.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Người phụ nữ Anh nhớ lại kiếp trước chính là nữ Pha-ra-ông đầu tiên của Ai Cập cổ đại



Một phụ nữ người Anh tuyên bố rằng trong một kiếp trước bà từng là một nữ pha-ra-ông của Ai Cập cổ đại.
Người phụ nữ này tên là Joan Grant (1907-1989). Bà là một nhà văn nổi tiếng ở Anh trong thế kỷ 19, với cuốn sách xuất bản đầu tay vào năm 1937 mang tên Winged Pharaoh (Pha-ra-ông có cánh). Người ta xếp cuốn sách này vào dạng tiểu thuyết hư cấu về lịch sử, nhưng bà Grant cho biết bà viết nó dựa trên các ký ức về một kiếp sống trước đây tại Ai Cập, theo Epoch Times.
Joan Grant. Ảnh: spiritualsciencemuseum.org
Bà cho biết tên bà hồi đó là Sekeeta. Bà là một người con gái của Pha-ra-ông từ triều đại đầu tiên của Ai Cập (từ khoảng 5000 năm trước), một nữ tu sĩ được rèn luyện các môn pháp huyền bí, bao gồm khả năng nhớ lại quá khứ của mình. Sau này chính bà đã nối nghiệp cha, trở thành nữ pha-ra-ông đầu tiên của Ai Cập.
Sekeeta. Ảnh: paulinebattell.co.uk
Một số điều về Ai Cập cổ đại, được bà Grant mô tả trong cuốn sách, tương đối ăn khớp với vốn hiểu biết của các nhà khảo cổ và những sự kiện lịch sử đã được chứng minh. Có quan điểm được bà Grant nêu ra thậm chí trước cả các nhà khảo cổ.
Cuốn sách “Winged Pharaoh” của Joan Grant. Ấn bản bìa cứng đầu tiên. Ảnh: childrensbookshop.com
Cuốn sách như là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, sau đó gây ra sự quan tâm lớn của công chúng, trở thành Vương quốc Anh để thế kỷ cuối cùng 40 và năm mươi cuốn sách bán chạy nhất lần đầu tiên, cho Grant giành được danh tiếng bất ngờ, cuốn sách thế giới đánh giá thủy triều và Tạp chí New York đánh giá cuốn sách là “một cuốn sách bất thường với một ngọn lửa”.
Cuốn sách đã trở thành một trong những đầu sách bán chạy nhất tại Vương quốc Anh kể từ khi được xuất bản vào năm 1937, và được tờ New York Times đánh giá là một “cuốn sách phi thường sáng rực lửa”
Thôi miên tiền kiếp, nhớ lại quá khứ cổ đại
Trong sách, bà Grant cho biết bà có thể nhớ lại kiếp sống trước đây của mình trong trạng thái bị thôi miên. Trong trạng thái này, bà có thể chạm tới những ký ức trước đây, sau đó ráp nối chúng lại với nhau thành một câu truyện theo trình tự thời gian. Bà đã trải qua hơn 100 phiên thôi miên tiền kiếp như vậy.
Thực ra bà cũng không phải trường hợp duy nhất. Trong trạng thái thôi miên tiền kiếp, một sinh viên Đại học Oxford cho biết anh từng là một thợ mộc Ai cập làm việc trong một lăng mộ của Pha-ra-ông Den. Những điều anh nói sau đó đã được xác thực, nhưng điều kỳ lạ nằm ở nếu theo các cách thức thông thường thì anh khó có thể biết được những thông tin chi tiết đến vậy.
Liệu pháp thôi miên tiền kiếp được ứng dụng để nhìn lại các kiếp sống trước đây của một người. Ảnh: Tinhhoa. net
# 1 – Danh xưng thầy tế của Grant trùng khớp với tên nữ Pha-ra-ông đầu tiên trong lịch sử
Trong sách, Grant cho biết danh xưng thầy tế của bà khi đó là Meri-neyt. Bà đã viết cả một chương trong sách với tiêu đề “Lăng mộ của Meri-neyt,” trong đó bà kể lại việc đã quan sát thấy lăng mộ của chính mình được xây dựng trong khi vẫn còn sống. Vị công chúa Sekeeta biết rằng đây sẽ là nơi bà yên nghỉ dưới cái tên Meri-neyt.
Dựa trên dữ liệu lịch sử, thật sự có một người trong hoàng tộc với tên gọi là Meryet-Nit. Liệu bà có thật sự là một Pha-ra-ông? Nhà Ai cập học Walter Emery (1902-1971), trong một chuyến tham quan lăng mộ, đã phải thốt lên rằng:
“Lăng mộ bà ấy quá rộng lớn và quan trọng. Chắc hẳn bà ấy từng là một Nữ hoàng nhiếp chính”.
Ảnh: Epoch Times
# 2 – Danh xưng thần thánh (còn gọi là danh xưng Horus) của Grant trùng khớp với tư liệu lịch sử
Bốn hoặc năm pha-ra-ông đầu tiên của Triều đại thứ nhất của Ai cập (bắt đầu khoảng 5.000 năm trước đây) thường được liệt kê như sau:

  1. Jean Over Fuller (1915-2009)  là một nhà thơ và một nghệ sỹ nhưng lại thích viết tiểu sử. Bà dành một ngày nghỉ cuối tuần với Grant vào những năm 1940. Bà đã liên lạc với nhiều nhà Ai cập học và nghiên cứu các chữ tượng hình để xác nhận điều bà Grant đã nhìn thấy. Bà nhận thấy rất nhiều điều bà Grant nói là đúng.Narmer/Menes/Hor-Aha
  2. Djer
  3. Djet
  4. Den
Fuller cho rằng nhân vật Sekeeta chính là nữ pha-ra-ông Djet (với danh xưng thầy tế là Meryet-Nit), hay con gái của Pha-ra-ông Djer, nói cách khác là nữ vương đầu tiên của Ai Cập cổ đại.
Nguyên nhân nằm ở chỗ danh xưng thần thánh (hay danh xưng Horus) của Sekeeta là Zat, biểu thị dưới dạng một con rắn bao xung quanh bởi các ký tự tượng hình. Và từ “Djet” cũng được miêu tả dưới dạng một con rắn.
Từ “Djet” mang biểu tượng một con rắn bao xung quanh bởi các ký tự tượng hình, giống với danh xưng Horus của Sekeeta, “Zat”, theo miêu tả của bà Grant. Ảnh: bayvoice.net
Không chỉ vậy, bà Fuller còn cho biết sở dĩ bà tin nhân vật Djet chính là Sekeeta là vì pha-ra-ông nối tiếp ngay sau đó là Den, cái tên mà Sekeeta đã đặt cho con trai của mình.
# 3 – Cái lược bằng đồng của Sekeeta xuất hiện trong sách lịch sử, 24 năm sau khi bà miêu tả nó
Cuốn sách đã mô tả một vài món đồ vật đặc biệt của bà Grant trong kiếp sống là công chúa Sekeeta:
“Trong đền thờ tôi chỉ có độc một cái lược bằng ngà voi và một cái gương nhỏ bằng đồng, tấm gương này phản chiếu hình ảnh tôi không được rõ nét cho lắm …
Cái lược đã được chạm khắc con dấu của tôi. Con dấu này bao gồm một Pha-ra-ông có cánh, con diều hâu của chiến binh được rèn luyện đậu trên con thuyền chiến thắng, ngay bên trên đôi cánh của Người mang Cánh.
Sau đó, ngay phía bên dưới, là danh xưng Horus của tôi, Zat, được biểu thị dưới dạng một con rắn, nằm ngay bên cạnh chìa khoá sự sống, đồng thời đi kèm hai bên là hai cây gậy quyền lực, quyền lực tác động lên Trái đất và bên ngoài Trái đất”.
Trong cuốn sách “Ai Cập cổ đại” (Archaic Egypt) xuất bản vào năm 1961, tác giả nhà sử học Walter Bryan Emery đã vẽ hình minh họa một chiếc lược với các đặc điểm giống y hệt như mô tả của bà Grant.
Cuốn sách “Ai Cập cổ đại” (Archaic Egypt) xuất bản vào năm 1961, tức 24 năm sau cuốn “Pha-ra-ông có cánh” của bà Joan Grant. Ảnh: Amazon
Chiếc lược bằng ngà voi từ thời tiền triều đại, đúng theo mô tả của Sekeeta, từ cuốn sách “Ai Cập cổ đại”, xuất bản 24 năm sau cuốn sách Pha-ra-ông có cánh của bà Grant. Ảnh: hubpages.com
Chiếc lược này có tên là “Chiếc lược của Uadji”, cũng được đánh vần là Wadji, một cách gọi khác của Djet, vị Pha-ra-ông mà bà Fuller cho là có mối liên hệ gần gũi nhất với câu chuyện của bà Grant. Điểm thú vị là, cuốn “Ai Cập cổ đại” được xuất bản sau cuốn sách của bà Grant đến 24 năm, và là nguồn tư liệu đầu tiên đề cập đến hiện vật này. Do đó, sự trùng khớp giữa những gì bà Grant nhìn thấy trong trạng thái thôi miên và các bằng chứng khảo cổ về sau quả thật đáng kinh ngạc, thêm một lần nữa củng cố độ khả tín của những thông tin được đưa ra trong cuốn sách Pha-ra-ông có cánh.
Không chỉ vậy, tại thời điểm bà Grant viết cuốn sách, giới khảo cổ không hề biết rằng người Ai Cập cổ đại biết chế tác và sử dụng đồ bạc. Thực tế này chỉ được công nhận nhờ các khám phá khảo cổ về sau.
Cuộc đời của Joan Grant
Joan Grant có tên đầy đủ là Joan Marshall Grant Kelsey. Cô sinh ngày 12/4/1907 tại London, Anh. Cha cô,  John Frederick Marshall, là một nhà côn trùng học, tham một số công trình nghiên cứu tiên phong về muỗi.
Bản thân Joan đã trải nghiệm các hiện tượng siêu nhiên từ khi còn nhỏ. Bạn cô cũng có thể cảm thấy sự nhạy cảm với các hiện tượng siêu thường này của cô, và họ cảm thấy điều này thật kỳ dị.
Grant tin rằng cô đã được luân hồi ít nhất bốn mươi lần, và các ký ức xa xưa về các kiếp sống trong quá khứ là nền tảng cho các tiểu thuyết lịch sử của cô. Cô cố gắng giúp bản thân và độc giả tránh các thành kiến thiên lệch khi nhìn nhận vấn đề, cái mà cô gọi là “tâm lý bầy đàn”. Cô không hứng thú với các niềm tin mù quáng vô căn cứ. Cô tuyên bố có một món khả năng trời phú là “ký ức xa xưa” – khả năng nhớ lại các kiếp sống trước. Cô cho biết cô đã trải nghiệm nhiều không gian huyền bí mà hầu hết mọi người không thể.
Nhà văn nổi tiếng người Anh H. G. Wells là bạn của cha cô. Ông rất ngưỡng mộ Joan và một phần nào đó đã trở thành một người cố vấn cho cô. Wells tin vào tính xác thực trong những mô tả của Grant. Ông từng nói với cô rằng:
“Điều quan trọng là cháu cần trở thành một nhà văn (để viết ra những trải nghiệm của mình một cách khoa học).” Tuy nhiên ông cũng đề xuất rằng trước mắt cô nên giữ những bí mật này trong tâm của mình và không nên nói ra, cho đến khi cô “… đủ mạnh mẽ để chịu được sự nhạo báng của những người thiển cận”.
Joan Grant và chồng, nhà khảo cổ học Leslie Grant. Ảnh: Joangrant.net
Joan kết hôn với Leslie Grant vào năm 1927. Chồng cô thường theo đoàn khảo cổ đi khám phá các công trình Ai Cập cổ đại và hiện vật ở Iraq trong vai trò nhiếp ảnh gia.
Cô kết hôn với người chồng thứ ba, Denys Kelsey, vào ngày 1/9/1960. Hai người đã hợp tác để viết cuốn “Rất nhiều Kiếp sống (Many Lifetimes)”, trong đó cô giải thích bắng cách nào cô có thể biết được các kiếp trước của mình và của những người khác.
Cô cũng đã viết một số cuốn sách dành cho trẻ em, trong đó bao gồm những câu chuyện cô tuyên bố mình được nghe kể  trong các kiếp sống trước đây. Sách của cô đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng.
Một tuyển tập các bài viết chưa được biết đến trước đây của Grant đã được xuất bản vào năm 2007 dưới cái tên “Tiếng nói từ Trái tim: Đạo lý, luân hồi & ý nghĩa khi làm một con người”.
Cuốn sách này do cháu gái Nicola Bennett của cô biên tập, cùng với Sophia Rosoff, người bạn thân nhất của Grant, và nhà soạn hợp tuyển văn học Jane Lach. Trong đó có thơ, văn xuôi và một loạt các bài giảng tại Hiệp hội Nghiên cứu và Khai sáng của nhà tiên tri Edgar Cayce.
Grant thể hiện rõ niềm tin của mình vào sự tồn tại của các thực tại khác, các kiếp sống trước, và cái chết, thông qua phương thức diễn thuyết và viết lách vô cùng rõ ràng. Cô nói, đối với cô, tấm màn che ngăn cách giữa “các thế giới” về cản bản không tồn tại.
Quý Khải (Theo Epoch Times)

7 kiến thức khoa học sai lầm mà chúng ta được dạy ở trường


Đây là 7 điều bạn được dạy ở trường, tưởng đúng nhưng hóa ra sai.
Tất nhiên, có rất điều chúng ta được dạy ở trường là đúng. Nhưng đồng thời cũng có những sự kiện bị hữu ý lược bỏ khỏi sách lịch sử hoặc thậm chí bị dạy sai. Mục đích của bài viết không phải là phê phán hay chỉ trích trường học hay giáo viên, mà chỉ muốn chỉ ra một vài điều nên và cần được bổ sung hoặc chỉnh lý trong các đầu sách giáo khoa hiện đại, theo Ancient Code.
1. Thời Trung Cổ, nhiều người tin rằng Trái Đất phẳng
Trái Đất phẳng. Ảnh: waevio.com
Chúng ta được dạy rằng, vào thời Trung Cổ, người ta tin rằng Trái Đất là một hình phẳng … Nhưng thực tế không phải vậy.
Trong cuốn Lịch sử các vùng đất và các địa điểm truyền thuyết, tác giả Umberto Eco giải thích:
“Tất cả các học giả thời Trung Cổ đều biết rằng trái đất là một khối cầu, ví như Dante, Origen, Ambrosio, Albertus Magnus, Thomas Aquinas và Isidore ở Seville. Họ thậm chí đã tính toán được chiều dài đường xích đạo”.
2. Christopher Columbus (Cô-lôm-bô) là người khám phá ra châu Mỹ
Có rất nhiều người đã khám phá ra Châu Mỹ, trước Cô-lôm-bô. Ảnh: Epoch Times France
Khi Cô-lôm-bô đặt chân lên Châu Mỹ, nơi đây đã có người ở, nghĩa là lục địa này đã được phát hiện.
Ngoài ra, trước Cô-lôm-bô, người Phoenicia ở Trung Đông, người Polynesia ở Châu Đại Dương, người Trung Quốc, người Ai Cập và thậm chí người Viking ở Bắc Âu đã từng đặt chân lên lục địa này.
3. Đại kim tự tháp và tượng Nhân sư được xây bởi người Ai Cập cổ đại
Ảnh: skeptoid.com
Trên Đại Kim tự tháp Ai Cập và Tượng nhân Sư có các dấu vết xói mòn, cho thấy rất có thể hai công trình này từng bị chìm dưới mực nước. Theo kết quả nghiên cứu, thung lũng Giza, nơi tọa lạc của hai công trình này từng bị chìm dưới mực nước trong một quá khứ vô cùng xa xưa, trước cả khi xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ đại. Chúng được xây bởi một nền văn minh khác từng cư ngụ ở đây. Một điểm thú vị là, những người xây chúng là những  người có tầm vóc khổng lồ, cao đến 5 m.
Hình vẽ trên các phù điêu tại lăng mộ Rekhmire ở Luxor (Thebe cổ đại), Ai Cập. Người khổng lồ đã xây dựng các tượng đài lớn. Họ có chiều cao ngang ngửa các tượng đài này. Ảnh: ministerfortson.com
4. Bắc Cực chỉ mới được thăm dò gần đây
Đây là một trong những khám phá bị bỏ sót trong sách lịch sử. Từ hơn 2.300 năm trước, vào khoảng năm 325 TCN, nhà địa lý Pytheas từ thành Massalia đã du hành đến Vòng cực Bắc rồi quay trở về để kể lại câu chuyện của mình. Ông là một nhà hàng hải, nhà địa lý, nhà thiên văn học và người Hy Lạp đầu tiên giong buồm từ Địa Trung Hải ra ngoài Đại Tây Dương.
Tượng Pythéas tại tiền sảnh cung điện Bourse ở Marseille, Pháp. Ảnh: wikipedia
5. Sự sống ngoài hành tinh là một ý tưởng khá mới, chí ít phải sau khi kính viễn vọng ra đời, ngành thiên văn học phát triển mạnh
Giordano Bruno (sinh năm 1548) là một nhà toán học và nhà thiên văn học người Ý. Ông cho rằng các ngôi sao xa xôi cũng giống hệt như mặt trời chúng ta, được bao quanh bởi các (ngoại) hành tinh của chúng. Bruno thậm chí còn cho rằng các hành tinh này có thể đang nuôi dưỡng sự sống của riêng chúng.

“Trong vũ trụ, có vô số chòm sao, mặt trời và hành tinh; chúng ta chỉ nhìn thấy các mặt trời bởi chúng phát sáng; nhưng các hành tinh thì lại vô hình, bởi chúng nhỏ và tối. Ngoài ra còn có vô số “trái đất” đang quay xung quanh mặt trời của chúng …”, Giordano Bruno cho hay.
Ảnh: ukhome.com
6. Du hành xuyên thời gian là một giả thuyết khoa học viễn tưởng chỉ mới xuất hiện gần đây
Bằng chứng về ‘du hành vượt thời gian’ có thể được tìm thấy trong vô số bản thảo hoặc tư liệu cổ đại.
Ảnh: pezcame.com
Theo sử thi Mahabharata của Ấn Độ, được viết trong khoảng thế kỷ 8 trước Công nguyên, vua Raivata đã lên thiên đàng để gặp vị Thần sáng thế Brahma, và chỉ trở lại Trái Đất hàng trăm năm sau đó.
Chúng ta có thể tìm thấy các đề cập khác về hiện tượng Du hành vượt thời gian trong kinh Quran. Câu chuyện xảy ra vào năm 250 SCN, trong đó một nhóm tín đồ Ki-tô giáo đang tìm cách chạy trốn khỏi sự đàn áp. Dưới sự chỉ dẫn của Chúa, họ đã chạy vào trong một hang động. Tại đây, Chúa đã khiến họ chìm vào giấc ngủ. Khi họ thức dậy, 309 năm đã trôi qua.
7. Đại hồng thủy là một sự kiện được miêu tả trong Kinh Thánh
Rất nhiều người đã quen thuộc với các đoạn miêu tả trận Đại Hồng thủy trong các chương 6 – 9 của sách Sáng thế, thuộc Kinh Thánh.
Tuy nhiên, sự thật là trận Đại hồng thủy từng được đề cập đến trước đó rất lâu (tức trước khi Kinh Thánh ra đời), trong các tư liệu hoàn toàn độc lập và khác biệt. Trên thực tế, sự kiện “Đại Hồng Thủy” hiện hữu trong gần như tất cả các nền văn hóa trên khắp địa cầu, bao gồm ở Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương.
Ảnh: studyblue.com
Phiến đất sét Nippur của người Sumer cổ đại có thể được coi là miêu tả sớm nhất về trận Đại hồng thủy và sự tạo thành của cả loài người và động vật trên hành tinh, cũng như đã ghi khắc tên của các thành phố thời tiền Đại Hồng Thủy trên Trái Đất cùng tên của những người cai trị.
Ngự Yên (Theo Ancient Code)

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.