.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023

Những phát minh trong Thế chiến thứ nhất - ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng

 Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mang lại nhiều đau khổ cho lịch sử loài người nhưng nó cũng mang đến cho chúng ta nhiều phát minh không thể thiếu.


Chiến tranh đã vẽ lại ranh giới chính trị, tạo ra kỹ nghệ vũ khí tối tân và hơn thế nữa. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ to lớn này, Thế chiến thứ nhất còn dẫn đến việc phát minh ra nhiều vật dụng thiết thực hiện nay rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

1. Áo gió
Áo gió dành cho cả nam và nữ sẽ không bao giờ lỗi mốt. Xu hướng thời trang này xuất hiện từ Thế chiến thứ nhất. Từ lâu, áo khoác được coi là trang phục quan trọng của quân đội Anh. Áo khoác gió ra đời sau đó được thiết kế để thay thế những chiếc áo khoác nặng được các sĩ quan Pháp và Anh sử dụng trong Thế chiến thứ nhất.

Hai công ty của Anh, Aquascutum và Burberry, tự nhận là nhà sản xuất áo khoác gió đầu tiên của Thế chiến. Những sửa đổi đối với áo khoác gió đã được thực hiện trong Thế chiến thứ nhất, bao gồm vòng chữ D và dây đeo vai. Vòng chữ D được thiết kế để giữ kiếm hoặc vũ khí khác, trong khi dây đeo vai được sử dụng để gắn cầu vai.

Những chiếc áo gió này bao gồm các túi lớn để đựng bản đồ, áo giáp bảo vệ và lỗ thông hơi phía sau. Chúng không thấm nước và tỏ ra rất hiệu quả trong việc bảo vệ binh lính khỏi mưa, khiến chúng trở nên phổ biến trong chiến tranh.


2. Ngân hàng máu
Quá trình truyền máu trong quá trình điều trị trước Thế chiến thứ nhất được thực hiện rất kém bài bản, do đó nhiều binh sĩ đã chết vì mất máu. Hay nói đúng hơn, tại thởi điểm đó nhân loại không có phương pháp thích hợp để truyền máu.

Bởi vậy, bác sĩ quân đội Hoa Kỳ Oswald Robertson đã tham khảo ý kiến của Quân đội Anh và phát triển thành công ngân hàng máu đầu tiên trong Thế chiến thứ nhất.

Ngày nay, khi bước vào ngân hàng máu, chúng ta thấy những túi máu đông lạnh được niêm phong cẩn thận có dán nhãn mã vạch và mô tả thông tin về nhóm máu. Tuy nhiên, trước đây, họ sử dụng nhiều phương pháp truyền thống hơn để lưu trữ máu. Đó là bảo quản máu trong chai thủy tinh trên đá và thêm dung dịch citrate, glucose để bảo quản.


3. Đèn Mặt Trời
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến sự gia tăng nghèo đói và suy dinh dưỡng, khiến nhiều trẻ em phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe như còi xương. Trong bối cảnh đó, bác sĩ Kurt Huldschinsky ở Berlin đã quan sát thấy tình trạng xanh xao ở trẻ em bị còi xương và kết luận rằng đó là do thiếu vitamin D. Các bác sĩ cũng phát hiện ra rằng ánh sáng Mặt Trời có thể chữa lành vết thương cho binh lính. Vì vậy, họ đã kết hợp hai khám phá này và cuối cùng đã phát minh ra đèn Mặt Trời (hay còn gọi là đèn cực tím y tế) để cung cấp nhiều ánh sáng hơn cho trẻ em.


4. Mũ an toàn bằng thép
Trước Thế chiến thứ nhất, binh lính thường che đầu bằng một mảnh vải - không phải cách an toàn nhất để tránh bom đạn. Do đóm August-Louis Adrian người Pháp đã quan sát tình huống này và thiết kế chiếc mũ an toàn đầu tiên làm bằng thép mỏng.

Theo sau Pháp, Anh cũng tự sản xuất mũ an toàn với thiết kế tương tự nhưng chất liệu tương đối dày hơn. Pháp và Hoa Kỳ sau đó đã áp dụng các thiết kế tương tự. Sau đó vào năm 1916, những chiếc mũ an toàn độc đáo có phần bảo vệ cổ đặc biệt được sản xuất tại Đức


5. Đồng hồ đeo tay
Trước Thế chiến thứ nhất, người ta chỉ có thể đoán giờ bằng tiếng còi nhà máy hoặc tiếng chuông nhà thờ, thói quen đeo đồng hồ chưa phổ biến. Tuy nhiên, trong chiến tranh, binh lính gặp khó khăn khi lấy đồng hồ ra khỏi túi để xem giờ. Chính trong thời kỳ này, các nhà đổi mới nhận ra khoảng trống trên thị trường và mọi người bắt đầu nhận ra nhu cầu về đồng hồ - những loại đồng hồ có thể tháo rời. Chẳng bao lâu, những chiếc đồng hồ đeo tay đã được bán và nhu cầu tiếp tục tăng. Ngay cả ngày nay, đồng hồ đeo tay vẫn là một thị trường khổng lồ!



6. Băng vệ sinh
Chiến tranh thế giới thứ nhất thậm chí còn góp phần phát minh ra thiết bị vệ sinh. Trong chiến tranh, nhu cầu về các sản phẩm bông tăng lên do chúng cần thiết cho việc may mặc quần áo cho binh lính. Do đó, rêu Sphagnum là một loại cây có đặc tính kháng khuẩn được sử dụng thay thế cho các sản phẩm bông để hút máu.

Tuy nhiên, Công ty Kimberly-Clark đã giới thiệu một loại bông cellulose có khả năng thấm hút cực tốt và nó đã thu hút sự chú ý của các y tá ở tuyến đầu chăm sóc thương binh. Họ nhận thấy chất liệu này cũng thích hợp để sử dụng cho phụ nữ khi đến tháng. Công ty Kimberly-Clark nhận ra nhu cầu này của thị trường và bắt đầu bán băng vệ sinh Kotex, điều này cũng gây ra sự cạnh tranh trên thị trường băng vệ sinh. Tương tự như vậy, bông cellulose hiện tại vẫn được sử dụng để làm băng vệ sinh, dùng để cầm máu từ những vết thương nặng.



7. Tàu hỏa
Tầm quan trọng của hệ thống đường sắt đã được ghi chép rõ ràng trong Thế chiến thứ nhất. Đường sắt không chỉ là phương tiện quan trọng để vận chuyển nhân lực và trang thiết bị đến tiền tuyến một cách hiệu quả mà còn có thể nhanh chóng huy động quân đội và di tản những người bị thương. Chiến tranh đã bộc lộ sự lãng phí của hoạt động đường sắt trước năm 1914 và chứng minh rằng đường sắt là nguồn tài nguyên thiết yếu. Quá trình quốc hữu hóa đường sắt châu Âu cũng được đẩy nhanh. Vào cuối những năm 1920, Anh thành lập Bộ Giao thông vận tải đầu tiên, chính phủ và giới học thuật cùng hợp tác để xây dựng nền tảng hành chính vững mạnh bằng cách sử dụng kinh nghiệm và kiến thức thu được từ chiến tranh.




 ĐÃ TÌM RA TÁC GIẢ "TTKH " LÀ : " PHẠM THỊ LÝ "
HAI SẮC HOA TIGON
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”
Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy”
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá! - Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...
Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng “một người”.
Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
Tác giả: TTKH
Tác giả bài thơ "Hai sắc hoa ti gôn" là người Phủ Lý?
Vietnamnet vừa đăng bài viết "Giai nhân Hà thành tiết lộ về tác giả bài thơ "Hai sắc hoa ti gôn"?", theo đó, một cựu nữ sinh trường Đồng Khánh đã tiết lộ tác giả bài thơ nổi tiếng trên là người Phủ Lý. Xin giới thiệu bài viết này.
Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở nào.
Trường nữ sinh Đồng Khánh - Hà Nội (College de Jeunes Filles) được thành lập năm 1917, nay là trường THCS Trưng Vương - Hà Nội, là ngôi trường duy nhất của miền Bắc dành riêng cho nữ sinh tới cấp trung học.
Ngôi trường được xây dựng vào những thập niên đầuthế kỷ 20, khi vấn đề nữ quyền đang gặp nhiều rào cản của tư tưởng phong kiến.
Từ đây, nhiều tiểu thư khuê các nhanh chóng bước ra khỏi chốn “màn che trướng rủ” để nhập cuộc với thời đại, trở thành những nữ sinh Đồng Khánh có tiếng duyên dáng và nết na.
Trong số họ có rất nhiều người là bậc kỳ nữ tài hoa sau này, như giáo sư Lê Thi (Dương Thị Thoa) con gái GS Dương Quảng Hàm, nhà giáo Hoàng Xuân Sính - nữ tiến sĩ toán học đầu tiên ở Việt Nam...
Trong tâm trí người Hà Nội xưa, trường nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng với những cô học trò xinh đẹp đầy mộng mơ, hồn thiên thướt tha trong tà áo dài đã trở thành một miền kí ức khó phai.
Một ngày cuối tháng 5, tại căn nhà nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Viên Thị Thuận, năm nay 94 tuổi, một trong những nữ sinh Đồng Khánh thuở nào.
Bằng chất giọng nhỏ nhẹ với phong thái đoan trang, bà Thuận kể: “Muốn vào trường Đồng Khánh học, các học trò phải vượt qua các kỳ thi gắt gao, chỉ ai thực sự học giỏi mới đỗ được vào trường Đồng Khánh”.
Theo bà Thuận, ngày xưa nữ sinh Đồng Khánh được học toàn diện, họ không chỉ được dạy văn hóa, dạy tiếng Pháp mà còn được dạy nữ công gia chánh, hát, đàn piano, thể dục thể thao.
Bên cạnh đó, trường còn dạy thêu thùa may vá, cách tắm và chăm sóc cho trẻ sơ sinh, cách chi tiêu sao cho hợp lý bằng cách phân loại ra tiền điện, tiền nước, tiền ăn…
Ngày đó, nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng không chỉ thông minh, xinh đẹp mà còn hết sức nết na thuỳ mị. Ai cũng dịu dàng đài các, rất đỗi đa cảm nhưng vô cùng kín đáo, tế nhị. Dù có thích ai họ cũng chỉ giữ kín trong lòng hoặc gửi gắm vào những trang lưu bút.
Một cô bạn cùng lớp bà Thuận, so với các bạn có phần cá tính, mạnh mẽ hơn nhưng tâm hồn cũng không kém phần lãng mạn, cô là con gái một bác sĩ.
Cô bạn này có tình cảm với thầy giáo dạy thể thao người Pháp, đẹp trai và phong độ. Bị các bạn trong lớp phát hiện, trêu đùa, cô thường hay ngượng ngùng.
Rồi mối tình đơn phương đó cũng sớm kết thúc khi thấy giáo kết hôn cùng người phụ nữ khác. Còn cô thì gửi nỗi buồn da diết của mối tình đầu tan vỡ vào những quyển sổ lưu bút.
Bà Viên Thị Thuận cho biết thêm, các nữ sinh Đồng Khánh thường mặc áo dài thướt tha, thả mái tóc dài mượt, gọn gẽ đến trường.
Đặc biệt, theo nội quy nhà trường, không ai được phép trang điểm khi đi học. Thế mà các nữ sinh Đồng Khánh lại rất đẹp, đẹp đến hút hồn khiến bao trái tim nam sinh các trường THPT, ĐH phải si mê, ngơ ngẩn. heo đó nam nữ học riêng, buổi chiều tan học, nam sinh từ các trường khác thường mon men đến cổng trường Đồng Khánh, đứng ngắm, nhìn trộm từ xa lúc các cô gái tan học về. Hầu như chàng trai nào cũng mơ được làm quen với một nữ sinh Đồng Khánh.
Họ coi đó là niềm hãnh diện, tự hào để khoe với bạn bè, nhưng điều này quả là chuyện khó, bởi mấy nữ sinh Đồng Khánh luôn lạnh như băng, thâm trầm như biển sâu. Với họ nữ sinh Đồng Khánh luôn là... một ẩn số.
* Tác giả bí ẩn của bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn”
Bà Thuận cho biết, học sinh nữ từ các tỉnh miền Bắc về đây học tập, phần lớn là con gái gia đình trung lưu, có địa vị trong xã hội. Vào thời gian bà Thuận học năm 3 ở trường Đồng Khánh, có người bạn rất xinh đẹp, tên là PHẠM THỊ LÝ (SN 1922, quê ở Phủ Lý).
Người bạn này của bà được mệnh danh là hoa khôi trường Đồng Khánh, xinh đẹp, thông minh nhưng gia đình muốn bà lấy một người chồng bà không có tình cảm. Vốn có tâm hồn đa sầu, đa cảm nên khi phải lấy người mình không yêu, bà rất buồn bã.
Bà Viên Thị Thuận chia sẻ: “Cũng có thể trong lòng bà ấy đã có ý trung nhân nào khác nhưng ở thời kỳ nữ quyền vừa bắt đầu những bước đi đầu tiên, vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến thì việc dành tình cảm cho người con trai nào đó, dẫu “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” là điều không thể. Nên khi phải về lấy chồng bà ấy rất buồn… Trước khi lấy chồng, bà Phạm Thị Lý đã sáng tác bài thơ 'Hai sắc hoa ti gôn' gửi đăng báo bằng bút danh TTKH, với mục đích giấu tên.
Bà không ngờ được bài thơ mình sáng tác trong cái giây phút ngẫu hứng lại trở nên nổi tiếng cho đến ngày nay. Hôm đó, bà Lý cùng tôi đến tòa soạn gửi bài thơ rồi đi thẳng nên chẳng ai tìm được tác giả".
Bà Thuận cũng cho biết thêm: “Trước khi gửi đăng báo, bà Lý từng đọc cho các bạn trong lớp nghe…”.
Sau này, rất nhiều giả thiết được đưa ra để xác định tác giả thực sự nhưng đều dừng lại ở mức độ nghi vấn, vì tác giả bài thơ chưa bao giờ lên tiếng xác nhận.
Hình như, dù là cuộc hôn nhân “ép buộc” nhưng cuộc đời bà lại vô cùng hạnh phúc. Có thể vì thế, những cảm xúc đầu đời cùng bài thơ "Hai sắc hoa ti gôn" được bà Lý cất gọn trong kí ức.
Vợ chồng bà sinh được 10 người con, sau này bà theo chồng sang Mỹ định cư và mất ở tuổi 80. Và, tác giả của một bài thơ nổi tiếng giờ vẫn là bí ẩn trong văn đàn.
Một nữ sinh nổi tiếng khác của trường Đồng Khánh, không thể không nhắc đến là GS Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, con gái của cố GS Dương Quảng Hàm.
Bà cùng các anh chị em được cha mẹ cho ăn học tử tế ngay từ khi còn nhỏ. Bà chính là một trong hai nữ sinh đã kéo cờ trong ngày độc lập đầu tiên tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945.
Gần 80 năm đã trôi qua, nữ sinh trường Đồng Khánh cùng khóa bà Thuận chỉ còn lại vài người. Nhưng mỗi dịp có cơ hội gặp gỡ, họ vẫn tranh thủ ngồi lại hàn huyên và ôn lại những kỉ niệm vàng son thủa nào...
Trong hình là Bà Viên thị Thuận (luật sư)
- (Theo : vietnam net)
• (Ảnh Hữu Thiện)






10 CÂU NÓI HAY VÀ Ý NGHĨA CỦA NGƯỜI DO THÁI LÀM BẠN THAY ĐỔI
1. Một cốc nước sạch vì một giọt nước bẩn mà trở nên vẩn đục, nhưng một cốc nước đục không thể vì một giọt nước sạch mà trở nên tinh khiết.
2. Nếu bạn thực sự tài năng, thì bạn sẽ không sợ mình không có may mắn.
3. Đừng sợ đi chậm. Chỉ sợ đứng yên.
4. Trên đời không có sự phân biệt rõ ràng giữa bi kịch và hỉ kịch, nếu bạn có thể bước ra từ bi kịch, đó là hỉ kịch. Nếu bạn chìm đắm mãi trong hỉ kịch, đó là bi kịch.
5. Nếu không đọc sách, đi vạn dặm đường chẳng qua cũng chỉ là một người đưa thư.
6. Cái khuy áo đầu tiên sai, cái sau cùng khó mà chữa được.
7. Bạn bè thực sự không phải là những người có thể ngồi với nhau nói chuyện cả ngày không hết, mà là những người ngay cả khi chẳng nói với nhau câu nào vẫn không cảm thấy ngại ngùng.
8. Ngựa thường dễ bị khuỵu chân trên những con đường đất mềm, con người dễ ngã gục trong những lời đường mật.
9. Đừng sợ rằng bạn không biết một cái gì đó. Hãy sợ rằng bạn không chịu tìm hiểu về nó.
10. Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước. Thời gian tốt thứ hai là ngay bây giờ.
Hy vọng với 10 câu nói hay của người Do Thái trên có thể giúp bạn thay đổi và phát triển bản thân mỗi ngày, vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống, để có một cuộc sống hạnh phúc và thành công hơn.
Sưu Tầm









Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.