.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Công nghệ xây dựng ‘tiên tiến’ của người La Mã cổ đại: Nhà chống động đất, xi măng 2.000 năm tuổi

Công nghệ xây dựng ‘tiên tiến’ của người La Mã cổ đại: Nhà chống động đất, xi măng 2.000 năm tuổi

Người La Mã cổ đại đã tạo dựng được một nền văn minh vĩ đại, có ảnh hưởng lớn tới toàn Châu Âu. Nhưng có lẽ thành tựu nổi bật nhất là những đóng góp to lớn của người La Mã về kiến trúc và nghệ thuật.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, để xây dựng được các tòa nhà quan trọng và giúp chúng có thể đứng vững qua những trận động đất, người La Mã đã sử dụng một loại công nghệ siêu vật liệu.
Công nghệ xây dựng ‘tiên tiến’ của người La Mã cổ đại: Nhà chống động đất, xi măng 2.000 năm tuổi
(Ảnh: pixabay)
Những công trình chống động đất
“Những siêu vật liệu đó là gì? Đó là những cấu trúc nhân tạo bao gồm các dãy thiết bị cộng hưởng giúp biến đổi sóng điện từ hoặc âm thanh theo những cách thức không thường được thấy trong tự nhiên. Một nhánh toán học gọi là ngành quang học chuyển đổi đã được phát triển để thiết kế ra các thiết bị mới làm từ siêu vật liệu – bao gồm áo choàng tàng hình có khả năng chuyển hướng các vật thể vi sóng tròn”, theo trangPhysics World .
Theo nền lịch sử chính thống hiện nay, các siêu vật liệu được tổng hợp lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm vào năm 2000. Vật liệu dẫn điện như đồng và vàng đã được sử dụng trong các mô hình cụ thể. Một trong số chúng được sắp xếp theo dạng thức các mạng tinh thể nhiều lớp. Trong xây dựng, các kỹ sư cũng có thể thiết kế các công trình có cấu trúc mô phỏng các siêu vật liệu. Lấy ví dụ, một tòa nhà được bao quanh bởi một mạng lưới các vật thể rắn hoặc lỗ hổng có thể thành công trong việc chuyển hướng sóng địa chấn đang tác động đến công trình.
Công nghệ xây dựng ‘tiên tiến’ của người La Mã cổ đại: Nhà chống động đất, xi măng 2.000 năm tuổi
Năm 2000 siêu vật liệu được nghiên cứu bằng cách sắp xếp các vật liệu dẫn điện như đồng và vàng theo các mẫu cụ thể. (Ảnh: YouTube)
Năm 2012, một ý tưởng tương tự đã được thử nghiệm bởi một nhóm các nhà nghiên cứu khi họ đào một dãy lỗ khoan 2 chiều xuống lòng đất ở độ sâu khoảng 5m. Họ tạo ra sóng âm ở gần đó, và khi sóng âm tiếp cận hai hàng lỗ đầu tiên, phần lớn năng lượng của sóng âm bị phản xạ trở lại nguồn phát. Người ta cũng đã phát hiện ra rằng, một số công trình La Mã cũng có mô hình cấu trúc tương tự, từ đó trở thành các công trình chống động đất quan trọng vào thời cổ đại.
Greg Gbur, nhà vật lý tại Đại học Bắc Carolina, chia sẻ với trang Ars Technica rằng:
“Tôi nghi ngờ những người xây dựng các công trình này cổ đại này đã cố tình thiết kế sao cho các tòa nhà có khả năng chống động đất, hoặc thậm chí theo thời gian, có lẽ họ đã vô thức phát triển các thiết kế để làm cho chúng chắc chắn hơn, và thời gian để đạt được sự an toàn đó dường như rất ngắn. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ rằng, có thể đã xảy ra một dạng “chọn lọc tự nhiên”. Các siêu đô thị được xây dựng bằng kỹ thuật [tốt hơn] vô tình tránh được động đất và có lẽ đã tồn tại lâu hơn các đô thị khác. Do đó, ngày nay chúng ta có cơ hội được chiêm ngưỡng tàn tích của chúng”.
Công nghệ xây dựng La Mã cổ đại
Có lẽ kỹ thuật xây dựng của người dân thành Rome là một trong những lý do khiến thành phố này trở thành nơi tiên tiến bậc nhất ở Châu Âu. Lấy việc sử dụng bê tông làm ví dụ điển hình. Các công trình được làm từ bê tông hiện nay dự kiến ​​chỉ có thể tồn tại khoảng 100 – 200 năm. Tuy nhiên, các công trình bê tông của người La Mã cổ đại vẫn duy trì được cấu trúc toàn vẹn sau cả 2.000 năm. Sở dĩ các công trình này có thể vững bền qua mọi biến thiên của thời gian như vậy là vì người La Mã cổ đại đã sử dụng một phương pháp chế tạo bê tông rất khác biệt.
Theo trang Ancient Origins, “Bê tông La Mã có một số tính chất khác biệt so với bê tông hiện đại. Đầu tiên là loại keo kết dính các thành phần bê tông với nhau. Bê tông La Mã tạo ra một hợp chất khác biệt đáng kể so với xi măng Portland hiện đại (loại xi măng phổ biến nhất hiện nay). Đó là một chất kết dính cực kỳ ổn định. Khác biệt thứ hai liên quan đến các sản phẩm thủy hóa trong bê tông – bê tông nước biển cổ đại chứa cấu trúc tinh thể lý tưởng của hợp chất hóa học tobermorite, có độ cứng và độ bền cao hơn so với bê tông hiện nay”.
Công nghệ xây dựng ‘tiên tiến’ của người La Mã cổ đại: Nhà chống động đất, xi măng 2.000 năm tuổi
Bê tông La Mã cổ đại chứa tobermorite, có cấu trúc tinh thể lý tưởng hơn so với bê tông hiện đại. (Ảnh: Robert M. Lavinsky)
Một công trình biểu tượng khác của người La Mã cổ đại còn tồn tại đến nay là mạng lưới đường bộ rộng lớn. Họ xây dựng khoảng 240.000 dặm đường (hơn 386.000km), trải dài từ Vương quốc Anh đến Ma-rốc. Người La Mã xây dựng đường có ba lớp: lớp nền ở dưới cùng, lớp giữa và lớp phủ bề mặt. Lớp nền thường bao gồm đá hay đất, ngoài ra còn có thể dùng sỏi thô, gạch vỡ, vật liệu đất sét, thậm chí là làm bằng gỗ nếu con đường xây trên vùng đầm lầy.
Lớp giữa thường làm bằng vật liệu mềm hơn, như cát hay sỏi mịn. Nó có thể bao gồm nhiều lớp liên tiếp nhau. Cuối cùng, lớp bề mặt được phủ sỏi, đôi khi còn được trộn với vôi.
Nhiều con đường người La Mã cổ đại xây dựng vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Công nghệ xây dựng ‘tiên tiến’ của người La Mã cổ đại: Nhà chống động đất, xi măng 2.000 năm tuổi
(Ảnh: Trí Thức VN)
Theo Vision Times
Thiên Di biên dịch

Cha đẻ ngành ‘Khoa học nghiên cứu về sự trùng hợp’ chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ

Cha đẻ ngành ‘Khoa học nghiên cứu về sự trùng hợp’ chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ

Những sự trùng hợp kỳ lạ trong cuộc sống có phải chỉ là những hiện tượng ngẫu nhiên, hay có một cơ chế trật tự nào đó đằng sau? Tiến sĩ Beitman, một chuyên gia nghiên cứu các hiện tượng trùng hợp, sẽ cung cấp cho chúng ta câu trả lời.
“Hiểu được bản chất của những sự kiện trùng hợp kỳ lạ – còn gọi là hiện tượng “đồng phương tương tính” trong tâm lý học, có thể mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển cá nhân, như giúp bạn tìm được một người bạn tâm tình, tìm được cơ hội việc làm hay thậm chí những chú chó con thất lạc, theo cha đẻ của ngành Khoa học nghiên cứu về hiện tượng trùng hợp, tiến sĩ Bernard Beitman, một bác sĩ tâm thần học người Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng tin rằng việc này đòi hỏi một sự nghiên cứu có tính hệ thống.
Cha đẻ ngành ‘Khoa học nghiên cứu về sự trùng hợp’ chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ
Tiến sĩ Bernard Beitman, bác sĩ tâm thần học người Mỹ, cho biết: “Suy nghĩ và cảm xúc có tác động lớn đến chúng ta nhiều hơn so với những gì chúng ta tưởng”. Thông qua nghiên cứu về hiện tượng trùng hợp, ông phát hiện ra rằng “Tất cả chúng ta là một”. (Ảnh: Dajiyuan)
Tiến sĩ Bernard Beitman là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Virginia. Ông đã theo học Khoa Y dược thuộc trường Đại học Yale và được nhận vào Khoa Tâm thần học tại Đại học Missouri-Columbia sau khi hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú khoa tâm thần học của Đại học Stanford. Chính sự trùng hợp xảy ra trong cuộc sống hàng ngày đã kích thích tính hiếu kỳ của một nhà khoa học trong ông.
“Những sự trùng hợp này giống như những chốn xa lạ, tôi không biết mình đang ở đâu nữa”, ông nói.
Giống như tất cả những người tiên phong trong các lĩnh vực khác, ông cũng muốn có được thành công trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Tiến sĩ Bernard Beitman đang thực hiện một nghiên cứu liên ngành về “hiện tượng trùng hợp”. Trên thế giới chỉ có một số ít người đang nghiên cứu lĩnh vực này, và ông đang kêu gọi thêm các đồng nghiệp tham gia, với hy vọng một ngày nào đó sẽ có nhiều người hơn nữa trong ngành.
Cha đẻ ngành ‘Khoa học nghiên cứu về sự trùng hợp’ chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ
Cuốn sách Connecting with Coincidence (Tạm dịch: Kết nối với sự trùng hợp) của Tiến sĩ Beitman. (Ảnh: Youtube)
“Tôi nghĩ rằng một trong những điều quan trọng nhất tôi rút ra được từ nghiên cứu của mình là, quan niệm của một người sẽ chi phối phản ứng và nhận thức của họ về vấn đề này”.
Lấy ví dụ, một số người nghĩ rằng sự trùng hợp có thể được giải thích bằng xác suất, trong khi những người khác cho rằng đây chỉ là vấn đề của niềm tin. Tiến sĩ Bernard Beitman đang cố gắng khám phá ra giá trị khoa học của hiện tượng trùng hợp và khiến nó mang lại lợi ích cho cuộc sống.
Bước đầu tiên trong việc xây dựng một chuyên ngành nghiên cứu về hiện tượng trùng hợp là định nghĩa khái niệm bí ẩn này: Thế nào là một sự trùng hợp? Dựa trên khái niệm “đồng phương tương tính” của nhà tâm lý học Carl Jung, BS Bernard Beitman đã đưa ra một số định nghĩa mới và phân chia các hiện tượng trùng hợp thành các phân loại sau:
1. Đồng phương tương tính: Sự trùng hợp về tâm lý và tương tác giữa các cá nhân
Cha đẻ ngành ‘Khoa học nghiên cứu về sự trùng hợp’ chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ
(Ảnh: dkn.tv)
“Đồng phương tương tính” có nghĩa đen là “đồng bộ về thời gian”. Trong một số bài viết, Bernard Beitman đã mô tả loại hiện tượng này như sau, “những suy nghĩ trong tâm tưởng và những sự kiện xảy ra bên ngoài liên hệ với nhau một cách kỳ lạ, tuy nhiên lại không có mối quan hệ nhân quả rõ ràng nào ở bề mặt”. Lấy ví dụ, bạn tự nhiên nghĩ đến giáo viên hồi lớp bốn của mình mà bạn đã không gặp trong suốt 20 năm qua, rồi trong cùng ngày hôm đó, bạn đột nhiên gặp lại cô ấy trong siêu thị.
2. Hiện tượng trùng hợp ngẫu nhiên: Sự trùng hợp trong hành vi
Về cơ bản, trường hợp này xảy ra khi bạn cần đến thứ gì đó, nhưng lại không biết làm sao để tìm được nó, và rồi ngẫu nhiên bạn thấy nó xuất hiện.
3. Hiện tượng trùng hợp nối tiếp: Một chuỗi các sự kiện tương tự
Tiến sĩ Beitman giải thích rằng:
“Hiện tượng trùng hợp nối tiếp khác với hiện tượng trùng hợp ngẫu nhiên và đồng phương tương tính ở chỗ nó là một chuỗi các sự kiện trong thế giới khách quan mà tâm trí lưu ý và ghi nhận được. Khác với hiện tượng đồng phương tương tính, hiện tượng không có yếu tố chủ quan đặc biệt. Những sự kiện trùng hợp nối tiếp về lý thuyết có thể được xác nhận bởi bất cứ ai”.
Cha đẻ ngành ‘Khoa học nghiên cứu về sự trùng hợp’ chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ
TS: Beitman. (Ảnh: The Epoch Times)
4. Đồng thấu cảm: Cảm nhận được nỗi đau của người khác từ khoảng cách xa
Đây thực ra là một phân mục của “các sự kiện đồng phương tương tính”, trong đó một người có thể trải nghiệm và nhận thức được nỗi đau của người khác từ khoảng cách xa, chủ yếu là ở những cặp song sinh có ngoại hình tương đồng và có tính cách hướng ngoại, nhưng đôi lúc cũng xảy ra giữa những người trong họ hàng với nhau. Đồng thấu cảm ở đây không phải ám chỉ đến lòng trắc ẩn giữa người với người, mà trong loại trải nghiệm này, đối tượng trải qua nỗi đau mà không hề biết rằng người họ hàng ở xa cách kia cũng đang trải qua nỗi đau tương tự vào cùng một thời điểm.
Em gái Debbie Gisonni, một tác giả người Mỹ, đã tự tử nhiều năm về trước. Debbie đã mô tả về cảm xúc của chính em gái mình trong cuốn sách “Vita’s Will: Real Life Lessons about Life, Death & Moving On” (Tạm dịch: Ý chí của Vita: Bài học thực tế về cuộc sống, cái chết và việc bước tiếp) như sau:
“Vào buổi tối ngày chị gái tôi tự tử, tôi đột nhiên cảm thấy lo lắng và hồi hộp chưa từng thấy trước đây, nhưng tôi không biết tại sao. Dường như trên người tôi có vô số con kiến ​​đang bò vậy”.
Sau khi nghe tin dữ về cái chết của em gái mình, “Tôi và người chị cả, Angela đã cùng trao đổi về vấn đề này. Chị cả nói rằng vào thời điểm đó chị ấy cũng có cảm giác y như vậy. Chị ấy lên giường đi ngủ vào khoảng 10:30, nhưng không ngủ được vì cảm thấy vô cùng bất an và khó thở. Chị ấy đã bật TV lên để cố đánh lạc hướng sự chú ý của mình. Rồi điện thoại reo lên …. “
Cha đẻ ngành ‘Khoa học nghiên cứu về sự trùng hợp’ chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ
Debbie Gisonni, một tác giả người Mỹ, đã mô tả trạng thái thấu cảm cô em gái vào thời khắc tự tử trong trong cuốn tự truyện. (Ảnh: Gibson Gisenyi)
Có một lần, Tiến sĩ Bernard Beitman đột nhiên cảm thấy ngạt thở không rõ nguyên nhân. Sau này ông biết được, vào thời điểm đó, cha ông, ở cách đó hơn 3.000 km, cũng đang bị nghẹn trên giường bệnh. Hồi tưởng lại trải nghiệm này, ông nói: “Suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta có tác động đến nhau nhiều hơn chúng ta tưởng”. Thông qua nghiên cứu về sự trùng hợp, ông đã nhận ra rằng “Tất cả chúng ta đều là một”.
Cha đẻ ngành ‘Khoa học nghiên cứu về sự trùng hợp’ chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ
Minh họa hiện tượng đồng thấu cảm. (Ảnh: dkn.tv)
5. Sự trùng hợp thực tế: Đáp ứng nhu cầu
Loại trùng hợp này được phân thành hai loại. Một trong số đó sẽ mang lại một sự thay đổi về mặt tâm lý. Ví dụ, một người phụ nữ đã hứa sẽ cho phép chồng mình quay trở lại chung sống. Anh ta trước đây là một kẻ vũ phu, quen thói “bạo lực gia đình”. Tuy nhiên khi đang đang đợi chồng ở sảnh đón khách ở sân bay, cô đã nhận được một cuộc gọi nhầm máy. Ở đầu dây bên kia là một phụ nữ trẻ cũng đang phải chịu đựng “bạo lực gia đình” từ người bạn trai của mình. Hai người trao đổi ngắn gọn một lúc với nhau. Người phụ nữ này sau đó nói với TS Bernard Beitman rằng:
“Giọng nói của người phụ nữ kỳ lạ này khiến tôi hiểu rằng việc quay lại sống với chồng là sai lầm. Khi tôi thấy anh ta ở sân bay, tôi đã nói với anh ta rằng tôi đã thay đổi suy nghĩ. Anh ta sẽ không thể tiếp tục chung sống với tôi”.
Một sự trùng hợp thực tế khác. Trong trường hợp này Bernard Beitman đã trích dẫn ví dụ của nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Jung. Là một nhà tâm lý học, Jung sẽ ngẫu nhiên sử dụng bất cứ biện pháp vào tương ứng với phản ứng tâm lý của bệnh nhân, nhằm mục đích phá tan chướng ngại tâm lý của người bệnh, từ đó khiến quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn. Một người phụ nữ từng mô tả với Jung rằng cô ấy mơ thấy thứ gì đó giống như một con bọ hung vào đêm hôm trước. Thật không thể tin được khi Jung mở cửa sổ ra trong lúc trò chuyện, ông đã bắt gặp một con bọ hung đang bay đến bệ cửa sổ.
Cha đẻ ngành ‘Khoa học nghiên cứu về sự trùng hợp’ chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ
Một người phụ nữ mô tả cô ấy mơ thấy thứ gì đó giống như một con bọ hung vào đêm hôm trước. Rồi Jung mở cửa sổ phòng khám và tình cờ bắt gặp một con bọ hung. (Ảnh: Chrumps / CC BY-SA)
Câu chuyện về chú cún con Snapper và cậu sinh viên của TS Beitman
Một sự trùng hợp khác đã truyền cảm hứng cho Tiến sĩ Beitman xảy ra vào thời niên thiếu. Chú cún con của ông, Snapper, lúc đó đã bị đi lạc vài giờ đồng hồ. Cậu bé Beitman đã cưỡi ngựa đến đồn cảnh sát để hỏi xem liệu có ai nhìn thấy con chó của cậu hay không, và sau đó cậu đã khóc. Sau đó cậu ta lái xe đi nhầm đường. Sau khi đi được một lúc, cậu thấy Snapper đang chạy về phía mình, giống như nó đang cố tình chờ đợi chủ nhân ở đây. “Tôi chắc chắn rằng lúc đó nó đang muốn nói với tôi, ‘Ông chủ định đi đâu vậy?’.
Bác sĩ Beitman cười nói: “Khi bạn đi lạc, chuyện này nhiều khả năng sẽ xảy ra”. Ông thậm chí còn suy đoán rằng có một loại công cụ “tích hợp sẵn” trong các loài sinh vật sống, tương tự hệ thống định vị GPS, có thể giúp chúng ta tìm thấy những gì chúng ta cần một cách vô thức.
Ông trích dẫn trường hợp một cậu sinh viên của ông như một ví dụ. Sinh viên của ông đang tìm kiếm một công việc trong vai trò trợ lý nghiên cứu trong ngành nhân chủng học văn hóa, nhưng thật khó để tìm được mối làm. Việc này chẳng khác gì tìm kim trong đống rơm vậy. Một lần nọ anh ta tham gia một cuộc chạy marathon. Lúc đó mẹ anh đang nói chuyện với những người xung quanh khi đứng xem cuộc đua trên vỉa hè. Một người đứng đó tình cờ lại đang muốn thuê một trợ lý nghiên cứu cho lĩnh vực này. Kết quả này thật là một bất ngờ lớn.
Cha đẻ ngành ‘Khoa học nghiên cứu về sự trùng hợp’ chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ
(Ảnh: YouTube)
Tiến sĩ Bernard Beitman nói: “Tôi nghĩ người mẹ này lúc đó đang kết nối với ‘hệ thống GPS’ của bà”. Nghiên cứu cũng cho thấy có các tế bào hồi hải mã trên bộ não chuột sẽ hoạt động tích cực mỗi khi chúng bị nhốt trong chuồng, có chức năng định vị vị trí. Tuy nhiên điều này vẫn không thể giải thích được cho “chức năng điều hướng” vô hình ở người.
Các nghiên cứu về sự trùng hợp có tính đến các yếu tố xác suất, tâm lý và niềm tin, nhưng rất khó để xác định lý do cho sự trùng hợp. Tuy nhiên, tiến sĩ Beitman nhận thấy rằng việc thường xuyên chủ động tìm kiếm nơi trực giác có thể làm gia tăng xác suất bắt gặp sự trùng hợp. Để giúp người đọc hiểu rõ hơn ý này, ông đã hài hước trích dẫn một câu tục ngữ của Tây Ban Nha: “Con chó con chỉ chạy loanh quanh rồi rốt cục cũng sẽ tìm thấy xương để gặm”.
Theo DajiyuanLinh Khánh biên dịch

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.