.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021

Kỳ lạ con hươu cao cổ lùn nhất thế giới

 



Đây là một con trưởng thành nhưng thuộc giống hươu cao cổ lùn, đứng bên cạnh một con hươu cao cổ trưởng thành bình thường

Chiều cao trung bình của một con hươu cao cổ là khoảng 5,4 mét nhưng các nhà khoa học của Tổ chức Bảo tồn Hươu cao cổ và Viện Sinh học Bảo tồn Smithsonian tình cờ phát hiện ra hai con có kích thước chỉ bằng một nửa.

Nhà khoa học bảo tồn đã phát hiện con hươu cao cổ Nubian ở Uganda cao 2,8 mét và con hươu cao cổ Angola ở Namibia chỉ cao 2,5 mét.

Hươu cao cổ Nubian, tên là Gimil, theo tên của nhân vật người lùn đáng tin cậy trong "Chúa tể của những chiếc nhẫn, bị hạn chế khả năng vận động do đôi chân ngắn hơn. Hai cá thể đặc biệt khác so với hươu cao cổ thông thường khiến các nhà khoa học bối rối và chỉ có thể đưa ra kết luận đó là chúng mắc chứng loạn sản xương dẫn đến chứng lùn.

Tình trạng dẫn đến sự phát triển bất thường của xương, đặc trưng bởi cấu trúc giải phẫu ngắn lại và có tỷ lệ bất thường.

Con hươu cao cổ lùn có tỷ lệ kích thước cơ thể khác thường, nổi bật nhất là đôi chân ngắn

Bệnh lùn xuất hiện ở động vật nuôi nhốt do giao phối cận huyết nhưng hiếm khi quan sát được ở động vật hoang dã. Đây là lần đầu tiên có trường hợp ghi nhận ở hươu cao cổ.

Con hươu cao cổ, có biệt danh là Gimil sinh sống ở Vườn quốc gia Murchison Fall của Uganda. Vào thời điểm nó sinh ra, các nhà khoa học đã phát hiện ra kích thước các chi không cân đối so với thân và cổ.

Trong khi đó, con hươu cao cổ Angola, có biệt danh là Nigel, sinh sống ở trang trại tư nhân ở trung tâm Namibia và cũng luôn được theo dõi cẩn thận.

Con hươu cao cổ lùn chỉ có kích thước bằng một nửa kích thước trung bình của loài

Nguồn thức ăn chính của hươu cao cổ là lá cây keo mà chúng kiếm được ở độ cao, nơi hầu hết động vật ăn cỏ khác không thể với tới. Do vậy, những con hươu cao cổ lùn sẽ gặp nhiều hạn chế trong quá trình tự tìm kiếm thức ăn. Nghiêm trọng hơn chúng khó có thể sinh sản vì khó tìm được con hươu cao cổ nào vừa tầm chúng để có thể giao phối.

Hoàng Dung (lược dịch)

Sự thật lý do giếng nước trong Tử Cấm Thành không dùng ăn uống

Tử Cấm Thành là hoàng cung của vua chúa nhà Minh và Thanh. Bên trong công trình có hàng chục chiếc giếng. Tuy nhiên, cung nữ, thái giám thời phong kiến không lấy nước trong giếng để ăn uống. Lý do thực sự bất ngờ!




Dưới thời phong kiến, Tử Cấm Thành là nơi sống và làm việc của các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Trải qua nhiều thế kỷ, công trình này còn gần như nguyên vẹn với thời gian và trở thành một trong những cung điện cổ được bảo tồn nguyên vẹn nhất thế giới



Bên cạnh những cung điện tráng lệ, Tử Cấm Thành ở Trung Quốc khiến nhiều người tò mò về hàng chục giếng nước được dùng để làm gì. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, giếng nước trong Tử Cấm Thành được sử dụng hiệu quả trong những vụ hỏa hoạn.


Do các cung điện, công trình bên trong Tử Cấm Thành được xây dựng chủ yếu từ gỗ nên rất dễ bắt lửa nếu có người vô tình hay cố ý để lửa bùng phát. Một số trường hợp sét đánh dẫn đến hỏa hoạn.


Khi hỏa hoạn xảy ra ở một khu vực trong Tử Cấm Thành, cung nữ và thái giám sẽ lấy nước từ các giếng gần đó để dập lửa. Nhờ vậy, những vụ hỏa hoạn được khống chế, giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.


Ngoài tác dụng chữa cháy, nhiều người tò mò người Trung Quốc thời phong kiến có lấy nước ở các giếng để ăn uống hay không.


Trước câu hỏi này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu dịch sử cho hay giếng nước trong Tử Cấm Thành không được sử dụng để làm nước uống hay nấu ăn.


Nguyên do là bởi những lo ngại về chất lượng nước. Nếu có người nào bỏ thuốc độc xuống giếng nước sẽ khiến nhiều người ngộ độc, thậm chí là tử vong nếu sử dụng nước giếng.


Khi bỏ thuốc độc vào một giếng thì hàng chục giếng nước khác cũng bị nhiễm độ theo vì chúng được nối thông nhau. Những giếng này thông với sông Ngự ở ngoài thành. Sông Ngự giống như nhiều con sông khác khi ấy cũng xảy ra vấn đề ô nhiễm khi rác thải và xác động vật rơi xuống nước. Vì vậy, nước trong các giếng ở Tử Cấm Thành không dùng trong ăn uống. Nó thường được dùng để lấy nước lau chùi bên trong Tử Cấm Thành.


Thêm nữa, một số cung nữ, thái giám tự tử hoặc bị sát hại ở một số giếng nước. Những vụ việc này khiến nhiều người vừa lo lắng về nguồn nước bị ô nhiễm cũng như sợ hãi vì có người chết trong giếng nên không dám dùng nước giếng trong cung để ăn uống.


Do không sử dụng nước ở các giếng để ăn uống và các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày nên người Trung Quốc thời phong kiến lấy nước từ núi Ngọc Tuyền về để cho hoàng đế và hậu cung sử dụng.

Tâm Anh (TH)























Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.