.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Lạm bàn về "Xử dụng" hay "Sử dụng"



Chúng ta đều biết, đa số chữ Việt có gốc Hán tự. Chẳng hạn chữ “sử” hoặc “xử” của ta là chữ Hán viết theo 5 bộ Khẩu, Nhân, Mã, Hô, Mộc. Trước đây các học giả Thiều Chửu, Đào Duy Anh... đã phiên âm chữ viết theo các bộ Khẩu, Nhân, Mã là “sử” còn chữ viết theo các bộ Hô, Mộc là “xử.” Chữ thuộc 3 bộ Khẩu, Mã, Mộc đều có nghĩa rõ ràng riêng biệt nên chỉ còn vấn đề với 2 chữ viết theo bộ Nhân và bộ Hô.
Viết theo bộ Nhân được phiên âm là “sử” có nghĩa là “sai khiến” hoặc “phỏng định” dẫn đến các thành ngữ như “sử nhân dĩ dục”, “sử dân dĩ thời”…, hay chỉ một chức vụ như “thứ sử”, “ngự sử” … và biến âm thành “sứ” để có các từ “sứ thần”, “sứ giả”, “đại sứ”,…
Chữ viết theo bộ Hô phiên âm là “xử” bao gồm nhiều nghĩa như “thu xếp”, “sắp đặt”, “xét đoán”, “lo liệu”, “phân định”, “vận dụng”, “thể hiện”, “đối đãi…” ghép thành nhiều chữ như “xử thế”, “xử trí”, “xử lý”, “xử sự”, “khu xử”, “hành xử”, "xử dụng"…
Theo cách phân tích này, tôi thấy không thể viết sử dụng vì ở đây không hàm nghĩa “sai khiến” như trong câu “sử nhân dĩ dục” – lấy lòng ham muốn để sai khiến con người – hoặc “sử dân dĩ thời” – dựa theo thời vụ mà sai khiến dân chúng. Còn Chữ “xử” ở đây chỉ đơn giản mang nghĩa “thu xếp”, “sắp đặt”, “vận dụng", "dùng"… những thứ gì đang có trong tay mà thôi, nên phải viết là “xử dụng” mới phải. Dù cho tự-điển trước 1975 đã biên chép về chữ "sử dụng" nhưng trong nền giáo dục của VNCH thầy cô vẫn dạy học trò viết chữ “xử dụng” là đúng.

Stories In Saigon - Vinh Nguyen



VÌ SAO NGƯỜI MIỀN TÂY THÍCH ĐEO VÀNG...

Người miền tây nhiều khi nhà cửa lụp xụp, tạm bợ nhưng đeo vàng đỏ tay. Người miền khác đôi khi lấy làm lạ. Nhưng thói quen đó được truyền qua rất nhiều đời.
Thời xưa, khi lưu dân từ các miền khác tới khẩn hoang Nam Bộ, người ta kiếm mảnh đất cắm dùi rồi đốn cây, chặt lá làm cái chòi che mưa che nắng. Làm lụng kiếm tiền, trúng mùa lúa người ta sắm vàng để dành đặng hậu thân. Ngặt một nỗi nhà trống trước trống sau chỗ đâu mà cất, nên có bao nhiêu thì đeo trên người. Riết rồi thành thói quen người ta đánh giá giàu nghèo qua cách đeo vàng.
Các cô gái trẻ thường đeo đôi bông tòn teng, tay đeo bộ xi men sáng chói, cổ đeo dây chuyền. Mấy bà già thì tai đeo bông tiền điếu, cổ đeo hai ba cọng dây chuyền, tay trái đeo vòng cẩm thạch, tay phải đeo lắc nhận mặt hột dưa, mấy ngón tay đeo vài cà rá vàng.
Thói quen sắm vàng của người miền tây cũng có thể bắt nguồn qua nhiều năm chiến tranh loạn lạc, người ta không xây nhà cao cửa rộng, sợ u bích bắn tới cũng tan tành, người ta sắm vàng lận lưng, chạy giặc hay tới đâu cũng không lo đói.
Người xứ khác nhiều khi nói người miền tây khoe của, còn người miền tây chơn chất thật thà nói tui có của tui đeo cho sáng nước da sao lại dèm pha?
Ừa thì chuyện đeo vàng của người miền tây là thói quen nhiều đời để lại. Đi đám hay lễ tết là phải đeo vàng cho có với người ta.
Tới đám cưới đám hỏi sính lễ đàng trai ít nhất cũng phải có đôi bông vàng 24k, rồi bà con cô bác khá giả chút bữa chịu lạy cũng cho cô dâu vàng làm của hồi môn.
Sắm vàng, cất vàng hay đeo vàng trở thành thói quen nhiều đời của người miệt vườn. Thói quen lâu dần trở thành cách thể hiện bản sắc riêng của người miền tây, trông có vẻ quê mùa nhưng chơn chất như con người của vùng đất Phương Nam này.

Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.