.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Cảnh xuân - Bài thơ xuân

Cảnh xuân - Bài thơ xuân có tám cách đọc
Bài thơ này được truyền tụng khá lâu nhưng chưa biết tên tác giả và năm sáng tác. Bài thơ làm theo thể Đường luật, bảy chữ tám câu, luật trắc vần bằng (tổng cộng 56 chữ). Bài thơ đọc ngược hay đọc xuôi đều có nghĩa và đúng niêm luật thơ Đường, còn gọi là “thuận nghịch độc”.
1. Bài thơ gốc (bài 1):
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.
2. Đọc ngược bài gốc từ dưới lên, ta được bài 2:
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.
3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 3
( ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):
Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.
4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 4
 (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):
Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta.
5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 5
( tám câu x bốn chữ):
Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai.
6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 6
(tám câu x bốn chữ):
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân.
7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 7
 (tám câu x ba chữ):
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cười.
8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 8
(tám câu x ba chữ):
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta.

Cách cầm tay lái phù hợp nhất để lái xe.

alt

Đặt hai tay trên hướng 10 giờ 10 phút sẽ cản đường cho airbag, có thể dẫn đến gẫy tay, bật tay vào mặt khi xảy ra tai nạn.
<!>
Khi hỏi những người chạy xe lâu năm, vị trí cầm tay lái nào là thích nhất, dễ điều khiển xe nhất, thì câu trả lời nhận được, hầu hết là 10 giờ 10 phút, đặc biệt với các tài xế lớn tuổi. Nhưng cách cầm tay lái này có còn hoàn toàn chính xác và phù hợp?
cầm tay lái góc 10 giờ 10
Sở dĩ góc 10 giờ 10 phút được ưa chuộng nhất vì đây là cách cầm tay lái giúp tài xế cảm nhận rõ nét phản ứng của mặt đường, đồng thời dễ xoay lái trong nhiều tình huống từ vào cua, lái gấp hay lùi. Kinh nghiệm của tài xế già truyền lại cho người trẻ, cứ thế tạo thành thói quen trong cộng đồng. 
Thực tế cách áp dụng 10 giờ 10 phút đúng nhưng chỉ phù hợp với xe đời trước, khi xe chưa có airbag hay airbag chưa trang bị nhiều công nghệ như hiện nay. Ngay cả ở châu Âu hay Mỹ, nơi lái ôtô giống như chạy xe máy ở Việt Nam, thì vẫn còn rất nhiều tài xế nắm tay lái ở vị trí này. 
Quản lý đào tạo tài xế của AAA cho biết, cách cầm tai lái phù hợp nhất để lái xe hiện nay là 9 giờ 15 phút (hay 9 giờ và 3 giờ). Lý do để thay đổi cách cầm này là bởi hệ thống airbag.
 alt

Airbag khi nổ, sẽ chứa rất nhiều khí nitơ nóng, tạo áp lực đẩy bật tung nắp nhựa trên tay lái. Nếu để tay 10 giờ 10, không gian giữa hai tay bị giới hạn, khiến việc bung nắp nhựa sẽ khó khăn hơn, thậm chí airbag bung đẩy tay tài xế đập vào mặt, gây tổn thương cho vùng mũi, miệng, mắt, ngón tay và bàn tay thậm chí có thể bị cắt, dập. 
Nếu để vị trí ở nửa dưới tay lái, kiểu 8 giờ và 4 giờ, có thể không tạo góc giới hạn cho airbag, lúc đó airbag khi nổ trượt ra ngoài, sang hai bên chứ không trúng vào vùng mặt. 
Do đó, vị trí phù hợp nhất, an toàn nhất là chính giữa khoảng nửa tay lái, 9 giờ 15 phút. Các chuyên gia của Mercedes, Porsche hay BMW khi huấn luyện cho tài xế Việt Nam trong các chương trình kinh nghiệm cũng khuyên nên đặt tay ở góc 9 giờ 15 phút, với góc cánh tay 90-120 độ là phù hợp và an toàn nhất.
Bản thân các hãng xe khi thiết kế tay lái cũng muốn hướng tài xế đến cách đặt tay như thế này, đó là lý do vì sao các nút bấm trên tay lái hay cần gạt mưa, cần gạt signal, đều ở ngay phía sau vị trí 9 giờ và 3 giờ.

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.