.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

Có thể bạn chưa biết: Dải chấm tròn nhỏ li ti màu đen trên xe ô tô có tác dụng gì?......

 Những chấm đen giao thoa dần đều giữa 2 phần viền và trung tâm kính dù nhỏ bé nhưng lại mang trên mình những vai trò vô cùng quan trọng đấy nhé!

Các chấm đen trên kính chắn gió ô tô hay còn được gọi là "dải frit"Đây là men gốm được nung vào các cạnh của kính chắn gió trong quá trình sản xuất xe.

Có lẽ ai trong số chúng ta cũng từng đi ô tô, nếu để ý, chúng ta sẽ thấy trên tấm kính chắn gió của mỗi chiếc xe đều có những phần chấm nhỏ liên tiếp ở rìa kính. Và chắc hẳn, một số người sẽ nghĩ rằng chúng sinh ra với tác dụng che sáng hoặc chắn nắng gì đó còn số khác thì... thậm chí còn không thèm để tâm.

Ấy thế mà những chấm đen giao thoa dần đều giữa 2 phần viền và trung tâm kính này lại có vai trò quan trọng đấy. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Đây là những thành phần sơn có nguồn gốc từ gốm được nấu chảy, hòa quyện và ép chặt vào cùng với lớp thủy tinh của kính, không thể bong ra.

Vậy những chấm nhỏ này thực sự là gì và tại sao ở trên kính chiếc ô tô nào cũng xuất hiện?

Thực chất, đây là những thành phần sơn có nguồn gốc từ gốm được nấu chảy, hòa quyện và ép chặt vào cùng với lớp thủy tinh của kính, không thể bong ra. Đó cũng chính là nguyên tố ẩn giấu, giúp các chấm nhỏ này phát huy được tác dụng của mình.

Theo đó, những chấm nhỏ màu đen trên cửa kính xe ô tô này có những vai trò như sau:

  • Thứ nhất, "dải frit" có tác dụng ngăn chặn tia cực tím của mặt trời làm ảnh hưởng đến lớp keo dán kính gắn kết với viền khung xe. Chúng không chỉ làm nhiệm vụ chống bụi chống nước như trên smartphone mà còn giữ cho tấm kính bảo hộ ở nguyên vị trí.
  • Thứ hai, chúng góp phần tạo nên một bề mặt ráp nhám hơn để tăng diện tích bám dính của keo, càng đảm bảo sự ổn định cho thành phần khung xe và kính ô tô.
  • Thứ ba, đem lại yếu tố thẩm mỹ cho chiếc xe bởi đã khéo léo che giấu những lớp keo gắn kết kính chắn gió và khung xe ô tô, vì những chấm đen đó giúp che đi phần nào lớp keo dán sát lề, trông không nham nhở nếu có sơ suất thủ công nào bị gây ra.

Ngoài ra, "dải frit" còn có chức năng đánh lừa thị giác. Các chấm “frit” có kích cỡ nhỏ dần và xa nhau hơn khi càng cách xa viền kính chắn gió, khiến người lái xe khó nhận ra sự chuyển giao giữa màu đen của dải frit và kính, tránh sao nhãng khi lái xe.

Đồng thời, những “chấm frit” cũng có khả năng giảm độ chói từ ánh sáng mặt trời. Vì vậy, nhiều nhà sản xuất ô tô cũng bố trí một ma trận chấm “frit” ở đằng sau gương chiếu hậu giúp tăng khả năng che nắng cho hàng ghế phía trước.

Tại sao lại là hoa văn "dấu chấm"?

Những họa tiết chấm đen được thiết kế khá mượt mà, tạo cảm giác dễ chịu và đẹp mắt hơn.

Những họa tiết chấm đen được thiết kế khá mượt mà với kích cỡ giảm dần đều vào trong, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái và tăng tính thẩm mỹ cho chiếc xe ô tô của bạn.

Không chỉ thế, kính xe thường bị làm cong ở một góc độ nào đó khi trời nóng, vì phần keo và kính viền tiếp xúc với khung xe sẽ nóng nhanh hơn phần kính ở giữa, tạo sự chênh lệch nhiệt độ gây giãn nở kính khác nhau ở 2 vùng riêng biệt - và mắt thường sẽ khó có thể phát hiện ra điều này. Vì thế, người lái xe có thể bị ảnh hưởng vì hiệu ứng thị giác nhìn qua kính bị "bóp méo", gây sai lệch về cảm tính và ước lượng diễn biến khoảng cách khi tham gia giao thông.

Thế đó, trung bình cần khoảng 30.000 chi tiết để cấu thành một chiếc ô tô và ngay cả những dấu chấm nhỏ xíu như thế này cũng có tác dụng riêng của nó. Xe ô tô đúng là còn quá nhiều thứ để chúng ta khám phá phải không? Chớ bỏ qua những chi tiết như thế này để bạn có thể sử dụng xe đúng cách và an toàn nhất có thể nhé!

Sưu Tầm

Ai sáng chế ra chữ Hán ?


Một trang Hiến pháp Hàn Quốc, có quá nhiều chữ Hán xen lẫn chữ Hangul, bởi lẽ chữ Hangul không thể hiện chính xác ý nghĩa của những từ có tính pháp lý phức tạp và quan trọng
Nguyễn Hải Hoành
Chữ viết là một phát minh vĩ đại của loài người. Dân tộc nào làm ra được chữ viết thì dân tộc đó sẽ thoát ra khỏi thời kỳ tiền sử mông muội, tiến sang kỷ nguyên văn minh có sử sách ghi lại sự phát triển của dân tộc mình. Cho tới nay, một số dân tộc vẫn chưa làm được chữ viết. Chữ Hán thuộc loại chữ viết ra đời sớm. Theo nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Châu Hữu Quang, chữ Hán chính thức thành hình và ra đời cách đây khoảng hơn 3300 năm, chỉ sau một vài loại chữ viết của vùng Trung Đông. Trong hàng nghìn loại chữ viết hiện có trên thế giới, chữ Hán nổi bật với hình dạng tổ hợp đường nét giới hạn trong một ô vuông, là loại chữ viết duy nhất có tính chất biểu ý (ghi ý), khác với các loại chữ viết còn lại đều có tính chất biểu âm (ghi âm).
Hiện nay, chữ Hán đang được hơn 1,4 tỷ người trên thế giới sử dụng. Công luận phổ biến thừa nhận chữ Hán do người Trung Quốc làm ra, về sau du nhập Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc và Nhật Bản, được các nước này sử dụng theo cách riêng của mình trong hàng nghìn năm, và cuối cùng đều phải cải cách nhằm ghi được tiếng mẹ đẻ của mình. Tại Trung Quốc, chữ Hán sau khi ra đời hầu như không có thay đổi gì, mặc dù từ cuối thế kỷ 19 nước này từng tiến hành cải cách chữ Hán với quy mô cực kỳ lớn. Cho tới nay, có thể khẳng định chữ Hán là loại chữ viết thích hợp với Hán ngữ và sẽ được mãi mãi sử dụng ở Trung Quốc. Hiện vẫn chưa biết ai là người sáng chế ra loại chữ viết độc đáo này. Người Trung Quốc lưu hành truyền thuyết chữ Hán là do Thương Hiệt (倉頡Cang Jie), mt viên quan chép s ca vua Hoàng Đế đầu tiên, làm ra.
Vấn đề quyền tác giả của chữ Hán bắt đầu nổi lên sau khi trang mạng Trung Quốc "tv.sohu.com" ngày 3/2/2008 đăng bài "Giáo sư Hàn Quốc tuyên bố chữ Hán là do người Hàn Quốc phát minh".
Bài báo cho biết : Chẳng những tranh giành quyền sáng chế chữ Hán mà mấy hôm nay người Hàn Quốc triển khai một loạt hành động tranh giành thành tựu văn hóa của Trung Quốc, như họ báo cáo Liên Hợp Quốc rằng "Kỹ thuật in chữ rời" là do Hàn Quốc phát minh, Tết Đoan Ngọ là di sản văn hóa của Hàn Quốc ; Khổng Tử, người đẹp Tây Thi, thầy thuốc Lý Thời Chân… là người Hàn Quốc, Y học cổ Trung Hoa (Trung Y) cũng do người Hàn Quốc phát minh. Bài báo viết : Tờ "Nhật báo Triều Tiên" của Hàn Quốc, số ra ngày 10/10/2006, đưa tin ông Phác Chính Tú, Giáo sư lịch sử Đại học Seoul, nói sau 10 năm nghiên cứu khảo chứng, ông nhận định dân tộc Triều Tiên đầu tiên phát minh ra chữ Hán ; về sau khi người Triều Tiên di cư đến Trung Nguyên, họ mang theo chữ Hán vào Trung Quốc. Mọi người đều biết hiện nay trên lãnh thổ Trung Quốc có dân tộc Triều Tiên (Chaoxian, Korean) là dân tộc thiểu số lớn thứ hai (hơn 1,7 triệu người, chỉ sau dân tộc Tráng), trong cộng đồng 56 dân tộc nước này.
"Thời báo Hoàn cầu" của Trung Quốc, số ra ngày 21/4/2011, đăng bài "Học giả Hàn Quốc tuyên bố : Tổ tiên họ phát minh ra chữ Hán". Bài báo cho biết : ông Trần Thái Hạ, 73 tuổi, nhà ngôn ngữ học số một Hàn Quốc, Giáo sư Đại học Nhân Tế Hàn Quốc, mới đây đăng bài trên truyền thông nước này, nói "Chữ Hán không phải là văn tự Trung Quốc mà là do tộc Đông Di tổ tiên chúng ta sáng tạo ra, là văn tự của chúng ta. Giới học giả Trung Quốc cũng thừa nhận sự thực lịch sử này, chỉ có Hàn Quốc chưa biết". Đông Di là tên mà các vương triều Trung Quốc ở Trung nguyên thời Tiên Tần gọi chung các bộ lạc sống ở miền đông vùng Trung nguyên, trong đó gồm cả người trên bán đảo Triều Tiên. Phát biểu của giáo sư Hạ đã gây ra tranh luận sôi nổi.
Theo Thời báo Hoàn cầu, mạng Newdaily Hàn Quốc ngày 17/4/2011 đăng một bài dài dẫn lời giáo sư Hạ nói : Tên gọi "chữ Hán" đâu phải vì đó là chữ viết do tộc Hán Trung Quốc sáng tạo ; thời nhà Hán cũng chưa có tên gọi "chữ Hán". Thứ chữ này là do tộc Đông Di của người Hàn Quốc phát triển trên cơ sở chữ viết trên mai rùa. Giáo sư Hạ còn nói : Các nhà văn-sử học Trung Quốc như Lâm Ngữ Đường [1895-1976], Vương Ngọc Triết, đều đã nghiên cứu khảo chứng nguồn gốc chữ Hán, cho rằng đó là di sản văn hóa của tộc Đông Di ; chữ viết của Trung Quốc là do người tộc Đông Di sáng tạo, Khổng Tử cũng là hậu duệ của nước Ân thuộc dân tộc Đông Di.
Giáo sư Hạ kể chuyện : Bộ trưởng Văn hóa Giáo dục đầu tiên của Hàn Quốc, ông An Hạo Tương, từng than phiền với ông Lâm Ngữ Đường là chữ Hán đã đem lại cho Hàn Quốc nhiều vấn đề rắc rối, nhưng ông Đường đáp : "Ngài nói gì lạ thế ? Chữ Hán là do tộc Đông Di các ngài làm ra, lẽ nào các ngài không biết sao ?"
Giáo sư Hạ tuyên bố : Người Hàn Quốc hiện nay "coi chữ Hán là ngoại ngữ — cách làm đó là hành vi tự gây hại cho chính mình", "chữ Hán cùng với chữ Hangul có tính khoa học nhất, là đôi cánh của Hàn ngữ ; duy nhất chỉ Hàn Quốc là quốc gia có kết cấu ngôn ngữ lý tưởng như vậy".
Năm 1998, Giáo sư Trần Thái Hạ thành lập "Tổng hội liên hợp xúc tiến giáo dục chữ Hán toàn quốc", ra sức đẩy mạnh dạy và học chữ Hán. "Nhật báo Trung ương" Hàn Quốc năm 2006 đưa tin về quan điểm của Giáo sư Hạ, cho rằng "Môn Cờ vây có nguồn gốc từ Hàn Quốc". Năm 2009, hai chục vị cựu Thủ tướng Hàn Quốc ký tên vào bản kiến nghị do Giáo sư Hạ dự thảo, đề nghị đẩy mạnh việc giảng dạy chữ Hán ở Hàn Quốc.
Quan điểm "Hàn Quốc làm ra chữ Hán" của Trần Thái Hạ đã tạo ra niềm phấn khởi trong một số dân mạng Hàn Quốc, nhưng các cơ quan truyền thông chính thống của nước này đều im lặng. Mấy năm nay, dư luận trong dân gian hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc xảy ra không ít tranh cãi về vấn đề di sản văn hóa, nhưng chưa rõ tại sao chính quyền hai nước đều ít nói về các vấn đề đó.
Phản ứng của dư luận Trung Quốc
Dư luận Trung Quốc hăng hái và phẫn nộ phê phán quan điểm "Chữ Hán do người Triều Tiên/Hàn Quốc sáng chế". Họ cho rằng chữ Hán từ Trung Quốc du nhập bán đảo Triều Tiên từ khoảng thế kỷ 3 sau công nguyên, khi chữ Hán đã ra đời ở Trung Quốc được khoảng 1500 năm (thế kỷ 13 trước công nguyên).
Thời cổ, người Triều/Hàn chưa có chữ viết của mình, phải mượn dùng chữ Hán, nhưng chỉ tầng lớp quý tộc và quan lại dùng, còn dân chúng thì mù chữ. Do ngôn ngữ Triều/Hàn thuộc ngữ hệ Altai, khác với Hán ngữ thuộc ngữ hệ Hán-Tạng (Sino-Tibetan), nên chữ Hán không thể ghi được tiếng Triều/Hàn. Để giải quyết khó khăn đó, vua Sejong (tức Thế Tôn, trị vì Hàn Quốc thời gian 1418-1450) tập hợp một số quần thần và nhà trí thức nghiên cứu làm ra một bộ chữ viết riêng của người Triều/Hàn, gọi là "Huấn dân chính âm" (sau gọi là chữ Hangul) và công bố ngày 9/10/1446, nhằm thống nhất âm đọc tiếng Hàn trong cả nước. "Huấn dân" là "Dạy cho dân" ; "Chính âm" là "Chữ viết đúng của dân".
Chữ Hangul là chữ viết biểu âm đầu tiên ở Châu Á, là một phát minh sáng tạo lớn, niềm tự hào và biểu tượng cho sự độc lập của dân tộc này, chữ viết duy nhất được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (năm 1997). Đây là lần đầu tiên một dân tộc Châu Á phát minh ra cách dùng chữ cái để ghi tiếng nói của mình. Tuy rằng khoảng hai thế kỷ sau tại Việt Nam có xuất hiện loại chữ viết hiện đại hơn, là chữ biểu âm dùng chữ cái Latin được dân ta gọi là chữ Quốc ngữ, nhưng loại chữ này không phải do người Việt Nam tự làm ra, mà chủ yếu là kết quả sáng tạo của các nhà truyền giáo Châu Âu trong quá trình dùng chữ cái Latin phiên âm chữ Nôm Việt Nam.
Chữ Hangul là loại chữ biểu âm, ban đầu có 28 chữ cái (hiện nay chỉ dùng 24), dễ học dễ nhớ, dễ viết. Chữ Hán thuộc loại chữ biểu ý, khó học, khó nhớ, khó viết. Nhưng do chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán nên trong lịch sử, tầng lớp trên người Triều/Hàn vẫn chủ yếu dùng chữ Hán, coi là chữ quý tộc, còn chữ Hangul bị coi là chữ của người ít học và của phụ nữ. Mãi đến sau Thế chiến thứ hai khi người Triều/Hàn giành được độc lập dân tộc, họ mới chính thức bỏ chữ Hán, chỉ dùng chữ Hangul.
Tại Bắc Triều Tiên, sau năm 1945, chính quyền ra lệnh bỏ hẳn chữ Hán. Tại Nam Triều Tiên (tức Hàn Quốc), năm 1948 ban hành "Luật chuyên dùng chữ Hangul", cấm công khai dùng chữ Hán. "Luật Quốc ngữ cơ bản" ban hành năm 2005 quy định các văn bản cơ quan nhà nước phải dùng chữ Hangul, nhưng khi viết các lệnh của Tổng thống, có thể dùng chữ Hán hoặc chữ nước ngoài ghi chú trong ngoặc. Trên thực tế, văn bản Hiến pháp Hàn Quốc vẫn dùng nhiều chữ Hán (ảnh). "Nhật báo Đông Á" và "Nhật báo Triều Tiên" của nước này vẫn in tiêu đề bằng chữ Hán phồn thể. Các văn bản cơ quan nhà nước Hàn Quốc tuy dùng chữ Hangul là chính nhưng có dùng thêm chữ Hán, chủ yếu để ghi chú trong trường hợp nếu chỉ dùng chữ Hangul thì không phân biệt được chính xác nội dung cần thể hiện. Ví dụ tên người (nhất là trong thẻ căn cước), tên đất, hoặc các văn bản pháp lý đòi hỏi tính chính xác cao thường có bổ sung thêm bằng chữ Hán trong ngoặc đơn.
Theo tin trên báo Trung Quốc, ngày 9/2/2005, Chính phủ Hàn Quốc ra thông báo tuyên bố phục hồi sử dụng chữ Hán trong tất cả các công văn nhà nước và biển báo giao thông. Ngoài ra, cũng đề xuất "Phương án đẩy mạnh kết hợp sử dụng chữ Hán", theo đó bất cứ tên người, tên đất hoặc từ ngữ lịch sử nào nếu không dùng chữ Hán sẽ dễ xảy ra nhầm lẫn thì phải ghi chú thêm bằng chữ Hán. Các biển báo giao thông, biển tên di tích lịch sử, biển hướng dẫn nơi tham quan du lịch… đều phải viết bằng ba thứ tiếng Hàn, Anh, Trung.
Trên thực tế, vì tiếng Triều/Hàn có ít âm tiết lại không có thanh điệu, cho nên tồn tại rất nhiều từ đồng âm khác nghĩa, nếu viết toàn bộ bằng chữ Hangul biểu âm sẽ khó phân biệt ý nghĩa của các từ đồng âm. Nhưng nếu ghi chú thêm bằng chữ Hán thì sẽ có thể phân biệt chính xác, bởi lẽ chữ Hán là chữ biểu ý. Người Hàn Quốc sử dụng chữ Hán đã ngót 2000 năm, chịu ảnh hưởng rất lớn từ chữ Hán, như 70% từ ngữ tiếng Hàn có gốc chữ Hán (tương tự từ Hán-Việt ở Việt Nam, nhưng tiếng Việt giàu âm tiết nên không tồn tại nhiều từ đồng âm khác nghĩa).[1] Đây là lý do giải thích vì sao lượng chữ Hán chiếm tới một phần tư văn bản Hiến pháp Hàn Quốc hiện nay.
Tuy vậy, những điều nói trên không chứng tỏ chữ Hán là do người Triều/Hàn làm ra. Thật khó hiểu là một dân tộc từng sáng tạo ra Hangul – thứ chữ viết được ca ngợi là có tính khoa học "với các nguyên tắc ngữ âm vượt thời gian mà chưa dân tộc nào từng có"[2] giờ đây lại có ý định tranh quyền sáng tạo chữ Hán, một loại chữ bị chính người Trung Quốc vất vả cải cách sửa đổi suốt cả trăm năm qua chưa xong !
Việt Nam và Nhật không tranh quyền tác giả chữ Hán
Việt Nam mượn dùng chữ Hán khoảng hơn 2000 năm, kể từ sau khi tướng nhà Tần là Triệu Đà chiếm nước ta. Tình hình chữ Hán ở ta cũng tương tự như ở Hàn Quốc : tiếng Việt thuộc ngữ hệ Môn-Khmer ở Đông Nam Á, một ngữ hệ khác hẳn tiếng Hán, vì thế chữ Hán không thể ghi được tiếng Việt.
Để khắc phục khó khăn trên, từ thế kỷ 12, tổ tiên ta dựa trên cơ sở chữ Hán đã sáng tạo ra chữ Nôm ghi được tiếng mẹ đẻ. Nhưng chính quyền phong kiến Việt Nam vẫn dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức ; chữ Nôm bị coi là chữ của dân thường, là loại chữ "nôm ma mách qué". Tuy vậy, nhờ chữ Nôm mà nước ta từng có một nền văn học rực rỡ, với các tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…
Có điều chữ Nôm khó học hơn chữ Hán, vì thế không được sử dụng rộng rãi như chữ Hangul ở Hàn Quốc. Từ thế kỷ 17, dân ta may mắn được tiếp nhận chữ Quốc ngữ do các giáo sĩ Châu Âu rất giỏi ngôn ngữ học làm ra trên nền tảng Latin hóa chữ Nôm. Chữ Quốc ngữ ghi được 100% tiếng Việt, rất dễ học, dễ nhớ, dễ viết, dễ dùng, về cơ bản đạt được yêu cầu nói thế nào viết thế ấy, viết thế nào đọc thế ấy. Vì thế, từ cuối thế kỷ 19, nước ta nhanh chóng chỉ học và dùng chữ Quốc ngữ, dứt điểm bỏ hẳn được chữ Hán, thực hiện triệt để "Thoát Hán" về ngôn ngữ, không còn phải ít nhiều dùng tới chữ Hán như người Nhật, người Triều/Hàn. Tuy rất ưa chuộng chữ Hán và văn hóa Trung Hoa nhưng tổ tiên ta chưa bao giờ có ý định tranh giành các thành tựu văn minh, như chữ Hán hoặc các tác phẩm kinh điển như Kinh Dịch v.v…
Người Nhật dùng chữ Hán lâu hơn và với quy mô lớn hơn người Triều/Hàn, trong lịch sử chưa hề thấy họ nghi ngờ việc người Trung Hoa làm ra chữ Hán. Thời xưa, người Nhật sử dụng gần như toàn bộ chữ Hán, nhiều nhất tới 50 nghìn chữ, do đó gặp rất nhiều khó khăn. Thế kỷ 8 họ phát minh ra chữ Kana, một loại chữ biểu âm để dùng kết hợp với chữ Hán, nhờ thế giảm được đáng kể tổng số chữ Hán cần dùng. Hiện nay họ chỉ chính thức sử dụng gần 2000 chữ Hán. Cuối thế kỷ 19, trong quá trình chuyển ngữ các thuật ngữ của văn minh phương Tây, người Nhật đã có công lao rất lớn trong việc phát triển Hán ngữ hiện đại[3], tuy thế họ rất ít nói về thành tựu đó.
Nguyễn Hải Hoành
Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 07/02/2022

[1] 韩国机构称将汉字视为外国文字违宪 sina.com.cn
[2] Nguyễn Thị Minh Chung : "Hangul và chữ viết của Hàn Quốc", sách "Tiếng Việt 6", Nhà xuất bản Tri thức, 2015.
[3] Xem bài "Người Nhật phát triển Hán ngữ hiện đại"


PHÁT ÂM CỦA NGƯỜI NAM KỲ......

Có những phương ngữ rất đặc trưng của vùng. Nếu bạn hỏi người Long An: “Năm nay lúa má sao anh?” Long An trả lời: “Hằng hà!” Còn người Vĩnh Long sẽ trả lời: “Nhóc luôn!”
Dân Nam Kỳ cũng lãng mạn lắm, gọi nước lên xuống ngày 2 lần bằng mấy chục từ diễn tả, như: nước lớn, nước ròng, nước rong, nước kém, nước đứng, nước nhửn, nước ương, nước đổ, nước ngập, nước nổi, nước quay, nước lụt, nước giựt, nước rút, nước chảy, nước trôi, nước nhảy, nước bò…
"Khúc sông bên lở bên bồi
Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm."
Nước ròng còn chia ra: nước ròng cạn, nước ròng sát, nước ròng rặc, nước ròng kiệt; hay còn gọi tắt là nước cạn, nước sát, nước rặc, nước kiệt…
Thời điểm nước đứng gọi là “nước nhửn”.
"Nước lớn rồi lại nước ròng,
Đố ai bắt được con còng trong hang."
Dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ gọi thuyền hay đò thì ở Nam Kỳ gọi ghe và chia ra hàng chục loại: ghe chài, ghe đục, ghe be, ghe bầu, ghe cui, ghe cửa, ghe giàn, ghe lồng, ghe lườn, ghe ngo, ghe tam bản…
"Ghe bầu trở lái về đông
Làm thân con gái theo chồng nuôi con."
Người Nam Kỳ viết không sai chánh tả nhưng trong văn nói có nhiều đặc trưng của vùng, gọi là phát âm sai nếu theo lý thuyết chữ quốc ngữ.
Phát âm phụ âm cuối không phân biệt “n” và “ng”, “c” và “t”,””y”và “I”. Ví dụ: cục than thành cục thang, liên thành liêng, lan thành lang, mái và máy, lụt và lục, mát và mác, thước và thướt...
Phát âm “ê” thành “i”. Chẳng hạn cơm nếp, cái đệm thành cơm níp, cái địm. “ươ” thành “ơ”; trái mướp thành trái mớp, ăn cướp thành ăn cớp, đám cưới thành đám cứi, tức cười thành tức cừi.
Phụ âm “r” “g”, như rau răm thành gau găm, cá rô thành cá gô.
Phụ âm “r” thành “d”. Ví dụ: rau răm thành dao dăm, cá rô thành cá dô.
Vùng Gò Công cũ (Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công [tỉnh Tiền Giang], và Cần Đước, Cần Giuộc [tỉnh Long An]), ở trong quê sâu có cách phát âm “ng” thành “qu”. Ví dụ: ông ngoại thành ông quại.
Thành ra nói kêu " ông quại" cho toàn Nam Kỳ là không trúng.
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh có cách phát âm “th” thành “kh”. Ví dụ: cái thùng thành cái khùng.
Dân Bến Tre (trừ Chợ Lách và Bình Đại) đọc phụ âm “tr” thành “t”.
Ví dụ: cây tre, cây trúc thành cây te, cây túc; Bến Tre thành Bến Te; Ba Tri thành Ba Ti; Giồng Trôm thành Giồng Tôm.
"Chợ Ba Ti thiếu gì cá biển
Anh thương nàng anh nguyện về đây."
(Nguyễn Gia Việt @Sài Gòn trong tim tôi)



 9 Bí Mật Thú Vị Mà Nhân Viên Sân Bay Chả Bao Giờ Hé Lộ Cho Bạn Biết..........


Những gì họ biết về bạn còn nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng đó.

Thế nhưng họ sẽ chẳng bao giờ hé răng tiết lộ cho bạn biết đâu. 

Sân bay thường có những máy quét đặc biệt buộc hành khách phải 

kiểm tra trước khi đi qua nó. Có nghĩa là các nhân viên an ninh sẽ

 nhìn thấy hành khách khỏa thân.

Mặc dù bạn có thể sẽ cảm thấy khó xử và ngượng ngùng nhưng họ
 buộc phải làm điều này để đảm bảo an toàn trước chuyến bay.
Máy quét này có tên gọi là “Naked Scanner”, đó là lý do người ta bảo các 
nhân viên tại sân bay biết nhiều thứ về bạn hơn là bạn nghĩ đấy.
Họ có khả năng phân tích hành vi
Tại mỗi sân bay đều có đội ngủ phân tích hành vi hành khách. Đội ngũ này
 sẽ phát hiện những ai có dấu hiệu đáng ngờ, công việc của họ là quan sát 
xem những hành khách nào có dấu hiệu đáng ngờ như âu lo, liếm môi, 
hay nhìn dáo dác.
Nếu bạn bị chú ý, bạn sẽ bị kiểm tra, họ sẽ tìm hiểu xem bạn có an toàn và
vô hại hay không.
Họ thừa biết bạn có đang tỉnh táo hay không
Ở nhiều sân bay lớn, các nhân viên an ninh còn có loại máy ảnh đặc biệt
 giúp phát hiện những hành khách say rượu hoặc sử dụng thuốc.
Một số máy còn có thể kiểm tra được ai đó có đang tức giận hoặc nguy hiểm 
hay không. Nếu hành khách nào có màu đỏ, họ sẽ được thông báo cho
 nhân viên an ninh hoặc cảnh sát để kiểm tra chi tiết.
Họ không phân biệt được hành lý của bạn.
Hầu hết chúng ta đều đặt câu hỏi là vì sao hành lý thường bẩn thỉu và 
nhàu nhĩ. Nhưng bạn cần biết hành lý được sắp xếp tự động, máy quét mã 
vạch sẽ sắp xếp theo điểm đến của bạn.
Thậm chí, máy quét sẽ nhầm lẫn và gửi hành lý của bạn đi nơi khác 
nếu bạn quên xé bỏ nhãn dán mã vạch trước đó.
Hành lý của bạn sẽ được những chú chó kiểm tra.
Trước khi hành lý của bạn lên được máy bay, nó sẽ trải qua 5 cấp độ 
kiểm tra. Một trong số đó là nhân viên an ninh sẽ sử dụng chó nghiệp vụ 
để đánh hơi. Những con chó này có thể ngửi được các loại chất cấm và
 đồ nguy hiểm.

Hầu hết các sân bay đều được trang bị nhà bếp khổng lồ, họ nấu rất nhiều các suất ăn cho hành khách.Nhà bếp này không dành riêng cho một hãng hàng không nào mà dùng chung cho các hãng, hoạt động 24/7. Thức ăn cho một chuyến bay sẽ được nấu khoảng 6 - 10 tiếng trước đó.

Kiểm soát máy bay ngay cả khi nó đang đậu trên mặt đất
Người điều phối không chỉ kiểm soát máy bay khi nó trên bầu trời mà còn định vị chính xác khi nó đang đậu ở mặt đất.
Trung bình mỗi điều phối viên sẽ làm việc với khoảng 5 màn hình, những thông tin liên quan tới chuyến bay sẽ được cập nhật liên tục.

Nếu visa hết hạn bạn sẽ bị trục xuất ngay

Khi bạn bị các nhân viên sân bay phát hiện đã hết thị thực, họ sẽ báo ngay cho hãng hàng không để đưa bạn đến và yêu cầu trục xuất bạn về nước ngay trong ngày.

Để đền bù sai sót, hãng hàng không sẽ phải chịu mọi chi phí máy bay về nước cho bạn.

Họ biết thừa bạn cầm gì trong tay
Có khi nhân viên sân bay sẽ yêu cầu hành khách chà xát tay lên một miếng vải trước khi họ kiểm tra tay bạn bằng một chiếc máy đặc biệt. Họ đang kiểm tra bạn bằng chiếc máy có tên "Phân tích phân tử mùi (atomizer)”.
Trước đó, những mẫu hóa chất nguy hiểm như thuốc cấm, chất nổ đã được nhận diện trong máy này. Nếu trong trường hợp bàn tay bạn có mùi tương tự, chiếc máy sẽ cảnh báo cho các nhân viên biết.









Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.