.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Kính uốn dẻo: Phát minh cổ bị thất truyền của người La Mã?

kính uốn dẻo la mã cổ đại sánh ngang hiện đại

Các nguồn sử liệu cổ có ghi ghép trường hợp một người thợ chế tác kính thời La Mã cổ đại đã phát minh ra một loại kính uốn dẻo vững chắc, sánh ngang công nghệ ngày nay.
Hãy tưởng tượng bạn bẻ cong một ly thủy tinh nhưng không lâu sau nó đột nhiên trở về trạng thái ban đầu Nhỡ tay đánh rơi một cái cốc thủy tinh nhưng nó không bị sứt mẻ. Có phải chúng ta đang nói đến loại kính uốn dẻo được phát minh thời cận đại?
kính uốn dẻo la mã cổ đại sánh ngang hiện đại
Kính uốn dẻo Corning. (Ảnh: www.teknologik.fr)
Hay một phát minh đã xuất hiện từ ngàn đời xưa, hiện mới chỉ được tái khám phá? Trên thực tế, các câu chuyện xưa kể rằng một người thợ chế tác kính thủy tinh thời La Mã cổ đại đã sở hữu công nghệ để tạo ra một loại kính thủy tinh uốn dẻo đàn hồi, gọi là “vitrium flexile”, khiến vị hoàng đế đưa ra một quyết định “tàn bạo”.
Kính (thủy tinh) uốn dẻo là một loại kính không thể phá vỡ được phát minh vào thời La Mã cổ đại. Kính nhân tạo (khác với các loại thủy tinh hình thành trong tự nhiên như đá vỏ chai, còn gọi là thủy tinh núi lửa) được công nhận rộng rãi là sản phẩm của người Phoenicia. Trải qua hàng thiên niên kỷ, những người thợ chế tác kính đã mài dũa kỹ năng bản thân, cải tiến các kỹ thuật dùng khi chế tạo kính. Trong thời đế chế La Mã, kính thủy tinh là một mặt hàng được sản xuất đại trà, mặc dù người ta cũng tạo ra những loại kính đặc biệt sang trọng quý phái. Có thể nói rằng một trong những loại kính hấp dẫn nhất trong số này là cái gọi là kính thủy tinh uốn dẻo.
kính uốn dẻo la mã cổ đại sánh ngang hiện đại
Một chiếc bình thủy tinh thời La Mã. (Ảnh: Wikimedia)
Các câu chuyện xoay quanh loại kính La Mã trứ danh, nổi tiếng
Kính thủy tinh uốn dẻo được coi là một phát minh huyền thoại bị thất lạc có từ thời trị vì của Hoàng đế La Mã Tiberius Caesar (Xê-da). Tuy rằng cho tới nay chưa tìm thấy bằng chứng cụ thể cho loại kính này, nhưng có hai nguồn tư liệu chính củng cố cho sự tồn tại của nó. Một trong đó là cuốn Lịch sử Tự nhiên (Natural History) của nhà triết học Pliny già, trong khi cuốn kia là Satyricon, thường được cho là của tác giả, viên quan Petronius thời La Mã. Mặc dù tác phẩm của Pliny có tính chất của một cuốn bách khoa toàn thư, thì tác phẩm của Petronius là một công trình mang tính châm biếm – cho thấy câu chuyện đáng kinh ngạc này được các nhà văn thuộc nhiều thể loại khác nhau nhìn nhận như thế nào.
Trong cuốn Lịch sử Tự nhiên, Pliny cho biết loại kính thủy tinh uốn dẻo này đã được chế tác bởi một người thợ làm kính vào thời Hoàng đế Xê-da. Thay vì cố gắng giành được sự sủng ái của Hoàng đế La Mã, thợ thủ công đã dũng cảm đóng cửa cửa hàng của mình. Ông làm vậy vì lo rằng lại chất liệu mới này sẽ làm suy giảm giá trị của các kim loại quý như vàng, bạc và đồng. Một câu chuyện tương tự đã được ghi nhận bởi hai nhà sử học khác là Cassius Dio và Suetonius.
Bát thủy tinh La Mã. (Ảnh: geograph.org.uk)
kính uốn dẻo la mã cổ đại sánh ngang hiện đại
Bát thủy tinh La Mã. (Ảnh: geograph.org.uk)
Phiên bản câu chuyện của viên quan Petronius trong cuốn Satyricon thì trái lại có phần “kịch tính” hơn. Trong phiên bản này, người thợ phát minh ra loại kính uốn dẻo đã được cho phép yết kiến hoàng đế La Mã để trình bày tác phẩm của mình. Sau khi hoàng đế Xê-da xem qua chiếc cốc làm bằng thủy tinh uốn dẻo này, ông đã đưa lại cho người thợ chế tác, và người thợ đã vận hết sức bình sinh ném nó xuống sàn nhà. Vị hoàng đế đã bị sốc trước những gì đang diễn ra, nhưng người thợ kính lại tỏ ra khá bình tĩnh. Ông bước đến, từ từ nhấc chiếc cốc từ mặt đất lên, rồi trưng cho hoàng đế xem, đoạn biểu thị rằng chiếc cốc mới chỉ bị lõm một chỗ. Người thợ chế tác thủy tinh sau đó lấy một cái búa nhỏ và gõ lên mặt kính, và không lâu sau cái cốc trợ lại hình dạng ban đầu.
Người thợ chế tác kính thủy tinh La Mã tin rằng ông đã gây ấn tượng trước vị hoàng đế, nên tỏ ý đứng đợi để được trao thưởng cho phát minh thiên tài. Khi vị hoàng đế hỏi liệu có ai khác biết cách làm loại kính thủy tinh uốn dẻo này, người thợ trả lời “không” một cách chân thành. Nhưng thay vì nhận được phần thưởng mà ông mong đợi, người thợ lại bị đem đi hành quyết, mang theo bí mật chế tạo loại kính thủy tinh uốn dẻo này xuống nấm mồ cùng mình. Lý do đằng sau điều này là sự phổ biến loại vật liệu mới này có thể khiến vàng bạc mất giá, như được đề cập đến trong câu chuyện của Pliny.
kính uốn dẻo la mã cổ đại sánh ngang hiện đại
(Ảnh: ancientpages.com)
Liệu có khả năng chế tác ra loại kính uốn dẻo La Mã này?
Ngày nay, câu chuyện về loại kính thuỷ tinh uốn dẻo La Mã hầu như đều được nhìn nhận như vào thời Pliny, tức là vấp phải rất nhiều sự ngờ vực. Dù vậy, đã có một số phỏng đoán về cách thức loại kính thủy tinh này được chế tạo. Lấy ví dụ, một trong số đó là việc ông thợ chế tác kính có lẽ đã bằng cách nào đó tiếp cận được với axit boric hay borax (còn gọi là hàn the), cả hai đều có thể được tìm thấy trong tự nhiên. Bằng cách thêm một phần trăm nhỏ Bo trioxit (B₂O₃) vào hỗn hợp thủy tinh, kết quả thu được là thứ gì đó tương đối cứng chắc, không thể bị vỡ rời. Có thể nói thêm rằng borax từng được nhập khẩu từ phương Đông vào châu Âu một cách thường xuyên vào thời Trung Cổ, và nó đã được các thợ kim hoàn sử dụng như một chất trợ dung trong luyện kim.
Axit boric cũng có thể được tìm thấy trong các lỗ thông hơi ở vùng ven biển Maremma thuộc xứ Tuscan, vè phía bắc Rome. Dù sao đi nữa, có khả năng những thợ chế tác thủy tinh đã vô tình tìm thấy nguồn này. Đây rất có thể là công thức cho loại kính thủy tinh uốn dẻo của La Mã. Hi vọng chúng ta có thể tìm ra một nguyên mẫu trong thời gian gần đây để nó không chỉ còn là một phát minh thất lạc.
Quý Khải

6 phát minh cổ đại vượt qua công nghệ hiện nay


Chúng ta đã bị thất truyền bí quyết chế tạo một số phát minh hữu ích nhất trong lịch sử loài người. Và ngay cả với tất cả tài trí và các phát hiện của chúng ta, tổ tiên cách đây hàng nghìn năm vẫn làm chúng ta kinh ngạc với tài trí và những phát hiện của họ. Chúng ta đã tạo ra được một số phiên bản hiện đại của những phát minh này, nhưng cũng chỉ vừa mới gần đây.
1. Lửa Hy Lạp: Vũ khí hóa học bí ẩn
Ảnh từ bản thảo minh họa, Madrid Skylitze, cho thấy Lửa Hy Lạp đang được sử dụng để chống lại đoàn quân nổi loạn Thomas the Slav. Đoạn chữ bên trên chiếc thuyền bên trái viết, “Đội thuyền Hy Lạp phóng hỏa thiêu đốt thuyền quân địch.”(Wikimedia Commons)
Từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12, quân đội của đế quốc Byzantine (đế quốc Đông La Mã hay đế quốc Hy Lạp) thường bắn một chất liệu bí ẩn vào tàu quân địch trong các trận thủy chiến. Loại chất lỏng này được bắn ra từ các ống nước và đốt cháy trong nước, và chỉ có thể dập tắt bằng hỗn hợp dấm, cát, và nước tiểu. Hiện chúng ta vẫn chưa biết loại vũ khí hóa học, gọi là Lửa Hy Lạp này, được làm từ gì. Đế quốc Byzantine canh giữ bí mật này cực kỳ cẩn thận, để đảm bảo rằng chỉ một vài nhóm người được lựa chọn mới được phép biết đến, và vì vậy rốt cuộc nó đã bị thất truyền.
2. Kính uốn dẻo: Một loại chất liệu vô cùng quý giá
Ba ghi chép cổ đại về một loại chất liệu gọi là vitrum flexile, hay kính uốn dẻo, chưa đủ rõ ràng để có thể kết luận loại chất liệu này thực sự tồn tại. Câu chuyện về phát minh này đã được kể lại lần đầu tiên bởi Petronius (mất năm 63 SCN).
Ông đã viết về một người thợ làm kính, người đã trình lên Hoàng đế Tiberius (trị vì từ 14–37 SCN) một chiếc bình thủy tinh. Ông yêu cầu hoàng đế đưa nó lại cho ông, và đúng lúc đó, người thợ làm kính này đã ném nó xuống sàn. Chiếc bình chỉ hơi sứt mẻ, chứ không bị vỡ, và người thợ làm kính nhanh chóng gõ nó trở lại hình dạng ban đầu. Lo sợ các loại kim loại quý (vàng, bạc) sẽ bị giảm giá trị, Tiberius đã ra lệnh chém đầu người thợ để bí mật về chất liệu vitrum flexile có thể bị chôn vùi cùng với cái chết của ông.
Bức tượng chân dung bằng đá cẩm thạch của Hoàng đế Tiberius, 37 SCN. ( Wikimedia Commons)
Trưởng lão Pliny (Gaius Plinius Secundus) (mất 79 SCN) cũng đã kể lại câu chuyện này. Ông nói rằng, mặc dù câu chuyện này được kể lại thường xuyên, nhưng nó không nhất định đúng hoàn toàn.
Phiên bản được Dio Cassius kể lại khoảng vài trăm năm sau đã biến người thợ làm kính thành một nhà ảo thuật. Thực ra, khi chiếc bình bị ném xuống sàn, nó đã vỡ và người thợ làm kính đã sửa lại chỉ bằng tay không.
Vào năm 2012, công ty sản xuất kính Corning đã ra mắt loại “Kính cây liễu.” Với tính chất kháng nhiệt và mềm dẻo vừa đủ để cuộn lại, loại kính này đã tỏ ra đặc biệt hữu dụng khi chế tạo các tấm năng lượng mặt trời.
Kính uốn dẻo Corning (www.teknologik.fr)
Nếu thợ làm kính người La Mã xấu số này đã thật sự phát minh ra chất vitrum flexile, thì có vẻ như ông đã đi trước thời đại cả nghìn năm.
3. Thuốc giải bách độc
Cái gọi là “thuốc giải toàn năng” cho tất cả các loại thuốc độc được cho là đã được tạo ra bởi Vua Mithridates VI của Pontu (trị vì từ 120–63 TCN) và đã được hoàn thiện bởi thầy thuốc riêng của Hoàng đế Nero.
Công thức nguyên thủy đã bị thất truyền, theo Adrienne Mayor, nhà nghiên cứu truyền thống dân gian kiêm sử gia tại Đại học Standford, trong một bài viết năm 2008 với tựa đề “Lửa Hy Lạp, Mũi tên tẩm độc & Bom bọ cạp: Chiến tranh sinh học và hóa học trong thế giới cổ đại.” Nhưng các sử gia thời cổ đại cũng bảo chúng ta rằng trong thành phần của nó có chứa thuốc phiện, rắn hổ lục băm nhỏ, và một sự kết hợp các lượng nhỏ chất độc và thuốc giải của chúng.
Tượng minh họa Vua Mithridates VI xứ Pontus. ( Wikimedia Commons)
Chất liệu quý giá này được gọi là Mithridatium, đặt theo tên Vua Mithridates VI.
Mayor lưu ý rằng Serguei Popov, nhà nghiên cứu vũ khí sinh học hàng đầu trong chương trình Biopreparat của Liên Xô, người đã đào thoát đến Mỹ năm 1992, đã cố gắng tạo ra một liều thuốc Mithridatium hiện đại.
4. Vũ khí tia nhiệt
Hình ảnh miêu tả nhà toán học Ác-si-mét châm lửa đốt những con tàu của La Mã trước thành Syracuse với sự giúp đỡ của các tấm gương dạng parabol. ( Wikimedia Commons)
Nhà toán học người Hy Lạp Ác-si-mét (mất năm 212 TCN) đã phát triển một loại vũ khí tia nhiệt vượt quá kỹ năng của chương trình “Mythbusters” trên kênh Discovery Channel vào năm 2004. Mayor đã miêu tả loại vũ khí này là nhiều hàng lá chắn bằng đồng được đánh bóng giúp phản chiếu các tia sáng mặt trời vào thuyền quân địch.”
Mặc dù chương trình “Mythbusters” đã không thể tái lập lại loại vũ khí cổ đại này và tuyên bố rằng đây chỉ là một truyền thuyết, nhưng các sinh viên Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã thành công chỉ một năm sau đó, vào năm 2005. Họ đã đốt cháy một con thuyền ở bến cảnh San Francisco nhờ sử dụng thứ vũ khí 2.200 năm tuổi này.
Một loại vũ khí tia nhiệt đã được hé lộ bởi Cơ quan Nghiên Cứu Cấp cao Quốc phòng (Defense Advanced Research Projects Agency), sử dụng các tia vi sóng để thâm nhập vào “lớp da nạn nhân, nung nóng nó lên nhiệt độ 54o C , tạo cho nạn nhân một loại cảm giác như bị đốt bằng lửa,” Mayor giải thích.
5. Bê tông La Mã
Khối bê tông gần 2.000 năm tuổi ở Rome. ( Xerones/Flickr)
Các khối kiến trúc La Mã rộng lớn đã tồn tại qua hàng nghìn năm qua là minh chứng cho những ưu điểm mà bê tông La Mã so với bê tông hiện đại, vốn sẽ xuất hiện dấu hiệu xuống cấp sau 50 năm.
Trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu đã cố gắng hé mở bí ẩn về độ bền của khối bê tông cổ đại này. Thành phần bí mật của nó là tro bụi núi lửa.
Một bài viết được xuất bản bởi Trung tâm Thông tin của trường Đại học Californa ở Berkeley vào năm 2013 đã tuyên bố rằng đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã hiểu được cách hợp chất canxi-nhôm-silicat-hydro cực kỳ bền vững này kết nối các chất liệụ với nhau. Quá trình tạo thành loại bê tông này sẽ tạo ra lượng khí thải CO2 thấp hơn so với quá trình tạo ra bê tông hiện đại. Tuy nhiên, một số nhược điểm khi sử dụng là nó cần nhiều thời gian hơn để khô, và mặc dù nó tồn tại được lâu hơn, nó vẫn yếu hơn so với bê tông hiện đại.
6. Sắt Damascus
Một thanh kiếm rèn từ sắt Damascus. ( NearEMPTiness/Wikimedia Commons)
Vào thời trung cổ, các thanh kiếm được làm từ một chất liệu gọi là sắt Damascus đã được sản xuất ở khu vực Trung Đông từ một loại nguyên liệu thô, gọi là sắt Wootz từ Châu Á. Loại sắt này cứng một cách đáng kinh ngạc. Nhưng chỉ đến thời Cách mạng Công nghiệp thì loại sắt cứng như vậy mới có thể được tạo ra một lần nữa. 
Bí mật để rèn ra loại sắt Damascus vùng Trung Đông này chỉ được tái hiện lại nhờ các kính hiển vi điện tử trong phòng thí nghiệm hiện đại. Loại sắt này được sử dụng lần đầu tiên vào khoảng năm 300 TCN và có vẻ như các hiểu biết về loại sắt này đã biến mất một cách kỳ lạ vào khoảng giữa thế kỷ 18.
Công nghệ nano đã được sử dụng trong quá trình sản xuất sắt Damascus, vì các chất liệu được thêm vào trong quá trình rèn sắt để kích phát các phản ứng hóa học ở mức lượng tử, theo giải thích của chuyên gia khảo cổ K. Kris Hirst trên trang About.com. Đây chính là một loại hình giả kim thuật.
Hirst đã trích dẫn một nghiên cứu của Peter Paufler chỉ đạo tại trường Đại học Dresden (Đức) và xuất bản trên tạp chí Nature (Tự nhiên) vào năm 2006. Paufler và đội ngũ của ông đã đưa ra giả thuyết cho rằng các tính chất tự nhiên của nguồn nguyên liệu từ Châu Á (sắt Wootz), khi được kết hợp với các chất liệu ở khu vực Trung Đông, đã kích phát một loại phản ứng: “Chất sắt phát triển một cấu trúc vi mô gọi là ‘carbide nanotubes,’ các ống các-bon cực kỳ cứng được biểu hiện trên bề mặt và tạo ra độ cứng của lưỡi kiếm,” Hirst giải thích.
Các chất liệu được thêm vào trong quá trình sản xuất sắt Damascus bao gồm vỏ cây Cassia auriculata, nhựa cây gòn (milkweed), vanadi, crom, mangan, coban, niken, và một số nguyên tố hiếm gặp khác, và từ các dấu vết có thể suy ra nguồn gốc của chúng có lẽ là đến từ các mỏ quặng Ấn Độ.
Hirst đã viết, “Điều đã xảy ra vào giữa thế kỷ 18 là thành phần hóa học trong chất liệu thô đã thay đổi, tức là số lượng vi tế của một hoặc một số các khoáng chất đã biến mất, có lẽ do mạch quặng riêng biệt nào đó đã bị cạn kiệt.”
Tara MacIsaacEpoch TimesLê Anh biên tập

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.