.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

SAO MẸ CHỈ TIN BÁO - TIVI - RADIO - MẸ KHÔNG TIN CON.


 

Cảm ơn video của bạn về thói ăn dơi, ăn đỉa, ăn tất cả những con gì bắt được trong hoang dã của người Tàu, người Thái, người Việt mình... Thời làm việc tại Á Châu, tôi có qua lại nước Tàu nhiều lần và cũng có thấy cách ăn uống những thứ "ghê tởm" này của họ. Nói ra thì họ tự ái nhưng không nói, không được.
Ngày nay, người Tàu không phải vì đói mà ăn tạp, ăn bẩn và ăn hoang. Họ cho thức ăn là thuốc bổ. Như ăn óc khỉ thì bổ não người, ăn chân gà thì chân người cứng cáp, và ăn tim heo thì tim người khỏe...
Đã hơn 5000 năm dựng nước (họ tự hào và nói thế) và quá hãnh diện về nghành đông y trị bá bệnh của mình, người Tàu coi việc ăn uống không chỉ để nạp năng lượng cho cơ thể mà ăn để chữa bệnh. Thuyết âm dương (âm thì lạnh, dương thì nóng) là phải ăn uống làm sao cho thuận khí, hòa tinh. Như ăn thịt vịt lạnh thì phải có thêm gừng cho nóng. Và cứ thế lấy nóng lạnh, âm dương làm chuẩn: như thức ăn phải bổ tì, dưỡng thận, bồi gan, nhuận trường, xung khí, ích phổi...
Như uống cao hổ cốt (xương con hổ nấu 5 ngày 5 đêm trở thành một loại Collagen) để bổ xương. Ăn trùng, đỉa, sa sùng, dế, châu chấu, cào cào... để có thêm đạm hữu cơ. Uống sâm để giúp thêm Oxygen vào máu cho da dẻ hồng hào, dễ thở và sống lâu thêm vài giờ sảng khoái trước khi nhắm mắt.

Đây là chuyện nhà tôi:

Bố vợ tôi tự nhận là một Đông Y có tiếng từ VN. Qua Mỹ năm 75, ông biết Sâm Mỹ tốt, rẻ nên ngâm rượu uống đến nứt da, cao áp huyết và chết vì tai biến mạch máu não. Ông chết mà mặt vẫn đỏ hồng như thanh niên khỏe mạnh. Trong nhà ăn uống, thực phẩm nấu như nấu thuốc Bắc. Nhà lúc nào cũng bay mùi thuốc Bắc vì uống thuốc thay nước. Cứ trời lạnh hay nhảy mũi vì dị ứng phấn hoa cho là bị cảm nên cho uống Quế Chi Thang (gừng, quế nấu với nước trong 15 phút).

Khi đứa con trai thứ 2 của tôi được 3 tháng trong bụng Mẹ, Ông bổ hàng chục thang thuốc Bắc chọ Mẹ nó uống nói là giúp cho thai nhỏ lại, dễ sinh đẻ. Thai tới tháng thứ 6 đi khám bác sĩ thấy mẹ thằng nhỏ không tăng cân, Bác Sĩ không biết lý do tại sao. Về nhà tôi để ý thấy mẹ thằng bé ngày ngày uống thứ nước đậm đặc, đen nghịt, đắng nghét, tôi sợ quá đổ hết vào thùng rác và nhất định không cho uống nữa. Nhờ thế thai nhi phát triển trở lại, nhưng khi sinh ra thằng con nhỏ hơn thằng anh nó 2 kg (2kg vs 4kg). Từ đó tôi không cho ông Ngoại Đông Y đụng đến vợ con tôi nữa. Thế là xung đột xảy ra. May là tôi cứu kịp chứ không con trai tôi đã chết trong bụng Mẹ nó.

Trước khi ông Ngoại qua đời, có viết một cuốn cẩm nang về cách trị bênh bằng tiếng Việt, nói là chữa được bá bệnh từ ung thư đến nhức đầu, và giao cho anh con trai cả giữ làm bửu bối. Trong nhà ai có bệnh gì thì theo đó mua thuốc uống thay Tây Dược. Anh ta, không biết một chút gì về Đông Y, không viết được chữ Hán nhưng rất rành về Đinh Lăng, Bạch Truật, Mã Đề, Cam Thảo...

Tôi vì không chịu nổi sự khác biệt về hiểu biết có nền tảng khoa học, nên không trụ lại trong nhà đó sau 12 năm làm rể. Bà Ngọai mấy con tôi sau này qua đời vì ung thư dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) có nhiều trong mắm cá, mắm ruốc bẩn gây ra. Trong suốt thời gian bà bị bệnh, mấy người con không cho đi bác sĩ soi ruột mà ở nhà chỉ uống mấy thứ lá cây rễ cây, vì nghĩ bà đau bụng vì ăn nhiều đồ lạnh. Cứ thế bà uống nước gừng, ăn tỏi, tiêu, hành cho nóng người lên. Cho đến khi quá trễ, đi bệnh viện Bác Sĩ cũng đầu hàng.

Mẹ mấy đứa con tôi vừa mới qua đời vì bị ung thư vú lúc cô ta 50t. Không đi khám, không chữa thuốc Tây, chỉ ở nhà uống mấy thang thuốc Bắc do ông anh "bào chế" cho, tới ngày ung thư di căn lên não, qua phổi, qua gan rồi qua đời ở tuổi 59.

Tôi làm việc nghiên cứu khoa học cao cấp trên 35 năm nên biết nhiều về thuốc Tây, biết họ bào chế như thế nào và hiệu quả của điều trị ra sao. Tôi biết chưa có thuốc Đông Y nào chữa bá bệnh như họ nói trên các quảng cáo. Chưa có thuốc Tàu nào chữa dứt khỏi các bênh do vi trùng, vi khuẩn, ung thư, tiểu đường, cao áp huyết, Gout, COPD..... Nói chung, thuốc Bắc chỉ có giúp cho con người khỏe mạnh, khi chưa có bệnh, để giúp chống lại bệnh tật. Khi có bệnh rồi mà tin Đông Y thì sớm muộn gì cũng chầu Diêm Chúa.

Vì thế, trong cơn đại dịch virus Vũ Hán, họ bó tay. Không đủ bệnh viện Tây Y, không đủ máy thở Oxy, không có phòng cách ly, không biết bệnh lây nhiễm như thế nào, ra sao, nên đang bị đại nạn. Sau lần virus SARS cách nay gần 20 năm, cũng phát ra từ Tàu, họ vẫn chưa học được bài học nào. Bên Tàu, bệnh viện Đông Y nhiều hơn Tây Y và mấy ông thầy thuốc Bắc, không biết tốt nghiệp từ trường ĐH Y Khoa nào vẫn tự nhận mình là Bác Sĩ, không phải là Đông Y Sĩ. Bác Sĩ ngồi nhà, chỉ bắt mạch, không có bất kỳ một dụng cụ ý khoa nào để chẩn đoan mà biết bệnh nhân bị ung thư nơi nào trong lục phủ ngũ tạng...thật là kỳ tài.

Trong khi thế giới loay hoay tìm cách chế ra Vacine để phòng bệnh COVID-19 trong tương lai và nổi tiếng như viện Pasteur chuyên sản xuất Vacine của Pháp tất bật chạy đua với thời gian. Họ đều nói phải mất gần 2 năm nữa mới xong, thì một công ty của Mỹ Inovio Pharmaceuticals ở San Diego trong 3 giờ sau khi người Tàu giải mã cấu trúc con virus Vũ Hán, họ đã có Vacine để bắt đầu thử nghiệm trên thú vật như thỏ, chuột, linh trưởng...Có thể đầu mùa hè này sẽ có Vacine chủng ngừa cho nhân loại rồi. Nếu quả đúng thì nhân loại này được cứu rồi.

Nhân dịp này, tôi chỉ mong những ai đọc câu chuyện này nên suy nghĩ lại về cách phòng và chữa bệnh ở Mỹ.. Ngày xưa ở VN chúng ta không có tiền, không đi Bác Sĩ, không biết thật sự mình bị bênh gì nên uống lá cây rễ cây, thắp vài nén nhang cầu Trời khẩn Phật chờ cứu. Ngày nay, chúng ta đang ở nước Mỹ với nghành Tây Y tân tiến, tại sao phải trở lại uống mấy thứ thuốc mà mình không biết nó là gì.

Tôi có người bạn, đang nằm chờ chết vì bị tai biến mạch máu não đã hơn 7 năm rồi. Oái ăm là bà có người con trai là một Bác Sĩ nổi tiếng (được nhận thẳng vào trường Y đặc biệt khi mới vừa tốt nghiệp TH). Biết Mẹ mình bị bệnh cao áp huyết và cao Cholesterol, anh ta gởi thuốc cho Mẹ hàng tháng. Một ngày Bà ta bị liệt nửa người, khi tìm hiểu ra, người con Bác Sĩ mới biết bao nhiêu năm Mẹ mình không uống thuốc Tây mà tự mua mấy thứ thuốc được quảng cáo trị bá bệnh trên các đài TV Việt Nam. Thuốc Tây con trai đưa cho bà bỏ đó vì nghĩ nó độc hại hơn là Đông Trùng Hạ Thảo, Linh Chi, Mật Gấu, Sữa Ong Chúa.....

Mẹ bênh nằm nhà thương, bất động, nhắm mắt, chờ ngày đi. Người con trai mỗi ngày về thăm Mẹ vò đầu bứt tóc và tự trách mình:

"Mẹ cho con học Bác Sĩ để cứu người giúp gia đình. Vậy mà Mẹ bệnh mình không cứu được. Sao Mẹ lại không tin con?".

Tôi chỉ mong mọi người đọc câu chuyện này và hiểu ý chính tôi muốn chia xẻ là gì.

Nguyên Lương

Bạn có nên rửa thực phẩm này không ?

GÀ, VỊT


Chúng tôi nhận được điều đó: Thịt gà sống sẽ nhầy nhụa khi bóc ra khỏi gói và bạn muốn rửa sạch. Nhưng theo USDA, việc tiêu diệt vi khuẩn khi bạn nấu sẽ an toàn hơn. Một nghiên cứu gần đây đã xem xét những người rửa gia cầm sống cho bữa ăn. Sáu mươi phần trăm có vi khuẩn trong bồn rửa của họ sau đó, và 26% đã chuyển vi khuẩn sang rau xà lách trộn của họ.

XÀ LÁCH RỬA SẴN


Nếu túi cho biết rau xanh của bạn đã được rửa sạch trước, bạn không cần phải gửi nó qua máy trộn salad. Nhiều loại nước thải đã qua chế biến sẽ trải qua hệ thống rửa ba lần để loại bỏ các mảnh vụn tự nhiên.

TRỨNG


Ngay trước khi gà đẻ trứng, một lớp màng mỏng được gọi là lớp màng bao bọc bên ngoài vỏ. Điều này ngăn vi khuẩn ra khỏi lỗ chân lông nhỏ. Các nhà sản xuất trứng thương mại làm sạch trứng theo cách giữ nguyên lớp đó. Rửa trứng ở nhà không loại bỏ được vi trùng;  ngược lại, chỉ làm cho chúng thâm nhập dễ dàng hơn. Luôn giữ trứng trong tủ lạnh và nấu chín kỹ.

THỊT ĐỎ

 

Bạn không thể rửa sạch tất cả vi khuẩn trên thịt đỏ. Một số nằm sâu trong các sợi. Bất kỳ thứ gì thoát ra sẽ làm ô nhiễm chéo bồn rửa của bạn và mọi thứ trong đó. Cách an toàn nhất để tiêu diệt tất cả vi khuẩn trên thịt đỏ là nấu thịt ở nhiệt độ bên trong ít nhất 145 độ.

 NẤM

 


Mặt khác, USDA khuyến nghị bạn nên giặt bất kỳ sản phẩm nào không ghi “đã rửa trước” trên nhãn. Mặt khác, nấm là những miếng bọt biển nhỏ hút nước - và có thể một số vi khuẩn cùng với nó. Thay vào đó, lau sạch nấm mua ở cửa hàng bằng khăn ẩm. Nếu bạn hái nấm như nấm ngoài tự nhiên, hãy ngâm chúng trong nước ấm pha muối trong 30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch cho đến khi hết chất bẩn.

 

Cá cùng loại với thịt gia cầm và thịt đỏ: Nếu bạn rửa sạch, bạn sẽ làm lây lan vi khuẩn xung quanh nhà bếp của bạn. Thay vào đó hãy nấu chín. Các trường hợp ngoại lệ duy nhất đối với quy tắc này là ngao, sò, trai và sò điệp mà bạn mua tươi. Chúng có thể cần rửa sạch để loại bỏ cát và bụi bẩn.

MÌ Ý


Không có lý do an toàn thực phẩm nào để rửa sạch mì ống của bạn, trước khi bạn nấu hoặc sau đó. Một số người rửa mì ống sau khi nấu chín để loại bỏ một phần tinh bột, nhưng điều này khiến nước sốt khó bám vào mì hơn.

BƠ - AVOCADO

Bạn không ăn vỏ quả bơ, vậy tại sao bạn phải rửa nó? Bởi vì khi cắt lát, bạn có thể truyền vi khuẩn và bụi bẩn từ vỏ sang quả bơ.

DƯA ĐỎ VÀ CÁC LOẠI DƯA KHÁC

 


Dưa mọc trên mặt đất nên sâu bệnh và vi sinh vật từ bụi bẩn và phân bón bám đầy trên chúng. Dưa vàng đặc biệt có vỏ lưới để bẫy vi khuẩn. Rửa tất cả dưa cẩn thận ngay trước khi cắt để không làm vi khuẩn di chuyển từ vỏ sang thịt

HẠT

 

Hầu hết các loại ngũ cốc bạn mua ở Hoa Kỳ đều qua quá trình chế biến và ổn định trong hạn sử dụng. Không có lý do liên quan đến an toàn để rửa chúng. Nhưng một số loại ngũ cốc, như quinoa và farro, ra khỏi túi khá bụi. Nếu bạn muốn rửa sạch chúng, hãy thoải mái.

NƯỚC UỐNG ĐÓNG HỘP

 

Nếu bạn lo lắng về những gì có thể đã chạm vào lon trước khi bạn đặt môi lên nó, hãy rửa sạch phần trên của nó. Bạn có thể sử dụng xà phòng trong trường hợp này vì đồ hộp không xốp.

ĐẬU

 


Cả đậu khô và đậu đóng hộp đều an toàn mà không cần rửa. Nhưng bạn sẽ không làm hại hạt đậu khô nếu bạn rửa sạch bụi của chúng. Và nếu bạn rửa sạch đậu đóng hộp, trung bình bạn có thể cắt giảm gần một nửa lượng natri. Ví dụ, một lon đậu tây chưa thoát nước có 327 miligam natri. Nếu bạn rửa sạch và để ráo nước, chúng có 164 miligam.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ RỬA SẢN PHẨM


Trước tiên hãy rửa tay bằng nước nóng và xà phòng. Dùng nước lạnh sạch để rửa sản phẩm và lau khô bằng khăn giấy. Dùng chổi quét rau củ trên các sản phẩm có vỏ dày như táo và dưa. Ngâm súp lơ, bông cải xanh và rau diếp trong nước lạnh 2 phút. Đặt những quả mọng mỏng vào một cái chao và xịt chúng bằng nước cất ngay trước khi bạn sử dụng.

NƯỚC RỬA THỰC PHẨM CÓ GIÁ TRỊ KHÔNG?

 


SƯU TẦM.



         

 

Nước rửa sản xuất Bạn mua ở cửa hàng là an toàn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng là cách tốt nhất để rửa sản phẩm của Bạn. Nước máy sạch hoặc lạnh có tác dụng tốt. Ngâm trái cây và rau của Bạn trong một hoặc hai phút để giảm nguy cơ bị bệnh.



Đi như sét đánh!
Trong group chúng ta có nhiều bác sĩ. Nhưng hình như không ai viết về chuyện y khoa hay sức khỏe, trừ bác sĩ Tuyết Phượng là thỉnh thoảng từ Italia. Trong khi, nó là đề tài mà tôi biết nhiều người sẽ thích, và cả rất không thích khi phải nghe người khác dạy đời về giữ gìn cái này, kiêng khem cái kia. Nên không ai viết thì tôi viết vậy. Thứ lỗi nếu tôi viết sai về chuyên môn chỗ này chỗ khác.
Bài của nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết khi đi thăm người đàn anh Nguyễn Trung Vinh - Là thành viên cũ của ban nhạc Phượng Hoàng - tại Lái Thiêu mới đây, chỉ nhìn ảnh kèm theo bài là tôi biết anh Vinh bị đột quỵ, nhồi máu não, nó đã đánh vào phần bên trái người anh, chân tay co quắp, và anh phải ngồi xe lăn. Nhưng anh cũng còn may, vì vẫn tỉnh táo để còn kể chuyện cho Tuấn Khanh nghe về những năm tháng cũ của làng nhạc trẻ Sài Gòn. Nói theo bác sĩ Bùi Anh Dũng, bác sĩ riêng của gia đình tôi và cũng là thành viên của DSGX, bệnh tật như thế chỉ đánh vào phần kinh lạc của anh Vinh, chứ phần não thì không đến nỗi.
Anh Vinh đang nghèo, cần tiền lắm khi Tết đã đến quá gần, nhưng anh dù bị đời dập vùi, khốn khổ, anh vẫn chưa làm gia đình mình cay xót trong cảm giác mất mát như với nhiều trường hợp khác, nhiều câu chuyện cụ thể khác. Những người đàn ông chưa biết sợ bệnh tật là gì, chưa bao giờ hiểu cảm giác mình sẽ đánh mất những gì quá trân quý mà mình đang có sau khi bị đột quỵ. Mới khỏe mạnh như vâm đó, cười nói, ăn nhậu đó, không biết tiếc khi phung phí sức khỏe mình, chỉ trong một tích-tắc, mình bỗng trở thành thua cả một đứa trẻ. Không ăn nói bình thường được, không đi đứng bình thường được, không làm việc bình thường được mà như thế, kể cả không tư duy bình thường được, có nghĩa cuộc đời là vứt.
... Tôi bỗng nhớ ra bao nhiêu người tôi quen, vì đột quỵ mà lìa đời nếu không nhầm, như Từ Huy, như Lê Hựu Hà, như Thái Nguyễn Bạch Liên và gần đây nhất, như Chí Tài. Bao nhiêu người khác nữa, vì đột quỵ mà thân tàn ma dại nhiều năm dài, tài hoa đến mấy cũng thành kẻ phải làm lại từ đầu, tập nói, tập đi, tập cầm nắm, tập nhớ mà chiều dài thời gian để có thể hồi phục phải tính bằng đơn vị nhiều năm. Như ông Lam Phương, như anh Hoàng Đại Phủ, như chính nhà văn tài hoa Nguyễn Huy Thiệp mà chúng tôi vẫn chọn đăng tác phẩm.
Nhiều, còn nhiều. Ở gần nhà cũ của tôi, trên đường Cao Thắng có viện đa khoa Thiên An của thạc sĩ - bác sĩ Đinh Việt Thức. Ông rất giỏi, thờ Chúa tận tụy, nguyện mở mấy phòng khám đa khoa lớn để giúp đời. Ông lấy ngay ngôi nhà mặt tiền của mình dài tới 40m làm trụ sở khám chữa bệnh, cả chục bác sĩ giỏi xúm vào giúp ông, trong đó có bác sĩ Tú, con rể ông. Đã là thạc sĩ Y khoa, giảng bài tại trường đại học, ông hiển nhiên phải quá biết đột quỵ là cái gì, như biết rõ từng đường vân tay của mình. Bẵng đi một thời gian không tạt qua chỗ ông vì tự thấy mình không bị hỏng hóc gì, lần gần đây tôi quay lại, đã không thấy ông ngồi trong phòng mạch của mình nữa. Hỏi, bác sĩ Tú trả lời: "Bố tôi bị đột quỵ". Một thạc sĩ Y khoa nay phải có người khác tập vật lý trị liệu cho, tập đi, tập nắm và tập cả đứng chững, vì đột quỵ. Tôi thắc mắc, bác sĩ Tú: "Ôi dào, từng có người chết ngay tại bàn làm việc, mà cũng là bác sĩ, nữa kia!". Phải, câu chuyện này làm tôi nhớ đến một vị tiến sĩ Y khoa, bác sĩ quân đội khác thuộc một Viện Quân y, cũng bị đột quỵ và người nhà phải nhờ bác sĩ Bùi Dũng đến chữa. Tôi nhớ đến một lương y lừng lẫy lưỡng quốc, bạn tôi, là anh Trịnh Hiền Hữu chữa cho người khác bách phát bách trúng mà không thể tự chữa đột quỵ cho chính mình. Anh ấy chữa bệnh cho chính tôi từ 2002, vừa mở phòng mạch rất đông khách ở số 52 Tân Hưng gần khu Thuận Kiều, vừa mở nhà hàng Thực Dưỡng trên đường Đồng Khánh. Lâu ngày không nghe tin tức, hỏi thăm một người bạn khác cũng làm lương y, là anh Bàng Cẩm: "Anh Sáu Hữu lâu nay sao rồi anh?". "Ổng chết mấy tháng rồi!". "Kìa, sao lại thế?". "Ổng bị đột quỵ 2 lần. Lần thứ hai thì không qua khỏi". Một lương y xuất chúng, chính mình lìa đời vì đột quỵ. Mà bảo ông ấy, cũng như bác sĩ Thức, như ông tiến sĩ Quân y đã nói, không biết đột quỵ là gì, là không đúng.
Họ biết, nhưng họ khinh nhờn. Anh Sáu Hữu hút thuốc ngày 2 gói và uống bia uống rượu ngày ngày. Chính bác sĩ Thức khuyên tôi: "Ông làm việc ít lại!", nhưng ông không chịu nổi cái gánh nặng vài tỷ tiền chi phí và quỹ lương mà ông phải lo hàng tháng để duy trì Thiên An. Ở tuổi 86, ông cứ làm việc điên cuồng để có tiền tô đắp cho ước mơ cứu người của mình, và thế là chính ông đổ kềnh mà ở tuổi ấy, chuyện hồi phục hoàn toàn là không thể.
Tôi nhớ đến một người bạn mình, cũng dân cầm bút, ngay giữa mùa World Cup 2002 lại phải vào bệnh viện vì đột quỵ. Leo lên bàn cân, kim chỉ 3 con số 1: 111kg. Khi vợ đưa anh đến một người bạn bác sĩ nổi danh là Phùng Trung Hùng, dưới chân cầu Công Lý, ngay câu đầu tiên bác sĩ đã thốt lên: "Đúng là ý Trời. Ông là dân cầm bút mà lại bị liệt bên trái, chứ liệt bên phải thì chỉ còn nước ăn bám vợ suốt đời. Biết không?". Người bạn đó mất 4 năm trời để tập đi bộ, lúc đầu chỉ dám loanh quanh trường Bàn Cờ mà đi còn thua mấy bà già cùng xóm xa lắc. Anh ta cũng mất 2 năm để tập đi xe gắn máy trở lại, và mất một năm để tập nói chuyện lưu loát trở lại, nhưng thế cũng còn may. May lắm.
Tôi có một người quen, làm giám đốc một xí nghiệp tư, ngày nào cũng phải ký vài chục lần mọi giấy tờ. Mọi chuyện đang phơi phới, bỗng bị đột quỵ. Anh ấy phải tập ký tên bằng bàn tay phải bị liệt của mình, mất 2 năm cho đến khi ký suông sẻ như cũ, mà tự thấy mình phải tức đến phát khóc vì chính bệnh tật của mình không biết bao nhiêu lần, nhưng thế vẫn còn phúc vì chính mình là chủ doanh nghiệp - Chứ nếu không, đã bị đuổi việc từ tám hoánh. Một người quen khác, chị ấy biết nói 4 thứ tiếng, là đại diện hãng vận tải hàng hải Maersk tại Việt Nam, đang sung sướng như thế thì bị đột quỵ. Bệnh rất lạ: Từ khi mắc, chị chỉ nhìn thấy người khác từ đầu gối trở xuống, còn từ đùi trở lên thì là một tấm màn đen. Chị phải tập đọc lại từ lớp Một, sách chữ to và quên sạch tất cả mấy ngoại ngữ. Về sau, chị luôn thêm chữ "đường" vào mọi câu nói của mình, đại khái: "Hôm nay (đường), tôi đi học (đường) bằng xe đạp (đường) vào lúc 6 giờ (đường)!". Dĩ nhiên, chị mất việc.
Tôi nhớ những mũi kim trường châm dài tới 60cm của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tài Thu - Một bậc Thánh! - mà từng có bệnh nhân theo ông vào Nam ra Bắc không biết bao nhiêu lần chỉ để mong ông nhón tay làm phúc chữa cho một lần. Tôi nhớ bác sĩ trưởng khoa Châm cứu Bệnh viện Y học Cổ truyền Nguyễn Văn Hùng với kỹ thuật châm trên đỉnh đầu để cứu người. Tôi nhớ năm 2002, khi tôi nằm viện, cậu em nhạc sĩ Tuấn Khanh vào thăm tôi, đem theo một bọc đầy tiền vừa lương tháng vừa nhuận bút lĩnh giúp tôi từ tờ Thể Thao Ngày Nay lúc đó đang phát hành 105.000 bản, mà lòng tôi vẫn chán đắng vì sức khỏe của mình kém quá. Chỉ muốn đánh đổi tất cả những gì mình có để lấy sức khỏe, mà không được. Tôi nhớ bà vợ ông cụ Triệu giàu nứt đố đổ vách dưới Trà Vinh, nằm cùng phòng với tôi, nói với bác sĩ Hùng: "Bác sĩ ơi, tôi có 3 tiệm bán đồ gỗ Huỳnh Thành Triệu. Tôi đưa bác sĩ liền bây giờ 100 triệu. Bác sĩ ráng chữa cho ổng khỏi bệnh sơm sớm. Tôi khổ quá bác sĩ à!". Bác sĩ Hùng trả lời: "Bà cất tiền đi. Bà có đưa tôi gấp mười, tôi cũng không thể giúp ông ấy ra viện ngay được". Cũng chính ông cụ Triệu tỷ phú đó, chân tay bị liệt, đã vãi phân và nước tiểu quanh giường mình nằm ngày ngày, mà trong phòng máy lạnh.
Tôi cũng nhớ đến 2 người bạn cùng trong làng cầm bút với mình. Một tên Dương Cương, một tên Đắc Ngân, cùng không hút thuốc lá mà huyết áp lúc nào cũng 18/14 và 20/16. Khuyên hãy cẩn thận cách nào cũng không được. Họ đã đành, còn gia đình họ?

Tôi đã định viết bài này lâu rồi, nhưng ngại, bạn bè sẽ hiểu sai ý mình. Họ hiểu sai cũng không sao, vì họ chưa bao giờ biết đột quỵ thực sự là cái gì. Còn dòng họ tôi thì đã 5 người bị đột quỵ, 2 người trong số đó lìa đời từ trong tích-tắc tới 2 tuần, một người chữa đã 3 năm vẫn phải phấn đấu và 2 người khỏi, nhưng phải với ý chí thép, rất thép gấp mười lần Nicolas Ostrovsky. Tôi biết.

 

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.