.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Cách đây 460 triệu năm, 2 thiên thạch khổng lồ lao vào trái đất tại Thụy Điển



Cách đây 460 triệu năm, hai thiên thạch đã lao vào trái đất, nơi mà bây giờ chính là Thụy Điển. 
Các nhà khoa học Thụy Điển lần đầu tiên phát hiện hai hố thiên thạch tạo từ hai thiên thạch rơi cùng lúc xuống Trái Đất cách đây 460 triệu năm. Đó là minh chứng duy nhất cho hai cuộc va chạm đồng thời như vậy.
Nằm trong dự án nghiên cứu rất nghiên cứu đi nghiên cứu lại trong suốt 50 năm, người ta phát hiện thấy hai miệng hố, chúng cách nhau 16km, đã được tìm thấy. Miệng hố chính dài 7.5km và miệng hố nhỏ có đường kính 800m.
Vụ tấn công của hai thiên thạch đã tạo ra một hai miệng hố ở Jämtland, Thụy Điển, với đường kính hố lớn là 7,5 km và hố nhỏ là 800 m.
(Bản minh họa của Don Dixon về cuộc va chạm của hai thiên thạch – bản quyền Erik Sturkell)
Giáo sư Erik Sturkell thuộc trường Đại học Gothenburg, Thụy Điển, người đã tham gia nghiên cứu cho biết: “Trong khi có nhiều người phản biện thì đây là bằng chứng chắc chắn duy nhất mà chúng ta có về sự va chạm của hai thiên thạch vào trái đất chính xác cùng một thời điểm”.
Theo Sturkell thì cách đây 460 triệu năm, hai mảnh thiên thạch đã va chạm vào vành đai của một tiểu hành tinh lớn, ở đâu đó giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, điều đó đã đẩy các tiểu hành tinh khác vào vùng quỹ đạo mới và đưa hai trong số chúng đi theo hướng trái đất.
Cũng có thể là khi hai tiểu hành tinh trong vành đai giữa sao Hỏa và sao Mộc va chạm vào nhau, làm bắn ra các mảnh vụn. Nhiều mảnh vụn đâm xuống Trái Đất, giống như hai thiên thạch ở Jämtland”, IB Times hôm qua dẫn lời Erik Sturkell, nhà vật lý địa chất ở Đại học Gothenburg.
Ước chừng khoảng 460 triệu năm trước đây thì chúng thực sự đã lao thẳng xuống Trái đất, ngay phía nam của Đường xích đạo, tại vùng biển nhiệt đới.
Ngày nay, khu vực đó là một phần đất liền của Thụy Điển, nơi mà các nhà khoa học đã nghiên cứu các bằng chứng việc va chạm của sao chổi.
Bằng chứng quan trọng đã để lại trong các lớp trầm tích dưới đáy biển khi chúng va chạm, bao gồm cả một mảnh thiên thạch được bảo quản trong một phiến đá sa thạch đỏ.
(Một mảnh thiên thạch nằm trong khối đá sa thạch đỏ đã được tìm thấy trong mỏ đá ở Kinnekulle, miền nam Thụy Điển) – Ảnh Maurits Lindström
Sturkell giải thích rằng ngay sau khi va chạm, nước đã bị đẩy ra khỏi miệng hố bởi lực va chạm. Nhưng nó ngay lập tức quay trở lại trong khoảng 1 phút sau đó, mang theo các mảnh vỡ của đá và tràn  vào cùng trầm tích từ đáy biển.
Biển trút các mảnh vụn vào miệng hố, nơi nó được bảo quản trong 460 triệu năm tiếp theo.
Lịch sử địa lý của Baltica và các phiến đá lân cận tại thời điểm có các vụ tấn công liên tục từ vũ trụ gia tăng sau sự kiện tiểu hành tinh  ~470 Ma bị phá hủy, và thời gian liên quan đến các thiên thạch rơi xuống (chấm đen và đường kẻ) cũng như các miệng núi lửa đã biết (chấm đỏ).
Theo Sturkell, bằng chứng quan trọng đã được bảo tồn bởi các thiên thạch lao xuống biển.
Điều này bao gồm cả sự có mặt của những tảng đá bị vỡ mà được hợp nhất lại với nhau mà chứa những mảnh đá tan chảy và các khoáng chất biến dạng.
Sturkell nói: “Tất cả có thể cho thấy sự va chạm của thiên thạch. Hãy tưởng tượng một bức tường nước, cao 500m, trút vào miệng hố này, nhấc cả đáy biển lên và trút tất cả các vật liệu đã được các thiên thạch đẩy ra, chính những thứ đó sau đó hình thành loại đá khác có từng lớp dính nhau, được lưu giữ trong nước.
Ở thời điểm hai thiên thạch rơi xuống, Jämtland nằm chìm dưới biển ở độ sâu 500 m. “Thông tin từ công tác khoan thể hiện trình tự giống hệt nhau ở hai miệng hố, và trầm tích phía trên khu vực chịu ảnh hưởng có cùng niên đại. Nói cách khác, hai vụ thiên thạch rơi diễn ra đồng thời”, Sturkell giải thích.
Nhóm nghiên cứu cho biết, tác động của thiên thạch làm nước bắn xa, và trong 100 giây, các miệng hố đã khô hoàn toàn. “Sau đó, nước lại tràn vào, kéo theo những mảnh vụn thiên thạch và vật chất bị bắn tung trong vụ nổ, gây ra cơn sóng mạnh khuấy động đáy biển”, Sturkell nói.
Các kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong tạp chí hành trình mở Scientific Reports. 
Hương Phạm

Trái Đất đang có hơn 8 tỷ tấn nhựa, bằng 1 tỷ con voi


Hàng tỷ tấn nhựa này không tự phân hủy và sẽ tồn tại cùng con người trong hàng ngàn năm.
Các nhà khoa học đã tính toán được rằng, con người đã tạo ra 8,3 tỷ tấn nhựa trên thế giới từ năm 1950 đến nay. Để so sánh, số lượng nhựa được sản xuất trong 65 năm qua nặng tương đương với 1 tỷ con voi và 138 triệu xe tăng.
Theo các nhà nghiên cữu Mỹ, phần lớn trong số đó, 6,3 tỷ tấn, đang là rác thải ở các vùng quê, trên đại dương hoặc chôn trong các bãi rác.
Đặc biệt, tốc độ sản xuất nhựa tăng theo thời gian. Một nửa trong số sản phẩm nhựa trên đã được sản xuất chỉ trong 13 năm gần đây.
Các nhà khoa học nói rằng nếu xu hướng này tiếp tục, thế giới sẽ có 12 tỷ tấn rác thải nhựa vào năm 2050.
Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sỹ Jenna Jambeck của Đại học Georgia, nói: “Phần lớn sản phẩm nhựa không tự hủy hoại, vì vậy rác thải nhựa sẽ tồn tại cùng chúng ta trong hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn năm”, theo Sky News.
Hiện nay chỉ ít hơn 10% rác thải nhựa được tái chế.
Vấn nạn này xảy ra khi thế giới chuyển từ thói quen sử dụng sản phẩm nhiều lần sang các sản phẩm sử dụng một lần, như các loại chai nhựa.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy tuổi thọ trung bình của một sản phẩm nhựa chỉ là 11 phút. Sau đó chúng biến thành rác thải.
Trong khi đó, 12% rác thải nhựa được thiêu hủy, nhưng điều này lại tăng hệ quả biến đổi khí hậu và cũng tạo ra hiệu ứng xấu cho sức khỏe con người.
Các nước đang sản xuất nhiều sản phẩm nhựa nhất là: Trung Quốc, Mỹ và châu Âu. Không như các vật liệu khác, nhựa có thể tồn tại trong môi trường hàng ngàn năm.
Thanh Long

Nghiên cứu cho thấy có những người có thể phát sáng, thậm chí phát ánh hào quang rực rỡ?


Khi nghe nói về phát quang sinh học, bạn hình dung đó có thể là các sinh vật sống ở tầng sâu dưới nước như loài cá sử dụng hàng triệu vi khuẩn để phát sáng, nhằm chiếu sáng để thu hút con mồi. Còn con người thì sao?
Rất nhiều sinh vật có thể phát sáng, còn con người thì sao?
Theo một nghiên cứu do các nhà khoa học Nhật Bản tiến hành năm 2009, con người cũng phát ra một ánh sáng nhìn thấy được (phát quang sinh học), nhưng rất yếu để nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường. Một số trường hợp đặc biệt thì ánh sáng mạnh hơn, có phát ra các màu sắc đẹp hơn.
Cơ thể con người phát sáng“,  là nhận định của nhóm nghiên cứu Đại học Northeastern khi công bố phát hiện của nhóm trên một tạp chí được nhà sách Science xuất bản. “Cơ thể phát ra ánh sáng với cường độ nhỏ hơn 1.000 lần so với cường độ ánh sáng mà mắt ta cảm nhận được”.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi 5 nam giới khi sử dụng một máy ảnh siêu nhạy cảm trong một căn phòng sáng lờ mờ, kéo dài 20 phút trong mỗi ba tiếng đồng hồ và trong ba ngày (theo dõi cả khi họ ngủ).
Họ phát hiện những người tham gia phát ra một “ánh sáng” vào ban ngày, đạt đỉnh điểm vào buổi chiều và phát sáng tập trung chủ yếu ở trán, cổ và má.
Đây không phải là bức xạ hồng ngoại do nhiệt, trái với những gì mà hình ảnh có thể gợi lên. Phát sáng này đến từ các photon (hạt ánh sáng) chứ không phải là nhiệt.
Phát quang sinh học vào những thời điểm khác nhau trong ngày. C: 10h10. D: 13h10  E: 16h10. F: 19h10.  G: 22h10. H: Những thay đổi về cường độ của các photon đối với 5 người tham gia thời gian. I: hình ảnh nhiệt của người tham gia. (PLoS ONE)
 Tại sao những người tu luyện thiền định lâu năm có thể phát ánh hào quang?
Hào quang xung quanh một người tu luyện khí công
Trong các nghiên cứu của môn vật lý cao năng lượng, các nhà khoa học có nhìn nhận rằng năng lượng chính là các hạt vi tế hơn như neutron, nguyên tử, tử ngoại, siêu âm, hạ âm, tia phóng xạ gamma…
Khi kiểm định khoa học, người ta phát hiện một số người có sở hữu nguồn năng lượng đặc biệt này, nên không những họ có thể phát sáng mà thậm chí còn tự phát điện hay phát lửa…
Một số trắc nghiệm cũng được tiến hành với những người luyện khí công thì thấy mật độ những vật chất này khi đo cao hơn người bình thường rất nhiều lần. Và ánh sáng họ phát ra cũng mạnh mẽ hơn, nhiều màu sắc thay đổi và rất đẹp.
Và khi trắc nghiệm đo bằng các thiết bị dùng để đo hồng ngoại, tử ngoại, siêu âm, hạ âm, điện, từ, tia phóng xạ gamma, nguyên tử, neutron….thì những máy đo này đã phát hiện được rằng nhiều khí công sư, người tu đạo, người thực hành thiền định lâu năm… có phát ra các vật chất này, các vật chất cùng ánh sáng họ phát ra rất phong phú.
Ở người bình thường không luyện khí công hay không thực hành tu tập thiền định cũng có thể có, nhưng ánh sáng nhỏ và yếu hơn nhiều.
Nhóm nghiên cứu hy vọng các thiết bị y tế trong tương lai sẽ cho phép chúng ta quét bề mặt của cơ thể con người, để đo độ sáng nhằm theo dõi  thay đổi chuyển hóa của người đó.
Nếu bạn có thể nhìn thấy ánh sáng phát ra từ cơ thể, bạn sẽ biết toàn bộ tình trạng sức khỏe của người đó“, Masaki Kobayashi, thành viên của nhóm tuyên bố với Scientist News.
Lần tới khi ai đó nói có người phát sáng hay thậm chí tỏa hào quang, bạn sẽ biết đó là sự thật chứ không phải điều huyễn hoặc nữa. 
Xuân Hà – Hà Phương Linh



Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.