.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Cách lấy dằm, gai ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, không đau


Bị dằm, gai đâm vào da là nỗi phiền toái với cả trẻ em và người lớn. Khi bị gai nhọn, dằm đâm vào chân, bạn chớ nên chủ quan bởi bị dằm đâm vào chân lâu ngày có thể gây ra tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng. Vậy phải làm sao khi dằm đâm vào chân không lấy ra được.

Khi bị dằm đâm vào tay chân, chúng ta thường có thói quen dùng kim để khều chúng ra. Tuy nhiên, cách làm này gây ra những tổn thương đáng kể cho phần da thịt xung quanh và càng khiến bạn cảm thấy đau đớn hơn.

Hãy thử áp dụng một trong những cách lấy dằm ra khỏi chân sau đây:

Lấy dằm bằng băng dính 

Trong trường hợp những mẫu dằm nhỏ còn phần đầu nhô lên trên bề mặt da nhưng không thể dùng nhíp gắp ra được thì sử dụng băng dính chính là lựa chọn hợp lý lúc này.

Bạn chỉ cần dán băng 1 lớp băng dính lên vùng da bị dằm đâm, sau đó miết nhẹ rồi giật thật mạnh là được.

Nếu bạn chẳng may bị nhiều mảnh dằm đâm vào cùng một vị trí thì sử dụng cách làm này là thích hợp nhất.

Lấy dằm bằng cách ngâm giấm trắng

Pha loãng giấm trắng cùng với nước sạch theo tỉ lệ 1:1. Đầu tiên, bạn nhúng vùng da bị dằm đâm vào nước ấm để làm mềm da, sau đó ngâm vào nước giấm pha loãng khoảng 10 – 15 phút.

Giấm trắng có nồng độ axit cao hơn so với nồng độ dung môi trong cơ thể sẽ giúp bạn kéo miếng dằm ra khỏi chân.

Tuy nhiên, giấm trắng có thể khiến chỗ bị dằm đâm hơi rát và xót. Nếu xung quanh vết dằm có vết thương hở thì bạn không nên áp dụng cách làm này.

Lấy dằm bằng baking soda

Cách làm này khá đơn giản nhưng hiệu quả hơi lâu. Bạn chỉ cần hòa tan một muỗng baking soda vào chén nước nhỏ.

Sau đó, ngâm vùng da bị dằm đâm vào chén nước. Làm cách này mỗi ngày 2 lần thì chiếc dằm bị kẹt trong da bạn sẽ tự động chui ra ngoài chỉ sau vài ngày.

Lấy dằm bằng bình thủy tinh

Nếu chẳng may bị dằm đâm vào chân thì việc đầu tiên phải cần làm là chuẩn bị một chiếc bình thủy tinh miệng rộng.

Đổ nước nóng vào gần đầy bình. Sau đó, bạn hãy ấn mạnh vùng da bị dằm đâm vào miệng bình. Miếng dầm sẽ bị kéo tuột ra nhờ áp suất của hơi nóng trong bình. Phương pháp này thích hợp để dùng trong những trường hợp bị dằm đâm vào những vùng da có diện tích rộng như lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Lấy dằm bằng vỏ chuối

Có một cách rất hiệu quả để lấy dằm ra khỏi chân chính là dùng vỏ chuối chín.

Bạn chỉ cần lấy một mảnh vỏ chuối chín rồi chà xát nhẹ mặt trong của vỏ lên nơi bị dằm đâm. Sau đó, dùng băng để quấn chỗ bị dằm đâm lại để qua đêm. Chất enzyme có trong quả chuối sẽ giúp đẩy dầm ra ngoài.

Cách này rất hữu ích trong những trường hợp dằm ghim dưới da.

Lấy dằm bằng khoai tây

Khoai tây cũng là một loại thực phẩm có thể lấy dầm ra khỏi da hiệu quả. Bạn thái một lát khoai tây sống rồi áp lên vùng da bị đâm, sau đó dùng băng gạc cố định lại. Sau một giờ, độ ẩm của khoai tây sẽ giúp miếng dằm tự động bong ra. Đối với những mảnh dằm lớn hay ghim sâu dưới da, bạn có thể băng khoai tây để qua đêm.

Lấy dằm bằng xà phòng

Bạn lấy một ít bọt xà phòng thấm đề vào chỗ bị dằm đâm rồi để trong vài giờ. Dưới tác dụng của xà phòng, dằm sẽ tự nhú lên. Bây giờ, bạn chỉ cần dùng kẹp gắp dằm ra và rửa lại bằng nước sạch là có thể chấm dứt cảm giác khó chịu.

Với cách làm này, bạn cần chú ý dùng loại xà phòng có chất lượng tốt để tránh khả năng nhiễm trùng có thể xảy ra.

Lấy dằm bằng vaselin hoặc dầu ăn

Khi bị dằm đâm vào tay sẽ có cảm giác rất khó chịu, nếu phần đầu dằm còn nhô ra bên ngoài thì bạn có thể dùng nhíp để lấy ra. Nhưng khi dùng nhíp để lấy dằm ra sẽ rất buốt vì đụng chậm đến phần da thịt bên trong. Để giảm cảm giác đau buốt, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu ăn hoặc vaselin vào chỗ bị dằm đâm để việc lấy ra được trơn tru hơn.

Chú ý nếu dằm đâm vào mắt hoặc gần mắt

Nếu có bất cứ thứ gì lọt vào mắt, bạn cần che mắt bị thương lại và gọi cấp cứu ngay lập tức. Không cố lấy dị vật ra vì bạn có thể gây tổn thương cho mắt và làm tổn hại thị lực.

Cố gắng nhắm cả hai mắt cho đến khi có sự giúp đỡ để cho mắt bị thương càng ít cử động càng tốt.

Vật lớn, không nên tự ý lấy ra

Những cách lấy dằm ra khỏi chân ở trên mặc dù rất tiện lợi và hữu ích vì hoàn toàn sử dụng những vật dụng có sẵn trong nhà nhưng nó chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, dằm nhỏ.

Trong trường hợp bị dằm đâm vào chân lâu ngày hoặc dằm đâm mưng mủ bạn cần đến gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

Các chuyên gia khuyến cáo nếu bạn đạp phải một vật có kích thước tương đối lớn, chẳng hạn cây đinh thì đừng nên vội lấy ra bởi nó có thể gây tổn thương mạch máu, thậm chí làm chảy máu ồ ạt. Việc tự loại bỏ dị vật cũng sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật viên khi xử lý tình huống vì khó xác định chính xác các tổn thương sâu bên trong.

Trong tình huống đó, tốt nhất là nên tìm cách cầm máu tạm thời, cố gắng đừng để dị vật xô lệch hay cắm sâu thêm và nạn nhân cần nhanh chóng đến Bệnh viện.

Chăm sóc vết thương sau khi lấy dằm ra

Cầm máu

Nếu vết thương chảy máu sau khi lấy dằm ra, bạn hãy dùng bông gòn ép lên vết thương. Giữ yên vài phút hoặc cho đến khi máu ngừng chảy.

Sát trùng vết thương

Sau khi loại bỏ chiếc dằm, bạn cần chú ý làm vệ sinh các vết đâm nhỏ. Rửa bằng nước ấm và xà phòng, sau đó dùng khăn sạch thấm khô và lau bằng bông tẩm cồn. Cồn là chất sát trùng rất tốt, nhưng giấm trắng, i-ốt và ô xy già cũng có hiệu quả.

Nếu không có bông tẩm cồn, bạn có thể dùng tăm bông sạch và nhúng vào cồn để lau vết thương.

Bạn sẽ thấy xót khi thoa cồn, nhưng cảm giác xót chỉ kéo dài trong chốc lát.

Thoa thuốc mỡ kháng sinh

Thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin có tác dụng chống nhiễm trùng. Thoa một lượng nhỏ thuốc mỡ lên vết thương đã sát trùng. Bạn có thể mua kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh ở bất cứ hiệu thuốc nào gần nhà.

Băng vết thương

Sau khi rửa và sát trùng, bạn nên để vết thương khô hẳn. Dùng băng cá nhân băng lại để tránh bị kích ứng và bụi đất. Bạn có thể tháo băng ra sau một hoặc hai ngày.

 

Nguyễn Văn Sơn Trung 

Kính chuyển

THẤT THẬP CỔ LAI HY.


Những phát minh của ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn.

Ngày nay người ta sống đến 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.

Nhà tôi treo một "lốc" lịch to nơi phòng khách, mỗi sáng thức dậy, tôi gỡ một tờ quăng đi… Khi ló ra tờ mới, tôi xem kỹ câu danh ngôn nếu có, coi đấy như lời dạy dỗ đầu ngày của các bậc tiền bối! Không biết ai ra sao, riêng tôi thấy tâm đắc việc này lắm!

Ví như, sáng thứ 2 tuần trước, ngủ dậy liền đến bóc tờ lịch, tờ mới có ghi câu danh ngôn của Turenne (một vị Công tước của Pháp):

"Tôi có ý kiến này muốn tặng bạn:

Đó là, mỗi khi bạn muốn nói, bạn hãy làm thinh".

Xem câu ấy xong, tôi ngẫm nghĩ… và thấy có lý, hay lắm. Quá hay đi chứ! Lời khuyên răn này rất xác đáng, đã đúc kết một kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống đầy những chuyện khôn lường của lòng dạ con người! Và, ngày hôm đó tôi thấy cần đến câu danh ngôn này hơn lúc nào hết!

Tôi chỉ thực hành nửa câu nói ấy mà cũng thấy mình khá rồi! Còn thực hành nguyên câu dĩ nhiên là không nổi! Xin cảm ơn ông hay bà Turenne người nước nào tôi không rõ, đã cho tôi một chút của báu dắt lưng phòng thân trên đường đời gian truân! Tôi không muốn coi tiếp câu danh ngôn của ngày kế tiếp… Ừ, cứ giữ bí mật để đó, vội gì!

Đến sáng ngày thứ 3, ngủ dậy, tôi lại gỡ lịch, gặp câu nói của Swift:

"Nổi giận là tự gánh giùm lỗi của người khác!"

Chí lý! Dại gì mà nổi giận cơ chứ! Quả nhiên, câu ấy tác động nơi từng sâu thẳm tâm hồn, ngày hôm đó tuy có nhiều việc thấy bực mình, mà tôi đâu có thèm giận! Ngu gì gánh lỗi giùm cho kẻ khác! Lại phải cảm ơn cái ông Swift hay bà Swift gì đó nữa!…

Rạng đông ngày thứ 4, lại ló tờ lịch ghi câu của Montesquieu:

"Con người phải khóc lúc sinh ra, chứ đâu phải lúc chết"..

Chết rồi, có phải làm gì nữa đâu mà cực với nhọc! Thế thì cũng chả nên khóc lóc mà làm chi! Ừ nhỉ! Lạ thật! Cái chết đột nhiên làm giảm đi bộ mặt khủng khiếp trong tâm tưởng tôi, nói chí tình cũng phải có chút ít tác dụng của Montesquieu mới ra thế! Và, ngày hôm đó tôi thấy mình nhiều nghị lực hơn, yêu đời hơn! Lại cảm thấy mình cứng cáp lên!

Sang ngày thứ 5, tờ lịch hiện lên câu ngạn ngữ của Ba Tư:

"Lưỡi dài thu ngắn đời sống"

Ôi, thật quá chất lượng! Dân Ba Tư kinh nghiệm quá dày dặn! Nói cho lắm chỉ được cái "nguy to", chỉ được cái "rước họa vào thân"! Còn nhớ trong ngày ấy, lúc nhậu cùng bạn bè, vậy mà tôi cũng ráng tịnh khẩu! Cứ sợ sa vào cái "vạ mồm"!

Đến ngày thứ 6, tờ lịch lấp lánh câu danh ngôn khác, thật cao siêu của Villier de l’Isle Adam:

"Người nhục mạ bạn, họ chỉ nhục mạ ý nghĩ của họ có về bạn, tức là họ nhục mạ chính họ!"

Câu này trong tầng sâu là đúng, nhưng thưc hiện quả là thiên nan vạn nan! Lên hàng thánh mới có thể xài được! Tâm đắc lắm nhưng cứ cất yên đấy! Công lực chưa đủ, chờ thời gian nữa hẵng hay!

Sang ngày thứ 7, lại ló câu của Cervantes:

"Ăn to thì di chúc nhỏ"

Úi cha! Cũng có lý quá! Tôi coi tiếp luôn ngày Chủ nhật xem sao… Đó là câu của G. Herbert:

"Ai cũng có một thằng điên trong ống tay áo"

Trời đất! Lại cũng quá đúng! Những lúc bưng ly bia, cốc rượu chỗ đông người, trong ống tay áo tôi thường rớt ra thằng điên, thậm chí đôi lúc rớt ra hai thằng! Say quá, có khi rớt đến ba thằng!

Ôi chao! Riêng về phần danh ngôn, tờ lịch vậy mà hay! Một lần nữa xin cảm ơn, cảm ơn… tờ lịch gỡ mỗi ngày! Việc gì phải đi thư viện đọc sách hao tốn thời gian, cứ theo lịch đấy mà học mãn đời không hết!…

Trần Gian Một Khúc,

Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: Sinh, Lão, Bệnh, Tử?

Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của Tạo hóa, không có cách chi thay đổi được.

Cây cối đâm chồi nảy lộc vào muà xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi đến mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ Sinh, Trụ, Hủy, Diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.

Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường.. Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiều mộng đẹp. Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được.

Ðời người như giấc mộng

Người ngoại quốc cũng có câu: "Life is too short!"(cuộc đời sao quá ngắn). Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải mê kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời đúng nghĩa.

Cũng ít ai biết sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi gìà. Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm thì mới giật mình, rồi buồn phiền, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của cũng trở thành vô dụng.

Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên cao, cholesterol lên cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái thì rụng, cái lại lung lay. Ði chơi xa thì không dám, vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem phim cũng không được vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã lèm nhèm.

Người VN mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để. Làm việc thì liên miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Làm thì nhiều, mà ít dám vui chơi hưởng thụ như người Âu Mỹ...

Suốt đời cặm cụi, nhịn ăn nhịn mặc, để dành, mua cái nhà cái cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi.

Người xưa đã nói:

Một năm được mấy tháng xuân

Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa

Và:

Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi

Bo bo giữ lấy của Trời làm chi

Bẩy mươi chống gậy ra đi

Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi

Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ "nhàn". Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bị đột quỵ, bệnh tâm thần.

Ông Cả ngồi trên sập vàng

Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo

Ông bếp ngồi cạnh đống tro

Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm

Ðời người sống mấy gang tay

Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm

Hoặc là

Ăn con cáy, đêm ngáy o..o

Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.

Người xưa tuổi thọ kém, ngay đến vua chúa cũng chỉ sống đến khỏang 50 tuổi. Khi 60 tuổi đã ăn mừng "lục tuần thượng thọ". Còn đến 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu:

"Nhân sinh thất thập cổ lai hy" (tức là, người ta có mấy ai mà sống được đến 70).

Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh tốt, và thoải mái hơn.

Những phát minh của ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống đến 80, 90 tuổi không phải là ít.

Tuy nhiên, sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.

Tâm thân an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người chung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm.

Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người gìà để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè.

Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người chung quanh.

Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người chung quanh.

Biết đủ thì đủ ("Tri túc, tiện túc")

Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một "phần thưởng tặng thêm" (bonus_jackpot) của Thượng Đế, nếu đi kéo máy đánh bạc ở sòng bài (slot machine)....dzui hết biết!!

Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có thể có được!

Sưu Tầm.

Đi bộ chỉ 20 phút có tác dụng gì? Bạn sẽ bất ngờ đấy.

Đi bộ nhanh 20 phút bạn sẽ đi được khoảng một dặm (1,6 km) và đi được từ 2.000 đến 3.000 bước, dẫn đến đốt cháy được 90 đến 110 calo. (Mỗi lần đi bộ, hãy biết rằng về cơ bản bạn đang đốt cháy calo tương đương với số calo khi bạn ăn một túi khoai tây chiên!).

Bằng cách đảm bảo rằng bạn sẽ đi bộ nhanh, tim của bạn sẽ đập “vào số” để tăng lưu lượng máu đến các cơ của bạn, và bạn “sẽ tối đa hóa lượng calo đốt cháy của bạn”. Theo thời gian, những lợi ích thu được sẽ bao gồm sức khỏe tim mạch tốt hơn, mức cholesterol và huyết áp tốt hơn, và ít viêm hơn.

2. Bạn sẽ giảm ngay nguy cơ tử vong

Một nghiên cứu lớn được công bố vào năm 2015 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ cho thấy rằng đi bộ nhanh 20 phút mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tử vong lên tới 30%. Trong số những người tham gia nghiên cứu, những người sống cuộc sống ít vận động và chỉ đơn giản là đi bộ ngắn hằng ngày đã có được lợi ích đáng kể nhất trong tất cả các nhóm được nghiên cứu.

Nói cách khác, chỉ cần xuống ghế đi bộ một quãng ngắn thôi cũng có tác động lớn đến tuổi thọ của bạn.

3. Bạn sẽ nhận được năng lượng

Theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ) và được công bố trên tạp chí Psychotherapy and Psychosomatics, đi bộ 20 phút chỉ 3 ngày một tuần trong 6 tuần có thể giúp tăng thêm 20% mức năng lượng và giảm bớt cảm giác mệt mỏi.

4. Bạn sẽ cảm thấy sáng tạo và giàu trí tưởng tượng hơn

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho biết bạn nên đi bộ để tăng cường khả năng sáng tạo. Hơn nữa, bạn càng đi bộ nhiều, bạn càng sáng tạo hơn.

The New York Times giải thích: “Những người hoạt động tích cực nhất cũng là những người sáng tạo nhất, đặc biệt là nếu họ thường xuyên đi bộ hoặc tập thể dục vừa phải”. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng bạn càng năng động, bạn càng có nhiều khả năng trở thành một người hạnh phúc hơn về mọi mặt.

5. Bạn sẽ tắt các gien thúc đẩy… béo phì

Bạn sẽ phải đi xa hơn nữa để gặt hái được những lợi ích đầy đủ của điều này, nhưng theo một nghiên cứu lớn từ năm 2011 trên 7.740 phụ nữ và 4.564 nam giới, một nhóm nghiên cứu do Khoa Dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ) đã phát hiện ra rằng "Đi bộ nhanh một giờ mỗi ngày" thực sự có thể làm giảm "ảnh hưởng của di truyền đối với bệnh béo phì" của cơ thể bạn.

Nghiên cứu cho thấy rằng ngồi và xem TV đến hai giờ mỗi ngày thực sự làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của các gien liên quan đến bệnh béo phì của bạn lên đến 25%. Trong khi đó, một giờ đi bộ tương đương với việc tắt các gien đó, theo Eat This, Not That!

 

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.