.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Vì sao kiếm Katana lại có đường cong?

Từng có câu hỏi tại sao vũ khí phương Đông thường có những đường nét cong chứ không thẳng như vũ khí phía Tây. Thực tế lý do của vấn đề này khá đơn giản.
Theo lịch sử thì khoảng năm 600, Nhật Bản ngừng nhập khẩu vũ khí từ Trung Hoa và tự rèn đúc vũ khí của mình. Đến năm 800 (khoảng thời kỳ Heian) những thanh kiếm có hình dáng hơi cong để có thể dễ dàng đặt lên vai và dắt sau lưng khi cưỡi ngựa. Tuy nhiên còn một số giả thuyết như sau:
Do nghệ thuật Kiếm Đạo
Vi sao kiem Katana lai co duong cong? - Anh 1
Nhiều người cho rằng kiếm Nhật (hay Katana) dùng để chém chứ không dùng để đâm. Mặc dù vẫn có một số tài liệu cho biết có những đòn đâm trong kiếm đạo nhưng các chiêu thức đa số đều có tính dứt điểm và tốc độ. Khác với phương Tây thường dùng vũ khí để đâm nhiều hơn là chém, do binh sĩ thời trung cổ châu Âu thường được trang bị bộ giáp dày, nên họ mục tiêu vào những chỗ hở của các khớp nối để đâm. Ngoài ra kiếm châu âu khá nặng với mục đích chình là phá giáp.
Do Kỹ nghệ luyện kim
Vi sao kiem Katana lai co duong cong? - Anh 2
Theo chương trình PBS’s NOVA đã làm thử nghiệm. Cho một thanh thép thẳng đem đi nung rồi bỏ vào nước lạnh. Kết quả thanh thép đã cong nhẹ lại. Từ đó họ cho rằng việc những thanh kiến Katana bị cong do nhiệt độ và cách nung của nghệ nhân. Thời nay thì có khá nhiều thanh Katana cong bởi búa và khuôn. Không còn làm theo cách truyền thống.
Dựa vào chiến trường thực tế
Vi sao kiem Katana lai co duong cong? - Anh 3
Ở thời trung cổ Châu Âu, đa số các hiệp sĩ đều mang giáp sắt dày kín người. Kiếm quá mỏng thì không thể xuyên thủng, thậm chí gãy kiếm. Thế nên kiếm cần cứng và có trọng lượng mới đủ sức phá giáp, đôi khi kiếm cần phải “cùn” để chiến binh có thể sử dụng đòn “chẻ củi”.
Còn ở Châu Á, nhiều nơi giáp sắt chỉ dành cho hàng tướng trở lên, binh lính đôi khi chỉ dùng giáp bằng tre, thậm chí chỉ mặc áo vải. Do đó, vũ khí cần sắc bén và tốc độ để tiệu diệt kẻ thù thật nhanh.
Theo Nguyễn Thái (VoThuat.vn)

Người Ấn Độ cổ đã biết lái máy bay từ… 7000 năm trước


Tại hội thảo danh tiếng của Đại hội Khoa học Ấn Độ lần thứ 102 tại Mumbai, các nhà khoa học đã giới thiệu một tài liệu gây sốc khi khẳng định rằng ngành hàng không và những chuyến bay vũ trụ tiên tiến đã được người Ấn Độ cổ làm chủ từ hàng ngàn năm trước so với chuyến bay của anh em nhà Wright vào năm 1903. Vậy là sách lịch sử tri thức của con người có nhiều điểm cần viết lại…

Anh em nhà Wright năm 1903 trong chuyến bay đầu tiên của mình…
Tại phiên họp có chủ đề “Khoa học cổ xưa trong văn bản tiếng Phạn cổ”, nhà khoa học Anand Bodas và Ameya Jadhav đã trình bày chi tiết các văn tự Vệ Đà có cách đây 7.000 năm.
Các máy bay được mô tả là có thể bay quặt lại sau và sang bên, chúng có thể thực hiện các chuyến bay giữa các quốc gia, giữa các châu lục và giữa các hành tinh.
Bên trái: Rama đón chào sự trở lại của Ayodhya, với cỗ xe bay vào vũ trụ- cỗ xe Pushpak Vimana. Bên phải: Một minh họa của Shakuna Vimana giải thích cỗ xe  bay như chim khi vỗ cánh và quặt đuôi,  ở Bangalore, Ấn Độ, năm 1923. Bối cảnh nền: Một bức tranh chữ Phạn. (Wikimedia Commons)
Đã có lịch sử chính thống và không chính thống“, Bodas tuyên bố, theo The Nation cho biết. “Lịch sử chính thống chỉ ghi nhận duy nhất chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright thực hiện vào năm 1903“, nhưng người thực sự phát minh ra máy bay là nhà hiền triết Bharadwaja, người đã sống cách đây khoảng 7.000 năm. “Những máy bay cổ xưa có 40 động cơ nhỏ“.
Vệ Đà (Vedas) là một bộ sưu tập lớn các văn tự tiếng Phạn có nguồn gốc ở Ấn Độ cổ đại, và là những văn tự cổ xưa nhất của Ấn Độ giáo. Một phần của bộ sưu tập, như Samhitas, đã được biết đến ít nhất từ cách đây 1.700 năm TCN, nhưng người ta cho rằng nó còn cổ xưa hơn nữa.
Chủ đề “máy bay” đã rất quen thuộc với những nhà lý thuyết du hành không gian thời cổ đại. Họ tranh luận rằng một vài trích đoạn còn là bằng chứng về các cuộc viếng thăm của người ngoài hành tinh.
Ramayana- sử thi Hindu có nguồn gốc từ thế kỳ thứ 4 hoặc thứ 5 TCN, đã kể: “Pushpaka là một cỗ xe tương tự như của Mặt Trời và thuộc về anh trai ta. Nó đã được Ravana hùng mạnh đưa đến; cỗ xe bay tuyệt vời này có thể đi bất cứ nơi nào theo ý muốn … cỗ xe này trông giống như một đám mây sáng rực trên bầu trời … và nhà vua (Rama) bên trong đó, cỗ xe tuyệt vời này do Raghira điều khiển, nó bay cao trong khí quyển“.
Anand J.Bodas dựa vào bộ sưu tập Vệ Đà cổ xưa để giải thích các bằng chứng về công nghệ hàng không ở Ấn Độ cổ đại.

Tờ 
The Times of India đưa tin tại hội nghị (trong số đại biểu có 6 người đoạt giải Nobel và các giải thưởng học thuật và khoa học khác), tài liệu trình bày đã được tiếp nhận với thái độ hoài nghi với những cáo buộc  “giả khoa học” và lập luận “thiếu dữ liệu thực nghiệm”, khi trích dẫn các văn bản tôn giáo cổ xưa.Bodas cho biết những người Ấn Độ cổ đại đã phát minh ra công nghệ bay. Nhưng có lẽ là nó thuộc về một nền văn minh quá khứ đã kết thúc, và khi kết thúc, tất cả chấm dứt và nền văn minh mới phải làm lại từ đầu. 
Tuy nhiên sự thực vẫn là sự thực. Có cách nào để chối bỏ những văn tự lịch sử được ghi chép cẩn thận đây? 
Hiệp hội Đại hội Khoa học Ấn Độ (ISCA) là một tổ chức khoa học hàng đầu ở Ấn Độ, với hơn 30.000 thành viên là các nhà khoa học.
Nhiệm vụ của ISCA là xuất bản các tạp chí, tổ chức các hội nghị, thúc đẩy và khuyến khích sự nghiệp khoa học.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại lễ khai mạc Đại Hội  Khoa học Ấn Độ (ISC) lần thứ 102 tại Mumbai, ngày 3 tháng 1 năm 2015. (Indranil Mukherjee / AFP / Getty Images)
Tuy nhiên, ngoài một số ý kiến hoài nghi, cũng có nhiều người khác cho rằng việc xem xét các văn bản cổ là khá thuyết phục.
Ông nói: “Kiến thức luôn phát triển, không bao giờ dừng lại. Vậy nếu tất cả những kiến thức này đều có vào thời cổ đại, tôi muốn biết nó đã dừng lại ở nơi nào? Tại sao nó lại không phát triển? Tại sao không có bước tiến mới? Nó bị dừng lại khi nào? Tôi không biết về thứ tự thời gian của các sự kiện, nhưng tôi rất sẵn lòng muốn tìm hiểu thêm.”
Trên thực tế, nền văn minh của con người hiện nay chưa phải là dài so với những nền văn minh quá khứ rực rỡ khi nó tới điểm kết. Lịch sử của văn minh chúng ta lần này sẽ kéo dài bao lâu?  Liệu có thể dài hơn các nền văn minh quá khứ đã kết thúc bằng sóng thần, va chạm thiên thạch..? Liệu con người hiện đại có thể quá tự tin so với quá khứ?   


Vậy là, liên tục có những khám phá mới về điều kỳ diệu tưởng chừng như không có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, không tin. Dành một chút suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn quá ư nhỏ bé. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.
Xuân Hà – Hà Phương Linh

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.