.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

Top 20 tác phẩm điêu khắc nghệ thuật ấn tượng nhất trên thế giới

 


Hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều trưng bày những tác phẩm điêu khắc mang tính biểu tượng đặc trưng của riêng mình. Trong số đó, có những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đầy sự sáng tạo và tính thẩm mỹ cao luôn làm cho mọi người cảm thấy thán phục tài năng vô hạn của con người. Hãy cùng chiêm ngưỡng top 20 tác phẩm điêu khắc nghệ thuật ấn tượng và đầy tính sáng tạo nhất trên thế giới dưới đây nhé!

Force of Nature, Doha, Qatar

Lorenzo Quinn

© imgur

Đây là một tác phẩm vô cùng xuất sắc của nhà điêu khắc nổi tiếng trong trường phái nghệ thuật Ấn tượng - Lorenzo Quinn khi vẽ về sức mạnh của thiên nhiên. Hình ảnh một vị thần đang khoác tấm áo choàng màu xanh địa cầu đang trói buộc Trái đất trong tầm kiểm soát, một trong những biểu tượng nghệ thuật điêu khắc của đất nước Italy. Tuy nhiên, các phiên bản khác trên thế giới có hơi khác nhau một chút: Anh, Mỹ, Manaco và Singapore.

Mihai Eminescu, Onesti, Romania

© (с) Dan Dima

Mihai Eminescu là một trong những nhà thơ nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến nền thi ca của đất nước Romania. Giống như tác phẩm Nelson Mandela, bức tượng nhà thơ Mihai Eminescu được sử dụng khả năng điêu khắc vẽ lên không trung, sau đó đặt nó vào phía trước một con đường thẳng tắp có không gian rộng rãi nhìn thấy được cả bầu trời. Vào mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, bức tượng liên tục thay đổi màu sắc khi thì rạng rỡ lúc bình minh, khi thì rám nắng lúc chiều về và các vầng mây có vai trò không nhỏ trong việc thể hiện sắc thái khuôn mặt của thi sĩ Mihai Eminescu.

Mustang của Las Colinas, Irving, USA

Robert Glen

© (с) Tom

Mustang là tác phẩm điêu khắc ngựa bằng đồng lớn nhất thế giới, do đội ngũ các nhà điêu khắc người Kenya - Robert Glen dày công chế tác. Sự sống động của những chú ngựa bằng đồng có được là nhờ công lao không nhỏ của các đài phun nước độc đáo đặt dưới hồ nước, trông như một đàn ngựa màu xanh đen đang chạy qua quảng trường Williams, Las Colinas, Texas, Mỹ. Nơi đây là điểm thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan và thư giãn mỗi năm.

Expansion, USA

Page Bradley

© (с) Anastasia Tank

Bức tượng sáp Expansion được coi là một tác phẩm nghệ thuật nổi bật trong nghệ thuật hiện đại. Nhà điêu khắc người Mỹ - Paige Bradley đã mất nửa năm mới có thể hoàn thành bức tượng sáp Expansion, với hình dạng mô tả một người phụ nữ thời đại đang ngồi thiền, cánh tay bấm tự và đôi chân gác chéo là những bài tập tiêu biểu của môn nghệ thuật thời thượng này. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành những công đoạn cuối cùng thì bức tượng gặp sự cố mà bị vỡ ra. Nhà điêu khắc Paige Bradley đã dành hàng tuần liền để ghép nối những mảnh rời rạc lại cho thật hoàn hảo, nhưng có thế nào cũng không thể mang lại sự tự nhiên hoàn toàn như sản phẩm ban đầu được.

Nhà điêu khắc này đã nảy ra một ý tưởng táo bạo luồn ánh sáng chạy bên trong bức tượng, tựa như cơ thể của người phụ nữ ngồi thiền có nguồn nội lực biết phát ra ánh sáng. Mặc dù đây chỉ là một phương án chữa cháy nhưng sau khi được trưng bày tại triển lãm nghệ thuật ở thành phố New York, công chúng nhanh chóng bị thu hút bởi sự mới lạ gần như độc nhất vô nhị này, bức tượng sáp Expansion từ một sản phẩm phải sửa lỗi trở thành một tác phẩm nghệ thuật để đời, với sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu ứng ánh sáng và thiết kế nghệ thuật.

Black Hawk, New Hampshire, Mỹ

John Lopez

© John Lopez Studio

Tác phẩm nghệ thuật của nhà điêu khắc John Lopez được hình thành thông qua sự sáng tạo, tài năng với một chút nhận thức về môi trường. Khả năng tuyệt vời tái chế kim loại cũ thành những miếng đá nguyên khối đã giúp John Lopez làm lên tên tuổi của mình. Thực tế chú ngựa sắt này có tên là Hắc Ưng (Black Hawk) nằm tại New Hampshire, Mỹ.

"Người Anonymous đi bộ", Wroclaw, Ba Lan

Jerzy Kalina

© (с) Anonymous Panda

Tác phẩm "Người Anonymous đi bộ" tại Wroclaw, Ba Lan. Bức tượng đồng đại diện cho những người đã biến mất ("đi ngầm") vào giữa đêm sau khi thiết quân luật tại Ba Lan vào ngày 13 tháng 12 năm 1981.

Hà mã, Đài Bắc, Đài Loan

© (с) linadavidaviciute

Tác phẩm điêu khắc tại vườn thú Đài Bắc như một lời nhắc nhở sáng tạo về tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã.

The Shoes on the Danube Bank, Budapest, Hungary

Can Togay và Gyala Pauer

© (с) Lydia Melnová

Không chỉ là nơi tham quan nổi tiếng của thành phố Budapest, Hungary, bờ sông Danube còn là nơi đặt đài tưởng niệm để an ủi linh hồn những người Do Thái bị giết vào mùa đông năm 1944 - 1945 trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II do sự tàn bạo của quân đội phát xít. Hình ảnh 60 đôi giày với đủ kích cỡ và kiểu dáng đặt trên bờ sông chính là kiểu giày đặc thuần mà người Do Thái thường mang, dưới sự dày công chế tác của hai nhà điêu khắc Can Togay và Gyula Pauer, màu đen tuyền cùng kiểu dáng tinh tế cách tân biểu đạt trọn vẹn niềm thương xót đối với hàng chục ngàn người đã mất. Tác phẩm điêu khắc này được hoàn thành vào năm 2005.

Freedom, Philadelphia, Hoa Kỳ

Zenos Frudakis

© (с) Julija K.

Tác phẩm Freedom này còn được gọi với hai chữ là "Tự do", được đặt tại thành phố Philadelphia của bang Pennsylvania nước Mỹ. Thông điệp rõ ràng nhất mà ai cũng có thể nhận ra đó là con người luôn muốn hướng đến sự tự do, tự tại, thoát khỏi khuôn mẫu ràng buộc trong cuộc sống và tâm hồn họ. Nhà nghệ thuật Zenos Frudakis đã tạo ra bức tượng này khi ông chứng kiến cảnh nhiều người bị những khuôn khổ xã hội định kiến mà suốt đời ru rú trong đó, mặc kệ tài năng lụi tàn và thời gian trôi đi, điều đó đối với một con người có lẽ là nỗi bất hạnh lớn nhất.

Thế hệ đầu tiên - The First Generation, Singapore

Chong Fah Cheong

© (с) linadavidaviciute

"Thế hệ đầu tiên" là một phần trong loạt các tác phẩm điêu khắc mang tên "People Of The River" với tên gọi "con người bên sông" như một đứa con lai đặc biệt trong nền nghệ thuật màu nhiệm thế kỉ 20. Nghệ sĩ tài hoa Chong Fah Cheong đã dùng bàn tay điêu khắc của mình để thể hiện thật sống động hình ảnh những đứa trẻ ùa đi tắm sông, tựa như bỏ qua những thô cứng ban đầu giống như con người thật sự ham muốn được tận hưởng thiên nhiên. Đây là một trong những bức tượng có tính biểu tượng cao trong nền nghệ thuật điêu khắc Singapore.

"Ghế cho 1.000 người Do Thái", Krakow, Ba Lan

© (с) Lydia Melnová

Tác phẩm điêu khắc đặc trưng gồm có 33 ghế sắt được đặt tại khu ổ chuột cũ, 37 ghế được đặt cạnh quảng trường và các trạm dừng xe điện. Những chiếc ghế trống phản ánh chiến tranh tàn khốc khi tất cả đồ nội thất trong nhà của người Do Thái bị đưa ra ngoài để mọi người không thể giấu được con em mình trong chiến tranh.

Tượng cá hồi Salmon Sculpture, Portland, Hoa Kỳ

Keith Jellum

© (с) Ava Hirschsohn

Trong danh sách tổng số 676 bức tượng điêu khắc được đánh giá là đẹp nhất thế giới, tượng cá hồi Salmon Sculpture xếp hạng vị trí thứ 32 và nằm trong top đầu những tác phẩm hấp dẫn nhất nước Mỹ. Salmon Sculpture được làm bằng hợp kim và đồng sau đó cho gắn vào tường gạch một tòa nhà ở con phố Salmon Street, Portland, bang Oregon. Câu chuyện về loài cá thơm ngon dưới biển bị mắc cạn trên bờ nói về sự nỗ lực vượt cạn của những người không kiên định, thường xuyên thay đổi công việc, nơi ở, cuộc sống... để rồi cuối cùng bị mắc kẹt lại ở nơi không thuộc về mình, lúc đó mới nhận ra nơi đầu tiên họ vượt đi mới chính là đích đến cuối cùng cần phải giữ gìn.

Lions on Guard, London, Anh

Kendra Haste

© Anonymos Panda

Những con sư tử được tạo ra bằng những sợi dây màu đen mảnh bởi nhà điêu khắc chuyên nghiệp Kendra Haste, đứng bảo vệ Pháo đài Tháp Luân Đôn (Tower of London).

Bức tượng điêu khắc hình con nhện khổng lồ, Tokyo, Nhật Bản

Louise Bourgeois

© JPE

Bức tượng điêu khắc này được làm bằng đồng, thép không gỉ và đá cẩm thạch, cao và rộng hơn 9 mét hoàn thành vào năm 1999 như một phần trong nhiệm vụ nhậm chức của Louise Bourgeois tại sảnh Turbine Hall của Tate Modern. Nhà điêu khắc có nói: "Nhện là một hình tượng ca ngợi dành cho mẹ tôi. Bà ấy là người bạn tốt nhất của tôi. Cũng giống như con nhện, mẹ tôi là một người thợ dệt vải".

Kelpies, Scotland

Andy Scott

© Kit Downey

Bức tượng siêu nhiên về loài ngựa đặt tại trung tâm thị trấn Grangemouth, Falkirk khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Tác phẩm Kelpies được làm từ hàng ngàn tấm nhôm kim loại có phủ một lớp bóng bên ngoài, vẽ nên sự rực rỡ cho những con ngựa. Hơn nữa, đây là một trong những biểu tượng điêu khắc lớn hàng đầu nước Anh. Dự án khổng lồ này phải mất 7 năm để hoàn thiện, hiện đang ở Scotland.

"Con đường Tự do" - The Road of Freedom, Vilnius, Lithuania

Tadas Gutauskas

© (с) Busy_Panda

"Con đường Tự do - The Road of Freedom" kỷ niệm hai mươi năm phục hồi nhà nước của Lithuania. Mục tiêu của nó là muốn nhắc nhở mọi người về ý tưởng của sự đoàn kết và tự do.

Out of Order, Kingston upon Thames, UK

David Match

© (с) Aurimas Steponavičius

Những chiếc bốt điện thoại màu đỏ đặc trưng của Vương quốc Anh. Tác phẩm điêu khắc này bao gồm mười hai hộp điện thoại màu đỏ K6 cổ điển đang dần dần ngã xuống, giống như miếng domino lớn đại diện cho hình ảnh một kỷ nguyên khi bốt điện thoại được sử dụng thay thế điện thoại di động.

Tác phẩm "Nạn đói", Dublin, Ai-len

Rowan Gillespie

© (с) Anonymous Panda

Những bức tượng tưởng niệm "Nạn đói khủng khiếp" (The Great Famine) vào giữa thế kỷ 19 có một ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử của đất nước. Trong nạn đói này, dân số của hòn đảo đã giảm 20% -25% do chết hàng loạt và di cư.

Cặp rồng đang đắm chìm trong tình yêu, Varna, Bulgaria

Darin Lazarov

© (с) Ilko Kacharov

Tác giả của tượng đài, nhà điêu khắc Darin Lazarov, cho biết ông đã tạo ra thành phần câu chuyện cổ tích này để làm cho những đứa trẻ địa phương vui vẻ.

Tình yêu, Burning Man, USA


Từ: Peter Nguyen 

Loạt tranh ký họa đặc sắc về đời sống ở Nam Bộ một thế kỷ trước...


Cùng ngắm những bức ký họa tuyệt vời về đời sống ở Nam Bộ của học viên Trường Mỹ nghệ Gia Định (nay là ĐH Mỹ thuật TP HCM) đầu thế kỷ 20.

Hình ảnh nằm trong ấn bản Monographie dessineé de l’Indochine – Ecole d’Art de Gia Dinh (Chuyên khảo về Đông Dương – Ấn bản của Trường Mỹ nghệ Gia Định) xuất bản năm 1935, được trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp (Aavh.org) đăng tải.
Gánh hàng chuối ở Bạc Liêu.

Một gánh hát rong đường phố.

Gánh hát hành nghề giữa chợ.

Thiếu nữ Nam Kỳ chải tóc

Quầy hàng ăn lưu động, nơi bán hoa quả, xôi nếp, chả giò, chè Huế.

Gánh hàng bì cuốn.

Xe hủ tíu – mì trên phố.

Quán nước chè.

Cô dâu và chú rể trong đám cưới ở Nam Kỳ.

Trang phục của phụ nữ và đàn ông Nam Kỳ.

Một quý ông ngồi nghỉ trong nhà mình.

Người phụ nữ khấn vái trước bàn thờ gia tiên.

Trang phục điển hình trên đường phố của cư dân Nam Kỳ.

Các kiểu khăn trùm đầu của phụ nữ Nam Kỳ.


Đồ nữ trang của phụ nữ nhà giàu Sài Gòn xưa.

Nón cô dâu trong đám cưới ở Nam Kỳ.

Áo dài ngày lễ của nam giới.

Áo dài ngày thường của phụ nữ.

Các loại guốc mộc của phụ nữ.

Hài kiểu cũ.

Một kiểu hài cũ được ưa chuộng.

Hài tân thời với đế cao.

Một kiểu hài tân thời.

Khăn quấn đầu và kiều búi tóc của nam giới nông thôn Nam Kỳ.






Các kiểu tóc búi của phụ nữ Nam Kỳ.

Từ: Long Nguyen

Mũ quan văn triều Nguyễn còn nguyên vẹn được đấu giá ở Tây Ban Nha.

Một mũ quan văn triều Nguyễn – Huế còn nguyên vẹn nhất từ trước tới nay được Nhà đấu giá Invaluable ở Barcelona (Tây Ban Nha) chuẩn bị đấu giá với giá khởi điểm 500 euro.

Nhà đấu giá Invaluable ở Barcelona (Tây Ban Nha) đang chuẩn bị đấu giá một chiếc mũ quan văn triều Nguyễn.

Mũ có niên đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đi kèm cả hộp đựng mũ bằng gỗ sơn son thếp vàng cũng còn nguyên vẹn.

Giá khởi điểm cho chiếc mũ này là 500-600 euro. Phiên đấu giá chính thức sẽ mở lúc 16h ngày 28.10.2021 trên trang web invaluable.com.

Chỉ sau vài ngày đấu giá trên website invaluable.com, giá của chiếc mũ đã tăng 50 lần, lên tới 25.000 Euro chỉ với 25 lượt đấu giá. Giá cuối cùng của cổ vật này sẽ được chốt tại phiên đấu giá chính thức vào ngày 28.10.2021, lúc 4h chiều (giờ địa phương) và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao.

TS Trần Đức Anh Sơn – nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế – cho biết: Đây là chiếc mũ quan văn thời Nguyễn còn nguyên vẹn nhất mà ông nhìn thấy được từ trước tới nay.

Theo TS Trần Đức Anh Sơn, hiện ở Việt Nam chỉ có 3 mũ quan triều Nguyễn. Một đang trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam nhưng là hàng phục chế kiểu mô phỏng do trước đó phần khung mũ đã bị bóp nát, các chi tiết mũ đã bị tháo rời ra từng mảnh nhỏ.

Cái thứ hai là mũ tìm thấy ở nhà thờ của Tả quân Lê Văn Duyệt. Cái thứ 3 tìm thấy ở lăng mộ Thoại Ngọc Hầu ở An Giang. Tuy nhiên, cả hai mũ này đã bị hư hại, không còn nguyên vẹn.

“Mũ này không những còn nguyên vẹn tất cả từ hai con rồng trên cánh chuồn, hoa cúc trên mũ, các hoạ tiết nhỏ nhất… mà cả hộp đựng mũ cũng rất đẹp với những hoạ tiết chạm khắc tinh xảo. Cả hộp và mũ như thế này tôi chưa nhìn thấy ở Việt Nam” – TS Trần Đức Anh Sơn nói.

Nhiều người thắc mắc vì sao trên mũ quan văn triều Nguyễn – Huế đang được đấu giá ở Tây Ba Nha lại có hình con rồng 4 móng. Và những tưởng chỉ có mũ và trang phục của vua mới được trang trí rồng.

Thật ra, dưới triều Nguyễn, mũ quan có hình rồng (4 móng) hay còn gọi là con mãng hay giao long theo cách gọi của người Trung Quốc là chuyện bình thường và điều này được quy định cụ thể trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, gọi tắt là Hội điển.

Trong đó quy định quan văn trên phẩm thứ nhất: Mũ đại triều kiểu mũ “Phốc đầu tròn”, ở trên đầu mũ dính cầu vàng, thêm hai cái hốt vàng, đều cao 6 phân. Ở phần dưới mũ có ngạch tưởng bằng vàng, hai mặt trước và sau đều dính một hoa vàng.

Bao hai đầu cánh mũ trên mặt trang sức con giao (con rồng 4 móng, con mãng) giỡn hạt châu bằng vàng như hình ảnh  trên chiếc mũ quan văn hàm nhất phẩm trở lên của triều Nguyễn đang được đấu giá ở Tây Ban Nha.

Tức là dưới triều Nguyễn, hình tượng rồng không chỉ dành riêng cho vua mà còn dành cho quan lại, các hoàng thân quốc thích… nhưng mỗi tầng lớp lại có nhưng quy định về rồng khác nhau.

Theo TS Trần Đức Anh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, con rồng xuất hiện trên trang phục cung đình triều Nguyễn rất đa dạng về hình thức, kiểu dáng, với những quy định rất nghiêm ngặt về số lượng, chất liệu và quy cách thể hiện.

Rồng chỉ được thêu trên áo của vua và của hoàng thái tử, còn áo của hoàng tử chỉ được thêu con mãng, một biến thể thứ cấp của rồng. Rồng xuất hiện trên long bào của vua dưới các hình thức “phi long” (rồng bay) hay “hồi long hướng nhật” (rồng quay đầu về phía mặt trời), kích thước cân đối, mặt rồng uy nghi, chân có 5 móng.

Rồng trên long bào của hoàng thái tử chỉ là rồng mặt nạ, thân rồng thu nhỏ, chân chỉ có 4 móng; còn trên mãng bào, hay mãng lan của hoàng tử thì chỉ là các loài giao, mãng… là những hóa thân bậc thấp của rồng.

Cũng theo TS Trần Đức Anh Sơn, sự thể hiện của rồng trong trang phục cung đình Huế còn tùy thuộc vào tên gọi và chức năng của các loại áo mão. Chẳng hạn, áo vua mặc lúc thiết đại triều và trong các dịp lễ Tết, gọi là long bào, thì được thêu 9 con rồng, trong đó 2 con rồng ở thân trước và thân sau là những phi long thêu bằng chỉ bóng và chỉ kim tuyến, mắt rồng đính các viên đá quý nhập khẩu từ Ấn Độ.

Áo vua mặc trong các dịp thường triều gọi là hoàng bào, thêu viên long (rồng cuộn tròn) bằng tơ vàng có nạm trân châu. Áo vua mặc khi tế giao gọi là long cổn, màu đen, tay thụng, thêu lưỡng long triều nhật (hai con rồng chầu mặt trời) dọc hai thân trước. Áo vua mặc khi cày ruộng tịch điền là áo sa kép màu gạch non, thêu long vân (rồng ẩn trong mây).

Trong khi đó, áo đại triều của hoàng thái tử có lớp ngoài may bằng sa nam, lớp trong bằng the bát, thêu hình viên long, gấu áo thêu đồ án lý ngư hóa long (cá chép hóa rồng) nổi trên nền màu đỏ; còn mãng bào của các hoàng tử thì thì chỉ được thêu 9 con rồng 4 móng, gọi là con mãng.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết chỉ theo dõi và không tham gia đấu giá mũ quan triều Nguyễn ở Tây Ban Nha vì lý do giá quá cao.

Đây là phiên đấu nhận được sự quan tâm của đông đảo người yêu cổ vật Việt Nam trong và ngoài nước. Bởi đây là mũ quan văn triều Nguyễn kèm với hộp đựng mũ không những đẹp, tinh xảo mà còn nguyên vẹn nhất từ trước tới nay.

Tuy nhiên trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế – đơn vị đang được giao nhiệm vụ quản lý, trùng tu tôn tạo và khai thác các di sản liên quan đến triều Nguyễn ở Huế cho biết: Lãnh đạo Trung đang theo dõi rất sát vụ đấu giá này nhưng sẽ không tham gia đấu giá vì rất nhiều lý do.

“Đây là chiếc mũ quan triều Nguyễn rất đẹp và còn nguyên vẹn, đúng là ở Việt Nam không có. Tuy nhiên giá của nó quá cao, từ khởi điểm 500 Euro đến thời điểm này (sáng 24.10) đã có người trả giá đến 22.500 Euro và chắc chắn sẽ còn lên nữa bởi đến ngày 28.10 mới chốt giá.

Đó là còn chưa tính thêm thuế tiêu thụ đặc biệt theo luật của Tây Ban Nha hiện là 29%. Lấy ví dụ chiếc mũ này chốt giá 50.000 Euro, cộng thêm thêm 29% thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đội giá gấp gần 3 lần. Và đây là những con số khó có thể dùng tiền ngân sách để mua vào thời điểm này”, ông Trung nói.

TỔNG HỢP






















































 









































Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.