.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

8 thành phố ít người sống nhất thế giới

 

Những thành phố cổ kính, yên bình và không có nhiều người ở là điểm đến thích hợp dành cho khách du lịch muốn tạm xa cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi phố thị.

Dubrovnik, Croatia: Dù là một trong những thành phố nhỏ nhất thế giới với dân số chỉ khoảng 40.000 người, Dubrovnik vẫn luôn nằm trong top điểm đến ấn tượng ở khu vực biển Địa Trung Hải. Thành phố được kết nối với phần còn lại của đất nước bằng chiếc cầu Peljesac, dài hơn 2.000 m. Nét đặc trưng nơi đây chính là phố cổ Dubrovnik với những ngôi nhà mang kiến trúc baroque và con đường lát đá vôi. Năm 1979, khu phố đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới. Ảnh: Unsplash.

Hum, Croatia: Theo điều tra dân số năm 2011, chỉ có khoảng 30 người được tìm thấy đang sống ở Hum. Nơi đây từng được Kỷ lục Guinness công nhận là thành phố nhỏ nhất thế giới theo dân số. Nhưng không vì thế mà Hum mất đi vị thế du lịch trong khu vực. Đến với thành phố, khách du lịch sẽ lạc bước vào những con đường nhỏ lát đá được trang trí bằng những tác phẩm điêu khắc mang đậm phong cách glagolitic của Croatia. Biểu tượng nhà thờ giáo xứ và tòa thị chính là hai thứ nổi bật nhất mà du khách có thể thấy ở Hum. Ngoài ra, chuyến thăm ngôi làng Kotli đẹp như tranh vẽ với đầy những thác nước và cối xay cũng sẽ khiến du khách lưu luyến. Ảnh: The Travel.

St Asaph, Wales: Đây là thành phố nhỏ thứ hai cả về diện tích địa lý cũng như dân số ở Anh. Theo điều tra dân số năm 2011, St Asaph chỉ có khoảng 3.355 người sinh sống. Nằm trên sông Elwy và được bao quanh bởi vùng nông thôn xanh mát, thành phố là điểm đến yên bình, thích hợp cho những du khách muốn thư giãn, tránh xa cuộc sống ồn ào nơi phố thị. Ảnh: Atlas Obscura.

Vaduz, Liechtenstein: Vaduz là thành phố cổ kính nằm ở Liechtenstein. Đây vừa là thủ đô và cũng là nơi đặt trụ sở của quốc hội. Tính đến năm 2019, thành phố nằm dọc theo sông Rhine có 5.696 cư dân. Điểm đến là nơi hoàn hảo dành cho người yêu thích nghệ thuật với các pháo đài và viện bảo tàng cổ. Địa danh nổi bật nhất là lâu đài Vaduz, nằm trên đỉnh ngọn đồi dốc ở giữa thành phố. Ngoài ra, khách du lịch cũng có thể thả mình vào khung cảnh trữ tình bên vườn nho hoàng gia cùng nhiều hoạt động khác với người dân địa phương. Xe đạp và xe máy là hai phương tiện du khách có thể sử dụng để di chuyển trong thành phố. Ảnh: Pinterest.

St Davids, Wales: Đây là một thành phố khác của xứ Wales và được coi là một trong những thành phố nhỏ nhất trên thế giới. St Davids được thành lập vào những năm 500 với dân số ước tính hiện tại chỉ khoảng 1.800 người. Ngoài nhà thờ cùng 210 tòa nhà và công trình kiến trúc cổ, khách du lịch có thể ghé thăm các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn và phòng trưng bày nghệ thuật tuyệt đẹp. Thành phố cũng tổ chức nhiều hoạt động thu hút du khách, nổi bật nhất là các môn thể thao dưới nước. Ảnh: Travel And Lust.

San Marino: Thiên đường nhỏ xinh của châu Âu nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của Italy và lệch về phía đông bắc của quốc gia này. Thành phố San Marino là thủ đô của quốc gia cùng tên (tên đầy đủ là Cộng hòa Đại bình yên San Marino) với dân số ước tính năm 2022 là 4.061 người. Thành phố nổi tiếng với những con đường dốc lát đá cuội cùng 3 pháo đài tráng lệ nằm trên đỉnh núi Titano. Ngoài việc chiêm ngưỡng những cảnh quan tuyệt đẹp, khách du lịch cũng có thể tham gia vào lễ hội ẩm thực sôi động tại các quán cà phê và nhà hàng trong thành phố. Ảnh: Shutterstock.

Ngerulmud, Palau: Thành phố là nơi đặt trụ sở chính phủ của Cộng hòa Palau, quốc đảo nằm ở Tây Thái Bình Dương. Ngerulmud thay thế Koror, thành phố lớn nhất của Palau, trở thành thủ đô vào năm 2006. Với dân số chỉ khoảng 271 người (năm 2021), Ngerulmud được coi là thành phố thủ đô ít dân nhất của một quốc gia có chủ quyền trên thế giới. Nắm giữ vị trí quan trọng nhưng thành phố lại không có nhiều hoạt động du lịch. Nếu tình cờ ghé qua, du khách có thể ngắm nhìn các tòa nhà chính phủ. Thời điểm thích hợp nhất để đến thăm Ngerulmud là từ tháng 2 đến tháng 5 và tháng 8, do nhiệt độ lúc này ấm cùng lượng mưa thấp. Ảnh: The Teal Mango.

Adamstown, Pitcairn: Adamstown là thủ đô của quần đảo Pitcairn, một phần lãnh thổ hải ngoại của Anh. Đây là nơi định cư duy nhất trên quần đảo Pitcairn với dân số chỉ khoảng 47 người (năm 2020). Ngày nay, Adamstown là thủ đô nhỏ thứ 3 trên thế giới tính theo dân số. Người dân trên đảo đã được tiếp cận với Internet qua vệ tinh, điện thoại, truyền hình với chi phí đắt đỏ. Phương tiện truyền thông chính vẫn là qua radio nghiệp dư. Ảnh: Makemake.

An Ngọc/Theo Teal Mango

'Alantis Phương Đông': Bí ẩn thành phố cổ nằm dưới lòng hồ.

Sau 50 năm ẩn mình dưới lòng hồ, thành phố với niên đại 1.300 năm, được mệnh danh là 'Atlantis Phương Đông' ở Trung Quốc vẫn giữ trọn vẹn vẻ kỳ bí và tráng lệ.

Thiên Đảo là một hồ nước nhân tạo được hình thành vào năm 1959 nằm ở khu vực tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Theo như tên gọi Thiên Đảo, hồ có diện tích 573 km chứa đựng bên trong 1.078 các hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác. Tuy nhiên, phong cảnh nơi đây không thể so sánh được với thành phố cổ kỳ vĩ ngay dưới đáy hồ, nơi được mệnh danh là "Atlantis Phương Đông".

Quần thể Thiên Đảo tại Chiết Giang (Trung Quốc).

Thành phố "mất tích" Shi Cheng - Bảo vật dưới lòng hồ

Vào khoảng 1.300 năm trước, thành phố Shi Cheng (Sư Thành) được xây dựng tại chân núi Ngũ Sư, trong giai đoạn Đông Hán.

Thời điểm đó, thành phố này được xem là một trung tâm về chính trị và kinh tế ở phía đông tỉnh Chiết Giang với mật độ dân số lên tới 290.000 người.

"Atlantis Phương Đông" gây choáng ngợp bởi vẻ cổ kính và bí ẩn.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc thực hiện dự án xây dựng đập Tân An tại hồ Thiên Đảo vào năm 1959, thành phố này không may đã bị nhấn chìm xuống nước và nằm dưới lòng sông suốt từ đó đến thời điểm hiện tại.

Vào năm 2001, sau một thời gian dài tìm kiếm, các chuyên gia phát hiện những công trình kiến trúc nằm dưới hồ. Cuối cùng, đội thợ lặn chuyên nghiệp từ thành phố Thượng Hải đã tìm thấy Sư Thành nằm “chìm” dưới độ sâu 40 m.

Sau hơn 50 năm, tàn tích của thành phố này đã trở thành phiên bản của vương quốc Atlantis và là một phần của bộ sưu tập kỳ quan thế giới phiên bản thu nhỏ ở Trung Quốc.

Thành phố được phát hiện sau nhiều năm chìm sâu dưới đáy hồ.

"Chiếc hộp thời gian" đầy bí ẩn

Mặc dù bị lãng quên trong vài thập kỷ nhưng thành phố Shi Cheng vẫn giữ được nguyên vẹn nhiều công trình nhà cửa, đền đài được trang trí công phu bởi những tượng chạm khắc tinh xảo đậm nét Phương Đông.





Những chi tiết của thành phố vẫn được bảo quản nguyên vẹn.

Hơn nữa, việc không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như mưa, nắng hay gió nên nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn từ những bức tường, những kiến trúc chạm khắc cho đến những đầm gỗ và cầu thang.

Theo đó, thành phố còn có tới 5 cổng vào từ các hướng, những con đường rộng hay các cổng vòm được trang trí bằng các tượng đá chạm khắc hình sư tử, rồng cùng nhiều biểu tượng lịch sử khác mang một vẻ đẹp huyền bí, lộng lẫy ngay dưới lòng hồ.

Bản phác thảo thành phố Shicheng.

Sau 20 năm được phát hiện, dự án này đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch, đặc biệt là những thợ lặn và những khách du lịch đam mê tìm hiểu lịch sử và văn hóa cổ xưa của Trung Quốc.

Theo Minh Tuấn/Đại đoàn kết


"Vàng" ở núi lửa này có gì đặc biệt mà khiến hàng trăm công nhân mạo hiểm mạng sống để lấy?....

Ở tỉnh Đông Java, Indonesia, hàng trăm người công nhân thợ mỏ mạo hiểm cả tính mạng của mình để lấy những "khối vàng" chảy ra từ miệng núi lửa đang hoạt động với điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt.Họ phải ngày ngày đối mặt với những mối nguy hiểm rình rập, những làn khói lưu huỳnh độc hại để lấy thứ gọi là "vàng của quỷ" (devil's gold). Vậy tại sao họ lại chấp nhận rủi ro để lấy thứ sản sinh từ các núi lửa này.

Trong bài viết này, chúng ra sẽ cùng tìm kiếm câu trả lời khi đến với núi lửa Ijen (một tổ hợp núi lửa nằm trên ranh giới các huyện Banyuwangi và Bondowoso trong tỉnh Đông Java).

Đào vàng ở núi lửa - công việc nguy hiểm bậc nhất thế giới

Ở đây, mỗi công nhân chỉ được trang bị những dụng cụ lao động vô cùng thô sơ. Thứ giúp bảo vệ họ trước những làn khói độc hại phun ra từ núi lửa chính là chiếc khẩu trang phòng độc. Trong khi đó, trang phục của họ không có gì đặc biệt.

Trang phục của thợ mỏ. (Ảnh: Caters News Agency)

Họ sử dụng một cây sào dài để chọc vào các "khối vàng" đã đông cứng lại sau một thời gian chảy ra từ các khe nứt. Sau đó họ vác trên vai bằng đòn gánh một khối lượng hơn 90kg thứ vàng này qua nhưng địa hình dốc đứng nguy hiểm để về nơi xử lý.

Chính vì tính chất nguy hiểm của công việc mà rất ít thợ mỏ có thể sống hơn 50 tuổi. Thế nhưng những người dân nơi đây vẫn không từ bỏ công việc này vì theo chia sẻ của một thợ mỏ có tên Mistar đã làm việc được 30 năm ở đây thì họ sợ đói còn hơn sợ khí độc.

Đối với một trong những vùng hẻo lánh nhất Indonesia thì đây là một công việc mang lại giá trị cao. Mỗi công nhân mỏ sẽ thu nhập từ 12 đến 17 đô la/ngày (khoảng 276 đến 390 ngàn đồng mỗi ngày, do công ty mỏ PT. Candi Ngrimbi chi trả).

Các thợ mỏ lấy "vàng" ở miệng núi lửa. (Ảnh: Caters News Agency)

Mặc dù vậy, để có thể kiếm được số tiền này thì họ phải thức dậy từ 1 đến 2 giờ sáng, đi bộ khoảng hơn 3km lên đỉnh núi lửa hoặc đẩy xe lên. Sau đó họ lại đi xuống dốc miệng núi lửa hơn 300 m để đến nơi làm việc.

Nhiệt độ ở nơi đây có thể lên đến 38 độ C. Ngoài ra, họ còn thường xuyên phải đi sát mép hồ núi lửa với những khí độc hại bên dưới (SO2, H2S, CO2...). Nồng độ axit ở hồ tương đương với nồng độ axit của các cục pin (PH=0,3) nên việc trượt chân rơi xuống hồ sẽ rất nguy hiểm.

Nơi làm việc khắc nghiệt. (Ảnh: Caters News Agency)

Theo Mistar, nếu để nước trong hồ tiếp xúc với răng miệng thì bạn có thể mất cả răng, thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu uống vào bụng. Khí độc sẽ tới từ hai nguồn: Một là từ hồ nước trên miệng núi lửa, hai là từ các ống dẫn từ sâu bên trong núi lửa.

Nhiều người thậm chí còn không có mặt nạ phòng độc hay găng tay bảo hộ. Theo Mistar thì những người làm việc tại đây sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau ruột và bị ho.

'Vàng của quỷ' sẽ được dùng làm gì?

Những khối "vàng của quỷ" này được khai thác để lấy lưu huỳnh. Thứ lưu huỳnh này không bị trộn lẫn cát và rất sạch so với lưu huỳnh khai thác từ nguồn chính là dầu mỏ và khí đốt (98%). Người ta sẽ sử dụng chúng với nhiều mục đích khác nhau.

Thợ mỏ và du khách. (Ảnh: Caters News Agency)

Người ta sẽ sử dụng lưu huỳnh để sản xuất diêm, pháo hoa, thuốc súng, chất tẩy rửa, giấy, pin, làm trắng đường, phân bón, làm cao su hay thậm chí làm rượu...

Ngày nay, công việc lấy lưu huỳnh như trên chỉ còn tồn tại ở núi lửa Ijen. Một trong những lý do khiến nó vẫn tồn tại chính là du lịch. Nhiều người thích thú khi đến nơi đây để chụp ảnh, nhìn khí gas xanh phát ra từ núi lửa hay quan sát các công nhân mỏ làm việc.











































Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.