.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2024

Dũng Tướng Nào Được Tôn Vinh Là “Triệu Tử Long Của Quân Tây Sơn”?

 Dưới thời hoàng đế Quang Trung, Nguyễn Quang Huy là một dũng tướng tài ba và can đảm. Ông được tướng sĩ đương thời tôn vinh là Triệu Tử Long của quân Tây Sơn.

Dưới thời hoàng đế Quang Trung, Nguyễn Quang Huy là một dũng tướng tài ba và can đảm. Ông được tướng sĩ đương thời tôn vinh là Triệu Tử Long của quân Tây Sơn. Cùng với Nguyễn Huệ, ông đã xông pha nhiều trận chiến và lập được nhiều chiến công to lớn cho nghĩa quân Tây Sơn. Vợ ông cũng là một nữ tướng với tài bắn cung bách phát bách trúng. Về sau, ông cùng vợ mang quân ra giúp Trần Quang Diệu chiếm lại Quy Nhơn. Khi nhà Tây Sơn sụp đổ, ông đưa vợ con lên núi Dương An dựng nhà, trồng cây trên đỉnh Hòn Ông cho tới khi chết.

Tháng 3 năm Quý Sửu (1793), Nguyễn Quang Huy bị đại binh Tôn Thất Hội tấn công. Ít quân, cô thế, Quang Huy phải rút quân về Phú Yên, chiếm cứ một vùng hiểm yếu trong dãy Cù Mông đợi dịp lập công chuộc tội. Khi gặp được Lê Văn Hưng, hai bên vui mừng vì tình bạn cũ và nhờ có người tài giỏi giúp sức nên Nguyễn Quang Huy đã đánh chiếm Phú Yên dễ dàng. Sau đó, Lê Văn Hưng để Nguyễn Quang Huy ở lại trấn thủ Phú Yên, rồi kéo quân trở về Phú Xuân.


Dũng tướng Nguyễn Quang Huy. Ảnh minh hoạ.

Tại Phú Xuân, thái sư Bùi Đắc Tuyên dựa vào sự tin cẩn của vua Cảnh Thịnh và quyền thế của Bùi Thái hậu nên ngày càng lộng hành. Lê Văn Hưng vì người đồng châu, tánh tình thật thà, bảo sao nghe vậy, lại không có học, chỉ giỏi việc đánh nhau, không thích bàn chuyện triều chính nên khi về Phú Xuân Lê Văn Hưng được Bùi Đắc Tuyên trọng dụng.

Một hôm, trong buổi lễ mừng sinh nhật của Lê Văn Hưng, một thương gia giàu có tại Phú Xuân đem đến mừng một ca cơ hiệu Ngọc Bích. Lúc đó, Lê Văn Hưng cho là một chuyện hy hữu, vì chẳng những nàng ca cơ kia trùng tên mà dung nhan cũng phảng phất người tình cũ (người nhà họ Dương). Khi ấy, Lê Văn Hưng cầm tay người ca cơ rồi vuốt ve và trông thấy nơi ngón tay đeo nhẫn ở bàn tay trái có vết hằn sâu như vết một chiếc nhẫn. Do đó, tình thương yêu giữa Lê Văn Hưng và người ca cơ kia càng nồng thắm.

Hồi còn trẻ, khi chưa đi làm tướng cướp, Lê Văn Hưng có đến ở nhờ nhà họ Dương trong thôn. Trong khoảng thời gian đó, Lê Văn Hưng đã giao tình với người tớ gái tên là Ngọc Bích. Hưng cũng đã tặng cho Ngọc Bích một chiếc nhẫn vàng và có lời hẹn rằng 5 năm sau sẽ đến cưới. Song, vì mải lo mưu đồ sự nghiệp nên Lê Văn Hưng đã lỗi hẹn. Chờ đến ngày hẹn mà không thấy tình lang trở lại, Ngọc Bích đã nhịn ăn mà chết.

Vì chuyện đó mà trong suốt thời gian trấn thủ ở vùng Diên Khánh, Lê Văn Hưng thường nhớ đến người tình xưa. Có kẻ giỏi thuật thần tiên chiêu hồn Ngọc Bích lên và hồn hẹn Lê Văn Hưng rằng 13 năm sau sẽ đến hầu khăn túi.

Tính tình của Lê Văn Hưng rất trung thực, nhưng dù được thái sư Bùi Đắc Tuyên biệt đãi song càng ngày Lê Văn Hưng càng thấy rõ Bùi Đắc Tuyên là một kẻ đại gian nên ông đã có thái độ phản đối mạnh.

Khi Bùi Đắc Tuyên nhận thấy Lê Văn Hưng không còn là con bù nhìn để mình khuynh loát, sai khiến nữa nên tìm đủ mọi cách để xúc xiểm vua Cảnh Thịnh trừ đi. Với âm mưu ấy, Bùi Đắc Tuyên đã lấy chuyện cũ là lúc Lê Văn Hưng sau khi thắng trận ở Phú Yên đã giao thành cho Nguyễn Quang Huy trấn thủ, rồi tự ý rút quân về Phú Xuân. Vì thế mà Bùi Đắc Tuyên đã khép tội Lê Văn Hưng là không thỉnh mệnh trước, cấu kết với nhau để lập vây cánh và có ý muốn tạo phản. Sau đó, Bùi Đắc Tuyên đã tâu lên nhà vua đòi chém đầu răn chúng.

Vua Cảnh Thịnh nghe lời sàm tấu ấy đã chuẩn y. Lê Văn Hưng đã ung dung nhận lấy cái chết. Chính sự việc này đã dẫn đến việc Võ Văn Dũng từ Bắc Hà về Phú Xuân đã bắt giết cha con Bùi Đắc Tuyên, Bùi Đắc Trụ và Ngô Văn Sở. Từ đó, nội tình nhà Tây Sơn đang rối ren lại càng mau tan rã.

Lời bàn:

Không biết tự bao giờ trong dân gian đã có câu thành ngữ “Gieo nhân nào thì gặt quả nấy” và với Bùi Đắc Tuyên trong giai thoại trên thì quả là không sai. Cũng từ câu thành ngữ trên mà suy ra, với Bùi Đắc Tuyên thì hành vi hãm hại đồng liêu là Lê Văn Hưng phải nhận cái chết oan cũng là lúc Tuyên đã không những tự mình chui vào rọ mà còn kéo theo cả con trai chờ ngày có người thực thi công lý bằng cách dìm cả hai cha con xuống đáy sông Hương. Xem ra cái giá mà Bùi Đắc Tuyên phải trả cho hành vi gian xảo của mình là quá đắt.

Vẫn biết rằng quy luật của tạo hóa, của cuộc đời là vậy, nhưng không hiểu vì sao đến ngày nay vẫn có không ít người cố tình lãng quên cái quy luật của muôn đời ấy. Bởi thế cho nên mới có người ngay cả khi cha mẹ còn sống, nhưng anh em đã tranh nhau chia chác đất đai, nhà cửa, tiền bạc của người sinh ra mình. Chưa hết, lại có chuyện anh em trong một gia đình đã đùn đẩy nhau việc nuôi cha mẹ già. Thật đáng buồn thay, câu nói của người xưa rằng “Giọt trước rơi đâu thì giọt sau rơi đó” vẫn không cảnh tỉnh được lòng tham cũng như sự ích kỷ và hẹp hòi, nhỏ nhen, ti tiện đến bất hiếu của một số người.

N.V (Theo Báo Bình Phước)


Chơi “mòn” cả bộ bài nhưng ít ai biết được sự thật thú vị về 52 lá bài.

Nghĩa gốc của một bộ bài tây:
▪️52 lá bài là 52 tuần trong năm.
▪️2 màu( đỏ-đen) tượng trưng cho ngày và đêm.
▪️12 lá bài đầu người tương ứng với 12 tháng trong năm.
▪️4 chất cơ, rô, tép, bích trong một bộ bài tương ứng với 4 mùa trong năm.
▪️13 lá bài cùng chất trong bộ bài ứng với tổng số tuần mỗi mùa.
▪️2 lá Joker đại diện cho Mặt Trăng và Mặt Trời.
▪️ Nếu chúng ta cộng từng quân bài (át + át + át + át + hai + hai + ba + bảy + tám ... và v.v.) của trò chơi, chúng ta sẽ nhận được 364. Trò chơi đánh bài là một cuốn lịch nông nghiệp nói với chúng ta về các tuần và các mùa. Với mỗi mùa mới, đó là bắt đầu tuần của quân Vua, tiếp theo là tuần của Nữ hoàng...quân Jack...cho đến khi chuyển mùa và chúng ta bắt đầu lại với một chất mới.
Trong bộ bài, còn có thêm 2 lá Joker. Có hai cách tính điểm trên mỗi lá bài Joker. Cách thứ nhất, nếu tính mỗi lá Joker có 0.5 điểm thì tổng cả 54 lá bài sẽ vừa tròn 365 điểm tương ứng với 365 ngày( năm thường). Cách thứ hai, nếu tính mỗi lá Joker có 1 điểm thì khi cộng tất cả các lá bài lại là 366 điểm tương ứng với 366 ngày (năm nhuận).
▪️Tuy nhiên, sự thú vị trong bộ bài Tây lại nằm ở 12 lá bài đầu người, bởi chúng được lấy cảm hứng từ cuộc đời của 12 nhân vật lịch sử và gắn liền với những sự kiện lớn.
Ý nghĩa lịch sử của 12 lá bài đầu người
Đối với quân K
K tép: Đại diện cho Alexander Đại đế (hay Kyng Alisaunder, 356 – 323 TCN). Ông là vị vua thứ 14 của nhà Argea, con trai vua Philip II và cai trị vương quốc Macedonia. Alexander Đại đế kế vị năm 20 tuổi, sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ, ông đã thực hiện những cuộc chinh phạt đánh bại hầu hết những triều đại nổi tiếng lúc bấy giờ là Ba Tư, Lưỡng Hà, Bactria, Ai Cập, Gaza, Syria, Phoenicia,…
K rô: Đại diện cho Gaius Julius Caesar (100 – 44 TCN), một nhà chính trị, quân sự người La Mã. Caesar là một trong số những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Năm 49 TCN, ông đã dẫn quân đánh chiếm Rome, Pompeii và thiết lập chế độ độc tài. Hình ảnh của Caesar trên đồng xu cổ của La Ma được khắc nghiêng, trong 4 quân K chỉ có K rô là mặt nghiêng.
K cơ: Đại diện cho Charlemagne Charles Đại đế (742 – 814 AD), một hoàng đế La Mã. Trong 14 năm trị vì, Charlemagne đã thực hiện 50 cuộc chinh phạt và làm chủ hơn một nửa châu Âu. Hình ảnh không có ria mép của K cơ lấy từ điển tích kể rằng khi khắc hình vị hoàng đế này lên gỗ, người thợ đã làm chiếc đục sượt qua phần môi, khiến hình khắc bị xém mất bộ ria.
K bích: Đại diện cho vua David (1040 – 970 TCN) là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất. David rất giỏi diễn tấu đàn hạc nên hình vẽ của ông đều có hình ảnh cây đàn. Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng David thích diễn kịch nên ông ăn mặc trang phục diễn kịch.
Đối với quân Q
Q tép: Đại diện cho hoàng hậu Argine. Q chuồn còn gợi nhắc đến câu chuyện về cuộc chiến Hoa hồng của quý tộc Anh. Trong đó nhà Lancaster lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng, còn nhà York lấy hoa hồng trắng. Cuối cùng hai gia tộc làm hòa sau cuộc chiến và kết hợp lại tạo ra vương triều Tudor với hình ảnh hoa hồng hợp nhất biểu tượng hai gia tộc.
Q rô: Đại diện cho hoàng hậu Rachel. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là người vợ hai của Tổ phụ Jacob và là người được ông yêu quý nhất. Rachel sinh ra Joseph và Benyamin.
Q cơ: Đại diện cho nữ hoàng Judith. Judith là nhân vật trong thánh kinh "Cựu Ước". Theo người Do Thái, Judith đã dùng sắc đẹp và mưu trí để ám sát tướng Holoferne, cứu người dân thành Bethulia.
Q bích: Đại diện cho hoàng hậu Eleanor, vợ hoàng đế Leopold I. Đây là lá duy nhất trong 4 lá Q mà hoàng hậu cầm vũ khí.
Đối với quân J
J tép: Đại diện cho hiệp sĩ Lancelot, một trong số các hiệp sĩ dũng cảm có nhiều chiến công của vua Arthur. Người đã phạm tội khi ngoại tình với vợ vua Arthur.
J rô: Đại diện cho Hector, con trai vua Priamus, anh trai hoàng tử Paris. Hector đã hi sinh khi chiến đấu với Achilles trong cuộc chiến thành Troy.
J cơ: Đại diện cho La Hire (1390-1443AD), tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, người đã trợ giúp cho thánh nữ Joanne d’Arc.
J bích: Đại diện cho Ogier, tùy tùng của Charlemagne Charles Đại đế.
Vậy là ý nghĩa các lá bài đã được giải đáp hết. Những lá bài này không phải là những mảnh giấy vô tri đâu các bạn nhé.
Nguồn: Sưu tầm




CÀ PHÊ, CAFÉ hay COFFEE?…

Café, coffee hay kafe, hay thậm chí là cà fê tất cả đều có phải là tên gọi của cà phê hay không? Và tại sao lại có nhiều tên gọi như vậy?

Theo dòng thời gian và truyền thuyết về sự sinh ra của cà phê, thì Ethiopia là nơi phát hiện ra cà phê đầu tiên trên thế giới và gọi theo tiếng Ethiopia là BUNNA. Khi cà phê bắt đầu trở thành một thứ hàng hoá trao đổi, BUNNA được thay thế bằng “KAFFA". Và chính Kaffa là tên gốc cho cà phê, café hay coffee của sau này.
CAFÉ: tiếng Pháp mà sau này được dùng cả tại Anh là. Phải gần một thế kỷ phát triển, cà phê mới bắt đầu vươn mình ra khỏi lãnh thổ châu Phi, theo dấu xe ngựa của những người lái buôn, cà phê đến Ai Cập, sang Thổ Nhĩ Kỳ và vượt Địa Trung Hải, Biển Đen và đến Ý vào đầu những năm 1600. Sau đó, từ Venice, “caffé” sang Pháp và chính thức trở thành một danh từ riêng trong tiếng Pháp - “CAFÉ " giữa thế kỷ 17.
COFFEE: tiếng Anh (dùng rộng rãi ở các quốc gia dùng Tiếng Anh như Mỹ, Úc, Canada,...).
Cà phê lan rộng sự phổ biến của mình khắp Châu Âu chỉ trong vòng nửa thế kỷ, “Koffie” của Hà Lan, “Kaffe” của Đan Mạch, “Kahvi" của Phần Lan... và thông dụng nhất chắc chắn là Coffee của Anh. Và cuối cùng là “Cà Phê" của Việt Nam: Cà Phê bắt nguồn từ “Café” trong tiếng Pháp.

Gần 100 năm đặt nền cai trị Đông Dương, Pháp đã mang không ít những nét văn hoá thế giới du nhập vào Việt Nam, trong đó phải kể đến cà phê. Những năm đầu tiên, vì phục vụ cho chính nhu cầu của người Pháp và nhìn thấy khí hậu, thổ nhưỡng Việt Nam thuận lợi, Pháp đã cho trồng cà phê trên quy mô lớn khắp cả nước. Từ đó, cà phê dần gắn chặt với con người, văn hoá Việt Nam và trở thành một nét đẹp ẩm thực của người Việt. Nhiều cách gọi khác nhau chứng tỏ cà phê đi đến đâu cũng nhận được sự ưu ái, trân quý của con người, và quốc gia nào cũng muốn dùng chính ngôn ngữ của mình để gọi tên thứ thức uống tuyệt vời kia.

Dù là Cà Phê, Café hay Kaffe, Coffee… thì đều mang nghĩa không chỉ là một thứ thức uống nâu đen, đắng đắng mà đó còn là một nét văn hoá quốc gia, một giá trị tinh thần khi thưởng thức. 

SƯU TẦM


DẤU HIỆU CỦA MỘT NỀN VĂN MINH.

Nhà nhân chủng học Margaret Mead [1901-1978] đã trả lời sinh viên về việc đâu là dấu hiệu đầu tiên của nền văn minh trong lịch sử loài người. Sinh viên mong đợi giáo sư Mead nói về chế tác ra lưỡi câu, bình đất sét, rìu đá mài… của người thượng cổ. Nhưng Mead đã nói rằng, dấu hiệu đầu tiên của một nền văn minh là sự kiện xương đùi, phần xương dài nhất và dày nhất trong bộ xương con người, giữ nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động sống bình thường, đã bị gãy và sau đó được chữa lành.

Trong thế giới động vật, nếu một cá thể sinh vật bị gãy đùi, nó sẽ phải chết bởi không thể chạy trốn khỏi nguy hiểm, không thể tìm thức ăn, không sinh vật nào có thể sống sót đủ lâu để xương đùi có thể lành lại. Nhưng xương đùi người cổ đại bị gãy và đã được chữa lành là bằng chứng cho thấy cộng đồng đã biết dành thời gian để ở lại với người bị gãy đùi, băng bó, chữa trị, đưa nạn nhân đến nơi an toàn và chăm sóc cho đến khi hồi phục.

KHẢ NĂNG BIẾT GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC VƯỢT QUA KHÓ KHĂN VÀ RỦI RO CHÍNH LÀ BẮT ĐẦU VĂN MINH.

https://www.youtube.com/watch?v=OStw0n4F-SY... 

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.