.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

CÔNG DỤNG CÁC LOẠI : LÁ TÍA TÔ....


Nước lá tía tô 

Ở Nhật, mỗi ngày các Japanese sister đều nấu nước lá này uống. Tu viện dành một khu đất trong vườn để trồng cây tía tô. Mình uống thấy quả thật là rất ngon nên tìm hiểu kĩ với các bác sĩ Đông và Tây y mới biết tại sao người Nhật yêu quí món nước uống thần thánh này. 

  * Lá tía tô có vị cay, tính ôn, tác dụng phát tán, phân giải và đào thải các độc tố trong cơ thể :

  * Khi bị ngộ độc thức ăn bạn có thể uống 1 ly nước tía tô thay cho thuốc tây. 

  * Thường xuyên bị căng thẳng nên uống 1 ly vào mỗi buổi  sáng hoặc trong ngày. 

  * Người bệnh gout uống lá tía tô thay trà sẽ giúp ức chế các enzyme Xanthine Oxydase hình thành Acid Uric, nguyên nhân gây bệnh gout.

  * Người bị viêm dạ dày hoặc Hp bao tử sẽ giúp kháng viêm và kháng khuẩn. 

 Khi uống bạn cho vào một ít đường phèn, vắt vài giọt chanh, thức uống này sẽ trở nên ngon tuyệt và quy tụ được hàm lượng dinh dưỡng. 

  - Lá tía tô có thành phần tinh dầu Perila Aldehyd, Limonene, Vitamin A và C, khoáng chất sắc (Fe) và Canxi (Ca)

 Phụ nữ uống nước lá này giúp trắng sáng da, giảm nguy cơ da bị lão hóa. Rửa mặt bằng nước lá tía tô thay sữa rửa mặt, giữ nguyên không rửa  lại  bằng  nước  lọc giúp khắc phục tình trạng da khô và cung cấp Vitamin cho da.

   Phụ nữ mang thai uống nước tía tô giúp giảm thiểu nguy cơ bị động thai.

   Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú uống tía tô giúp tăng sức đề kháng cho bé giảm thiểu bệnh sốt và nổi rôm sẩy, mẫn ngứa và bệnh sình bụng.

   Trẻ em bị hăm do sử dụng tả lót, thường xuyên nấu nước tía tô tắm cho bé.

 Cách nấu :

Đun sôi nước lọc, cho cả thân và lá vào đậy nắp và tắt bếp, hâm chừng 10 phút, sau đó vớt bỏ lá, cho vào một ít đường phèn hoặc đường đen, để nguội sau đó báo quản trong ngăn mát. Khi uống vắt thêm vài giọt chanh/ trái tắc.

Sưu Tầm


Thực phẩm bổ sung là gì ?


Thực phẩm bổ sung có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn - nhưng việc dùng thực phẩm chức năng cũng có thể dẫn đến những rủi ro về sức khỏe. Các cơ quan chức năng không xem xét, đánh giá độ an toàn và hiệu quả các sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống trước khi chúng được bán trên thị trường.

Bạn đã nghe nói về chúng, có thể đã sử dụng chúng và thậm chí có thể đã giới thiệu chúng cho bạn bè hoặc gia đình. Trong khi một số chất bổ sung chế độ ăn uống đã được hiểu rõ nhưng còn những thực phẩm khác cần được nghiên cứu thêm. Hãy đọc thêm để biết thông tin quan trọng cho bạn và gia đình bạn về thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, lưu ý chung là trước khi đưa ra quyết định có nên dùng chất bổ sung hay không, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để biết liệu bạn có cần thực phẩm bổ sung để đạt được sự cân bằng giữa các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng mà bạn cần, hay chỉ lãng phí tiền, thậm chí rước bệnh vào thân.


Một số chất bổ sung có thể giúp bạn nhận được đủ các chất quan trọng mà cơ thể cần để hoạt động.

Như thế nào là thực phẩm bổ sung?

Thực phẩm bổ sung bao gồm các thành phần như vitamin, khoáng chất, thảo mộc, axit amin và enzym. Chúng được bán trên thị trường ở các dạng như viên nén, viên nang, gel mềm, gelcaps, bột và chất lỏng.

Thực phẩm bổ sung có lợi ích gì?

Một số chất bổ sung có thể giúp bạn nhận được đủ các chất quan trọng mà cơ thể cần để hoạt động; những người khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhưng thực phẩm bổ sung không nên thay thế các bữa ăn hoàn chỉnh cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh - vì vậy, hãy nhớ ăn nhiều loại thực phẩm.

Không giống như thuốc, chất bổ sung không được phép bán trên thị trường với mục đích điều trị, chẩn đoán, phòng ngừa hoặc chữa bệnh. Điều đó có nghĩa là các chất bổ sung không được đưa ra các tuyên bố về bệnh tật, chẳng hạn như “giảm cholesterol cao” hoặc “điều trị bệnh tim”.

Thực phẩm bổ sung có rủi ro gì không?

Có. Nhiều chất bổ sung chứa các thành phần hoạt tính có tác dụng sinh học mạnh mẽ trong cơ thể. Điều này có thể làm cho chúng không an toàn trong một số tình huống và làm tổn thương hoặc biến chứng sức khỏe. Ví dụ, những hành động sau đây có thể dẫn đến hậu quả có hại - thậm chí đe dọa tính mạng.

  • Kết hợp bổ sung
  • Sử dụng chất bổ sung với thuốc (dù kê đơn hay không kê đơn)
  • Thay thế các chất bổ sung cho thuốc kê đơn
  • Dùng quá nhiều một số chất bổ sung, chẳng hạn như vitamin A, vitamin D hoặc sắt
  • Một số chất bổ sung cũng có thể có những tác dụng không mong muốn trước, trong và sau khi phẫu thuật. Vì vậy, hãy nhớ tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ về bất kỳ chất bổ sung nào bạn đang dùng.

Một số chất bổ sung chế độ ăn uống phổ biến

  • Canxi
  • Echinacea
  • Dầu cá
  • Nhân sâm
  • Glucosamine và / hoặc
  • Chondroitin Sulphate
  • Tỏi
  • Vitamin D
  • St. John’s Wort (cây ban âu)
  • Saw Palmetto (cọ lùn)
  • Bạch quả
  • Trà xanh
  • Ai chịu trách nhiệm về sự an toàn của thực phẩm chức năng?

    Cơ quan chức năng chuyên ngành không được phép xem xét các sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống về độ an toàn và hiệu quả trước khi chúng được bán trên thị trường.

    Do đó, các nhà sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm an toàn trước khi đưa ra thị trường.

    Nếu thực phẩm chức năng có chứa thành phần mới, các nhà sản xuất phải thông báo cho cơ quan chức năng về thành phần đó trước khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên, thông báo sẽ chỉ được xem xét (không được chấp thuận) về mức độ an toàn chứ không phải hiệu quả.

    Các nhà sản xuất được yêu cầu sản xuất thực phẩm chức năng theo cách chất lượng và đảm bảo rằng chúng không chứa chất gây ô nhiễm hoặc tạp chất, đồng thời được dán nhãn chính xác theo Quy định thực hành sản xuất tốt (cGMP) và ghi nhãn hiện hành.

    Nếu một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thực phẩm chức năng xảy ra, các nhà sản xuất phải báo cáo với cơ quan quản lý như một sự cố bất lợi. Cơ quan quản lý có thể đưa thực phẩm chức năng ra khỏi thị trường nếu chúng bị phát hiện là không an toàn hoặc nếu công bố trên sản phẩm là sai và gây hiểu lầm.

Kỳ lạ cây thuốc lá giúp sản xuất thịt nhân tạo ít tốn kém hơn...

Có tác dụng như một lò phản ứng, cây thuốc sẽ cung cấp các chất giúp thịt tăng trưởng, làm giảm chi phi đáng kể trong việc sản xuất thịt nhân tạo.

Sản xuất thịt nhân tạo trên quy mô lớn hiện đang là một rào cản lớn. Để giải quyết vấn đề này, một công ty khởi nghiệp của Israel đang sử dụng cây thuốc lálàm "lò" phản ứng sinh học để tạo ra các yếu tố tăng trưởng phức tạp đắt tiền, trước đó phải sử dụng một số chất có nguồn gốc từ gia súc.

Trước đó, việc sản xuất thịt nhân tạo cần huyết thanh bào thai lấy từ các lò giết mổ vốn rất tốn kém và phi đạo đức (Ảnh: Futura Sciences).

Ngoài vấn đề ủy quyền tiếp thị trên thị trường châu Âu, toàn bộ vấn đề của thịt nhân tạo còn nằm ở khả năng của các nhà sản xuất trong việc tìm ra giải pháp để sản xuất thịt trên quy mô lớn.

Ở Israel, một công ty có thể đã thành công khi sử dụng một thành phần mà người ta không ngờ tới đó chính là thuốc lá! Cụ thể phòng thí nghiệm Aleph Farms đã nghiên cứu vấn đề nuôi cấy thịt từ tế bào gốc. 

Cùng với đó, một công ty khởi nghiệp khác là BioBetter, chuyên sản xuất môi trường nuôi cấy cần thiết cho các tế bào sinh sản để tạo ra thịt nhân tạo. Được thành lập bởi một nhà nghiên cứu tại Đại học Jerusalem (Israel), công ty đã cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí trong lĩnh vực sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm bằng cách trồng cây thuốc lá.


Cây thuốc lá sẽ cung cấp các chất giúp tăng trưởng, không có nguồn gốc động vật nhằm giảm chi phí sản xuất thịt nhân tạo (Ảnh: Futura Sciences).

Trước khi trở thành một miếng thịt, các tế bào gốc cần axit amin, chất dinh dưỡng, đặc biệt là huyết thanh bào thai lấy từ các lò giết mổ vốn rất tốn kém và phi đạo đức để cung cấp chất dinh dưỡng và phát triển thịt. Đây đều là những mặt hàng rất đắt tiền, thách thức việc sản xuất thịt quy mô lớn.

Jean-François Hocquette, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Thực phẩm Quốc gia (INRAE) cho biết: "Các công ty hiện đang làm việc để tìm ra một giải pháp đạo đức và ít tốn kém hơn mà không cần huyết thanh bò thai".

INRAE đã ca ngợi những thành tích kinh tế của công nghệ này bằng cách tuyên bố rằng, việc sản xuất các chất kích thích tăng trưởng trong thịt nhân tạo này chỉ tốn một đô la cho mỗi gam.

Israel đã trở thành một điểm đến chính cho các nghiên cứu về "thịt không thịt". Theo Les Échos, quốc gia này có 10% công ty làm việc về nghiên cứu, sản xuất thịt nhân tạo trên thế giới.

Ngoài ra, các công ty liên quan đã đầu tư hơn 500 triệu đô la vào năm 2021 trong lĩnh vực này, sau các công ty khởi nghiệp của Mỹ là khoảng 700 triệu đô la.

Sưu Tầm

Mí mắt bị giật là cảnh báo về sức khỏe!


Trong dân gian thường có câu nói rằng “Mắt trái nháy vì tiền, mắt phải nháy vì tai họa”. Tuy nhiên, hiện tượng giật mí mắt bất thường này thực chất là một cảnh báo sức khỏe từ cơ thể.

 Mí mắt của tôi tại sao giật không ngừng?

Mí mắt giật (nháy) là điều rất khó chịu, giật trong thời gian ngắn dễ khiến người ta phân tâm, nếu kéo dài thì ảnh hưởng đến cuộc sống. Tại sao tự nhiên mí mắt cứ nháy lên vậy? Điều này có liên quan đến hoạt động không ổn định và bất thường của các dây thần kinh xung quanh mí mắt, và đôi khi còn khiến cả mí mắt dưới co giật.


Dưới đây là những lý do có thể dẫn đến hiện tượng nháy mắt bất thường:

Hoàn cảnh sinh hoạt: Mệt mỏi, thức khuya, căng thẳng, stress và lo lắng đều có thể khiến các dây thần kinh xung quanh mắt phóng điện bất thường.

Uống quá nhiều cà phê và rượu: Hấp thụ quá nhiều cafein hoặc cồn đều khiến dây thần kinh bị mẫn cảm.

Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc động kinh có thể có tác dụng phụ là gây co giật mí mắt.

Các tật về mắt: Như sử dụng mắt quá mức, dị ứng mắt, khô mắt.

Các bệnh khác: Chẳng hạn như khối u não hoặc mạch máu, co thắt dây thần kinh mặt, nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm virus herpes zoster (còn gọi là bệnh zona hoặc giời leo).


Ông Lâm Chí Hào (Lin Zhihao), bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại Bệnh viện Lâm Tân, Đài Loan, cho biết: “Đa số chứng giật mí mắt là lành tính”. Những bệnh nhân bị giật mí mắt thường đến phòng khám ngoại trú của ông để nhờ giúp đỡ, và đa số người bệnh đều cải thiện sau một thời gian ngắn, do đó không cần quá lo lắng.

Các yếu tố sinh hoạt như thức khuya, mệt mỏi v.v… thường ảnh hưởng nhiều hơn. Ông Chu Tông Hàn (Zhou Zonghan), thầy thuốc Trung y tại Bệnh viện Nhân Ái ở thành phố Đài Bắc chỉ ra rằng, thức khuya sẽ khiến can khí không đủ, gây ra chứng can phong nội động, làm cho các dây thần kinh xung quanh mí mắt phóng điện bất thường, khiến mí mắt co giật.

Mí mắt co giật kèm theo những tình trạng này cần phải đi khám.


Mí mắt co giật trong vòng 1 đến 2 ngày rồi hết, đây là tình huống bình thường. Tuy nhiên, nếu mí mắt co giật liên tục kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng sau đây, thì bạn nên đi khám để xem có các bệnh tiềm ẩn khác không:

 ·       Mí mắt co giật rồi lại ngưng, kéo dài hơn hai tuần.

·       Mắt có các triệu chứng bất thường như đỏ, ngứa và khô.

·       Mí mắt hai bên đều đồng thời co giật.

·       Khi mí mắt co giật, mắt thắt chặt không mở ra được.

·       Tay chân tê hoặc vô lực.

·       Mặt có cảm giác nhảy động, co cứng dây thần kinh nửa mặt. 

Mí mắt co giật quá lâu cũng có thể là do nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus herpes zoster hoặc liệt dây thần kinh mặt. Trong một số trường hợp hiếm gặp, giật mí mắt kèm theo tê tay chân và co cứng dây thần kinh mặt cũng có thể là triệu chứng của khối u não, cho nên bạn cần hết sức cảnh giác.

 7 cách để cải thiện chứng co giật mí mắt

Nếu mí mắt co giật bất thường, có thể cải thiện bằng các phương pháp dưới đây:

 

·       Điều chỉnh thói quen hàng ngày: Nếu mí mắt của bạn gần đây liên tục giật, trước tiên bạn nên điều chỉnh lại thời gian nghỉ ngơi của mình, tránh thức khuya và đảm đảm ngủ đủ giấc. Đồng thời để điều hòa cảm xúc, bạn có thể thực hiện các động tác thở cơ hoành giúp tinh thần thoải mái hơn.

·       Chườm nóng vùng mắt: Giúp ổn định tuần hoàn quanh mắt và thư giãn cho đôi mắt mệt mỏi.

·       Thuốc nhỏ mắt: Nếu bị khô mắt và dị ứng, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt do bác sĩ kê đơn.

·       Giảm lượng cồn hoặc cafein: Uống ít rượu và đồ uống có chứa cafein như trà và cà phê.

·       Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Trước khi đi ngủ, sử dụng ít sản phẩm 3C (máy vi tính, phương tiện liên lạc và sản phẩm điện tử gia dụng), giảm độ sáng đèn trong phòng từ 1 đến 2 giờ và thực hiện các bài tập giãn cơ để thư giãn. Bác sĩ Lâm Chí Hào cho biết, nếu tình trạng khó cải thiện, có thể dùng thuốc để ổn định thần kinh và giúp ngủ ngon.

·       Xoa bóp phần co giật: Khi mí mắt giật, bác sĩ Chu Tông Hàn khuyên bạn nên ấn trực tiếp vào phần giật và xoa nhẹ với lực phù hợp, sẽ có tác dụng trợ giúp.

·       Bấm huyệt quanh mắt: Mọi người có thể tự bấm các huyệt quanh mắt để cải thiện tình trạng giật mí mắt, ví như huyệt Toản Trúc, huyệt Ngư Yêu, huyệt Ty Trúc Không, huyệt Đồng Tử Liêu, huyệt Tình Minh và huyệt Tứ Bạch.


Nếu bạn bị co giật mí mắt kèm theo các triệu chứng khó chịu ở mắt, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Nếu tình trạng co giật kéo dài quá lâu kèm theo các vấn đề khác, hoặc mí mắt vẫn còn giật sau khi điều trị thì bạn có thể đi khám Trung Y hoặc khoa thần kinh để được điều trị thêm.

Trung Y điều trị co giật mí mắt sẽ ưu tiên dùng châm cứu. Bác sĩ Chu Tông Hàn cho biết, châm cứu tại huyệt Phong Trì, huyệt Phong Phủ, huyệt Hợp Cốc, huyệt Thái Xung và các huyệt quanh mắt thường rất hữu ích trong việc điều hòa các dây thần kinh mắt.

Bác sĩ khoa thần kinh sẽ ưu tiên dùng thuốc để điều trị. Bác sĩ Lâm Chí Hào chỉ ra rằng, hầu hết mọi người sẽ dần cải thiện sau khi dùng thuốc từ 1 đến 2 tháng, một số ít sẽ cần thêm thời gian, và có thể sử dụng Botox nếu cần thiết.

 Lý Thanh Phong  _  Xuân Hoàng


















 

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.