền kayak.
2. Kinh tế của Molossia
Hiện nay, nguồn kinh tế của Molossoa chủ yếu đến từ sản xuất rượu vang và phát triển du lịch. Molossia nằm trong sa mạc, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng độc đáo đặc biệt thích hợp cho việc trồng nho nên họ đã nghĩ đến việc sản xuất rượu vang.
Có lẽ vì nguyên liệu thô hảo hạng và chất lượng rượu được sản xuất cao, cộng với tính chất hiếm và đắt tiền nên rượu sản xuất ở đây được đánh giá cao trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, cũng chính vì sự tò mò về đất nước này mà rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đã ghé thăm Molossia hằng năm. Muốn ghé thăm quốc gia này, du khách phải đặt lịch trực tuyến trước. Các cơ quan liên quan tại địa phương sẽ xem và xét duyệt đơn đăng kí. Vì không có chuyến bay thẳng đến quốc gia này, nên du khách sẽ hạ cánh ở Mỹ trước rồi đi tàu đến nơi đây.
Đặc biệt, du khách ghé thăm Molossia sẽ không được ở đây quá 3 tiếng. Lý do là bởi nơi đây có rất ít nhà vệ sinh công cộng và 3 tiếng cũng đủ để khám phá toàn bộ quốc gia này.
3. Quốc gia không được công nhận
Mặc dù đã được thành lập từ rất lâu nhưng quốc gia này chưa bao giờ được Liên Hợp Quốc hoặc bất kỳ chính phủ nào công nhận là một quốc gia. Nhưng Kenvin – tổng thống của Molossia hòa toàn không quan tâm đến việc người khác có công nhận đất nước của ông hay không. Ông chia sẻ: “Tôi thích đối ngoại nhưng trong môi trường không chính thức, nơi chúng ta không cần thiết lập ngoại giao một cách cứng nhắc mà sử dụng cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn để thực hiện khát vọng xây dựng đất nước của chính mình”.

Bí ẩn khách sạn cổ 129 năm tuổi ở miền Tây không phải ai cũng dám ngủ lại: Rộng gần 300m2 nhưng chỉ có 2 phòng ngủ, gắn liền với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp.

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, đến nay, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê vẫn còn được gìn giữ khá nguyên vẹn. Ngoài kiến trúc độc đáo, nơi đây còn thu hút sự quan tâm của du khách bởi câu chuyện tình buồn của chính chủ nhà và nữ nhà văn người Pháp.

Ngôi nhà cổ của thương gia người Hoa

Thời gian gần đây, trên nền tảng mạng xã hội Tiktok bất ngờ lan truyền video về một khách sạn cổ 129 năm tuổi nhưng chỉ có duy nhất 2 phòng ngủ và không phải bất cứ du khách nào cũng dám ngủ lại.

Song, qua tìm hiểu được biết, hình ảnh trong video không phải khách sạn mà là ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng tại miền Tây.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A Nguyễn Huệ, phường 2, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Nằm bên bờ sông Tiền, ngôi nhà cổ này do ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê), một thương gia người Hoa nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895.

Ban đầu, ngôi nhà được xây dựng theo kiểu 3 gian truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258 m2 với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương. Đến năm 1917, chủ nhân cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc, bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp nhưng vào bên trong lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa.


Nguyên liệu chính để xây dựng nhà đều bằng gỗ quý


Các cánh cửa, cột nhà, bàn thờ... đều sơn son thiếp vàng, phần gạch lót sàn được nhập từ Pháp, có nhiều hoa văn đặc sắc. Nền gạch giữa nhà cố tình làm trũng xuống do thiết kế phong thủy theo kiểu người Hoa, vì người Hoa tin rằng "nước chảy về chỗ trũng", nghĩa là tiền bạc sẽ đổ về với chủ nhà.

Nhà có ba gian, phần phía trước dùng để thờ phụng, phía sau có 2 phòng ngủ hai bên hông, tạo thành một hành lang rộng dẫn xuống nhà sau. Bên trong nhà có nhiều nội thất, gạch bông và kính màu được nhập từ Pháp. Đặc biệt, phần cửa kính màu được thiết kế tinh xảo, tạo nên những mảng màu rất nghệ thuật dưới ánh nắng. Những đồ dùng trong nhà như tủ rượu, giá sách, tivi trắng đen hay những bộ bình trà, đèn, máy hát vẫn còn được lưu giữ.


Ngôi nhà được chia thành ba gian, gian giữa thờ Quan Công theo văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Hoa. Hai gian hai bên là nơi tiếp khách cùng hai phòng ngủ, một hành lang rộng dẫn xuống nhà dưới - Ảnh: Tiền Phong

Sau khi ông Huỳnh Thủy Lê mất, các con ông đều định cư ở nước ngoài. Ngôi nhà cổ được nhà nước trưng dụng làm trụ sở Đội Cảnh sát kinh tế Công an thị xã Sa Đéc. Đến năm 2007, ngành du lịch Đồng Tháp chính thức mở cửa khai thác ngôi nhà cổ này, phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.

Năm 2008, nhà cổ này đã được chứng nhận là di tích cấp tỉnh, sau đó được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2009.


Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê thu hút lượng lớn du khách đến tham quan

Đến nay, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê vẫn thu hút lượng khách lớn đến ghé thăm. Trong đó phần đông là du khách Pháp. Bởi ngoài kiến trúc cổ độc đáo, thân chủ của ngôi nhà này còn có một mối tình nổi tiếng trên những trang viết và cả màn ảnh.

Mối tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp

Huỳnh Thủy Lê, người mà ngôi nhà mang tên, là nhân vật chính trong một câu chuyện tình đặc sắc từ thế kỷ trước.

Năm 1929, sau khi du học Pháp về, chàng trai Huỳnh Thủy Lê, 27 tuổi, con nhà dòng dõi, giàu có đã rơi vào một tình yêu sét đánh với cô gái Margueritte Duras, người Pháp, mới 15 tuổi, giữa lúc gia đình cô đang trong thời kỳ khó khăn. Trên chuyến phà Mỹ Thuận, tình cờ họ gặp nhau và tình yêu đã cuốn hút họ.

Ông Huỳnh Thuỷ Lê và vợ

Khi ấy gia cảnh của 2 người đối lập nhau hoàn toàn, mẹ Margueritte là một góa phụ phá sản và trầm uất, khiến cô gái luôn lạc lõng trong mái ấm gia đình.

Còn Huỳnh Thuỷ Lê lúc đó là một thiếu gia sở hữu một khối tài sản khổng lồ, anh chàng cũng vừa du học Pháp trở về. Margueritte sa vào vòng tay của người đàn ông chững chạc giàu có như một lẽ tất yếu. Huỳnh Thuỷ Lê cũng say đắm cô gái da trắng non nớt.

Bà Margueritte Duras - người tình của ông Huỳnh Thuỷ Lê

Giữa thời đại hà khắc ấy, hai người lại dọn về sống chung dưới một mái nhà. Khi Huỳnh Thuỷ Lê ngỏ lời muốn cưới Margueritte, gia đình anh đã kịch liệt phản đối, vì cha anh là một doanh nhân gốc Hoa bảo thủ, ông không chấp nhận một cô con dâu ngoại quốc nghèo nàn, lại còn sống chung với con ông trước khi cưới hỏi. Hơn nữa, lúc đó ông đã sắp đặt hôn ước cho Huỳnh Thuỷ Lê với một người con gái của một gia đình quyền thế khác.

Không thể chống lại ý muốn của gia đình, Huỳnh Thuỷ Lê chia tay Margueritte trong khi tình yêu của họ nồng cháy nhất. Margueritte đau đớn lên tàu trở về Pháp vào năm 18 tuổi, khi chiếc tàu rời bến, từ mạn tàu nàng thấy thấp thoáng từ xa chiếc xe hơi sang trọng màu đen quen thuộc của người tình lặng lẽ phía bên bờ. Cuộc chia ly đầy nước mắt đã khép lại một mối tình dang dở. Không lâu sau đó Huỳnh Thuỷ Lê cũng lấy vợ theo sự sắp đặt của gia đình, nhưng có lẽ trái tim ông đã để lại trên chuyến phà ngày hôm đó.


Hai diễn viên chính trong bộ phim Người tình phỏng theo cuốn tiểu thuyết cùng tên

Sau này, bà Margueritte đã viết nên tiểu thuyết "Người tình" (tên tiếng Pháp là L´Amant) dựa trên chính mối tình của bà và ông Huỳnh Thuỷ Lê. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản vào năm 1984, được dịch ra 43 thứ tiếng và đoạt giải thưởng văn học danh giá của Pháp – giải Goncourt.

Bà kể rằng, trong một lần Huỳnh Thuỷ Lê trở lại Pháp, ông có gọi cho bà chỉ để nghe giọng bà và nói: "Rồi chàng nói với nàng rằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết".

Tiểu thuyết đã được Đạo diễn Jean - Jacques Annaud chuyển thể thành bộ phim cùng tên với các diễn viên Jane March, Lương Gia Huy. Chuyện tình này khi lên màn ảnh nhỏ đã lấy đi không ít nước mắt của khán giả.

Nguyễn Phượng



CÂU CHUYỆN CẬU BÉ BÁN ÁO

Có một cậu bé mới 13 tuổi, một hôm cha cậu đưa cho cậu một chiếc áo cũ rồi hỏi:
- Con nghĩ chiếc áo này đáng giá bao nhiêu tiền?
- Khoảng 1 đô la", cậu bé trả lời.
-Con có thể bán nó với giá 2 đô la không?.
Cha cậu bé vừa hỏi vừa đưa mắt nhìn cậu bé.
-Thưa cha, con nghĩ chỉ có kẻ ngốc mới mua chiếc áo này", cậu bé trả lời.
Người cha nhìn con với ánh mắt khích lệ:
- Sao con không thử xem? Con biết không? Gia đình mình đang gặp khó khăn, nếu con bán được chiếc áo này, nó có thể giúp được chúng ta rất nhiều.
Sau khi nghe cha mình nói vậy, cậu bé gật đầu đồng ý:
- Con sẽ thử xem, nhưng không chắc là có thể bán được.
Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn ủi để ủi áo cho thẳng thớm, cậu dùng bản chải để giặt chiếc áo, sau đó phơi khô trên một miếng gỗ phẳng trong bóng râm. Sáng ngày hôm sau, cậu bé đem chiếc áo đến một ga tàu điện đông người qua lại.
Sau 6 tiếng đồng hồ không ngừng chào mời, cuối cùng cậu bé cũng bán được chiếc áo với giá 2 đô la. Cậu vội vàng cầm số tiền bán được chạy một mạch về nhà đưa cho cha.
Sau đó, mỗi ngày cậu đều đi tìm xin quần áo cũ mang về nhà giặt sạch đem đi bán.
Một hôm cha cậu bé lại đưa cho cậu một chiếc áo cũ khác:
- Con có thể bán chiếc áo này với 20 đô la không?
- Cha ơi, làm sao có thể bán được cơ chứ? Một chiếc áo cũ làm gì có giá trị cao như vậy được, cùng lắm là 2 đô la.
- Sao con không thử nghĩ cách xem, nhất định là có cách. Cha cậu bé khích lệ.
Cuối cùng cậu bé nghĩ ra một cách, cậu nhờ anh họ của mình, một người rất đam mê hội hoạ và vẽ rất đẹp, vẽ cho cậu một con chim đại bàng và một chú chuột nhắt đáng yêu lên chiếc áo. Sau đó cậu chọn một ngôi trường học, nơi có nhiều thiếu gia con nhà giàu theo học ở đó, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua. Vừa mới chào mời một lúc liền có một người quản gia cùng thiếu gia của mình đến mua chiếc áo. Cậu thiếu gia đó đã vô cùng thích thú khi có được chiếc áo liền bo thêm cho cậu 5 đô la, tổng cộng cậu bán được chiếc áo 25 đô la.
Đây là một số tiền khá lớn đối với gia đình cậu, số tiền này có thể tương ứng với gần một tháng lương của cha cậu khi ấy.
Sau khi về nhà, cha cậu lại đưa cho cậu một chiếc áo khác và nói:
- Con có thể bán chiếc áo này với giá 200 đô la được không?. Cha cậu nhìn cậu với một ánh mắt đầy tin tưởng. Lúc này, cậu bé không hề do dự, cậu đón nhận chiếc áo bằng cả hai tay mình, bắt đầu suy nghĩ…
Hai tháng sau, cuối cùng thì cơ hội cũng đã đến. Hôm đó, nữ diễn viên chính của bộ phim đang nổi tiếng “Những Thiên Thần của Charlie” đến thành phố cậu bé để quảng bá phần tiếp theo của bộ phim. Sau khi buổi họp với ký giả kết thúc, cậu bé mạnh dạn chen lên phía trước, chạy đến bên cạnh nữ diễn viên Farrah Fawcett – Majors, đưa chiếc áo cũ ra rồi xin cô ký tên lên đó. Farrah Fawcett – Majors thấy vậy ngẩn người ra một lúc nhưng rồi vẫn vui vẻ tươi cười ký lên chiếc áo, không ai có thể nỡ từ chối một cậu bé dễ thương với ánh mắt hồn nhiên trong sáng như vậy.
Sau khi ký xong, cậu bé hỏi cô:
- Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?
- Đương nhiên là có thể được rồi, đây là áo của cháu, cháu có thể bán nó nếu cháu muốn.
Cậu bé đứng trên bục hô to một tiếng:
- Đây là chiếc áo do đích thân nữ diễn viên xinh đẹp Farrah Fawcett – Majors ký tên, giá nó là 200 đô la.
Sau khi qua cuộc đấu giá, cuối cùng chiếc áo đã bán được với số tiền không tưởng, 1200 đô la.
Về đến nhà, cậu thấy cha mình cùng một người khác đang ở nhà.
Cha cậu bé cảm động mà ôm cậu vào lòng, hôn lên trán cậu: - Cha vốn dĩ dự tính, nếu con không bán được, cha sẽ nhờ người mua nó lại, thật không ngờ con lại giỏi đến thế! Con thực sự rất giỏi…
Buổi tối hôm đó hai cha con cậu bé đã ngồi nói chuyện với nhau rất lâu.
Cha cậu hỏi:
- Con trai, từ sự việc của 3 chiếc áo này, con có hiểu được ra điều gì không?
- Con hiểu rồi, cha đã khích lệ con”. Cậu bé cảm động nhìn cha rồi nói tiếp:
- Chỉ cần chúng ta động não suy nghĩ, không việc gì là không thể làm được, việc khó đến đâu cũng có cách giải quyết của nó”.
Cha cậu bé gật đầu đồng ý, nhưng rồi lại lắc đầu nói:
- Con nói cũng rất đúng nhưng đó không phải là ý định ban đầu của cha.
- Cha chỉ muốn nói với con rằng, một chiếc áo cũ chỉ đáng giá 1 đô la vẫn có cách để tăng giá trị của mình, còn chúng ta cớ sao phải bi quan với cuộc sống này đúng không con? Con thấy không, một chiếc áo 1 đô la cũng có thể làm nên điều kỳ diệu”.
- Đúng vậy, một chiếc áo cũ còn có thể tự làm cho mình cao quý hơn, vậy chúng ta còn có lý do gì mà không yêu cuộc sống của chính mình hơn cơ chứ!”
___________
20 năm sau danh tiếng của cậu bé đó đã lan toả khắp thế giới, qua từng ngóc ngách các con phố nhỏ, mọi người vẫn thường nhắc tới cậu. Cậu bé đó chính là MichaelJordan, một tỷ phú giàu có, là chủ tịch hội đồng quản trị, cổ đông lớn nhất của tập đoàn Charlotte Hornets.
Cuộc sống vốn không hoàn hảo và chúng ta có thể sống trong một hoàn cảnh khốn khó, bất lợi. Nhưng, hoàn cảnh chỉ là phép thử để mỗi người thể hiện giá trị của mình.
Sưu tầm/My Lan Phạm




NHỮNG NHÀ PHÁT MINH "CHÊ TIỀN"

1/ INOUE DAISUKE : ca sĩ - nhạc sĩ phát minh chiếc máy hát karaoke 🎙🎤đầu tiên có tên Juke 8. Karaoke là tiếng Nhật ghép bởi hai từ "kara" trong karappo nghĩa là trống rỗng, "oke" trong okesutura nghĩa là dàn nhạc. Vào thập niên 1970s, ông Daisuke Inoue hát trong một bar nhỏ, rồi muốn khách hàng tập hát theo mình nên ông ghi âm bài hát vào máy để phát lại. Đến bây giờ ông không hề hối hận khi hồi đó ông quyết định không đăng ký bản quyền máy karaoke kia, ông cho miễn phí hoàn toàn chứ không nhận đồng nào từ dịch vụ giải trí hay sản xuất máy hát karaoke này bởi vì ông muốn cả thế giới đều biết hát.

2/ NILS BOHLIN : một vị kỹ sư bình thường làm việc cho hãng xe Volvo đã phát minh ra dây an toàn 3 điểm kéo từ vai xuống thắt lưng vào năm 1959, ông đã cứu sống vô số mạng người từ đó đến nay nhưng không nhận bất cứ xu nào cả, ông và hãng Volvo đã tặng 🆓 bằng sáng chế này mở tự do cho tất cả các hãng xe đối thủ cạnh tranh khác sử dụng thoải mái, vì việc cứu người quan trọng hơn là lợi nhuận.

3/ JONAS SALK : dược sĩ tạo ra vaccine giúp thế giới chấm dứt bệnh bại liệt vào năm 1955, ông đã từ chối đi đăng ký bản quyền công thức vaccine góp phần thay đổi cuộc sống nhân loại này, ông từng trả lời báo chí đây là việc hiển nhiên phải làm thôi "I would say : There is no patent. Could you patent the sun? "

4/ TIM BERNERS-LEE : ông làm ra giao thức kết nối trang mạng toàn cầu World Wide Web (WWW) tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) vào năm 1989 với cỗ máy tính NEXT trong ảnh. Ông góp phần định hình thế giới kỹ thuật số internet hiện đại ngày nay, nhưng ông đã không đăng ký bản quyền mà cho mọi người sử dụng miễn phí sau một thời gian thử nghiệm giao thức này. Ông được hoàng gia Anh phong tước hiệp sĩ vào năm 2004.

Dinh Phong Nguyen









CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.