.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Thảm họa Hindenburg - 80 năm nhìn lại

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, việc di chuyển trên bầu trời bằng khinh khí cầu được coi là khá phổ biến. Tuy nhiên, việc ciếc khí cầu khổng lồ mang tên Hindenburg bốc cháy trên bầu trời nước Mỹ vào năm 1937 đã đánh dấu chấm hết cho ngành công nghiệp khí cầu.
Thảm họa “Hindenburg”
Vào thế kỉ thứ XIX, một kỹ sư, một nhà phát minh người Đức có tên là Zeppelin đã chế tạo ra khinh khí cầu khung cứng và đã được sử dụng vào việc chuyên chở hành khách cũng như trong quân sự.
So sánh với những loại khinh khí cầu khác, khi cầu khung cứng của Zeppelin thành công đến nỗi ngày nay khái niệm Zeppelin thường được dùng đồng nghĩa cho khí cầu khung cứng hay cho tất cả các loại khinh khí cầu nói chung. Còn nước Đức trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trên lĩnh vực này. Song cũng chính quốc gia này đã gặp thảm kịch về khinh khí cầu dưới thời Đức quốc xã - Thảm họa "Hindenburg" (tên của Tổng thống nước Đức thời Hitler làm thủ tướng).
Tham hoa Hindenburg - 80 nam nhin lai - Anh 1
Khinh khí cầu Hindenburg cháy ngùn ngụt sau khi gặp tai nạn.
Với một kích thước khổng lồ chứa tới 20.000m3 khí, "Hindenburg" đã nhiều lần vượt Đại Tây Dương nối nước Đức với Hoa Kỳ. Ngày 6/5/1937, hành trình của "Hindenburg" rất hanh thông khi nó đã bay đến bầu trời của Khu Mahattan, trung tâm của New York và đợi thời điểm thích hợp để hạ cánh và neo đậu tại bãi đáp Lakehurst vì lúc đó có một cơn giông ập đến.
Nhưng chính vào thời điểm đang hạ độ cao, ngay trước mắt đám đông ở dưới đất ra đón con tàu thì một khối lửa đã bùng phát từ dưới và rất nhanh chóng nó bị thiêu rụi vì chính khối khí nhẹ và dễ cháy chứa trong các khung thép bao bởi những vật liệu nhẹ.
Trong số 97 người có trong tàu gồm 36 hành khách và 61 người trong phi hành đoàn thì có 35 người thiệt mạng, ngoài ra còn có một người nữa chết khi con tàu lao xuống đất. Tấn khảm kịch như tiếng sét đánh tan biểu tượng một thời của Đức Quốc xã, dấy lên nhiều nghi vấn xung quanh vụ việc.
Tính đến trước khi thảm họa xảy ra, Hindenburg đã thực hiện thành công 17 chuyến đi vượt Đại Tây Dương, vận chuyển hơn 2.600 hành khách và đạt vận tốc 135km/h.
Điều đáng nói là với thảm họa này nước Đức không còn cơ hội trở lại những tuyến bay với những con tàu tương tự và thời đại của khinh khí cầu đã chấm dứt.
Đi tìm nguyên nhân
Ba ủy ban điều tra đã được thành lập nhằm xác định nguyên nhân thảm họa. Người ta đưa ra kết luận là một tia lửa đã làm cháy khí hydro nhưng lại không nói rõ nguồn gốc của tia lửa hay chỗ rò rỉ. Vào thời kỳ đó, cả chính quyền Đức cũng như Mỹ đều không muốn điều tra về một sự phá hoại vì sợ sẽ gây ra một rắc rối ngoại giao. Thế nhưng vài năm sau chính người Đức đã nêu ra giả thuyết đó, lập luận rằng phía Mỹ muốn làm hoen ố hình ảnh của chế độ quốc xã nhưng họ không thể đưa ra được bằng chứng nào.
Cho đến năm 1997, chuyên gia về khí hydrô Addison Bain và một nhóm nghiên cứu của cơ quan NASA lại quan tâm đến thảm kịch. Họ khẳng định rằng khí hydrô không phải là nguyên nhân. Trước tiên, ngọn lửa trùm lên khinh khí cầu có màu đỏ rực trong khi khí hydrô không tạo ra ngọn lửa nhìn thấy được. Kế đến, không có nhân chứng nào nói đến mùi tỏi cay nồng hòa vào với hydrô để giúp phát hiện khi có rò rỉ.
Các điều kiện thời tiết có thể giải thích cho tai nạn. Cơn bão đã khiến khí cầu không thể hạ cánh có chứa một điện tích lớn, và những tia sét ngang dọc trên bầu trời quanh khí cầu. Addison Bain cũng lấy được 2 mẫu vải bọc khí cầu, giống như thứ đã được dùng để chế tạo Hindenburg.
Những thực nghiệm cho thấy để chắc chắn hơn, vỏ của khinh khí cầu được gia cố bằng một hợp chất gốc nitrate có trong thành phần của thuốc súng. Bên trên lớp sơn dễ nổ đó lại có thêm một lớp bột nhôm thường dùng để đẩy tên lửa. Những phần khác của thân được kết nối bằng các khung gỗ phủ sơn dễ cháy.
Để xác minh cho giả thuyết của mình, Addison Bain cho các mẫu vật chịu những điều kiện thời tiết giống như ngày 6-5-1937. Các mẫu vật lập tức bốc cháy. Nhà nghiên cứu đã tạm đưa ra kết luận: "Triết lý của lịch sử là không nên sơn khinh khí cầu bằng nhiên liệu dùng cho tên lửa".
Đến năm 2013, kỹ sư hàng không Anh Jem Stansfield và các đồng nghiệp nghiên cứu lại thảm họa và nhận thấy rằng chiếc khinh khí cầu đã bị tích tĩnh điện khi đi qua cơn bão, đồng thời có lẽ 1 ống dẫn khí đã bị thủng, đó có thể là nguyên nhân rò rỉ trong những ống thông gió. Khi nhân viên dưới đất nắm lấy các dây neo, họ đã khiến khí cầu tiếp xúc với mặt đất và ngọn lửa đã bùng ra ở phía sau khí cầu, đốt cháy khí hydrô. Khám phá này đã dẹp tan mọi nghi ngờ về phá hoại hoặc do tính chất dễ cháy nổ của lớp sơn.
Ngành kinh doanh khinh khí cầu sau thảm họa này đã bị cắt giảm và tiếp đó chấm dứt hoàn toàn bởi chiến tranh. Ngày nay, các công ty chuyên về khinh khí cầu trên thế giới đã nghiên cứu và chế tạo ra những khinh khí cầu với nhiều tính năng rất hiện đại, an toàn, được sử dụng cho những người ưa mạo hiểm.
Bích Hảo/TTXVN



Rong Biển -  BS Nguyễn Ý Đức



Rong biển (seaweeds) còn có các tên gọi khác như rong mơ, rau mã vĩ, hải tảo là loại thực vật sống ở biển.
Theo các nhà sinh vật học, có đến hơn hai ngàn loài rong biển, từ những mảng rêu trong ao nước tới các loại tảo bẹ (kelp) ngoài biển cả.
Rong biển được phân chia ra làm bốn nhóm chính tùy theo mầu sắc của chúng: Rong nâu, rong đỏ, rong mầu lục và rong mầu xanh.<!>
 Rong có thể ngắn nhỏ li ti hoặc dài đến 700 thước như tảo bẹ
Rong mọc tự nhiên rất nhiều ở biển. Nhưng hiện nay nhiều quốc gia cũng lập những trại nuôi rong biển để thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng.
Giá trị dinh dưỡng
Từ lâu rong biển đã được dùng làm thực phẩm cho người và gia súc vì có nhiều chất dinh dưỡng và khi ăn cho một vị rất ngon.
Loại thực vật này chiếm tới 25% trong các món ăn của dân chúng Nhật như nấu súp, trộn sà lácht, ăn với đồ biển (sushi), với thịt. Người Việt Namcũng đã biết thưởng thức rong biển từ lâu, tuy rằng ít người chú ý đến đặc tính bổ dưỡng và trị bệnh của nó. và cũng nhiều người không để ý là trong kem, dầu sà lách hoặc thuốc đánh răng cũng có một chút rong biển để các chất này bớt nhão.
Rong biển rất giàu những chất dinh dưỡng căn bản như chất đạm, folic acid, beta carotene, calci, iod, natri, magnesium, kali, phosphor và sắt. Viện Nghiên Cứu Rong Biển ở Na Uy phân tích được tới gần 60 khoáng chất khác nhau trong rong biển.
 Rong biển cung cấp rất ít năng lượng: một phần ăn trung bình chỉ cung cấp chứng 100 calori nên rất tốt cho những ai muốn giữ thân hình thon thả.
Loài rong biển wakame ở Nhật còn có nhiều loại amino acids như alanine, arginine, glutamic acid, glycine, leucine, isoleucine, v.v…Vì thế rong biển là một món ăn bổ dưỡng và ngon miệng..
 Bác sĩ người Đức Heinz A.Hope, một chuyên gia nổi tiếng về rong biển, cho rằng rong biển là nguồn thực phẩm rất lớn, có khả năng giải quyết nạn khan hiếm thực phẩm ở các nước nghèo.
Trong rong có chất algin được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm để làm cho các chất lỏng kết hợp với nhau. Chẳng hạn khi cho vào kem, algin làm nước trong sữa không kết tinh  mà trộn đều với nhau.
Rong được bán tươi, phơi khô, hoặc xay thành bột hoặc làm thành dạng viên.
Bột rong được rắc vào súp, sà lách, pho mát hoặc khoai tây bỏ lò để tăng hương vị món ăn.
Tác dụng trị bệnh
Tương truyền là Vua Thần Nông (khoảng 3.000 năm trước Công nguyên ) và Đức Khổng Tử (551 đến 479 trước Công nguyên) đều đã biết rằng rong biển có đặc tính dinh dưỡng và trị liệu. Từ thời thượng cổ, ở Trung Hoa, rong biển đã được dùng để chữa bệnh ung thư.
Theo Jean Carpenter, khoa học ngày nay đã công nhận rong biển là một trong nhiều môn thuốc thiên nhiên có quanh năm, với nhiều công dụng như ngăn ngừa và chữa vài loại ung thư, làm giảm cholesterol và huyết áp, làm loãng máu, ngăn ngừa viêm loét bao tử, tiêu diệt vi trùng, và làm thông đại tiện.
Theo bác sỹ Jane Teas của Đại Học Harvard, những vùng có tập quán ăn nhiều rong biển, như miền biển Sago và Hokkaido ở Nhật, thì nơi đó ung thư vú thấp hơn so với các địa phương khác
 Bác sĩ Nhật Ichiro Yamamoto của Đại Học Kitasato nghiên cứu rong biển trong 15 năm, và kết luận rằng rong biển có tác dụng chống ung thư vú, ung thư máu, ung thư ruột già và nhiều loại ung thư khác.
Rong biển còn có khả năng kháng sinh. Năm 1917, khoa học gia người Đức R. Harder đã khám phá đặc tính kháng sinh của rong biển.
 Đến năm 1959 khoa học gia Mỹ J.M.N. Sieburth nhận thấy trong ruột của chim cút (penguin) không có vi khuẩn. Sau khi nghiên cứu, ông mới tìm ra nguyên do là chim cút ăn tôm, mà tôm thì có chất kháng sinh nhờ ăn rong biển.
Từ đó tới nay, nhiều cuộc khảo cứu khác cho thấy rong biển có chứa những chất kháng sinh với đặc tính không kém gì các kháng sinh nhân tạo nhưpenicillin, terramycin, và streptomycin.
Ngoài khả năng kháng sinh, rong biển còn có đặc tính hạ huyết áp, làm loãng máu và hạ cholesterol cho nên người Nhật xem rong biển là thực phẩm giúp sống lâu.
Loại rong biển wakame ở Nhật có đặc tính hóa giải chất độc nicotine trong thuốc lá.
Rong biển có nhiều iod, cần cho các chức năng của tuyến giáp. Thiếu iod, tuyến giáp sưng to, kích thích tố của tuyến giảm, cơ thể suy nhược, da khô và thô, tóc rụng, trí tuệ giảm, người như mụ mẫm, buồn rầu.
Một nhược điểm của rong biển là tỷ lệ muối natri khá cao: Nửa ly rong biển tươi có tới 900 mg natri. Do đó, người cao huyết áp không nên ăn nhiều rong biển.

Rong biển đôi khi cũng làm mụn trứng cá trở nên trầm trọng


Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.