.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Sửa sai quy thiện – Chuyển họa thành phúc


(Ảnh: Fotolia)
(Ảnh: Fotolia)
Tưởng Viện, một vị đại phu thời kỳ Xuân Thu chiến quốc nước Tống có 10 người con trai, một người lưng gù, một người què chân, một người teo tứ chi, một người hai chân tàn tật, một người điên, một người ngốc, một người tai điếc, một người mắt mù, một người câm, một người chết trong ngục.
Công Minh Tử Cao nhìn thấy tình cảnh này liền hỏi Tưởng Viện: “Đại phu [lúc] bình thường đã làm những chuyện gì, mà dẫn tới việc chiêu mời tai họa kỳ lạ như vậy?” Tưởng Viện nói: “Ta tự nghĩ xưa nay cũng chưa làm việc xấu gì lớn, chỉ là trong tâm thường hay đố kỵ với người khác. Thấy ai tốt hơn ta liền đố kỵ, oán hận người đó; nếu có người tâng bốc ta, trong tâm ta rất vui vẻ; nghe thấy người khác làm việc thiện thì nghi ngờ không tin, nghe thấy người khác làm việc xấu thì tin chắc như đinh đóng cột; thấy người khác được lợi thì giống như bản thân mình đã mất đi thứ gì đó; thấy người khác bị tổn thất thì giống như mình đã được lợi vậy. Đây chính là thái độ làm người của ta.”
Tử Cao than rằng: “Đại phu ôm giữ tâm thái như vậy, như thế tâm thuật bất chính, e rằng không lâu sau sẽ chiêu mời họa diệt môn, ác báo đâu chỉ là những điều nhìn thấy trước mắt này!” Tưởng Viện nghe Tử Cao nói vậy cảm thấy vô cùng sợ hãi, không biết nên làm thế nào cho phải. Tử Cao lại nói: “Trời tuy [ở] cao xa mà lại có thể nhìn rõ mọi việc, nếu ngài quyết tâm sửa chữa sai lầm, thành tâm hướng thiện, nhất định sẽ chuyển họa thành phúc, sửa chữa từ bây giờ vẫn còn kịp.”
Tưởng Viện từ đó đã thay đổi thói xấu tật đố, tự răn đe mình, hành thiện tích đức, tiến cử hiền tài. Vài năm sau, các con ông dần dần khỏi bệnh.
Tâm tật đố bắt nguồn từ lòng dạ hẹp hòi, ích kỷ, nhìn thấy phẩm hạnh, tài năng, danh tiếng của người khác vượt trên mình thì trong lòng buồn bực, sinh tâm oán hận, thậm chí có người vì điều này mà phỉ báng người khác không tiếc lời, làm ra những chuyện thương Thiên hại lý. Nhưng nhân quả báo ứng không sai chút nào, Thiên lý khắc chế tất cả. Tưởng Viện tật đố hiền tài, lòng dạ hẹp hòi, tâm thái ông ta như vậy sẽ ứng với quả báo nào? Không chỉ tạo nghiệp cho bản thân, mà còn lưu lại họa hại cho người đời sau. Làm người phải biết tôn trọng và kính yêu, có tấm lòng bao dung với mọi người với vạn vật, không có chút ngăn trở của tâm tật đố mới có thể thực sự dùng thiện đãi người. Sau khi Tưởng Viện sửa sai quy thiện đã chuyển họa thành phúc, chuyện này cũng giống như câu cổ ngữ nói rằng: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.” (Nhà mà tích thiện, ắt sẽ dư dả; Nhà không tích thiện, ắt lắm tai ương) hay “Nhân hành sự, Thiên tại khán!” (Người hành sự, Trời đang nhìn!)
(Trích từ “Đức Dục Cổ Giám”, “Thiên Thiện Lục”)
Tác giả: Vân Hạo

Đức khiêm tốn sẽ giúp vận may được lâu dài

Young birch trees on bank of quiet river at mysterious gentle springtime gloaming. Colorful handmade romantic watercolour on paper backdrop card with space for text
(Ảnh: Fotolia)
Lời ban biên tậpCâu chuyện dưới đây là về Chu Công thuộc triều đại nhà Chu (1122 B.C. – 256 trước Công Nguyên) được xem như là một trong những bậc trị quốc đạo đức nhất của lịch sử Trung Hoa.
Chu Công, tên Cơ Đán, là em của Chu Vũ Vương đời nhà Chu, trong thời cổ đại Trung Hoa. Chỉ 3 năm sau khi đánh bại nhà Thương, Chu Vũ Vương qua đời, để lại trọng trách thâu gom thế lực triều đại nhà Chu cho Chu Công. Chu Công làm phụ chính, rồi đánh dẹp những xứ ở phương Đông mà đã chạy qua nương nhờ dư đảng của nhà Thương, để chống lại triều đại nhà Chu. Ông đã dẹp yên miền Đông trong 5 năm. Theo truyền thuyết Trung Hoa, Chu Công đã chú giải 64 quẻ bát quái và hoàn tất quyển kinh Dịch (còn gọi là Chu Dịch), thành lập một hệ thống “lễ nghi của nhà Chu”, và đặt quy định mẫu mực cho lễ nhạc cổ điển của Trung Hoa. Năm 2004, theo báo cáo của các nhà khảo cổ học Trung Quốc là họ có thể đã tìm ra phần mộ của Chu Công ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây.
Chu Công, khi phụ tá hai vị quân vương của triều đại nhà Chu là Chu Vũ Vương và Chu Thành Vương (con của Vũ Vương), đã dùng đức độ để trị vì thiên hạ. Ông đã lập nên một hệ thống lễ nghi và âm nhạc cổ điển để hướng dẫn dân chúng hành xử theo đúng mẫu mực chính đáng trong đời sống hàng ngày. Khổng Tử cũng tôn kính ông như một vị thánh nhân. Đương thời, Chu Thành Vương muốn phong đất Lỗ cho Chu Công, nhưng vì mang trọng trách phụ chính, nên ông từ chối không nhận. Sau đó vua Thành Vương quyết định cấp nước Lỗ cho Bá Cầm, con trai thứ ba của Chu Công. Khi Bá Cầm sửa soạn rời nhà đi nhậm chức, Chu Công nghiêm nghị khuyên bảo con trai rằng: “Bất cứ lúc nào, con cũng không được tự kiêu hoặc tham sắc dục mà buông thả bản thân. Con nhất định phải luôn luôn giữ đức khiêm tốn, như vậy mới có thể cai trị quốc gia cho tốt, rồi thì phúc lành, vận may của con mới được lâu bền.”
Sau đó Chu Công lại bảo Bá Cầm: “Thôi, con hãy chuẩn bị lên đường. Nhớ rằng không được kiêu hãnh vì mình đã được vua ban cho nước Lỗ, rồi từ đó mà khinh thị các nhân sĩ. Ta là con của vua Văn Vương, là em của vua Vũ Vương, và là thúc phụ của vua Thành Vương. Nhưng ta còn phải gánh trách nhiệm quan trọng là phụ chính cho vua Thành Vương trông coi việc trị quốc. Địa vị của ta bây giờ rất cao so với nhiều người trong thiên hạ, nhưng ta vẫn bị khách khứa đến quấy rầy khi đang gội đầu hoặc đang dùng cơm như lúc xưa. Để tiếp khách tử tế đàng hoàng, thường thường ta phải vội vàng bỏ dở gội đầu, đi ra khỏi phòng tắm 3 lần, hoặc ngưng ăn bữa cơm tối đến 3 lần trong một đêm. Dầu vậy, ta vẫn e ngại việc đón tiếp nhân sĩ thiên hạ của mình có thể bị thiếu sót, không được tề chỉnh cho lắm. Ta nghe nói bậc nhân sĩ đức độ rộng lớn mà giữ vững được thái độ khiêm cung, thì sẽ nhận sự vinh quang đẹp đẽ; người giầu với đất rộng phì nhiêu, nếu biết tự kiềm chế dục vọng và bảo trì sự tiết kiệm thì sẽ được bình an; quan chức địa vị cao nếu giữ được tâm thái nhún nhường thì càng được hiển hách tôn quý hơn; tướng quân có nhiều binh lính hùng mạnh sẽ đạt được thắng lợi nếu biết lúc phải khiếp sợ; người trí tuệ thông minh mà tự xem mình đần độn, ngu si thì sẽ có những lợi ích tốt lành; người biết văn chương lịch lãm mà giữ được tính khiêm cung, thì càng có kiến thức rộng rãi hơn. Sáu điểm này đều là đức hạnh tốt đẹp của tính khiêm nhường. Làm một ông vua phú quý tứ hải, nếu không có lòng khiêm tốn thì sẽ mất tất cả, kể cả mạng sống của chính mình. Vua Trụ của nhà Thương, vua Kiệt của nhà Hạ đều bị giết bởi tính kiêu căng của họ. Con có thể không khiêm tốn cẩn thận đượcsao? Trong kinh Dịch có câu rằng: ‘hữu nhất cá phương pháp, đại túc [1] dĩ thủ thiên hạ, trung túc dĩ thủ quốc gia, tiểu túc tâm thủ kỳ thân, giá tựu thị khiêm hư [2]. (tạm dịch là có một phương pháp, nếu khiêm tốn trong mọi việc làm và mọi đối xử thì giữ được thiên hạ; khiêm tốn tới mức trung bình thì giữ được quốc gia; lòng khiêm tốn ít thì chỉ giữ được bản thân )’. Đạo Trời có huỷ diệt điều gì cũng để lại sự khiêm tốn ích lợi, đất có biến đổi bao nhiêu cũng lưu lại tính khiêm tốn; quỷ thần, con người tất cả đều không thích kẻ kiêu căng, mà lại ưa chuộng người khiêm tốn. Con nhất định phải ghi nhớ kỹ những điều này! Không vì được thụ phong nước Lỗ mà coi thường nhân sĩ!”.
Chu Công còn nói thêm với con trai: “Người quân tử mà hành vi đạo đức thì nghĩa là sức mạnh như trâu, nhưng họ không bao giờ đấu với trâu để chứng tỏ sức của ai mạnh; có nghĩa là nhanh như ngựa nhưng không bao giờ chạy đua với ngựa để chứng tỏ ai nhanh; có nghĩa là trí tuệ như bậc học sĩ cao nhưng họ sẽ không tranh đấu với người để chứng tỏ trí tuệ của ai cao thâm.”
Nói tóm lại, Chu Công giảng về sự thực hành “đức khiêm tốn” sẽ mang đến rất nhiều lợi ích: đối xử với người khác với lòng khiêm tốn, cung kính thì càng được người ta kính trọng hơn; kiềm chế dục vọng và thực hành sự tiết kiệm thì sẽ được sự bình an lâu dài của người đời. Người khiêm tốn, nhún nhường, không tự cao tự đại thì càng được người ta tôn quý hơn. Người khiêm tốn, không kiêu ngạo, cuồng vọng thường đạt được thắng lợi. Người khiêm tốn, không khoe khoang sẽ nêu cao tấm gương tốt lành. Người khiêm tốn sẽ càng mở rộng kiến thức. Người thời nay cũng sẽ nhận nhiều ích lợi nếu thực hành đức hạnh khiêm nhường trong lúc làm việc và đối đãi với người khác hoặc khi học hỏi những điều mới lạ.
[1] Túc: bước; cũng có nghĩa là ‘đủ’
[2] Khiêm hư: [hư : trống rỗng] không có ý tự cho là đủ, cần phải học phải hỏi thêm, cũng còn gọi là ‘hư tâm’.
Tác giả: Clearwisdom.net

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.