.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

LỜI NÓI DỐI NGỌT NGÀO .



Ngày đầu tiên của năm học mới, cô giáo Ngọc Lan đứng trước tất cả các bạn học sinh lớp 5, nhìn khắp một lượt và nói rằng: “Cô sẽ yêu và đối xử bình đẳng với từng bạn trong lớp mình.”
Nhưng, đó là một lời nói dối. Điều cô vừa nói là không thể.
Cô có ấn tượng không tốt với cậu học sinh ngồi ngay dãy bàn đầu tiên, cậu bé tên là Đức Trí .
Cô Lan phát hiện Đức Trí không thể cùng chơi với các bạn khác. Quần áo của cậu bé rách nát, người bẩn thỉu và thật khó để ai đó có thể yêu quý cậu bé cho được. Ngay cả bản thân cũng rất thích dùng bút đỏ gạch một dấu X to đùng trên vở của cậu bé.
Cho đến vài hôm sau, nhà trường yêu cầu giáo viên kiểm tra học bạ của các em học sinh, cô Lan đã cố tình để hồ sơ của Đức Trí xuống dưới cùng. Vậy nhưng khi xem đến hồ sơ của cậu bé, cô giáo đã vô cùng ngạc nhiên.
Giáo viên năm lớp 1 của Đức Trí viết rằng: “ Đức Trí là một cậu bé thông minh, nét mặt lúc nào cũng rạng rỡ với nụ cười luôn thường trực trên miệng, viết chữ rất ngay ngắn và sạch sẽ, ngoan ngoãn lễ phép, mang đến niềm vui cho những người xung quanh."
Giáo viên năm lớp 2 thì viết: "Đức Trí là một học sinh ưu tú, rất được các bạn quý mến nhưng cậu bé rất buồn, vì bệnh của mẹ em đã ở giai đoạn cuối, cuộc sống gia đình rất khó khăn."
Giáo viên năm lớp 3 viết: "Mẹ qua đời đã gây ra một cú sốc lớn đối với Đức Trí
, cậu bé đã nỗ lực hết sức nhưng bố em là người sống thiếu trách nhiệm. Nếu không có giải pháp cải thiện, gia đình sẽ gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến Đức Trí “.
Giáo viên năm lớp 4 viết: “ Đức Trí tính cách dị biệt, không thích học, không có bạn, nhiều khi còn ngủ trong giờ học."
Lúc này, cô Lan mới ý thức được những vấn đề đang tồn tại với cậu học trò nhỏ. Cô cũng cảm thấy xấu hổ vì hành vi của mình.
Nhưng tuyệt nhiên, cậu bé Đức Trí
không biết về việc này.
Vì lần nói dối trước cả lớp, cô giáo không ngờ sau đó thỉnh thoảng lại nhận được 1 lá thư.
Đến ngày lễ của các nhà giáo, khi các em học sinh đem quà tặng cho mình, cô Lan càng cảm thấy day dứt hơn. Các bạn nhỏ tặng quà cho cô đều bọc giấy màu đẹp đẽ, bên trên còn dán dây ruy băng, chỉ có mình Đức Trí là ngoại lệ.
Cậu bé dùng mảnh giấy màu da bò dày bì bì, có lẽ được xé ra từ một cái túi đựng đồ tạp nham để bọc quà.
Món quà là một chiếc vòng tay được xâu chuỗi bởi các hạt thủy tinh, có hạt đã bị mất và một lọ nước hoa chỉ còn ¼. Các học sinh khác cười ồ lên.
Cô giáo phải ra hiệu cho các bạn im lặng không được trêu chọc bạn trước khi khen chiếc vòng thật đẹp rồi nhanh chóng đeo nó lên tay.
Cô cũng xịt một chút nước hoa lên cổ tay trước mặt các em học sinh.
Sau buổi học hôm đó, Đức Trí nói với cô giáo một câu rồi mới về: "Cô Lan , hôm nay trên người cô có mùi rất giống mẹ em trước đây."
Khi các bạn nhỏ đã về hết, cô Lan ngồi lại lớp hồi lâu. Cô đã khóc mất hơn một tiếng.
Sự thay đổi tích cực
Từ hôm đó, cô không còn nghiên cứu về việc làm sao để dạy bọn trẻ đọc, viết hay làm toán mà nghiên cứu về việc làm thế nào để giáo dục các em học sinh.
Cô Lan bắt đầu chú ý đến Đức Trí . Khi học cùng cô, cậu bé ngày càng cho thấy mình là một đứa trẻ năng động là linh hoạt. Càng được cổ vũ, phản ứng của cậu bé càng trở nên nhanh nhẹn.
Cuối năm đó, Đức Trí trở thành đứa trẻ thông minh nhất lớp. Mặc dù cô giáo nói sẽ yêu thương và đối xử bình đẳng với tất cả các bạn trong lớp nhưng Đức Trí
đã trở thành "con cưng" trong mắt cô.
Một năm sau đó, cô Lan phát hiện một mảnh giấy nhỏ trong khe cửa. Là của Đức Trí , cậu bé nói với cô, rằng cô là cô giáo tuyệt vời nhất mà cậu gặp trong đời.
Sáu năm nữa trôi qua, cô Lan lại nhận được một mảnh giấy khác của cậu học trò nhỏ. Đức Trí viết rằng cậu bé đã tốt nghiệp trung học phổ thông, đứng thứ ba trong lớp về thành tích học tập và cô vẫn là giáo viên tuyệt vời nhất cậu gặp trong đời.
Nhiều năm sau nữa, cô Lan tiếp tục nhận được một là thư. Lần này Đức Trí viết, khi nhận tấm bằng cử nhân loại xuất sắc, cậu đã quyết định sẽ ở lại trường tiếp tục học lên và cô Lan vẫn là giáo viên tuyệt vời nhất mình được gặp trong đời.
Tuy nhiên lần này, phần ký tên có sự thay đổi và dài hơn một chút: Tiến sỹ y khoa Đức Trí .
Mùa xuân năm đó, Đức Trí lại gửi cho cô Lan một lá thư, nói là mình sắp kết hôn, không biết cô có muốn tham gia hôn lễ của cậu hay không và cô sẽ ngồi vào vị trí của mẹ chú rể.
Tất nhiên là cô đã đồng ý. Hôm đó, cô đã đeo chiếc vòng mà cậu bé Đức Trí
tặng năm nào, xịt một chút nước hoa mà mẹ cậu bé đã từng dùng trước đây.
Gặp lại nhau, hai cô trò ôm nhau thật chặt. Đức Trí thì thầm vào tai cô: “Cảm ơn cô, cô Lan , con vô cùng cảm ơn cô đã cho con biết mình có thể làm được nhiều việc mà trước đây con không nghĩ tới.”
Còn cô Lan lúc này cũng không ngăn được nước mắt, nghẹn ngào nói: “Đức Trí con nhầm rồi, là con đã dạy cho cô nhiều điều. Cho đến khi gặp được con, cô mới biết làm giáo viên là phải như thế nào!”
P/s:Với một đứa trẻ, cô giáo quan trọng biết nhường nào, các em rất cần tình yêu của các thầy, các cô .

SƯU TẦM





HAI CHỊ EM.

Tôi sinh ra tại vùng quê hẻo lánh . Ngày qua ngày , cha mẹ tôi phải ra sức cày cấy trên mảnh đất khô cằn để nuôi hai chị em tôi ăn học.
Một ngày kia , tôi lén ăn cắp mười lăm đồng trong ngăn kéo của cha để mua một chiếc khăn tay mà những đứa con gái trong làng đều có . Cha tôi phát hiện , ông lấy chiếc roi tre treo trên vách xuống , bắt hai chị em tôi quỳ trước mặt và hỏi rằng ai đã lấy cắp . Vì sợ hãi , tôi không dám đứng lên nhận lỗi . Cha tức giận định đánh đòn cả hai chị em ., ông đưa chiếc roi lên . Em níu tay cha lại và nói :
- Thưa cha , con đã trót dại.......
Em nói loanh quanh , không giải thích được đã dùng số tiền ấy vào việc gì . Cha giận đến tái mặt nghĩ rằng em đã ăn chơi lêu lổng và quất liên hồi chiếc roi dài vào lưng em cho đến khi cha gần như không thở được nữa.
Đêm ấy, mẹ và tôi đã dỗ dành em . Nhìn thân hình đầy những lằn roi của em , tôi òa khóc . Em vội vàng nói :
- Chị oi , đừng khóc , kẻo cha nghe thấy cha sẽ đánh đòn chị đấy
Năm ấy em vừa lên 8 và tôi 11 tuổi
☆☆☆☆☆☆☆☆☆
Năm em tôi được tuyển thẳng vào trường trung học thì tôi trúng tuyển vào đại hoc . Chưa kịp vui với niềm mơ ước được chạm vào cánh cửa đại học thì tôi phải đối diện với nổi lo lắng về học phí. Cha mẹ tôi không đủ cho hai chị em ăn học cùng một lúc.
Em tôi quyết định bỏ học nhưng cha mẹ và cả tôi không đồng ý . Tôi nói :
- Em cần phải tiếp tục đi học để tìm cách thoát ra cảnh nghèo khó sau này , Chính chị mới là người không nên tiếp tục vào đại học.
Nhưng em đã bỏ nhà ra đi với vài bộ quần áo cũ và một ít muối mè trong chiếc túi xách nhỏ. Em đã lén đến bên gường tôi để lại một mảnh giấy với lời nhắn nhủ : " Chị ơi ! Được vào đại học không phải là điều dễ dàng . Em tìm việc làm để gởi tiền về cho chị " .
Tôi trào nước mắt , chẳng nói nên lời.
Năm ấy em mới 17 và tôi 20
☆☆☆☆☆☆☆☆☆
Với số tiền cha tôi vay được trong làng cộng với số tiền gởi về của em , cuối cùng tôi cũng học xong năm thứ ba đại học
Một hôm đang ngồi học trong phòng , một đứa bạn chạy vào gọi tôi và nói :
- Có người cùng làng đợi cậu ngoài kia
Tôi chạy ra và thấy em đứng từ xa , quần áo lấm lem dầu nhớt . Tôi hỏi em :
- Sao em không nói với bạn của chị , em là em trai của chị chứ ?
Em cười đáp lại :
- Em sợ mọi người sẽ cười chị khi thấy bộ dạng nhêch nhác của em
Tôi lặng người . Nước mắt tuôn trào
Em mỉm cười , đôi mắt ánh lên lên lấp lánh . Em đưa tay vào túi áo lấy ra một cái kẹp tóc hình con bướm và nói :
- Em thấy mọi cô gái đều cài nó trên tóc , vì thế em mua tặng chị
Tôi không kìm được niềm xúc động , ôm chầm lấy em nức nở.
Năm ấy tôi đã 23 và em mới 20
☆☆☆☆☆☆☆☆☆☆☆
Khi lần tôi đưa bạn trai về nhà ra mắt cha mẹ, mọi thứ trong nhà đều rất sạch sẽ và ngăn nắp , ngay cả miéng cửa sổ bị bể cũng đã được lắp lại . Mẹ cho tôi biết trong khi dọn dẹp và thay khung cửa sổ , em đã bị miếng kính đâm vào tay chảy máu.
Tôi chạy vào tìm em . Nhìn vết thương trên tay em , tôi cảm thấy hàng ngàn mủi kim đâm vào tim mình. Tôi lấy thuốc và bông băng để băng lại vết thương cho em . Em cười :
- Em không muốn anh ấy chê nhà mình nghèo khổ
Năm ấy em 23 và tôi 26
☆☆☆☆☆☆☆☆☆☆
Sau khi lập gia đình , tôi về sống với chồng ở thành phố. Vài năm sau , chồng tôi trở thành Giám đốc của một xí nghiệp . Vợ chồng tôi muốn đưa em vào làm nhưng em từ chối vì sợ mọi người sẽ xầm xì bàn tán những lời không hay về chồng tôi.
30 tuổi em lập gia đình với một cô gái trong thôn.
Năm tôi 40 tuổi , cuộc hôn nhân tưởng như mỹ mãn của tôi đổ vỡ vì sự xuất hiện của một người đàn bà khác. Em vứt hết chuyện gia đình đến chăm lo cho các con của tôi , vực tôi dậy sau những đắng cay , nghiệt ngã.
Rồi một ngày cả hai chúng tôi đều già nua, tóc bạc gần hết mái đầu . Em ngồi bên tôi nhắc lại chuyện xưa. Ngày ấy , chị em tôi mỗi ngày phải lội bộ hơn hai tiếng mới đến trường. Một hôm , em làm mất chiếc giày. Một phần sợ cha đánh em , một phần biết mẹ không có tiền mua giày mới , tôi đã nhường cho em đôi giày của mình . Và cứ thế , một ngày hơn bốn tiếng đi - về , chân tôi phồng rộp lên và rướm máu vì những viên đá nhọn trên mặt đường nóng bỏng . Từ đó em hứa với lòng phải chăm sóc và đối xử với tôi thật tốt.
Nước mắt tôi chợt ứa ra vì hạnh phúc
Năm ấy em vừa chỉ lên 5
First News

MỌI THỨ TRÊN ĐỜI ĐỀU CÓ THỂ MẤT ĐI DUY CHỈ CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG LÀ MÃI MÃI

Nguồn FB Maria Cao Thủy



NGƯỜI THẦY TUYỆT VỜI NHẤT !

Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là bố hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó…
Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Bố mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình “làm sao mà chọi với người ta”!… Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng “mình có thể”.
Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó… Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.
Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học “NHÂN - LỄ -NGHĨA “của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là “bí kíp” rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không “cảnh giác” thừa. Gói “bí kíp” mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc...
Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Hà Nội thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)… Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy.
Trưa nay , vừa mới đi học về, mẹ điện lên báo:
- “Thầy H. mất rồi!”.
Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ:
- “Sao thầy mất?”, rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: - “ Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã…”.
Nó bỏ hết mọi sự rồi bắt chuyến xe về quê. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh… Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm… Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở:

-“Thầy ơi… sao không đợi con về…!?”.
Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về…

Sưu Tầm


Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.