Một nhà khoa học Mỹ muốn kiểm nghiệm lý thuyết của mình, ông cần một tình nguyện viên chết vào phút cuối. Cuối cùng ông ta tìm thấy, đó là một người đàn ông bị kết án tử hình trên ghế điện.
Nhà khoa học đề nghị người tử tù, tham gia vào một thí nghiệm khoa học giảm nhịp tim xuống mức thấp nhất khi máu chảy từ từ đến giọt cuối cùng.
Nhà khoa học giải thích với người tử tù có một cơ hội sống sót tối thiểu, nhưng cái chết sẽ đến mà không phải chịu đựng đau đớn trên ghế điện.
Người tử tù đồng ý vì chết như thế này vẫn tốt hơn ngồi ghế điện. Người tử tù bị đeo cáng và trói lại để anh ta không thể cử động. Nhà khoa học sau đó thực hiện một vết cắt nhỏ trên cổ tay và đặt một chiếc dĩa nhôm dưới cổ tay.
Vết cắt nhỏ chỉ ngoài da, nhưng người tử tù tin rằng tĩnh mạch của mình đã bị cắt. Một ống dây dẫn nhỏ có van nhỏ điều chỉnh giọt nước nhễu vào dĩa nhôm.
Người tử tù nghe thấy tiếng động nhễu và đếm từng giọt, anh ta nghĩ là máu của mình.
Cho đến khi nhà khoa học chỉnh van giảm giọt nước chậm hơn, khiến người tử tù tin rằng mình đã cạn máu.
Vài phút sau, khuôn mặt người tử tù thất sắc và nhịp tim tăng dần. Khi tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, nhà khoa học đóng van ngừng giọt nước và trái tim người tử tù cũng dừng ngay.
Người tử tù đã chết.
Nhà khoa học này có thể chứng minh rằng tất cả những gì chúng ta cảm nhận được, dù tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng đến toàn bộ tâm lý của chúng ta.
Khi người ta nói rằng có một loại Virus chết người, mọi người sợ hãi về nó.
Khi chúng ta thu thập thông tin, cả ngày lẫn đêm chúng ta tràn ngập nỗi sợ hãi, và khả năng miễn dịch ngày càng suy yếu bởi chính nỗi sợ hãi.
Hôm nay, mọi người biết rằng nguy cơ tử vong do Virus thực sự là có. Nhưng do tâm trí của bạn sợ hãi, trên thực tế sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn đi rất nhiều.
Không Virus nào có sức mạnh gây nguy hiểm, nếu sức khỏe của bạn tốt và bạn không tự sợ hãi.
Có lẽ đây cũng là lý do khiến nhiều trẻ em sống sót trong những tình trạng rất nghiêm trọng bởi vì tâm trí chúng không biết sợ hãi.
Vì vậy, hãy cẩn thận với những suy nghĩ, với những nỗi sợ hãi tiêu cực và những gì bạn đặt niềm tin vào sức khỏe của chính mình.
Theo Fb Phan Văn Hùng
Việc xây dựng Tháp Eiffel, diễn ra từ năm 1887 đến 1889, là một kỳ tích phi thường của kỹ thuật và tinh thần sáng tạo vượt thời đại. Được thiết kế bởi kỹ sư người Pháp Gustave Eiffel, công trình ban đầu từng vấp phải nhiều nghi ngờ – không ít người cho rằng nó thiếu thực tiễn và không hợp thẩm mỹ.
Thế nhưng, với chiều cao ấn tượng 330 mét, Tháp Eiffel đã trở thành công trình nhân tạo cao nhất thế giới lúc bấy giờ. Nó được lắp ráp từ hơn 18.000 bộ phận bằng sắt, liên kết bằng 2,5 triệu đinh tán – một kỳ công kỹ thuật chưa từng có trong lịch sử.
Tháp được xây dựng như biểu tượng trung tâm cho Triển lãm Thế giới năm 1889 tổ chức tại Paris, nhằm kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Từ chỗ bị xem là "quái vật sắt", Tháp Eiffel đã vươn mình trở thành biểu tượng kiêu hãnh của nước Pháp và là niềm tự hào của cả nhân loại.
Sưu tầm
Cách
đây 140 năm, Victor Hugo đã bước vào những ngày cuối đời.
Một
nhà văn không chỉ để lại những trang viết bất hủ, mà còn góp phần thay đổi dòng
chảy văn học, chính trị và lương tri châu Âu.
Nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà viết kịch, và trên hết – một nhà tư tưởng công dân kiệt xuất: với những tác phẩm như Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà (Notre-Dame de Paris) và Những Người Khốn Khổ (Les Misérables), ông đã lên tiếng cho những phận người bị bỏ rơi, vạch trần bất công, và khắc họa con đường cứu rỗi tâm hồn theo cách sâu sắc đến không ngờ.
Trang sách của ông không chỉ là tiểu thuyết, mà là bản hùng ca luân lý và tuyên ngôn của chủ nghĩa nhân văn.
🕊️ Ngày ông qua đời, nước Pháp rúng động. Hơn 2 triệu người đổ về Paris để tiễn đưa ông – một cuộc tiễn biệt mang tầm vóc quốc gia. Quan tài ông được đặt dưới vòm Khải Hoàn Môn, một biểu tượng chính của Paris, trái tim của nước Pháp trong vòng 3 ngày để dân đến kính viếng.
Ngày nay, Victor Hugo yên nghỉ tại Điện Panthéon, bên cạnh những tượng đài tinh thần khác của nước Pháp như Voltaire và Rousseau – một vị trí xứng đáng với người đã biến ngôn từ thành vũ khí đạo đức.
Các thế hệ người VN xưa đã từng "ngụp lặn" trong những tác phẩm văn học đầy nhân văn của ông.
🌿 Nhân Ngày Đa Dạng Sinh Học hôm nay, chúng ta cùng nhớ đến một trong những câu nói giàu sức gợi nhất của ông – nơi thiên nhiên và đạo lý gặp nhau:
“Hãy như cây xanh: thay lá nhưng giữ rễ.
Vậy nên, hãy thay đổi tư duy – nhưng đừng đánh mất nguyên tắc.”
Một thông điệp vang vọng đến thời đại của chúng ta – khi thế giới xoay vần và những cội rễ giá trị lại càng cần được bám sâu, vững chắc.
Bởi
sự tiến hóa đích thực không từ bỏ gốc rễ – mà là biết làm cho nó mạnh thêm.
Sưu tầm
Thấy vậy, nhân viên soát vé nói:
— Thưa tiến sĩ Einstein, tôi biết ông là ai, mọi người ở đây đều biết ông, và tôi chắc chắn rằng ông đã mua vé rồi. Xin đừng lo lắng.
Einstein gật đầu tỏ ý biết ơn. Người soát vé tiếp tục kiểm tra vé của các hành khách khác, nhưng khi chuẩn bị sang toa tiếp theo, ông ta thấy Einstein đang quỳ gối, tìm kiếm vé dưới ghế ngồi.
Lấy làm lạ, người soát vé quay lại chỗ nhà bác học vĩ đại và nói:
— Như tôi đã nói rồi, chúng tôi ai cũng biết ông là ai, không sao đâu ạ, xin ông đừng bận tâm đến chiếc vé nữa!
Einstein ngước nhìn ông và trả lời:
— Cảm ơn anh, chàng trai trẻ. Tôi cũng biết tôi là ai. Nhưng điều tôi không biết, đó là tôi đang đi đâu! Vì vậy tôi vẫn phải tìm cho ra chiếc vé!
TG Văn Chương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét