.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Hướng dẫn xử lý bỏng cấp tốc tránh tổn thương và để lại sẹo



Ngoài bỏng do cháy nổ, nhiều người thường xuyên bị bỏng khi làm bếp, bỏng bô xe máy và các thiết bị trong sinh hoạt và nơi làm việc. Bỏng là loại vết thương dễ nghiêm trọng hơn và để lại sẹo nếu không biết cách xử lý đúng.
Cần đánh giá đúng mức độ nặng nhẹ của vết bỏng
Bỏng độ 1: Vết bỏng chỉ có màu đỏ, không có mụn nước nổi rộp, nghĩa là bạn đã bị tổn thương da lớp biểu bì bên ngoại. Bỏng độ 1 tương đối nhẹ và có khả năng phục hồi nhanh.
Bỏng độ 2a: Vết bỏng ngoài màu đỏ, xuất hiện nốt phồng rộp, da mặt ngoài bị bong lột hoặc trôi mất, có thể nhìn thấy màu hồng của thịt bên trong, có nhiều chất lỏng rỉ ra ngoài.
Bỏng độ 2b: Vết bỏng tương tự bỏng độ 2a, kèm theo dấu hiệu thịt bên trong có màu loang lổ trắng – đỏ và rỉ nước dịch màu, là vết bỏng sâu và nghiêm trọng hơn.
Bỏng độ 3: Khi vết bỏng nặng hơn nữa, thịt bên trong có màu nâu đỏ hoặc xám, hoặc nhợt nhạt, không có nhiều chất lỏng chảy ra, có thể xem là nặng nhất.
Ảnh: giadinh.net.vn
Khi bạn bị bỏng ở cấp độ 1 hoặc 2 mức nhẹ, thì tùy khả năng của bản thân để tự xử lý nó tại nhà.
Nếu bỏng ở độ 2 nặng hơn thì phải vào viện xử lý ngay lập tức, cấp cứu càng sớm càng tốt.
Cũng có khi các bác sĩ đánh giá mức độ bỏng theo tỷ lệ tổn thương vùng da bằng đơn vị phần trăm trên cơ thể.
Các bước xử lý tình huống khi bị bỏng
Bước 1: Cởi quần áo
Bước 2: Rửa và ngâm
Bước 3: Che đậy
1. Cởi quần áo
Đây là thao tác cần làm nhanh chóng ngay sau khị bị bỏng nếu nó đang che lấp khu vực bỏng. Nước nóng tại khu vực bỏng có thể làm tổn thường thêm vết bỏng, hoặc sự cọ sát của quần áo cũng có thẻ làm cho vết bỏng bị trầy, xước à chảy máu.
2. Rửa, ngâm vào nước lạnh?
Đối với những vết bỏng có diện tích nhỏ, hoặc chưa nghiêm trọng, nên nhanh chóng ngâm hoặc chườm nước lạnh, điều này có thể làm nguội, giảm nhiệt gây hại cho da, đồng thời còn làm giảm đau hiệu quả.
Mở vòi nước sach, chảy nhẹ rồi đưa vết thương dưới vòi, hoặc có thể ngâm vào nước lạnh 15-20 độ C trong khoảng thời gian 30-40 phút.
3. Vì sao phải che vết thương trước khi đi viện
Đối với những vết thương nặng cần di chuyển tới bệnh viện thì cần che vết thương lại để tánh bụi và vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương trên đường đi.
Khi vết bỏng bị rộp, cần xử lý khử trùng rồi nặn nước dịch ra. Nếu vết phồng rộp có nước nhỏ, có thể nó sẽ tự tiêu theo thời gian, bạn không phải vào viện can thiệp.
Nhưng khi vết phồng rộp to, có cảm giác đau rõ ràng, thì phải xử lý diệt khuẩn và chích cho nước chảy ra, băng bó và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Sau 5-7 ngày vết thương lành hơn thì bạn mới nghĩ đến giải pháp khắc phục da chết và làm đẹp cho vết thương.
Cách giảm nhẹ thiệt hại do bỏng
Ảnh: Hello Bacsi
1. Tuyệt đối không được tự bôi dầu, các loại thuốc nước
Với những vết bỏng nhẹ, có thể chườm lạnh hoặc dùng kem đánh răng để giảm đau rát tạm thời, sau đó nên để vết thương lành tự nhiên.
Tuy nhiên đối với những vết bỏng nặng thì tránh bố các loại dầu hoặc thuốc tím. Các loại thuốc có thể gây tăng tổn thương hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra nó còn gây khó khăn cho bác sĩ trong việc đánh giá tổn thương, và quá trình điều trị sau này.
2. Xử lý khi bị bỏng theo hướng dẫn để hạn chế bị sẹo
Mức độ để lại sẹo của bỏng liên quan tới mức độ nông sâu của vết thườn. Thông thường, khi vết bỏng sâu ở cấp độ 2, tức là đã ảnh hưởng sâu vào thịt, làm mất lớp biểu bì thì mới để lại sẹo.
Còn nếu vết bỏng ở cấp độ 1, chỉ trầy da hoặc ửng đỏ lớp biểu bì thì cơ hội phục hồi của da sẽ cao và gần như sẽ không để lại sẹo.
Muốn giảm bị sẹo, sau khi bị bỏng, quan trọng nhất là điều trị cấp cứu thích hợp và quan tâm đến cách bảo vệ vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Khi bị bỏng có khả năng để lại sẹo, hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để điều trị một cách thích hợp, tránh lơ là sẽ phải hối tiếc vì những vết sẹo đã hình thành thì sẽ khó khăn để tẩy xóa.
Minh Nguyên

Những thói quen sử dụng và vệ sinh xoong nồi đang làm tăng nguy cơ nhiễm độc


Nội trợ không chỉ là những người chăm sóc cho bữa ăn hàng ngày của gia đình mà còn là người nắm cán cân sức khỏe của mỗi thành viên. Một người nội trợ giỏi sẻ giúp gia đình luôn hạn phúc và khỏe mạnh, nhưng ngược lại có thể làm suy yếu sức khỏe của người thân.
Dưới đây là một số thói quen cần lưu ý trong khi sử dụng xoong nồi để tránh nhiễm độc cho gia đình
1. Sử dụng nồi nhôm và những sai lầm cần chú ý
Ảnh: dantri.com
Nhôm (Al) là kim loại phổ biến nhất, có nhiều đặc tính vật lý và hóa học tốt như: nhẹ, mềm, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, có độ phản chiếu cao, dễ tái sinh… Vì thế nhôm và các hợp kim của nó được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, phục vụ cuộc sống con người.
Tuy nhiên ở góc độ dinh dưỡng thì các chuyên gia lại xếp nó ngang hàng với thủy ngân! Chỉ cần đưa vào cơ thể hàm lượng rất nhỏ, hàng mg thì kim loại này đã gây độc rồi, là nguyên nhân gây ra các bệnh thần kinh, mất trí nhớ, Alzheimer, parkinson…
Đặc tính dễ phản ứng gây ra những chất độc hại
Những nồi nhôm dễ bị ăn mòn và là kim loại lưỡng tính, nó có thể phản ứng với cả axit và bazơ, nên các đồ dùng thiết bị có chứa nhôm đều rất dễ bị ăn mòn khi dùng để chứa đựng hoặc chế biến thực phẩm. Khi bị ăn mòn, phản ứng với các thành phần trong thực phẩm, nhôm sẽ theo đường ăn uống đi vào máu rồi tích lũy lại đến mức gây độc cho cơ thể.
Điều đáng nói là chỉ ở hàm lượng thấp, nhôm đã gây bệnh rồi, do đó cần lưu ý hạn chế sử dụng đồ dùng bằng nhôm khi nấu và bảo quản thức ăn.
Để thức ăn qua đêm trong nồi chảo nhôm
Đối với đồ nhôm dù là nhôm tốt, nếu không được xử lý bề mặt tốt thì độ ăn mòn của nhôm cao nhất là trong môi trường muối, chua. Các món mặn dễ ăn mòn nhôm, làm hàm lượng nhôm trong thức ăn tăng lên. Bạn có thể nhận biết điều này khi kiểm tra thấy lớp bóng sáng ban đầu của xoong nồi nhôm đã thay thế bằng một lớp xỉn màu, loang lổ không đều, đôi khi lấy tay sờ vào sẽ có cảm giác nhám tay.
Khi sử dụng đồ nhôm trong ăn uống tránh để đựng thức ăn qua đêm, không dùng để đựng những đồ ăn mặn như cá kho, thịt kho, canh chua, không dùng đồ nhôm để muối dưa cà.
Dùng đồ nhôm rán trứng
Lòng trắng trứng có pH mang tính kiềm (khoảng 7.6 đến 9.5), do vậy có thể “hòa tan” nhôm vào món trứng.
2. Sử dụng cước sợi kim loại để cọ rửa
Với các loại vết bẩn cứng đầu, mọi người thường có xu hướng sử dụng loại cước sợi kim loại để cọ rửa. Mặc dù có ưu điểm là tạo ra ma sát lớn, có tính bào mòn mạnh, từ đó giúp tẩy đi các vết bẩn, mảng cháy trên các xoong nồi bằng kim loại rất hiệu quả. Tuy nhiên, những mối điều nguy hiểm luôn tiềm tàng khi dùng:
+ Sợi cước làm từ kim loại kém chất lượng, tạp chất cao, hoặc cước đã cũ dễ bị đứt gãy dính vào quai xoong nồi, nếu bất cẩn sẽ rơi vào thức ăn. Sợi kim loại sẽ len lỏi bám vào thành ruột gây tắc ruột, thậm chí có thể gây viêm ruột, rách ruột và những tổn thương khác.
+ Khi dùng cước kim loại chà mạnh, lớp thụ động hóa hoặc lớp ô-xít nhôm được tráng trên bề mặt của xoong, chảo sẽ bị bào mòn. Lớp oxit nhôm đấy bị thủng ra sẽ gây hại cho sức khỏe khi nấu hay đựng đồ ăn, gây nhiễm độc kim loại.
3. Sử dụng chảo chống dính
Ảnh: foodal.com
Một trong những sai lầm đầu tiên phải kể đến là cách đun nấu của người nội trợ, đó là không kiểm soát được nhiệt độ của nồi nấu, hoặc quên làm cho nhiệt độ nồi tăng rất cao. Điều này đối với các loại chảo chống dính sẽ rất nguy iểm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chảo chống dính chứa hợp chất gây độc cho cơ thể. Các hợp chất này có thể gây nhiễm độc cho gan, rối loạn trong chuyển hóa lipid, rối loạn hệ thống miễn dịch và nội tiết, ngộ độc và tử vong ở trẻ sơ sinh, u trong nhiều cơ quan, liên quan đến ung thư tinh hoàn và thận, suy gan, suy giáp, viêm loét đại tràng, trẻ sinh ra nhẹ cân và nhỏ, béo phì, giảm lượng hooc-môn và chậm dậy thì.
Tuy nhiên lớp chống dính bị phá hủy khi bắt đầu ở nhiệt độ 240 độ và giải phóng ra các chất độc hai. Vậy nên khi nấu cần chú ý tránh đun chảo quá lâu một mình hoặc đun dầu cháy, đun cùng với thức ăn hoặc nước sẽ hạn chế được nhiệt độ quá cao ở chảo.
Ngoài ra cần lưu ý không được xả nước lạnh vào chảo khi chảo còn đang nóng vì dễ làm bong tróc lớp chống dinh.
Minh Nguyên

Tụt huyết áp – nên chọn muối hay đường khi cần xử trí tức thì?


Đa số mọi người thường nhầm lẫn giữa cơn hạ huyết áp và hạ đường huyết vì chúng có những triệu chứng giống hệt nhau như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, run chân tay… Điều này dễ dẫn tới xử trí sai cách và có thể gây nguy hiểm.
Huyết áp thấp là tình trạng nguy hiểm xảy ra khi huyết áp giảm xuống 90/70mmHg. Nó cho thấy các cơ quan thiết yếu trong cơ thể bạn không nhận đủ máu (oxy và các chất dinh dưỡng) có thể khiến cơ thể bị sốc đột ngột. Các triệu chứng của huyết áp thấp gồm choáng váng, chóng mặt và ngất. 
Những người huyết áp thấp thông thường không gặp nguy hiểm nhưng lại gây cản trở lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy khi có các triệu chứng tụt huyết áp, bạn cần nhanh chóng điều chỉnh để nó trở lại bình thường.
Xử trí khi hạ huyết áp
Ngậm muối
Mặc dù đường là một trong những cách giúp huyết áp trở lại nhưng đây không phải là lựa chọn hàng đầu, đặc biệt là với những người tiểu đường. Cách đơn giản nhất và nhanh nhất giúp huyết áp của bạn trở lại bình thường là sử dụng dung dịch muối.
Ảnh: Soha.vn
Khi hạ huyết áp sẽ gây ra sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể, khiến nước thoát ra ngoài lòng mạch gây giảm lượng máu lên não. Sử dụng một cốc nước muối có thể giúp sự cân bằng điện giải trong được phục hồi và chống mất nước do huyết áp hạ giúp cho huyết áp tăng trở lại nhanh chóng. Ngoài việc sử dụng dung dịch nước muối bạn cũng có thể ngậm muối trong miệng cho tới khi huyết áp ổn định trở lại.
Đối với người không bị tiểu đường, bạn cũng có thể thêm một chút đường vào dung dịch muối để dễ uống hơn. Đối với những người bị tiểu đường thi không nên dùng đường.
Uống dung dịch điện giải
Dung dịch điện giải có bản chất là muối khoáng, thường được các bác sỹ kê đơn cho bệnh nhân bị huyết áp thấp. Nhưng nếu bạn không thích dùng những gói bù điện giải tiện dụng này thì có thể dử dụng dung dịch đường muối tự làm. Tuy nhiên cần nhớ là người bệnh tiểu đường không nên thêm đường vào dung dịch muối.
Phòng ngừa huyết áp thấp
Thường xuyên bổ sung đủ nước: Đối với những người bị huyết áp thấp cần uống nhiều nước vì nước giúp ngăn ngừa sự mất nước và làm tăng lượng máu. Chú ý hạn chế những loại đồ uống có chứa chất cồn, vì chúng khiến cơ thể nhanh mất nước và làm giảm huyết áp.
Ảnh: Facetofeet.com
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy cung cấp những dưỡng chất mà cơ thể cần để duy trì sự khỏe mạnh bằng cách tập trung vào nhiều loại thức ăn khác nhau như gạo thô, trái cây, rau xanh, thịt gà nạc và cá.
Ăn những bữa nhỏ, ít carbohydrate: Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, bạn nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và cần cố gắng hạn chế những thực phẩm giàu carbonhydrate (tinh bột) như khoai tây, gạo, cháo và bánh mì…
Ăn củ cải đường: Nước ép từ củ cải đường tươi là một trong những phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả nhất đối với chứng hạ huyết áp. Để trị bệnh, bạn có thể uống loại nước ép này hai lần mỗi ngày. Sau 1 tuần, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể.
Ảnh: dalatxanh.vn
Ăn mặn hơn người bình thường: Những người được chẩn đoán mắc chứng huyết áp thấp đều được khuyến khích tăng cường lượng muối trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối cũng sẽ không tốt cho tim, do đó, chỉ nên giới hạn ở một mức độ nhất định, không dùng quá mức.
Di chuyển chậm khi muốn thay đổi vị trí cơ thể: Để hạn chế nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt và đau đầu nhẹ xuất hiện khi huyết áp bị tụt trong lúc đứng dậy, bạn cần thả lỏng người để tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng thật nhẹ nhàng.
Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy thở sâu trong vòng vài phút, sau đó, ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng. Vị trí đầu giường ngủ nên kê cao hơn nhằm giảm bớt những ảnh hưởng của trọng lực.
Nếu triệu chứng hạ huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi đứng thẳng, bạn nên đứng thẳng người và hít thở đều hoặc đặt một chân lên cao (tựa vào tường hay gác trên ghế), nghiêng người về phía trước hết sức. Động tác này có tác dụng kích thích máu chảy từ chân ngược về tim.
Ngoài ra bạn nên thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp để có biện pháp phòng ngừa và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nếu không có nhiều thời gian thăm khám tại các bệnh viện thì hãy sắm cho mình một máy đo huyết áp tại nhà để tiện sử dụng.
Minh Nguyên

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.