.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Ất Tỵ 2025 : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI ẤT TỴ 2025 AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

26 tháng 6 2025

NỖI SỢ HÃI !



Một nhà khoa học Mỹ muốn kiểm nghiệm lý thuyết của mình, ông cần một tình nguyện viên chết vào phút cuối. Cuối cùng ông ta tìm thấy, đó là một người đàn ông bị kết án tử hình trên ghế điện.
Nhà khoa học đề nghị người tử tù, tham gia vào một thí nghiệm khoa học giảm nhịp tim xuống mức thấp nhất khi máu chảy từ từ đến giọt cuối cùng.
Nhà khoa học giải thích với người tử tù có một cơ hội sống sót tối thiểu, nhưng cái chết sẽ đến mà không phải chịu đựng đau đớn trên ghế điện.
Người tử tù đồng ý vì chết như thế này vẫn tốt hơn ngồi ghế điện. Người tử tù bị đeo cáng và trói lại để anh ta không thể cử động. Nhà khoa học sau đó thực hiện một vết cắt nhỏ trên cổ tay và đặt một chiếc dĩa nhôm dưới cổ tay.
Vết cắt nhỏ chỉ ngoài da, nhưng người tử tù tin rằng tĩnh mạch của mình đã bị cắt. Một ống dây dẫn nhỏ có van nhỏ điều chỉnh giọt nước nhễu vào dĩa nhôm.
Người tử tù nghe thấy tiếng động nhễu và đếm từng giọt, anh ta nghĩ là máu của mình.
Cho đến khi nhà khoa học chỉnh van giảm giọt nước chậm hơn, khiến người tử tù tin rằng mình đã cạn máu.
Vài phút sau, khuôn mặt người tử tù thất sắc và nhịp tim tăng dần. Khi tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, nhà khoa học đóng van ngừng giọt nước và trái tim người tử tù cũng dừng ngay.
Người tử tù đã chết.
Nhà khoa học này có thể chứng minh rằng tất cả những gì chúng ta cảm nhận được, dù tích cực hay tiêu cực đều ảnh hưởng đến toàn bộ tâm lý của chúng ta.
Khi người ta nói rằng có một loại Virus chết người, mọi người sợ hãi về nó.
Khi chúng ta thu thập thông tin, cả ngày lẫn đêm chúng ta tràn ngập nỗi sợ hãi, và khả năng miễn dịch ngày càng suy yếu bởi chính nỗi sợ hãi.
Hôm nay, mọi người biết rằng nguy cơ tử vong do Virus thực sự là có. Nhưng do tâm trí của bạn sợ hãi, trên thực tế sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn đi rất nhiều.
Không Virus nào có sức mạnh gây nguy hiểm, nếu sức khỏe của bạn tốt và bạn không tự sợ hãi.
Có lẽ đây cũng là lý do khiến nhiều trẻ em sống sót trong những tình trạng rất nghiêm trọng bởi vì tâm trí chúng không biết sợ hãi.
Vì vậy, hãy cẩn thận với những suy nghĩ, với những nỗi sợ hãi tiêu cực và những gì bạn đặt niềm tin vào sức khỏe của chính mình.

Theo Fb Phan Văn Hùng
 


Việc xây dựng Tháp Eiffel, diễn ra từ năm 1887 đến 1889, là một kỳ tích phi thường của kỹ thuật và tinh thần sáng tạo vượt thời đại. Được thiết kế bởi kỹ sư người Pháp Gustave Eiffel, công trình ban đầu từng vấp phải nhiều nghi ngờ – không ít người cho rằng nó thiếu thực tiễn và không hợp thẩm mỹ.

Thế nhưng, với chiều cao ấn tượng 330 mét, Tháp Eiffel đã trở thành công trình nhân tạo cao nhất thế giới lúc bấy giờ. Nó được lắp ráp từ hơn 18.000 bộ phận bằng sắt, liên kết bằng 2,5 triệu đinh tán – một kỳ công kỹ thuật chưa từng có trong lịch sử.

Tháp được xây dựng như biểu tượng trung tâm cho Triển lãm Thế giới năm 1889 tổ chức tại Paris, nhằm kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Từ chỗ bị xem là "quái vật sắt", Tháp Eiffel đã vươn mình trở thành biểu tượng kiêu hãnh của nước Pháp và là niềm tự hào của cả nhân loại. 

Sưu tầm


Cách đây 140 năm, Victor Hugo đã bước vào những ngày cuối đời.

Một nhà văn không chỉ để lại những trang viết bất hủ, mà còn góp phần thay đổi dòng chảy văn học, chính trị và lương tri châu Âu.

Nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà viết kịch, và trên hết – một nhà tư tưởng công dân kiệt xuất: với những tác phẩm như Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà (Notre-Dame de Paris) và Những Người Khốn Khổ (Les Misérables), ông đã lên tiếng cho những phận người bị bỏ rơi, vạch trần bất công, và khắc họa con đường cứu rỗi tâm hồn theo cách sâu sắc đến không ngờ.

Trang sách của ông không chỉ là tiểu thuyết, mà là bản hùng ca luân lý và tuyên ngôn của chủ nghĩa nhân văn.

🕊️ Ngày ông qua đời, nước Pháp rúng động. Hơn 2 triệu người đổ về Paris để tiễn đưa ông – một cuộc tiễn biệt mang tầm vóc quốc gia. Quan tài ông được đặt dưới vòm Khải Hoàn Môn, một biểu tượng chính của Paris, trái tim của nước Pháp trong vòng 3 ngày để dân đến kính viếng.

Ngày nay, Victor Hugo yên nghỉ tại Điện Panthéon, bên cạnh những tượng đài tinh thần khác của nước Pháp như Voltaire và Rousseau – một vị trí xứng đáng với người đã biến ngôn từ thành vũ khí đạo đức.

Các thế hệ người VN xưa đã từng "ngụp lặn" trong những tác phẩm văn học đầy nhân văn của ông.

🌿 Nhân Ngày Đa Dạng Sinh Học hôm nay, chúng ta cùng nhớ đến một trong những câu nói giàu sức gợi nhất của ông – nơi thiên nhiên và đạo lý gặp nhau:

“Hãy như cây xanh: thay lá nhưng giữ rễ.

Vậy nên, hãy thay đổi tư duy – nhưng đừng đánh mất nguyên tắc.”

Một thông điệp vang vọng đến thời đại của chúng ta – khi thế giới xoay vần và những cội rễ giá trị lại càng cần được bám sâu, vững chắc.

Bởi sự tiến hóa đích thực không từ bỏ gốc rễ – mà là biết làm cho nó mạnh thêm.

Sưu tầm


Loại bê tông giúp công trình La Mã trụ vững 2.000 năm

Bê tông La Mã là một hỗn hợp độc đáo. Theo Kevin Dicus, phó giáo sư ngành cổ điển học tại Đại học Oregon, người La Mã sử dụng bê tông từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Bí mật đằng sau bê tông La Mã đến từ cả thành phần và phương pháp trộn, trong đó vật liệu quan trọng nhất là pozzolan hay tro núi lửa.
Người La Mã sử dụng tro từ các lớp núi lửa ở thành phố Pozzuoli, Italy và vận chuyển khắp đế chế. Silic dioxide và nhôm oxit trong tro phản ứng với vôi và nước trong phản ứng ở nhiệt độ môi trường, tạo ra loại bê tông bền hơn. Pozzolan cũng được sử dụng để làm xi măng thủy lực, có thể cứng lại dưới nước.
Thành phần quan trọng khác là các mảnh vôi sống, giúp mang lại khả năng tự phục hồi cho bê tông La Mã. Bê tông bị phong hóa và yếu đi theo thời gian, nhưng nước có thể thâm nhập vào vết nứt và tiếp cận mảnh vôi. Khi phản ứng với nước, mảnh vôi tạo ra tinh thể gọi là canxit lấp đầy vết nứt.
Theo cách này, bê tông La Mã có thể tự phục hồi. Ví dụ, lăng mộ Caecilia Metella 2.000 năm tuổi gần Rome có nhiều vết nứt được lấp đầy bằng canxit, cho thấy tại thời điểm nào đó, nước đã kích hoạt mảnh vôi trong bê tông dùng để xây công trình.
Một nhóm nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massacusetts (MIT) minh họa tác động của mảnh vôi trong nghiên cứu năm 2023. Họ phân tích bê tông La Mã bằng kính hiển vi điện tử quét, tia X để tìm hiểu quá trình chế tạo và điều gì khiến nó cứng chắc.
Người La Mã sử dụng phương pháp được gọi là trộn nóng, bao gồm kết hợp vôi sống với pozzolan, nước và thành phần khác, sau đó nung nóng. Nhóm nghiên cứu MIT phát hiện phương pháp này giúp tận dụng khả năng tự phục hồi của mảnh vôi, có thể dẫn đến đông kết nhanh hơn so với xi măng làm từ hỗn hợp vôi sống - nước gọi là vôi tôi thời nay.
Trong quy trình trộn hiện tại, xi măng Portland không hình thành mảnh vôi. Clinker sản xuất trong lò được nghiền thành bột mịn, phá hủy tất cả mảnh vôi tiềm năng. Ngược lại, khi người La Mã có thể đã trộn nóng vôi sống, tro và nước, khiến mảnh vôi vẫn tồn tại như những vật thể nhỏ trong xi măng.
St VNexpress


Khi Einstein đi tàu từ trường đại học Princeton, một nhân viên soát vé bước lên tàu để kiểm tra vé của hành khách. Khi ông ta đến chỗ Einstein, nhà bác học bắt đầu tìm vé trong các túi áo khoác của mình, nhưng không thấy. Ông tiếp tục lục túi quần, rồi đến chiếc vali nhỏ mang theo – vẫn không có kết quả. Cuối cùng, ông bắt đầu tìm trên ghế bên cạnh...

Thấy vậy, nhân viên soát vé nói:

— Thưa tiến sĩ Einstein, tôi biết ông là ai, mọi người ở đây đều biết ông, và tôi chắc chắn rằng ông đã mua vé rồi. Xin đừng lo lắng.

Einstein gật đầu tỏ ý biết ơn. Người soát vé tiếp tục kiểm tra vé của các hành khách khác, nhưng khi chuẩn bị sang toa tiếp theo, ông ta thấy Einstein đang quỳ gối, tìm kiếm vé dưới ghế ngồi.

Lấy làm lạ, người soát vé quay lại chỗ nhà bác học vĩ đại và nói:

— Như tôi đã nói rồi, chúng tôi ai cũng biết ông là ai, không sao đâu ạ, xin ông đừng bận tâm đến chiếc vé nữa!

Einstein ngước nhìn ông và trả lời:

— Cảm ơn anh, chàng trai trẻ. Tôi cũng biết tôi là ai. Nhưng điều tôi không biết, đó là tôi đang đi đâu! Vì vậy tôi vẫn phải tìm cho ra chiếc vé!

TG Văn Chương 




01 tháng 6 2025

SÓC TRĂNG ƠI...!!!





          Ảnh chụp tại Chùa Bà Thiên Hậu đường đi Vũng Thơm - ST- phía bên hồ Sen ! )

 

29 tháng 5 2025

KHI THẤY SÓNG BIỂN ĐỘT NHIÊN XUẤT HIỆN NHỮNG HÌNH Ô VUÔNG, TỐT NHẤT NÊN BỎ CHẠY SÂU VÀO BỜ




Hiện tượng hiếm gặp này dù trông thì có vẻ thú vị nhưng thực sự lại rất nguy hiểm.

Những hiện tượng thiên nhiên độc lạ luôn khiến con người chúng ta đổ dồn sự chú ý. Chỉ tính riêng đại dương mênh mông ngoài kia cũng có lắm điều bí ẩn mà chúng ta chưa từng bắt gặp.

Một nam du khách thấy sóng biển có hiện tượng lạ nên đã lên cao để ngắm nhìn rõ hơn và dùng điện thoại ghi hình lại. Có thể thấy, từng đợt sóng nối tiếp nhau vô tình tạo nên hình những ô vuông kỳ lạ trên mặt biển. Chứng kiến cảnh này, chủ nhân video vẫn chưa rõ có nguy hiểm hay không nên đã đăng hỏi dân mạng.

Đáp lại chàng trai, cư dân mạng cho biết đây là hiện tượng "cross sea", hiểu nôm na là sóng biển giao nhau. Nó xảy ra khi 2 hệ sóng biển di chuyển hướng về nhau theo góc xiên. Đôi khi, các đợt sóng xiên với nhau thành 1 góc 90 độ, tạo ra những ô vuông lạ mắt.

Là hiện tượng hiếm gặp trong tự nhiên và nhìn có vẻ đẹp đẽ nhưng kỳ thực cross sea lại được xem là thảm hoạ nguy hiểm, ai bắt gặp nó khi đang tắm biển thì tốt nhất nên "xách quần mà chạy" cho an toàn.

Hiện tượng thiên nhiên thú vị mà không nhiều người nghĩ sẽ rất nguy hiểm

Theo các chuyên gia giải thích, nếu như trong một khu vực tồn tại 2 luồng gió từ 2 hướng sẽ tạo ra sóng biển giao nhau. Vấn đề nằm ở chỗ hiện tượng này có thể đi kèm với những đợt thủy triều cực mạnh, cuốn trôi người một cách dễ dàng nên luôn được xem là hiện tượng nguy hiểm.

Hơn nữa do được hình thành từ 2 hướng gió khác nhau, dòng biển trong khu vực này sẽ trở nên rất khó đoán, dễ có những con sóng bạc đầu cao đến 3m ập đến, đủ sức khiến một con tàu lớn phải nghiêng ngả và tàu bé thì bị nhấn chìm.

Mẹ thiên nhiên quả là khó lường phải không các bạn?

Sưu tầm
My Lan Phạm


Năm 1956, hình ảnh ổ cứng IBM 5MB được đưa lên máy bay đã đánh dấu một khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử điện toán.
Ổ cứng này, một phần của hệ thống IBM 305 RAMAC, là ổ cứng đầu tiên được bán trên thị trường, một bước ngoặt trong lưu trữ dữ liệu. Nặng hơn 907kg và chiếm không gian của cả một căn phòng, nó khác xa so với các thiết bị lưu trữ nhỏ gọn mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.
Thiết kế mang tính cách mạng của RAMAC 305 cho phép các doanh nghiệp lưu trữ và truy xuất dữ liệu điện tử, loại bỏ nhu cầu sử dụng thẻ đục lỗ hoặc băng từ. Mặc dù có kích thước lớn, nhưng nó đã mang tính đột phá, mở đường cho việc quản lý dữ liệu hiện đại.
Ổ cứng cồng kềnh này chỉ có khả năng lưu trữ 5MB—ít hơn một bức ảnh có độ phân giải cao theo tiêu chuẩn ngày nay. Tuy nhiên, nó đã đặt nền tảng cho sự phát triển của các công nghệ lưu trữ nhỏ hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Theo thời gian, sự phát triển của ổ cứng đã khiến chúng thu nhỏ kích thước trong khi dung lượng tăng theo cấp số nhân.
Ổ cứng IBM năm 1956 là biểu tượng của cả những hạn chế và tiềm năng vô hạn của điện toán thời kỳ đầu.

Tại văn phòng Hiệu trưởng Đại học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp Hiệu trưởng.

Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ áo bình dân của bà, trả lời :

- "Hiệu trưởng rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn trước".

Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông Hiệu trưởng Harvard xách cặp ra về thì hai ông bà xin được thưa chuyện vài phút rằng người con trai duy nhất của họ là sinh viên năm đầu tại trường, mất sớm vì bạo bệnh nên ông bà muốn dựng nên cái gì đó ở Harvard để tưởng nhớ đứa con.

Vị Hiệu trưởng lịch sự thông cảm nỗi đau buồn của hai vị khách, nhưng thờ ơ :

- "Nếu ai có tang cũng muốn xây bia mộ ở đây thì Harvard sẽ thành nghĩa trang sao?"

- "Chúng tôi đâu muốn xây bia mộ. Chúng tôi muốn xây tặng trường một giảng đường, hay một nhà nội trú cho sinh viên, để tưởng nhớ nơi con tôi từng được học ở đây." Đôi vợ chồng đáp.

Vị hiệu trưởng Nhìn họ trong dáng vẻ không có gì để gây ấn tượng, nói giọng khinh rẻ.

- "Ông bà có biết xây một giảng đường tốn tới hàng trăm ngàn đôla chứ đâu phải ít tiền?"
Nghe câu đó, bà vợ ngước lên nhìn chồng rồi nhỏ nhẹ với ông:

- "Nếu chỉ cần thế là xây được giảng đường, vậy sao nhà mình không xây luôn một trường đại học cho nơi khác mình nhỉ ?"

Kết thúc cuộc gặp ở đây, hai ông bà ra về và chẳng bao lâu sau ra đời Đại học Stanford, ngôi trường đẹp nhất nước Mỹ và là một trong ba đại học danh tiếng nhất của thế giới.

Vị kia đã không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở này trở thành Thống đốc California.

Câu chuyện có thật về ông bà Leland và Jane Stanford nay đã trở thành huyền thoại , với phương châm được dạy dỗ và thấm nhuần rằng hãy trả lại cho xã hội những gì đã nhận được của xã hội.

Sưu tầm


Cầu Trinity ở Crowland, Lincolnshire, Anh Quốc, là một cây cầu đá ba chiều hiếm có có niên đại từ thế kỷ 14. Hình minh họa từ những năm 1800 này cho thấy dòng sông bên dưới cây cầu vào những năm 1600.
Ban đầu, cây cầu được xây dựng từ năm 1360 đến năm 1390 để thay thế những cây cầu gỗ trước đó bắc qua ngã ba sông Welland và một nhánh sông.
Được xây dựng từ đá Barnack, cây cầu đã cung cấp một giải pháp sáng tạo để băng qua hai tuyến đường thủy tại điểm phân kỳ của chúng.
Các con sông đã được định tuyến lại vào thế kỷ 17, để lại cây cầu đứng trên mặt đất khô ráo.
Hiện là một di tích theo lịch trình và được xếp hạng Cấp I, cây cầu vẫn là một địa danh lịch sử nổi bật trong thị trấn.

Văn minh cổ đại, sự sống ngoài Trái Đất, hiện tượng siêu nhiên
Khám phá tại Bianvn. com. 


Piazza della Signoria, Florence những năm 1960: Một thoáng ký ức

Bức ảnh đưa ta trở về Piazza della Signoria (Quảng trường Signoria) ở Florence vào những năm 1960, một không gian lịch sử và văn hóa sôi động bậc nhất của thành phố. Dưới ánh nắng ban ngày, quảng trường hiện lên với vẻ đẹp cổ kính, nơi hội tụ những công trình kiến trúc tráng lệ và những dấu ấn nghệ thuật Phục Hưng.

Nổi bật ở phía hậu cảnh là Palazzo Vecchio (Cung điện Vecchio) uy nghi, với tháp Arnolfo cao vút sừng sững trên nền trời xanh. Cung điện đồ sộ bằng đá này, từng là trung tâm quyền lực của Cộng hòa Florence, vẫn giữ nguyên vẻ đẹp mạnh mẽ và trường tồn qua bao thế kỷ. Mặt tiền với những hàng cửa sổ hình vòm và các họa tiết trang trí tinh xảo gợi nhớ về một thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật và chính trị.

Phía trước Palazzo Vecchio, quảng trường hiện ra rộng lớn, lát đá phẳng. Chúng ta có thể thấy một vài du khách hoặc người dân địa phương đang đi dạo, thưởng ngoạn không gian và chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc ngoài trời nổi tiếng. Dù không thấy rõ chi tiết, nhưng có lẽ đâu đó là bản sao tượng David của Michelangelo, hay đài phun nước Neptune tuyệt đẹp của Bartolomeo Ammannati, những biểu tượng nghệ thuật không thể thiếu của quảng trường.

Một chi tiết thú vị trong bức ảnh là chiếc xe van nhỏ màu trắng đậu gần vạch kẻ đường dành cho người đi bộ. Trên nóc xe còn chở một vật thể được bọc kín bằng vải họa tiết. Sự xuất hiện của chiếc xe hiện đại này tạo nên một sự tương phản nhẹ nhàng với vẻ đẹp cổ kính xung quanh, gợi nhớ về một thời kỳ chuyển giao, khi cuộc sống hiện đại dần hòa vào không gian lịch sử.

Piazza della Signoria vào những năm 1960 có lẽ vẫn giữ được nhịp sống chậm rãi và thanh bình hơn so với sự náo nhiệt của ngày nay. Đây là nơi người dân địa phương gặp gỡ, là điểm đến không thể bỏ qua của du khách từ khắp nơi trên thế giới, và là một sân khấu ngoài trời tuyệt vời cho những sự kiện văn hóa và lễ hội.

Bức ảnh này là một cánh cửa thời gian, đưa chúng ta trở lại một Florence của quá khứ, nơi vẻ đẹp lịch sử và cuộc sống đời thường hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc và cảm xúc.

Pane e Vino - 3 Nguyễn Khắc Cần



DẠY VỢ


 DẠY VỢ

(Chả lẽ tức quá...).

Lão nổi tiếng sợ vợ, cả khu chung cư đều biết.

Thế mà, tối hôm qua, tiếng lão quát vợ rung cả tầng nhà.

Cư dân đàn ông sống quanh nhà lão đều buột miệng nói "đàn ông phải thế chứ lỵ!".

Hóng chuyện nhất là cánh phụ nữ hiếu kỳ. Họ thì thầm với nhau cái gì đó, bất chấp trời tối, lặng lẽ kéo sang nhà lão, đứng chật cả dãy hành lang ngoài cửa phòng nhà lão nghe ngóng xem thực hư thế nào.

Choang, choang! Ục, ục! Bụp, bụp!

Tiếng lão quát:

- Im ngay! Im ngay cái mồm lại! Không thể chịu được nữa rồi! Tôi nói cho cô biết nhé. Cô đã làm cho tôi nhục cái mặt của thằng đàn ông ở cái khu chung cư này bao lâu nay rồi. Ai cũng bảo tôi sợ vợ. Ngay cả mấy lão cờ tướng của tôi cũng biết, cứ hễ thua cờ tôi là lại quay ra nói kháy, đá đểu tôi. Rằng, giỏi chơi cờ vua hơn cờ tướng. Rằng, hậu to hơn vua. Bây giờ thì đừng hòng. Hôm nay, tôi phải dạy cho cô một bài học nhớ đời. Đừng tưởng thấy chồng hiền lành mà cưỡi lên đầu, lên cổ tôi mãi thế này được. Nhé.

Choang, choang! Rắc, cắc!

- Tôi cứ ra khỏi nhà là cô la. Về muộn một tý là cô nói chạnh, nói khóe. Tôi hễ cứ gặp ai là phụ nữ thì lập tức cô cho rằng tôi đã cặp bồ. Cái ví của tôi, cô xẻo hết từng đồng tiền lẻ. Cái điện thoại của tôi, cứ hễ tôi ở nhà là cô giữ khư khư, không rời một phút. Cô kiểm tra danh bạ, mọi tin nhắn, mạng xã hội của tôi. Mỗi lần vui bạn bè chút bia, chút rượu, về tới nhà là cô nói bóng, nói gió này nọ... Nay, tôi nói cho cô biết, tôi hết chịu nổi rồi! Nghe rõ chưa? Cô một vừa hai phải thôi nhé! Nhớ chưa? Nhớ chưa, hả? Há miệng ra! Há miệng trước mặt tôi ngay! Há?

Bốp, bốp! Uỵch, ụych!

Im lặng.

- Bao lâu nay, cô rủa tôi như hát. Cô ví tôi như bọn phản động, bọn tham nhũng, bọn lợi ích nhóm, bọn buôn Thần bán Thánh. Tôi nín nhịn hết cỡ. Đến hôm nay thì chấm dứt nhé. Từ giờ trở đi, chừa ngay cái thói bắt nạt chồng, nghe chửa? Chồng nói một câu, vợ phải dạ một câu, nghe chửa?

Viu, viu! Ây, ây! Za, za!

- Cô đưa ngay cái kéo cho tôi. Đưa đây! Tôi sẽ cắt trụi cái mớ tóc dài của cô để cô luôn nhớ rằng cô là vợ, tức là ở dưới chướng chồng, hiểu chưa? Đưa kéo đây!

Đến lúc này, đám đông chị em đứng bên ngoài phòng nghe vậy bỗng lao xao:

- Này, chị em ơi! Không khéo, án mạng sắp xảy ra! Phải cứu cô ấy ngay!

Mấy chị to khỏe cùng nhau hợp sức xô cánh cửa. Cánh cửa nhà bật mở. Mọi người ùa vào phòng. Lúc đó, trông mặt lão đằng đằng, sát khí như thể chuẩn bị gây án. Quanh lão, mảnh bát đũa, chén cốc, ly rượu vỡ văng tung tóe khắp nơi. Trên tay lão là cái kéo làm vườn, tỉa cây cảnh.

Một bà trong nhóm nhanh trí choàng tay ôm ghì lấy lão. Một chị khác giật ngay cái kéo trong tay lão.

Một bà như Trưởng hội phụ nữ của khu nói:

- Ấy ấy. Bình tĩnh. Bình tĩnh lại đi ông. Vợ nó dại thì mắng mỏ vợ đôi câu như thế là đủ rồi. Bực lắm thì đánh nó một hai cái cho bõ tức. Chứ ai lại hành hạ vợ bằng kéo thế này. Chết người thì sao?

Lão bị bất ngờ khi có đông người trong phòng, lại toàn là phụ nữ. Lão hơi lúng túng. Nhưng, hình như chưa dứt cơn tức giận nung nấu từ bao lâu nay, lão dậm chân bành bạch, nói lớn:

- Nhưng, hết chịu nổi rồi! Tức quá rồi! Điên tiết lắm rồi! Các bà, các chị à. Phải dạy cho con vợ tôi để nó chừa, chừa, chừa... cái thói bắt nạt chồng!

Một bà đứng phía sau quan sát, hỏi "Thế vợ ông đâu?".

- Trốn rồi - lão nói gắt.

- Trốn ở đâu - cũng giọng bà đó.

- Cô ấy về quê hôm qua rồi!...

Oa ná nà... ∆

ANH ANH

Sưu tầm.

 

DẠY VỢ

(Chả lẽ tức quá...).

Lão nổi tiếng sợ vợ, cả khu chung cư đều biết.

Thế mà, tối hôm qua, tiếng lão quát vợ rung cả tầng nhà.

Cư dân đàn ông sống quanh nhà lão đều buột miệng nói "đàn ông phải thế chứ lỵ!".

Hóng chuyện nhất là cánh phụ nữ hiếu kỳ. Họ thì thầm với nhau cái gì đó, bất chấp trời tối, lặng lẽ kéo sang nhà lão, đứng chật cả dãy hành lang ngoài cửa phòng nhà lão nghe ngóng xem thực hư thế nào.

Choang, choang! Ục, ục! Bụp, bụp!

Tiếng lão quát:

- Im ngay! Im ngay cái mồm lại! Không thể chịu được nữa rồi! Tôi nói cho cô biết nhé. Cô đã làm cho tôi nhục cái mặt của thằng đàn ông ở cái khu chung cư này bao lâu nay rồi. Ai cũng bảo tôi sợ vợ. Ngay cả mấy lão cờ tướng của tôi cũng biết, cứ hễ thua cờ tôi là lại quay ra nói kháy, đá đểu tôi. Rằng, giỏi chơi cờ vua hơn cờ tướng. Rằng, hậu to hơn vua. Bây giờ thì đừng hòng. Hôm nay, tôi phải dạy cho cô một bài học nhớ đời. Đừng tưởng thấy chồng hiền lành mà cưỡi lên đầu, lên cổ tôi mãi thế này được. Nhé.

Choang, choang! Rắc, cắc!

- Tôi cứ ra khỏi nhà là cô la. Về muộn một tý là cô nói chạnh, nói khóe. Tôi hễ cứ gặp ai là phụ nữ thì lập tức cô cho rằng tôi đã cặp bồ. Cái ví của tôi, cô xẻo hết từng đồng tiền lẻ. Cái điện thoại của tôi, cứ hễ tôi ở nhà là cô giữ khư khư, không rời một phút. Cô kiểm tra danh bạ, mọi tin nhắn, mạng xã hội của tôi. Mỗi lần vui bạn bè chút bia, chút rượu, về tới nhà là cô nói bóng, nói gió này nọ... Nay, tôi nói cho cô biết, tôi hết chịu nổi rồi! Nghe rõ chưa? Cô một vừa hai phải thôi nhé! Nhớ chưa? Nhớ chưa, hả? Há miệng ra! Há miệng trước mặt tôi ngay! Há?

Bốp, bốp! Uỵch, ụych!

Im lặng.

- Bao lâu nay, cô rủa tôi như hát. Cô ví tôi như bọn phản động, bọn tham nhũng, bọn lợi ích nhóm, bọn buôn Thần bán Thánh. Tôi nín nhịn hết cỡ. Đến hôm nay thì chấm dứt nhé. Từ giờ trở đi, chừa ngay cái thói bắt nạt chồng, nghe chửa? Chồng nói một câu, vợ phải dạ một câu, nghe chửa?

Viu, viu! Ây, ây! Za, za!

- Cô đưa ngay cái kéo cho tôi. Đưa đây! Tôi sẽ cắt trụi cái mớ tóc dài của cô để cô luôn nhớ rằng cô là vợ, tức là ở dưới chướng chồng, hiểu chưa? Đưa kéo đây!

Đến lúc này, đám đông chị em đứng bên ngoài phòng nghe vậy bỗng lao xao:

- Này, chị em ơi! Không khéo, án mạng sắp xảy ra! Phải cứu cô ấy ngay!

Mấy chị to khỏe cùng nhau hợp sức xô cánh cửa. Cánh cửa nhà bật mở. Mọi người ùa vào phòng. Lúc đó, trông mặt lão đằng đằng, sát khí như thể chuẩn bị gây án. Quanh lão, mảnh bát đũa, chén cốc, ly rượu vỡ văng tung tóe khắp nơi. Trên tay lão là cái kéo làm vườn, tỉa cây cảnh.

Một bà trong nhóm nhanh trí choàng tay ôm ghì lấy lão. Một chị khác giật ngay cái kéo trong tay lão.

Một bà như Trưởng hội phụ nữ của khu nói:

- Ấy ấy. Bình tĩnh. Bình tĩnh lại đi ông. Vợ nó dại thì mắng mỏ vợ đôi câu như thế là đủ rồi. Bực lắm thì đánh nó một hai cái cho bõ tức. Chứ ai lại hành hạ vợ bằng kéo thế này. Chết người thì sao?

Lão bị bất ngờ khi có đông người trong phòng, lại toàn là phụ nữ. Lão hơi lúng túng. Nhưng, hình như chưa dứt cơn tức giận nung nấu từ bao lâu nay, lão dậm chân bành bạch, nói lớn:

- Nhưng, hết chịu nổi rồi! Tức quá rồi! Điên tiết lắm rồi! Các bà, các chị à. Phải dạy cho con vợ tôi để nó chừa, chừa, chừa... cái thói bắt nạt chồng!

Một bà đứng phía sau quan sát, hỏi "Thế vợ ông đâu?".

- Trốn rồi - lão nói gắt.

- Trốn ở đâu - cũng giọng bà đó.

- Cô ấy về quê hôm qua rồi!...

Oa ná nà... ∆

ANH ANH

Sưu tầm.


Khi trí tuệ “chọc quê” sự hợm hĩnh – Chuyện vui ở giảng đường y

Trong một tiết học tại trường y, nơi thường tràn ngập mùi sát trùng và sự nghiêm túc căng như dây đàn, một tình huống “tréo ngoe” xảy ra khiến cả lớp được phen dở khóc dở cười.
Giáo sư nghiêm nghị, với ánh mắt sắc như dao mổ, hỏi một sinh viên:
– “Cậu kia, cho tôi biết: Chúng ta có bao nhiêu quả thận?”
Sinh viên nọ không mảy may chần chừ, trả lời tỉnh bơ:
– “Bốn ạ!”
Thầy giáo lập tức phồng mang trợn mắt, hét lớn:
– “Mang cỏ vào đây, lớp ta có lừa rồi!”
Cả lớp cười rần rần. Ai nấy đều nghĩ sinh viên kia toi đời. Nhưng nhân vật ấy là Aparício Torelly – người sau này trở thành nhà châm biếm lừng danh Barão de Itararé. Và đúng chất "Barão", anh chàng đáp lại với nụ cười nhếch mép:
– “Cho tôi một ly cà phê nhé. Lừa cần cỏ, người cần tỉnh táo.”
Giáo sư tức tối đuổi cậu ra khỏi lớp. Nhưng Torelly không hề nao núng. Trước khi bước ra, anh dừng lại, quay đầu rất “chảnh” và nói:
– “Thưa giáo sư, thầy hỏi chúng ta có bao nhiêu quả thận. Thì chúng ta – tức thầy và em – có bốn. Hai của thầy, hai của em. Đúng rồi chứ?”
Và để cú chốt “thâm” thêm phần sâu cay, Torelly mỉm cười nói nốt:
– “Chúc thầy ngon miệng… và mong cỏ là phần của thầy.”
Đúng là: Dốt cộng hợm = thảm họa. Nhưng dí dỏm cộng thông minh = huyền thoại!

Pane e Vino - 3 Nguyễn Khắc Cần




CHIỀU HẠ








 

15 tháng 5 2025

CHUYÊN MÔN CAO ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU?


 Có lẽ bạn đã từng nghe câu chuyện về kỹ sư tính phí 10.000 đô để sửa một cỗ máy:

1 đô cho việc vặn đúng con ốc, và 9.999 đô cho việc biết con ốc nào cần vặn.
Câu chuyện đó không chỉ là truyền miệng dạy lý thuyết cho vui, mà là câu chuyện có thật. Người kỹ sư đó tên là Charles Proteus Steinmetz (1865–1923), một thiên tài trong ngành kỹ thuật điện.

Một ngày nọ, tại nhà máy River Rouge của Henry Ford, có một máy phát điện khổng lồ bị hỏng. Các kỹ sư của Ford đều bó tay, nên Ford phải mời Steinmetz đến.
Khi đến nơi, Steinmetz yêu cầu ba thứ: một quyển sổ tay, một cây bút chì và một chiếc giường gấp.
Ông dành hai ngày hai đêm lắng nghe chiếc máy và ghi chép các phép tính.
Cuối cùng, ông yêu cầu một cái thang, một thước dây và một mẩu phấn. Ông leo lên máy phát, đo đạc vài chỗ, rồi đánh dấu một điểm bằng dấu X.
Ông quay sang các kỹ sư của Ford và nói:
"Hãy tháo tấm panel này ra, gỡ cuộn dây đúng ngay chỗ này, và tháo ra 16 vòng dây."
Họ làm theo, và chiếc máy phát điện gầm lên hoạt động trở lại.

Vài ngày sau, Henry Ford nhận được hóa đơn từ Steinmetz:
10.000 đô.
Ford, bất ngờ với con số đó, yêu cầu bảng kê chi tiết công việc. Steinmetz trả lời:
Đánh dấu vị trí bằng phấn: 1 đô
Biết nên đánh dấu chỗ nào: 9.999 đô
Không một chút lăn tăn, Ford thanh toán toàn bộ.

Câu chuyện này sau đó được ghi lại bởi Jack B. Scott - con trai của một nhân viên tại nhà máy Ford - và đăng trên tạp chí Life vào năm 1965.
Steinmetz chỉ cao khoảng 1m20, lưng gù, dáng đi tập tễnh - nhưng sau vẻ ngoài đặc biệt đó là một bộ óc khoa học vĩ đại của thời đại. Đương thời, ông là bạn bè với những tên tuổi như Albert Einstein, Nikola Tesla và Thomas Edison. (hình)

Nguồn: Internet


Người Thầy khác "thợ dạy" như thế nào?


Nghề dạy học là một nghề rất đặc thù vì đối tượng và sản phẩm là con người. Trong quá trình dạy học, giáo viên đứng trước nhiều thử thách đòi hỏi phải có cái tâm với học sinh, nhiệt huyết với nghề nghiệp thì mới xử lý đúng với tư cách một người thầy, không phải là một "thợ dạy".

Đây là những tổng kết của tôi trong quá trình đi học của mình. Thật may mắn vì trong cuộc đời "từng trải" trên các loại trường lớp, tôi đã gặp vô cùng ít “thợ dạy” và vô cùng nhiều những người thầy.

1. “Thợ dạy” răm rắp tuân theo sách giáo khoa, sách tham khảo, chương trình chuẩn, qui trình lên lớp, cách trình bày bảng…

Người thầy luôn luôn tạo ra những bài giảng theo cách của mình, không giống ai và cũng chẳng bao giờ lặp lại chính mình.

2. “Thợ dạy” coi lên lớp chỉ là việc phải làm nếu muốn được trả lương.

Người thầy lên lớp vì anh ta thích mang lại một cái gì mới đến cho học trò và mỗi lần lên lớp anh ta lại phát hiện thêm một điều gì đấy về bản thân, về bài học cũng như học sinh của mình.

3. “Thợ dạy” sẽ quên luôn công việc của mình khi bước ra khỏi lớp học.

Người thầy sẽ trăn trở từ trước khi bước lên bục giảng, sau khi trở về nhà, lúc đang đi trên đường. Anh ta luôn phải suy nghĩ: làm thế nào để bài giảng hay hơn, làm thế nào để cuốn hút học sinh, điểm nào trong bài giảng hôm nay của mình chưa thực sự thuyết phục, tại sao có những học sinh chậm tiến bộ, mất tập trung, nếu mình là học sinh mình sẽ cảm thấy thế nào, cái gì ẩn đằng sau sự mệt mỏi, chậm chạp, nóng nảy, tự ti… của một đứa trẻ, mình có thể làm thế nào để giúp học sinh vượt qua những trở ngại này…

4. “Thợ dạy” sẽ từ chối nếu anh ta phải dạy với một mức thù lao không xứng đáng.

Người thầy sẽ chấp nhận dạy kể cả không được trả một xu nào, vì anh ta biết cái mà anh ta được không phải là tiền bạc.

5. “Thợ dạy” không cần biết học sinh của mình là ai. Nhiệm vụ của anh ta là lên lớp đúng giờ, ra khỏi lớp đúng giờ, dạy theo đúng qui định.

Người thầy luôn tìm hiểu rất kĩ từng chi tiết liên quan đến học sinh của mình, từ trang phục, tư thế ngồi trong lớp học, một ánh mắt mệt mỏi… đến những thứ li ti không thể diễn đạt thành lời.

6. “Thợ dạy” không có nhu cầu đọc sách hay học hỏi gì thêm, bởi anh ta nghĩ: dạy dăm ba đứa trẻ con là một việc vô cùng đơn giản.

Người thầy luôn hiểu rằng kiến thức mình có là ít ỏi, và anh ta luôn luôn nhặt nhạnh tất cả những gì có thể làm giàu cho nghề nghiệp của mình.

7. “Thợ dạy” chỉ hiểu biết về duy nhất một môn học mà anh ta dạy.

Người thầy phải biết tất cả, từ lịch sử, văn hóa, thời sự xã hội đến những thứ tưởng chừng chả có mối liên hệ gì với nghề nghiệp của anh ta, như xu hướng thời trang, những món ăn vặt của tuổi teen, thậm chí cả những việc lặt vặt vớ vẩn của các báo lá cải.

8. “Thợ dạy” bằng lòng với việc dạy của mình.

Người thầy luôn mong muốn tạo nên một cái gì đó mới, có thể làm thay đổi một thế hệ.

9. “Thợ dạy” luôn bắt mọi học sinh phải “đổ vừa khuôn”.

Người thầy hiểu rằng mỗi đứa trẻ là một khác biệt, anh ta tôn trọng thiên hướng của chúng, phát hiện, khích lệ những tiềm năng và biết cách thuần hóa những cá tính gai góc.

10. “Thợ dạy” thường nghĩ: ta là thầy và ta có quyền.

Người thầy biết rằng mình chẳng qua cũng chỉ hơn bọn trẻ một cơ số tuổi. Anh ta là người hướng dẫn, bậc đàn anh, bạn bè và thậm chí có lúc biết mình chỉ đáng là học trò của học trò mình. 

TS. Nguyễn Ngọc Minh

TINH THẦN VÕ SĨ
So găng với nhau trên võ đài chưa đầy nửa hiệp 1, Long đã nhận ra đối thủ kém hơn mình. Trận này Minh là đối thủ của Long, cũng xuất thân từ một võ phái có tiếng nhưng kinh nghiệm đánh đài chưa nhiều. Là võ sĩ chuyên nghiệp nên chỉ cần ra vài đòn là đã có thể cảm nhận được ai mạnh hơn.
Liên tiếp tiếp xúc với đòn thế của Minh, Long nhận ra Minh cũng không đủ nội lực để đấu với mình, đòn thế cũng không hiểm bằng. Minh cũng đã nhận ra điều đó, nên đôi mắt của Minh có vẻ rất lo lắng.
Đôi mắt của Minh càng lúc càng tuyệt vọng. Long ngạc nhiên vì sự tuyệt vọng trong đôi mắt đó. Võ sĩ thượng đài thắng thua là chuyện thường, có gì phải tuyệt vọng đến độ dại hẳn thế kia. Long nhận ra có sự bất thường gì đó của đối thủ. Nhiều lúc Minh tấn công dồn dập cầu may, nhưng chẳng làm gì được, rồi lại tuyệt vọng đến nỗi đánh không ra đòn thế.
Gần hết hiệp thứ 3, cũng là hiệp cuối cùng, Long nhận một đòn đấm trực diện của Minh rồi té ra sàn chịu thua.
Ba tháng sau Long nhận được bức thư của Minh như sau: "Cám ơn anh đã cứu mạng con gái tôi. Cháu bị bệnh tim phải mổ gấp mà tôi không chạy đâu ra tiền nên liều đăng ký đấu đài với võ sĩ nổi tiếng như anh, hy vọng thắng để có tiền thưởng mổ tim cho cháu. Tôi chỉ thắc mắc tại sao anh biết tôi cần tiền cực độ mà nhường tôi trận thắng đó? Anh vuột tiền thưởng, lại mất danh dự, nhưng anh đã cứu mạng con gái tôi. Sau này tôi sẽ dẫn cháu đến lạy anh xin anh làm cha đỡ đầu cho cháu".
Bây giờ Long mới hiểu nỗi tuyệt vọng trong đôi mắt của Minh khi đó là gì.
Ps: Có những chiến thắng rất có ý nghĩa, nhưng có những chiến bại lại có ý nghĩa cao đẹp hơn. Người có thể thắng mà chấp nhận thua là người có đủ trí tuệ và đạo đức để kiểm soát tâm hiếu thắng của mình, biết khi nào cần phải thắng và khi nào cần phải nhường thua. Có khi thua mà lòng yên vui thanh thản, có khi thắng rồi hối hận cả đời.


(From FB Huỳnh Đức Thiện)
Share từ FB anh Thai NC


ĐÊM TRỰC !!

0 giờ

Một người đàn ông đến cấp cứu vì đau quặn bụng. Khi mình đến khám, ông ta cứ luôn miệng nói : Tôi quen anh giám đốc A. Tôi có làm ăn với chị trưởng phòng B. Có lẽ do ông ta nghĩ rằng, khi nói ra những mối quan hệ ấy, mình sẽ làm việc chu đáo hơn. Mình đã đáp lời rằng :

- Anh có thể thôi nói tên và chức vụ của người khác. Anh hãy nói về chính anh đi, tên, chức vụ và bệnh của anh.

Ông ta trố mắt ra nhìn mình, phải mất vài phút sau ông ta mới có thể bắt đầu khai bệnh.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng hay như vậy, bạn nhỉ? Cứ vỗ ngực tự hào chứng tỏ với nhau rằng : tôi là con ông D, cháu bà C, tôi quen biết ông E và có mối quan hệ thân thiết với bà F, thay vì chúng ta nói về chính mình.

Nhưng một người trưởng thành thật sự lại là người luôn tự đứng vững trên đôi chân mình, can đảm chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, không dựa vào ai cả, không đổ thừa ai cả.

---

0 giờ 30 phút

Một người phụ nữ 70 tuổi, được đưa đến phòng cấp cứu trong tình trạng suy kiệt nặng, da xanh niêm nhạt, thở ngáp cá, toàn thân khai mùi phân dãi. Khi mình xử trí cấp cứu xong, mình hỏi hai người con gái ăn bận rất bảnh bao và thơm tho : Bệnh nhân bị bệnh gì trước đây, điều trị ở đâu, và diễn tiến nặng bao lâu rồi?

Mình đã ngỡ ngàng khi nhận được một câu trả lời : Bệnh tim mạch và u hạch gì đó không rõ, mẹ tôi đã khó thở cả tháng nay rồi, nhưng tôi nghĩ không sao nên không đưa đi khám bệnh.
- Hai chị là con ruột?
- Ừ con ruột.

Mình im lặng thở dài khi kết quả xét nghiệm và MSCT trả về là bệnh Lymphoma ác tính di căn não, di căn phổi, đái tháo đường, suy thận... Làm sao mà cứu chữa? Mẹ thì chỉ có một trên đời.

Tuần trước mình có đi dự đám tang của một bệnh nhân rất thân. Và đã chứng kiến những giọt nước mắt ăn năn của người con út.

- Bác sĩ biết sao không, cả bốn tháng nay tôi chưa gặp mẹ, dù nhà tôi và nhà mẹ cách có vài bước chân. Ai ngờ trưa hôm thứ 7, nhận điện thoại báo mẹ đã mất rồi... Giá như tôi ...

Thật, càng lớn tuổi, mình càng sợ trực cấp cứu. Không phải vì sức khoẻ vì chuyên môn hay vì áp lực phải tiếp xúc phơi nhiễm với những bệnh lây nhiễm hay vì có thể bị hành hung bất cứ lúc nào. Mà vì cứ phải chạm vào thật sâu bên sau mỗi con người dù mình không muốn...

1 giờ sáng

Bệnh nhân nam 23 tuổi, cơ thể gầy teo, nấm trắng đầy miệng đến cấp cứu vì tiêu chảy. Khi mình giải thích tình hình bệnh và đề nghị nhập viện thì bệnh nhân không chịu vì không có tiền.
- Em điện thoại kêu ba mẹ vào viện đi.
- Ba mẹ em li dị hồi em còn nhỏ xíu. Em sống với bà, mà bà ở tuốt dưới Vĩnh Long, em nói thiệt, em bị nghiện ma tuý đá và bị nhiễm HIV.
- Nhưng nếu em không nằm viện thì phải làm sao?
- Em cũng không biết nữa.

Nhìn cơ thể bệnh nhân chi chít những hình xăm, mái tóc nhuộm vàng khè ... sao mà khác quá với cách bệnh nhân trả lời.

- Em chỉ nghĩ mình đau đến đây để bác sĩ cấp cứu...

Mình lại thở dài, dù tiếng thở dài chẳng làm đêm ngắn lại. Phần lớn những người sa ngã và lầm lạc thường được lớn lên trong gia đình không có hạnh phúc, cha mẹ ly dị, hay nghiện rượu, cờ bạc và thuốc lá. Có bao giờ mỗi bước chân đi, mỗi quyết định trong cuộc đời, chúng ta đều cẩn trọng?

Sinh con rất dễ, nhưng nuôi dưỡng con lại rất khó! Khó vô cùng.

2 giờ sáng

Một thanh niên sỉn rượu đến để may những vết thương vùng mặt và lưng do bị chém. Khi điều dưỡng hỏi phần hành chính, thì anh ta nạt nộ đập bàn : Sao không khâu liền đi, cứ hỏi mấy cái vớ vẩn làm gì?
- Muốn khâu thì phải làm hồ sơ khai tên tuổi bị đánh ở đâu chứ, rồi còn phải kí tên yêu cầu khâu chứ.
- Tao đ* khai. Bây giờ tao hỏi tụi mày có khâu không thì bảo? Tụi mày có tin tao chém tụi mày bây giờ không?

Mấy anh bảo vệ nghe ồn ào, báo ngay cho công an. Và thanh niên sỉn rượu vừa thấy bóng công an lập tức bỏ chạy. Mới đó còn hùng hổ đòi đâm đòi chém ...

Thật, những người có xu hướng hung bạo và dễ kích động thường là những người sống trong sự sợ hãi và yếu đuối.

Vì sao khi đi trên phố mấy thanh niên trẻ hay nẹt bô rồ ga? Vì sao giữa đám đông mấy người trung niên kia ăn bận diêm dúa trang điểm cầu kì?
Bởi vì trong sâu thẳm họ khát khao được chú ý, khát khao được công nhận... nhưng họ chẳng có gì đặc biệt, buộc họ phải hành động như thế. Họ lạc loài!

3 giờ sáng

Một người đàn ông, 50 tuổi được đưa vào cấp cứu vì đau đớn vùng hạ sườn phải. Ông ta la hét inh ỏi :

- Bác sĩ đâu rồi? Tụi bây chết hết rồi hả? Tao vào bệnh viện cả tiếng rồi mà chẳng thấy tụi bây đâu...
- Bác sĩ đây, anh mới vào mà, y tá còn chưa kịp lấy dấu hiệu sinh tồn...

Người nhà vội nói bệnh nhân và quay qua nói với mình : Bác sĩ thông cảm, tại ảnh bệnh ung thư đường mật di căn gan, di căn hạch giai đoạn cuối rồi nên đau đớn và hay la hết. Bệnh Viện C đã cho về, khuyên gia đình, bệnh nhân muốn ăn gì thì cứ cho...

Đêm dường như sâu hơn với tiếng thở dài.

Nỗi đau niềm thống khổ là có thật, luôn hiện diện bên trong mỗi con người. Ai cũng đau cũng khổ, có người nhờ nỗi đau mà vượt lên được chính mình, tìm ra được con đường giải thoát và an lạc, nhưng cũng có người bị chết chìm trong đó.

Lẽ thường, khi người ta gần đến bên kia con dốc cuộc đời, cận kề cái chết, người ta sẽ buông bỏ hết những sân si, người ta sẽ chấp nhận và mỉm cười... Đằng này ...

Bốn giờ sáng

Một người phụ nữ đến cấp cứu vì đau đầu ngủ không được. Trong khi mình đang viết bệnh án thì nghe bà ta kêu lên : Chú bác sĩ và cô y tá kia, mau trả điện thoại lại cho tôi.

- Bà coi lại cẩn thận đi, tụi con đâu có lấy điện thoại của bà.
- Cô nói gì? Chỉ có cô và chú bác sĩ kia lại gần tôi... Không cô thì chú kia lấy. Báo bảo vệ hay công an ngay đi.

Bệnh nhân ngồi bật dậy, khác với lúc mới vào nhăn nhó khó chịu mệt mỏi.

- Ôi mẹ ơi, mẹ nói cái gì kì lạ vậy? Con giữ điện thoại của mẹ đây. Tại con đi đóng tiền tạm ứng nhập viện nên mẹ không biết.
- Vậy hả? Tao tưởng hai đứa này nó ăn cắp.

Bé Khánh vừa định lên tiếng, mình vội ngăn lại và thì thầm : Thôi bỏ đi em.

Mình nhớ một câu chuyện trong Phúc Âm, có người đến hỏi : Nếu ai đó tát vào má con thì sao? Chúa Giêsu đã trả lời : Con hãy đưa luôn má còn lại cho người ta tát. Và nếu có ai xin con cái áo khoác bên ngoài, con cũng hãy cởi luôn cái áo khoác bên trong mà cho.

Thường chúng ta chỉ đến với Thượng Đế khi bị đau khổ, mất mát, muốn mà chưa được...

Và khi chúng ta bị ức hiếp bị bắt nạt, chúng ta mong là luật công bằng, luật nhân quả được thực thi.

Nhưng Thượng Đế luôn im lặng. Ngài dạy : Hãy tha thứ, hãy cho đi nhiều hơn.

Bởi chỉ những người yếu đuối, thiếu thốn, bị bỏ rơi ... mới dùng đến bạo lực và đi xin.

Ngài Đạt Lai Lạt Ma từng nói : Cây lúa nào hạt non hạt lép thì nó đứng thẳng vươn cao. Còn những cây lúa nặng trĩu hạt luôn oằn mình xuống dưới thấp.

Cái Tôi của ai nhỏ bé thì tâm lượng người đó mênh mông!

 Vô Thường 


Bạn có thấy người phụ nữ này không? Tên cô ấy là Grazia Deledda.
Cô ấy từng bị chế giễu, xa lánh, làm nhục và bị gạt sang một bên… chỉ vì cô ấy sinh ra là phụ nữ.

Sinh ra trên những ngọn đồi gồ ghề của Nuoro, Sardinia — một vùng đất mà các cô gái được dạy cách may vá, không phải mơ mộng.
Mới chín tuổi, cô đã bị đuổi khỏi trường.
Họ nói rằng giáo dục là không cần thiết đối với một cô gái.
Nhưng Grazia không đồng ý. Cô học một cách bí mật — nuôi dưỡng tâm trí mình bằng những cuốn sách mượn và lấp đầy tâm hồn mình bằng những câu chuyện chưa viết.

Khi còn là một thiếu niên, cô đã được xuất bản những sáng tác đầu tiên của mình trên một tạp chí.
Đối với cô, đó là niềm vui. Đối với ngôi làng, đó là điều tai tiếng.
Một người phụ nữ? Viết lách? Thật đáng xấu hổ.
Những người hàng xóm thì thầm.
Vị linh mục không đồng ý.
Ngay cả gia đình cô cũng trở nên lạnh nhạt.
Họ nói rằng vị trí của một người phụ nữ là trong bếp — không phải trên trang giấy.

Nhưng Grazia được tạo nên từ một thứ gì đó khác: sự kiên trì.
Cô viết vào ban đêm, khi thế giới đã ngủ.
Trong im lặng, cô đã tạo nên tiếng nói.

Nhiều năm sau, bà chuyển đến Rome, với một người đàn ông tin tưởng bà hơn bất kỳ ai khác: Palmiro Madesani.
Không chỉ là một người chồng. Ông là lá chắn, là mỏ neo, là nhiên liệu của bà.
Khi thế giới chế giễu cả hai người họ — một nhà văn nữ và một người đàn ông tự hào đứng sau bà — họ đã đáp lại bằng sự thách thức lặng lẽ.

Grazia đã viết về những người phụ nữ dữ dội, những người đàn ông tan vỡ,
và những cảnh quan hoang dã phản ánh trái tim không thể tan vỡ của chính bà.
Và một ngày nọ, cuối cùng thế giới cũng lắng nghe.
Năm 1926, Grazia Deledda — cô bé đến từ Sardinia chỉ được học hành cơ bản —
đã trở thành người phụ nữ Ý đầu tiên giành giải Nobel Văn học.
Khi bước lên sân khấu đó, bà không bước đi một mình.
Bên cạnh bà, tay trong tay, Palmiro đứng đó — người đàn ông biết cách yêu mà không sợ hãi.
Bởi vì tình yêu thực sự không yêu cầu bạn phải thu mình lại.
Nó nâng bạn lên cao hơn khi thế giới cố kéo bạn xuống.

#NLTC

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.