.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Bí ẩn cái chết của Gia Cát Lượng và cuốn sách tiên tri huyền thoại ‘Thôi Bối Đồ’ (P.1)



Dự ngôn là lời tiên tri mà các bậc cao nhân, Thánh giả để lại cho hậu thế. Có người thắc mắc: Đã là tương lai thì sao có thể đoán trước được? Nhưng hãy thử tưởng tượng, nếu như một quyển sách có thể tiên đoán chính xác sự thay triều đổi đại trước đó cả ngàn năm, thì điều gì sẽ xảy ra?
Có người hồ hởi nâng niu cuốn sách ấy như vật báu, nhưng cũng lại có người tim đập chân run, mất ăn mất ngủ, muốn trừ bỏ cuốn sách đi mới có thể yên tâm. Và đó chính là vận mệnh của cuốn sách tiên tri “Thôi Bối Đồ”.
Hậu thế chỉ biết rằng “Thôi Bối Đồ” là trước tác của Lý Thuần Phong, vì khả năng dự đoán chính xác một cách kỳ lạ nên vào thời Bắc Tống, đã bị Tống Thái Tổ liệt vào sách cấm, nhưng vẫn không ngăn được người người nhà nhà cất giấu sách như cất giấu báu vật. Cuối cùng, triều đình cho đảo lộn trật tự các quẻ tượng rồi lưu truyền trong dân gian, khiến đúng sai lẫn lộn, thật giả bất phân…
Thế nhưng, nguồn gốc sâu xa hơn của “Thôi Bối Đồ” vẫn còn là một ẩn đố lịch sử mà hậu nhân không thể lý giải. Bất ngờ hơn nữa, điều đó còn liên quan đến một nhân vật sống trước thời đại của Lý Thuần Phong những 400 năm, đó là Gia Cát Lượng. Những bí ẩn đằng sau câu chuyện ấy, mãi cho đến gần đây mới được tiết lộ bởi Thánh Duyên, một cao nhân đã từng nhiều năm tu luyện Phật Pháp.
Thần kỳ Gia Cát Lượng, người đời nào ai hay?
Gia Cát Lượng cả đời cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, một lòng vì sự nghiệp trùng hưng Hán thất (Ảnh: dkn.tv).
“Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”. Hơn 1700 năm nay, các bậc đế vương quan tướng, văn nhân mặc khách đều ngợi ca Gia Cát Lượng. Các tiểu thuyết, các vở kịch cận đại đều miêu tả Gia Cát Lượng như một hiện thân của trí tuệ, một Thần nhân giỏi bấm độn tính toán, một tấm gương mẫu mực về đạo đức trung trinh đại nghĩa.
Gia Cát Lượng đã trở thành nhân vật mà người đời sau ai ai cũng biết đến. Những điển cố, thành ngữ, truyền kỳ, ngạn ngữ, hý kịch liên quan đến ông được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, chỉ riêng hý kịch đã có hơn 500 vở.
Chỉ những người không tin dự ngôn mới hạ thấp nó xuống thành “Gia Cát Dự”, hoặc là sau khi sự tình xảy ra rồi mới giải thích được, họ gọi đó là “Mã Hậu Khóa”. Bởi vì ai ai cũng biết rằng, Gia Cát Lượng rất giỏi tính toán, có thể biết trước sự việc sau này.
Gia Cát Lượng có thật sự Thần thánh như vậy không? Ngày nay, những học giả nhấn mạnh về khoa học đều cho rằng Gia Cát Lượng được miêu tả ngày càng Thần thánh hoá.
Họ cho rằng, Gia Cát Lượng trong lịch sử biết xem thiên tượng, điều này không sai, bởi sử sách đều có ghi chứng cứ. Gia Cát Lượng văn phong bay bổng, điều này quả không sai, có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng đã lưu truyền hậu thế. Gia Cát Lượng biết xem quẻ, điều này cũng không sai, nhưng không có gì Thần cả, chỉ là tiểu thuyết và truyền thuyết đã thần thánh hoá ông mà thôi. Tài trí và năng lực của Gia Cát Khổng Minh, ngoài một phần ít ỏi trong sử sách ra còn có rất nhiều điều chưa được ghi chép, mà chỉ được lưu truyền trong dân gian.
Bát trận đồ tàng ẩn quỷ thần, Trời đã định hùng chí bất thành
“Công lớn chia tam quốc,Danh cao Bát trận đồ.Sông chảy đá chẳng chuyển,Hận không nuốt được Ngô.”
Bài thơ “Bát trận đồ” của Đỗ Phủ đã miêu tả di tích ‘Bát trận đồ’ ở Ngư Phúc Phố năm xưa. Bát trận đồ ở bên sông Trường Giang tại huyện Phụng Tiết, thành phố Trùng Khánh đã được bày ở đó 1700 năm, mãi cho đến năm 1964 thì bị tháo dỡ đi mất. Đó có phải là Bát trận đồ của Gia Cát Lượng không? Hậu thế không một ai biết được.
Gia Cát Lượng tinh thông binh pháp, hiểu biết về trận đồ, đặc biệt là trận đồ lừng danh thiên hạ: Bát Quái trận (Ảnh: dkn.tv)
“Tam quốc diễn nghĩa” viết rằng, Bát trận đồ này đã vây chặt khiến Lục Tốn, Đại đô đốc của ba đạo quân Đông Ngô phải sợ hãi tháo chạy.
Có người nói Bát trận đồ của Gia Cát Lượng không có gì là thần kỳ cả, chỉ là một trận đồ bát quái, các học giả hiện đại lại càng coi đó là kiểu dàn trận bình thường. Còn về tài năng quân sự của Gia Cát Lượng, từ xưa đến nay, người ta đều cho là không bằng Tư Mã Ý.
Nhận thức như thế này cũng không trách được hậu nhân, bởi đó đều là di chứng do các ngụy sử tạo ra. Ngụy sử ở đây không phải hoàn toàn là điều giả dối, mà là sự nguỵ trang, thêm bớt của con người nhằm che đậy lịch sử.
Chữ “Ngụy” (僞) gồm chữ Nhân (亻)và chữ Vi (爲), nghĩa là con người làm ra, người đời đã làm ra. Tại sao nói như vậy?
Hãy xem thời Tam Quốc phân tranh hỗn loạn, có ai muốn miêu tả Gia Cát Lượng tích cực không? Cả ba nước Ngụy, Thục, Ngô đều bị triều Tấn diệt, sách “Tam quốc chí” viết vào thời Tấn, cần phải xem trọng thể diện gia tộc hoàng thất Tư Mã, nên đương nhiên là đã có sửa đổi. Do đó, tác giả có phần đề cao Tư Mã Ý mà không dám ngợi ca Gia Cát Lượng.
Trong khi đó sử liệu của nước Ngụy và Ngô thời Tam Quốc, vì để tăng chí khí cho mình, nên một cách tự nhiên cũng không miêu tả nhiều về ánh hào quang của Gia Cát Lượng.
Còn nước Thục, dưới ý chỉ của Lưu Bị đã không đặt ra chức sử quan, bản thân Gia Cát Lượng vốn là người khiêm tốn, xưa nay chưa bao giờ khoe công khoe tài. Do đó, rất nhiều câu chuyện liên quan đến Gia Cát Lượng chỉ có thể tìm thấy trong những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian.
“Bát trận đồ”, từ cái tên có thể suy ra là trận đồ bày theo hình dạng bát quái. Đây là cách hiểu của đại đa số chúng ta. Hiện nay rất nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng đề cập đến “Lỗ sâu” (wormhole) và điều gì sẽ xảy ra khi vô ý vượt xuyên qua nó. Ở một vị trí đặc định, theo một quy tắc nhất định bày ra các vật có từ tính, sau đó dùng một loại sóng âm có tần số cố định, người ta có thể nhìn thấy không gian 4 chiều.
Nếu đối ứng như thế, thì Bát trận đồ bề ngoài tuy có vẻ đơn giản, nhưng thực tế lại uy lực vô cùng. Nếu được gia trì nhờ chú ngữ và thần thông của người tu Đạo, chẳng phải trận đồ ấy sẽ khiến sự việc xảy ra trước mắt Lục Tốn và quân đội Đông Ngô biến đổi, ví dụ như không gian dịch chuyển, núi non đường xá không ngừng biến đổi, mốc chỉ đường không cánh mà bay… Giống như “Quỷ đánh tường”, khiến người ta mê mờ lạc lối trong Bát quái trận đồ là điều quá đơn giản.
Thạch trận của Gia Cát Lượng trong phim “Tam Quốc diễn nghĩa” 1996 (Ảnh: Youtube).
Còn Bát trận đồ cổ đại ở Ngư Phúc Phố không phải do Gia Cát Lượng thiết lập, mà là các tướng sỹ đất Thục năm xưa căn cứ vào trí nhớ mà phục dựng lại mô hình Bát trận đồ.
Vậy Bát trận đồ chân chính nằm ở đâu? Trước khi Gia Cát Lượng rời Kinh Châu về Thành Đô, trên đường vào đất Thục khi đi qua những ngọn núi lớn, ông đã dựa vào địa hình sông núi mà bày ra trận đồ. Đó chính là hộ Pháp hình con rồng mà Gia Cát Lượng tu luyện được, nằm giữa những đỉnh hiểm trở của dãy núi Tung Sơn trùng điệp. Người đời vẫn gọi Khổng Minh là Ngọa Long (nghĩa là Rồng Nằm), nhưng không mấy ai hiểu được ẩn ý sâu xa đằng sau đạo hiệu ấy. Gia Cát Lượng hữu ý dựng sẵn Bát trận đồ ở đó, đợi đến 10 năm sau khi Lưu Bị binh bại đến đây, chính trận đồ này đã cứu mạng ông.
Bối cảnh lúc ấy là khi Lưu Bị đem quân đi chinh phạt Ngô, bị Lục Tốn đất Giang Đông phóng hoả thiêu doanh trại liên hoàn, Lưu Bị binh bại chạy vào trận đồ mà Gia Cát Lượng đã hữu ý để chúa công đi qua. Đợi đến khi đại quân của Lục Tốn xông vào, Gia Cát Lượng thân ở Thành Đô đã khởi động Bát trận đồ, con rồng lớn cuốn mình, đầu và đuôi cùng xoay vần, vây chặt 10 vạn binh mã của Đông Ngô vào trong. Bát trận đồ không những có thể điều động âm binh tác chiến, mà lợi hại hơn nó còn có thể khống chế tư tưởng của con người: Giữa trời đất âm u mịt mù, binh mã quân Đông Ngô đã tự tàn sát nhau.
Lục Tốn thống lĩnh 10 vạn tinh binh Giang Đông, không đem theo vật tư vũ khí nặng, mà chỉ trang bị gọn nhẹ để đuổi theo Lưu Bị. Nhưng vì tư duy của họ bị khống chế trong Bát trận đồ, nên toàn bộ binh mã cứ thế quay tròn tán loạn, mãi không tìm được đường ra.
Ngày nay, có một số người bẩm sinh đã khai mở thiên mục, nhưng vào thời cổ đại, số người có mắt âm dương cũng không hề nhỏ.
Trong 10 vạn quân của Lục Tốn, rất nhiều người ban ngày nhìn thấy âm binh dị linh, ban đêm nhìn thấy vong hồn quỷ quái, bất cứ ai nhìn thấy cảnh tượng này đều hoảng sợ mất mật.
“Tam quốc diễn nghĩa” kể rằng, nhạc phụ của Gia Cát Lượng đã cứu Lục Tốn ra khỏi trận đồ, nhưng điều này không thực tế, bởi ngoài Gia Cát Lượng ra thì không ai có thể phá giải được Bát trận đồ. Hơn nữa, nhạc phụ của Gia Cát Lượng cũng không có phép thuật thần thông gì.
Còn có thuyết nói rằng, trước Gia Cát Lượng mấy trăm năm, chính tại nơi trận đồ bát quái này đã từng có quỷ thần tu luyện. Tục ngữ nói rồng mạnh chẳng ép rắn đất, tương sinh tương khắc chính là đạo lý, cũng là điều thuận với Thiên ý. Thế là 10 vạn binh mã được quỷ thần dẫn theo đường cũ mà trở về. Gia Cát Lượng biết đây là ý Trời, nên cũng không ngăn cản mà để họ rời đi.
Gia Cát Lượng vốn là cao nhân dịch học thượng thặng. Mỗi lần trước khi xuất binh, ông đều biết rõ thắng thua đã định. Nhưng đối với các cuộc chiến ắt phải thất bại, ông vẫn hết sức mình diễn nghĩa phần “thất bại” đó thuận theo thiên thời, làm một người thất bại đã dốc hết sức mình để làm nổi bật sự huy hoàng của người thành công.
Giả chết ở gò Ngũ Trượng: Một đời hai mệnh bụi hồng cuốn, tái tạo huy hoàng Đại Đường phong
Sử chép, Gia Cát Lượng mất ở gò Ngũ Trượng (Ảnh: Youtube).
“Xuất quân chưa thắng người đã chết,Anh hùng rơi lệ mãi ngàn năm.”
Hai câu thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ đời Đường đầy ngậm ngùi, ngàn năm còn nhỏ lệ.
Rất nhiều người tu Đạo có thuật “thi giải”, cũng gọi là giả chết. Nghĩa là, họ có thể lấy một vật bất kỳ, như một chiếc giày, một cây gậy trúc chẳng hạn, sau đó dùng Thần thông biến hóa nó thành hình tượng của bản thân mình, bạn bè thân thích cứ ngỡ họ đã chết nên mới đem hình tượng do dậy trúc diễn hóa này đi chôn. Nhưng thừa lúc người thân không để ý, người tu đạo chân chính ấy sẽ lặng lẽ rời đi.
Gia Cát Lượng cũng vậy, ông vốn là bậc tu hành đắc Đạo, sao có thể mắc bệnh mà chết được? Kỳ thực ông hoàn toàn không mắc bệnh ở gò Ngũ Trượng, mà chỉ sắp xếp ổn thỏa mọi thứ cho lần xuất quân Kỳ Sơn cuối cùng, rồi giả chết để hồi sơn quy ẩn.
Từ đó, chốn nhân gian đã mất đi một mưu sỹ có thể hô mưa gọi gió, nhưng nơi tùng bách xanh tươi kia lại có thêm một ẩn sỹ cao Đạo tiếp tục tu hành.
Như vậy Gia Cát Lượng hành sự thuận theo thiên tượng, năm 54 tuổi ông giả chết để thoát thân, sau đó ẩn tích nơi núi sâu rừng già tiếp tục tu luyện 25 năm.
(Còn tiếp)
Theo SoundofhopeNam Phương biên dịch

Bí ẩn cái chết của Gia Cát Lượng và cuốn sách tiên tri huyền thoại ‘Thôi Bối Đồ’ (P.2)

Bí ẩn cái chết của Gia Cát Lượng và cuốn sách tiên tri huyền thoại 'Thôi Bối Đồ' (P.2)

Hoàn thành sứ mệnh, truyền thụ dự ngôn
Sau này Gia Cát Lượng thu nhận hai tiểu đồng làm đồ đệ, ông đã đem hết kỹ năng ra truyền thụ. Một trong những điều mà ông truyền thụ cho hai tiểu đồng là “Mã tiền khóa”, bộ sách dự ngôn do đích thân Gia Cát Lượng viết, tiết lộ những biến cố sẽ xảy ra từ sau thời Tam Quốc đến ngày nay.
Nhị đồ đệ do tâm phàm chưa hết, nên không thể tu thành. Sau này luân hồi chuyển thế, có đời tu hành có đời không, nhưng thẳm sâu trong ký ức ông vẫn luôn luôn nhớ tới “Mã tiền khóa”. Trong bao đời bao kiếp, ông luôn “ngẫu nhiên” gặp lại bộ sách dự ngôn này. Cho đến giữa những năm đời Thanh, “Mã tiền khóa” lại được Thủ Nguyên hòa thượng nghiên cứu, cũng chính là nhị đồ đệ của Gia Cát Lượng chuyển sinh.
Đại đồ đệ là người có lai lịch, ông từng là trọng thần Bá Ích của vua Đại Vũ, cũng từng chuyển sinh thành Thánh Simon, một trong 12 tông đồ của Chúa Jesus. Trong một đời vị đại đồ đệ này chính là Gia Cát Kiều, vừa là cháu ruột lại vừa là con nuôi của Gia Cát Lượng, về sau Cát Kiều hy sinh trên chiến trường trong cuộc Nam chinh.
Mấy đời chuyển sinh sau đó, đại đồ đệ đều chuyên tâm tu hành, thăng hoa tầng thứ trong Đạo gia, cho đến triều Tùy thì chuyển sinh thành Lý Thuần Phong.
Hoàn thành sứ mệnh, truyền thụ dự ngôn
Mấy đời chuyển sinh sau đó, đại đồ đệ của Gia Cát Lượng đều chuyên tâm tu hành, thăng hoa tầng thứ trong Đạo gia, cho đến triều Tùy thì chuyển sinh thành Lý Thuần Phong. (Ảnh: newrank.org)
Lên 10 tuổi, Lý Thuần Phong di cư cùng với gia đình, nhân duyên đưa đẩy lại trở thành bạn chơi cùng Lý Thế Dân lúc ấy 13 tuổi.
Sau đó không lâu, Lý Thuần Phong được một vị Đạo sỹ thu làm đồ đệ, đến năm 16 tuổi đã cơ bản học thành tài, phụng mệnh phò tá Lý Thế Dân nhất thống thiên hạ, trở thành “Ký thất Tham quân” của Lý Thế Dân, thực tế là “Quân sư bí mật”.
Những ai nghiên cứu “Mã tiền khóa” và “Thôi bối đồ” sẽ phát hiện ra rằng, cả hai bộ sách rất giống nhau. Trong khi “Mã tiền khóa” vô cùng ngắn gọn, cô đọng, thì “Thôi bối đồ” lại là phiên bản mở rộng và khai triển từ “Mã tiền khóa”.
Trải qua 400 năm đặt định sau thời Tam Quốc, vào thời kỳ vàng son thời nhà Đường, văn hóa dự ngôn cũng đạt đến huy hoàng cực thịnh.
Lý Thuần Phong: nhà toán học, dịch học, thiên văn học và nhà thiên tượng học
Lý Thuần Phong không chỉ là nhà dịch học nổi tiếng nhất lịch sử Á Đông, ông còn là một trong số ít những nhà thiên văn học danh tiếng, đồng thời là nhà toán học, văn sử học nổi tiếng đời Đường.
1. Cải tiến Hỗn thiên nghi
Hỗn thiên nghi là dụng cụ thiên văn dùng để đo sự vận hành của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao. Hỗn thiên nghi cổ đại mà chúng ta thấy ngày nay là hỗn thiên nghi vòng tròn có 3 lớp đan xen, được xem là cải tiến phát minh của Lý Thuần Phong dựa trên kết cấu 2 lớp vòng tròn của Trương Hành. Đây là khí cụ cơ bản và chính xác nhất thời cổ đại để quan trắc thiên tượng.
Lý Thuần Phong: nhà toán học, dịch học, thiên văn học và nhà thiên tượng học
Một máy Hỗn thiên nghi còn tồn tại cho đến ngày nay tại Bắc Kinh (Ảnh: commons.wikimedia.org)
Người cổ đại cho rằng, nhật thực là điềm báo chẳng lành đối với thiên tử, hơn nữa cũng không ai có thể dự báo được. Nhưng theo ghi chép trong sử sách, Lý Thuần Phong từng hiệu chỉnh thành lịch mới rồi tâu lên Thái Tông rằng sắp có nhật thực.
Đường Thái Tông tỏ vẻ không vui, nói: “Nếu không có nhật thực, ái khanh, khanh sẽ xử lý thế nào?”.
Lý Thuần Phong thưa: “Nếu không có nhật thực, thần xin chịu tội chết”.
Đến ngày dự tính, Thái Tông chờ đợi ở sân cung đình, nhìn không thấy dấu hiệu của nhật thực nào cả, bèn nói đùa với Lý Thuần Phong rằng: “Ta cho khanh về nhà vĩnh biệt vợ con”.
Lý Thuần Phong nói: “Vẫn còn sớm một khắc (tức 15 phút)”. Ông chỉ vào bóng kim của nhật quỹ (khí cụ đo bóng mặt trời) và nói: “Đến đây thì nhật thực”. Quả nhiên, nhật thực đúng như lời nói, không sai một ly.
Ngày nay nếu dùng phần mềm máy tính phục dựng lại thiên tượng cổ đại, kết hợp với khảo chứng sử liệu, đã có thể xác định chính xác thời gian nhật thực lúc đó là ngày 3 tháng 9 năm 639 (năm Trinh Quán thứ 13). Đây là lần nhật thực gần như toàn phần quan sát được ở Trường An vào những năm Trinh Quán.
2. Nhà toán học lỗi lạc
Lý Thuần Phong chủ trì biên tập, chú giải 10 bộ sách chuyên ngành toán học như “Chu bễ toán kinh”, “Cửu chương toán thuật”, “Hải đảo toán kinh”, “Tôn Tử toán kinh”, “Ngũ Tào toán kinh”, v.v.
Sau khi được ông diễn giải chi tiết, các kinh điển toán học cổ đại thâm sâu, mù mờ, khó hiểu đã trở nên dễ học dễ hiểu, sau đó đã trở thành giáo trình của Viện toán học của Quốc tử giám đời Đường.
Những bộ kinh điển toán học do Lý Thuần Phong chú giải có ảnh hưởng lớn đến đương thời và hậu thế. Tiến sỹ Joseph Needham, học giả nước Anh đã ca ngợi ông là: “Nhà trước tác, chú thích toán học vỹ đại nhất trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc”.
Lý Thuần Phong: nhà toán học, dịch học, thiên văn học và nhà thiên tượng học
Lý Thuần Phong vốn là người tu đạo nên những nhận thức và hiểu biết của ông cũng có nội hàm rất lớn. (Ảnh: pinterest.com)
3. Chuyên gia văn sử học
Tu sửa sử sách luôn được coi là thành tựu lớn nhất của các văn nhân thời cổ đại. Triều đại Đường Thái Tông đã tu sửa, hiệu đính và biên soạn một lượng sử sách rất lớn. Lý Thuần Phong cũng tham gia vào đại sự này, ông chỉnh lý viết cuốn “Thiên văn chí” và “Tấn thư” trong “ Ngũ đại sử”, và viết “Luật lịch chí”, “Ngũ hành chí”, đồng thời tham gia biên soạn phần thiên văn của “Lương thư”, “Trần thư”, “Bắc Tề thư”, “Chu thư”, “Tùy thư”.
4. Tác phẩm chuyên ngành thiên văn học và dịch học: “Ất tỵ chiêm”
Sách “Ất tỵ chiêm” của Lý Thuần Phong lưu truyền đến nay là một trước tác chuyên ngành dịch học và thiên văn học cổ đại.
Sách miêu tả chi tiết kết cấu của Hỗn thiên nghi, đồng thời còn tính toán chính xác trị số vận hành (tương đối so với trái đất), như mặt trời chuyển động nhanh hơn vào mùa đông và chậm đi vào mùa hè. Công trình của ông sớm hơn cả nhà thiên văn học nổi tiếng Tăng Nhất Hạnh. Cũng nhờ cuốn sách mà lần đầu tiên người ta xác định được cấp gió.
Một lượng lớn nội dung về chiêm tinh bói toán, âm dương, dự đoán học của “Ất tỵ chiêm” từng bị thời cận đại coi là “cặn bã”, kỳ thực, đó chính là một trong những tinh hoa của văn hóa Thần truyền. Chính nhờ những giá trị tinh túy này, Lý Thuần Phong đã tính toán chính xác thời khắc nhật thực xuất hiện, ông cũng nghiên cứu đặt ra lịch pháp và dự đoán tương lai.
Sự chuẩn xác văn hóa thiên tượng là đỉnh cao mở đường cho văn hóa dự ngôn
Nếu như mọi thành tựu khoa học của Newton là để mở đường cho ông nghiên cứu Thần học sau này, thì cảnh giới học thuật của Lý Thuần Phong cũng là để trải thảm cho kiệt tác dự ngôn “Thôi bối đồ”.
Dự ngôn trong “Thôi bối đồ” đã chỉ rõ về các biến động lịch sử và sự thay triều đổi đại, lại được kiểm nghiệm chứng thực qua hàng ngàn năm, nó chính xác đến mức khiến người thống trị của các triều đại đều e dè sợ hãi, do đó mà liệt vào sách cấm.
Hãy thử tưởng tượng, có những đế vương phải trải qua muôn vàn gian nan khổ cực mới lên ngôi hoàng đế, nhưng ngôi báu ngự chưa lâu thì đã có người thấy trước triều đại của mình sẽ kết thúc như thế nào rồi… Cảm giác đó như thế nào? Thiên hạ còn có nỗi sợ nào ám ảnh hơn việc này? Chính vì thế mà bộ sách tiên tri “Thôi bối đồ” đã bị các đế vương tìm cách tiêu huỷ.
Sự chuẩn xác văn hóa thiên tượng là đỉnh cao mở đường cho văn hóa dự ngôn
Sự chuẩn xác của dự ngôn trong “Thôi bối đồ” làm cho người đời sau không khỏi kinh ngạc và sợ hãi. (Ảnh: tinhhoa.net)
Lại do tham vọng làm hoàng đế, nhiều kẻ có ý phản nghịch đều có cùng suy nghĩ: “Làm vua thay phiên nhau, năm tới đến lượt ta”. Có người ngày nào cũng đối chiếu quyển sách này, quan tâm xem lúc nào mình có thể làm hoàng đế. Vì vậy, “Thôi bối đồ” càng cấm thì lưu truyền lại càng rộng rãi. Thời Bắc Tống, cuốn sách được lưu truyền đến mức nhà nào cũng có.
Cuốn “Thỉnh sử” của nhà sử học đời Nam Tống là Nhạc Kha, cháu nội của Nhạc Phi đã ghi chép câu chuyện “Thôi bối đồ” bị triều đình làm giả như sau: Khi Tống Thái Tổ cấm sách sấm, trong dân gian vẫn còn cất giữ rất nhiều, không thể cấm được. Triệu Phổ dâng tấu rằng: “Người cất giữ ‘Thôi bối đồ’ quá nhiều, người bị kết tội và bị vạ lây cũng quá nhiều”.
Thái Tổ nói: “Không cần phải cấm đoán, chỉ cần làm sách giả trộn lẫn vào là được rồi”. Thế là, Thái Tổ hạ lệnh đem sách gốc “Thôi bối đồ” ra, trừ những chỗ đã ứng nghiệm, thì đảo lộn trật tự các tượng các phần sau đó, chế tác ra trăm bộ sách giả đem ra lưu truyền.
Sau đó mọi người không biết đâu là bản thật nữa, cũng có người xem sách “Thôi bối đồ” thấy không còn linh nghiệm, nên không cất giữ nữa.
Sách “Thôi bối đồ” lưu truyền rộng rãi nhất hiện nay chính là sách mà Kim Thánh Thán của hoàng thất nhà Thanh bình chú, đó cũng là cuốn đảo lộn gần với sách thật nhất. Nếu có thể quy chính lại trật tự thì có thể thấy được những dự ngôn cho hiện tại và tương lai.
Nhưng chỉ sau khi những sự kiện ứng với dự ngôn xảy ra, mọi người mới có thể đọc hiểu được dự ngôn trong sách. Cũng có nghĩa là, quy chính trật tự có thể là “Gia Cát Dự” mà thôi, ai có thể quy chính trước khi sự việc xảy ra được đây?
Theo Soundofhope
Nam Phương biên dịch

Bí ẩn cái chết của Gia Cát Lượng và cuốn sách tiên tri huyền thoại ‘Thôi Bối Đồ’ (P.3)


“Thôi Bối Đồ” viết: “Mang mang thiên số thử trung cầu”, nghĩa là: Thiên mệnh mênh mang đều có thể được tìm thấy trong cuốn sách này.
“Thôi Bối Đồ” được Lý Thuần Phong biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán của triều Đường, bao gồm 60 hình vẽ (đồ tượng), mỗi bức hình đều kèm theo “Sấm viết” và “Tụng viết” bằng thơ, dự ngôn các sự kiện trọng đại phát sinh từ triều Đường cho tới nay.
Nội dung từ Tượng 2 cho tới Tượng 9 dự đoán các sự việc của triều Đường (618-907), trong đó có các sự kiện như Võ Tắc Thiên nắm quyền, loạn An Sử, cái chết của Dương Quý Phi, dị tộc xâm nhập Trung Nguyên, loạn Kiến Trung, Hoàng Sào dấy binh cho tới Chu Ôn diệt Đường, v.v.
Tiếp theo từ Tượng 10 cho tới Tượng 14 là thời Ngũ Đại; Tượng 15 tới Tượng 20 nói về Bắc Tống; Tượng 21 đến Tượng 24 nói về Nam Tống, với triều Nguyên chỉ có hai Tượng 25 và 26 trong khoảng thời gian chưa đầy 100 năm. Tiếp đó Tượng 27 là triều Minh khai quốc cho đến Tượng 32 là triều Minh diệt, Tượng 33 đến Tượng 37 nói về triều Thanh. Cho tới Tượng 39 là Nhật Bản xâm lược Trung Hoa, bước vào thời cận đại.
Mặc dù các dự ngôn đa phần liên quan đến Trung Quốc, nhưng những dự ngôn sau này (từ tượng 41 đến 60) lại là các sự kiện trọng đại có sức ảnh hưởng đến toàn nhân loại.
Bài viết này giới thiệu đến độc giả một vài đồ tượng tiêu biểu trong “Thôi Bối Đồ”.
Tượng 42 Ất Tỵ: Nghệ thuật đến từ phương Tây nhưng lại khôi phục truyền thống Á Đông
Tượng 42 Ất Tỵ: Nghệ thuật đến từ phương Tây nhưng lại khôi phục truyền thống Á Đông
Đồ hình Tượng 42 “Thôi Bối Đồ”. (Ảnh: sohu.com)
Sấm viết:
“Mỹ nhân tự Tây lai
Triều trung nhật tiệm an
Trường cung tại địa
Nguy nhi bất nguy”
(Mỹ nhân đến từ Tây
Trong triều dần dần an
Cung dài dưới đất
Nguy mà không nguy)
Tụng viết:
“Tây phương nữ tử Tỳ Bà tiên
Kiểu kiểu y thường sắc cánh tiên
Thử thời hồn tích cư triều thị
Nháo loạn quân thần bách vạn bàn”
(Cô gái Tây phương Tỳ Bà tiên
Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên
Lúc này vết đục nơi triều thị
Nháo loạn vua tôi trăm vạn bàn)
Trong đồ hình là một thiếu nữ phương Đông mặc trang phục cổ đại, ôm cây đàn Tỳ Bà, đoan trang đứng ở chính giữa bức họa; bên trái là một cây cung đặt trên mặt đất; bên phải là một con thỏ ngọc đang nằm.
Thiếu nữ ôm cây đàn Tỳ Bà là biểu tượng của diễn xuất văn nghệ, mà đàn Tỳ Bà lại là nhạc cụ tiêu biểu nhất cho văn hóa truyền thống Trung Hoa, do đó có thể nói Tượng 42 tiên đoán về sự xuất hiện của một hình thức nghệ thuật mang đậm nét văn hoá truyền thống Á Đông.
“Tây phương nữ tử Tỳ Bà tiên; Kiểu kiểu y thường sắc cánh tiên” (Cô gái Tây phương Tỳ Bà tiên, Trang phục rực rỡ sắc hơn tiên): Cô gái mang dáng dấp của người Á Đông, trên tay ôm cây đàn Tỳ Bà của Trung Hoa nhưng lại được gọi là “Tây phương nữ tử”, trang phục rực rỡ được ví như một nàng tiên, cũng là vẻ đẹp thánh khiết từ thiên quốc. Như vậy đó là thứ nghệ thuật đến từ phương Tây nhưng không phải nghệ thuật hiện đại, mà là nghệ thuật Thần truyền, thấm nhuần nét văn hoá và truyền thống của người phương Đông.
Trong đồ hình còn có cây cung vốn dĩ có thể dùng để bắn thỏ lại bị vứt trên mặt đất. Cây cung có một hàm nghĩa là “võ” (võ lực). Chữ “võ” và “vũ” là đồng âm, võ tướng cổ đại lấy chữ “võ” từ biểu diễn vũ đạo. Cung đặt dưới đất, hiển nhiên là chỉ dùng chữ “vũ”, chính là lấy ca vũ làm chủ, triển hiện vũ múa cổ điển chân chính của Trung Hoa.
“Thử thời hồn tích cư triều thị, Nháo loạn quân thần bách vạn bàn” (Lúc này vết đục nơi triều thị, Nháo loạn vua tôi trăm vạn bàn): “Vết đục nơi triều thị” là ám chỉ chính quyền tham ô hủ bại và đầy rẫy những cuộc đấu đá quyền lực của Bắc Kinh. Một loại hình nghệ thuật Thần truyền của Trung Hoa đến từ phương Tây sẽ làm cho chính quyền Bắc Kinh chao đảo. Người Trung Hoa tin vào Thiên lý, đạo Trời, cũng tin vào lý tương sinh tương khắc: những thứ xấu xa hủ bại tất sẽ không muốn đứng cùng với những gì thánh khiết và thanh cao. Do đó, nghệ thuật Thần truyền mang âm hưởng của Thiên quốc ấy tất yếu sẽ khiến “nháo loạn vua tôi trăm vạn bàn”.
Tượng 40 Quý Mão: Bộ môn tu luyện làm chấn động nhà cầm quyền Trung Quốc
Tượng 40 Quý Mão: Bộ môn tu luyện làm chấn động nhà cầm quyền Trung Quốc
Đồ hình Tượng 40 “Thôi Bối Đồ”. (Ảnh: epochweekly.com)
Sấm viết:
“Nhất nhị tam tứ
Vô thổ hữu chủ
Tiểu tiểu Thiên Cang
Thùy củng nhi trị”
(Một hai ba bốn
Không đất có chủ
Tiểu tiểu Thiên Cang
Không làm cũng trị)
Tụng viết:
“Nhất khẩu đông lai khí thái kiêu
Cước hạ vô lữ thủ vô mao
Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán
Sinh ngã giả hầu tử ngã điêu”
(Một miệng phía chủ khí thật kiêu
Chân không có móng đầu không mao
Nếu gặp Mộc Tử băng sương hết
Tôi sinh là khỉ chết là điêu)
Bức hình vẽ ba thiếu niên mặc cổ trang, đứng thành vòng tròn, mỗi người cầm trên tay một vật có dạng bánh xe (luân tử), trông giống bánh xe đang quay (phi luân). Mỗi người cầm bánh xe đều đưa tay về phía trước. Trông như mấy đứa bé đang chơi đùa, cũng giống như mỗi người cầm luân tử đang bận làm điều gì đó. Ngoài ra, ba tiểu hài cầm phi luân được vẽ ở Tượng 40 cũng có liên quan đến tu luyện.
“Thôi Bối Đồ” có rất ít bức họa với một vài người cùng làm một việc gì đó, đều là dùng một cá nhân để khái quát sự việc. Bức họa này vẽ ba cá nhân cùng làm một việc, là một câu đố chữ, ba cá nhân ở cùng một chỗ, ba chữ “nhân” (人) hình thành nên một chữ “chúng” (众), có nghĩa là “nhiều, đông”, đó là để nói có rất nhiều người cầm phi luân, dự báo sự hồng truyền của văn hoá tu luyện.
“Nhất nhị tam tứ, Vô thổ hữu chủ” (Một hai ba bốn, Không đất có chủ): Người có đất trong quá khứ được mọi người tôn kính, người có nhiều đất xưng là Vương hoặc là Hậu, người có đất lớn nhất xưng là Hoàng đế, cũng như câu “Thiên hạ dưới gầm trời này đều là đất của Vua”. Còn ở đây người không có đất lại được tôn làm Chủ, thì hiển nhiên là chỉ lãnh tụ tinh thần được mọi người tôn kính.
“Tiểu tiểu Thiên Cang, Thùy củng nhi trị” (Tiểu tiểu Thiên Cang Không làm cũng trị): Đạo gia cho rằng Thiên Cang là chòm sao Bắc Đẩu trong số 36 thần tinh. Người tu luyện công thành viên mãn, thần thông đại hiển, được ví như “Tiểu tiểu Thiên Cang”, không động tay không động chân mà vẫn có thể làm điều người động tay động chân mới có thể làm, do đó mới có chuyện “Không làm cũng trị”.
“Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán” (Nếu gặp Mộc Tử “木子” băng sương hết): “Băng sương” là chỉ vận động chính trị chỉnh nhân của ĐCSTQ. Trong hơn 60 năm cầm quyền, ĐCSTQ không ngừng đàn áp tín ngưỡng, bôi nhọ tôn giáo và bức hại những người tu luyện, từ Phật giáo đến Thiên Chúa giáo, từ Phật tử Tây Tạng đến người Duy Ngô Nhĩ, v.v. đều phải đổ máu dưới tay ĐCSTQ. Nhưng với môn tu luyện được nói đến trong Tượng 40 này, thì khi gặp Mộc Tử (木子) sẽ là “băng sương hết”, nghĩa là những kinh nghiệm đàn áp của ĐCSTQ trong quá khứ nay không còn linh nghiệm nữa.
Tượng 43 Bính Ngọ: Nhà nhà tu Đạo, người người luyện công
Tượng 43 Bính Ngọ: Nhà nhà tu Đạo, người người luyện công
Đồ hình Tượng 43 “Thôi Bối Đồ”. (Ảnh: weibo.com)
Sấm viết:
“Quân phi quân
Thần phi thần
Thủy gian nguy
Chung khắc định”
(Vua không vua
Tôi không tôi
Hết gian nguy
Rồi cũng định)
Tụng viết:
“Hắc thỏ tẩu nhập thanh long huyệt
Dục tận bất tận bất khả thuyết
Duy hữu ngoại biên căn thụ thượng
Tam thập niên trung tử tôn kết”
(Thỏ đen chạy vào huyệt thanh long
Muốn biết vĩnh viễn không thể nói
Chỉ có bên ngoài trên căn thụ
Trong ba thập niên con cháu kết)
Trong đồ hình là một già một trẻ đang luyện công, già mặc trang phục thường dân, trẻ mặc quan phục, đó là lúc không phân biệt quan dân, bần tiện, người người cùng nhau tu luyện.
“Quân phi quân, Thần phi thần” (Vua không vua, Tôi không tôi): Sẽ đến một thời kỳ, con người trong xã hội không còn hứng thú với những mưu cầu danh lợi, ai ai cũng chuyên tâm tu luyện, mong muốn được viên mãn, đắc Đạo, hồi Thiên.
“Hết gian nguy, Rồi cũng định”: Chúng ta đang sống trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động, biến động của tự nhiên, và cả biến động của lòng người: Nào là thiên tai hạn hán, nào là lũ lụt sóng thần, nào là chiến tranh bạo loạn, nào là tranh quyền đoạt thế, nào là buôn gian bán lận, nào là dâm ô trộm cướp, nào là bệnh tật đầy thân… Nhưng rồi sẽ đến một ngày, tất cả những “gian nguy” ấy đều qua đi, nhân loại tiến vào một thời kỳ thái bình toàn thịnh, lòng người an định, đạo đức thăng hoa. Nội dung này có quan hệ chặt chẽ với Tượng 40, đó là kết quả tất yếu khi bộ môn tu luyện được hồng truyền khắp thế gian.
“Hắc thỏ tẩu nhập thanh long huyệt; Dục tận bất tận bất khả thuyết”: Câu đầu tiên là chỉ thời gian, nói “Hắc thỏ”, thì chỉ có Quý Mão là phù hợp nhất. Trong số các Thiên Can thì Nhâm, Quý chỉ Thủy, Thủy chủ màu đen, Mão chỉ thỏ. “Hắc thỏ” rõ ràng là chỉ năm Quý Mão. “Thỏ đen chạy vào huyệt thanh long”, ở đây Đông phương Giáp Ất Mộc thuộc vào thanh long, lại làm chủ mùa Xuân, sự việc này sẽ phát sinh vào mùa Xuân năm Quý Mão.
“Duy hữu ngoại biên căn thụ thượng; Tam thập niên trung tử tôn kết”: “Căn thụ” liên hệ với chữ “Mộc Tử” (木子) ở Tượng 40, và “Mộc Tử” cũng có hàm nghĩa là “căn thụ”. “Trong ba thập niên con cháu kết”, như vậy trải qua 30 năm, bộ môn tu luyện từng bị đàn áp tại Trung Quốc sẽ phát triển phồn vinh. Chi tiết này cũng nối liền Tượng 43 với Tượng 44 ngay sau đó, nội dung rất rõ ràng và minh hiển, dự ngôn về sự xuất hiện của một bậc Thánh nhân đưa văn hoá tu luyện hồng truyền khắp thế gian:
“Trung Quốc ngày nay có Thánh nhân
Dẫu không hào kiệt cũng chu toàn
Tứ Di nhìn lại xưng Thiên Tử
Khổ tận cam lai nước mãi Xuân”
Theo Chánh Kiến Net
Tác giả: Trương Kiệt Liên – Tuyết Liên
Tâm Minh biên tập

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.