.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

ĐỪNG BAO GIỜ TRÁCH MÓC AI !

 



Một bài viết rất hay, đã đọc qua rồi...& bây giờ đọc lại vẫn thấy... tuyệt vời...


Người Xấu cho bạn Kinh nghiệm…

Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài học…và… 

Người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.

Đừng hứa khi đang… vui !

Đừng trả lời khi đang… nóng giận !

Đừng quyết đinh khi đang… buồn !

Đừng cười khi người khác… không vui !

Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.

Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe.

 

Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi.

Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta.

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người).

 

Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. 

Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. 

Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.

(Trên 50t mừng từng năm, qua 60t mong hàng tháng, tới 70t đếm mỗi tuần, đến 80t đợi vài ngày, được 90t …ngơ ngác một mình với giờ phút dài thăm thẳm !).

Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai nữa đâu.

Đừng lo lắng nhiều qúa về con cái vì con cái có phần số của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống riêng. Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Con biết lo cho cha mẹ, dù có lòng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm và các ràng buộc khác nên không thể giúp gì bạn.

Các con vô tình thì có thể sẽ tranh dành của cải của bạn ngay khi bạn còn sống, và còn muốn bạn chóng chết để chúng có thể thừa hưởng các bất động sản của bạn.

Các con của bạn cho rằng chuyện chúng thừa hưởng tài sản của bạn là chuyện dĩ nhiên nhưng bạn không thể đòi dự phần vào tiền bạc của chúng.

Với những người thuộc lứa tuổi 60, 70  như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tài lực nữa. Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi làm tiền ? và có bao nhiêu tiền là đủ (tiền muôn, tiền triệu hay mấy chục triệu) ?

Dù bạn có cả ngàn mẫu ruộng tốt, bạn cũng chỉ ăn khoảng 3 lon gạo mỗi ngày; dù bạn có cả ngàn dinh thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng 8 mét vuông để ngủ nghỉ ban đêmVậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi.

Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có chuyện buồn phiền riêng.

Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn, nhưng bạn hãy so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ… Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể thay đổi vì chẳng được gì, mà lại còn làm hại cho sức khỏe bạn…

Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc của chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn thật đã sống hạnh phúc từng ngày.

Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn “được”.

Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ chẳng đến bao giờ.

Với tính khí vui vẻ, với thể thao , thể dục thích đáng, thừơng xuyên ra ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30, 40  năm tràn trề sức khỏe.

Và nhất là biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn BẠN BÈ .nữa.. họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và có người cần đến mình… không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ.!!!

 Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.

 

(Xin chia sẻ những điều này với tất cả những người quen của bạn đã trên 60,70 tuổi hay nhưng người không bao lâu nữa cũng sẽ trên 6,70 )…

Sưu Tầm

Chọn quả lê xấu và bài học đắt giá về cuộc đời của bà mẹ người Do Thái có 3 con là tỷ phú.


Sara đã một tay nuôi 3 người con khôn lớn và trở thành tỷ phú 

Người Do Thái có câu nói rằng: “Cuộc sống chính là giáo án hay nhất và cha mẹ là những người thầy tốt nhất.” Quả thực, các bà mẹ Do Thái thường lồng ghép những bài học đắt giá về cuộc đời để dạy con bất cứ khi nào có thể.

Ở Israel, các bà mẹ có thói quen dạy các con đi chợ cùng mình. Xưa kia, mỗi tuần chợ chỉ họp một lần, và người nông dân đều đem hết nông sản ngon lành họ trồng được tới đây bán. Nông dân Israel có thói quen khi hái quả sẽ hái cả cành ngắn để hạn chế việc mất nước, giữ được hương vị ngon lành của hoa màu. Vì thế, đôi khi hoa quả thường có vài vết xước nhỏ do các cành cây gây ra.

Sara Imas là một bà mẹ Do Thái nổi tiếng, là tác giả cuốn sách “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”. Bà có 3 người con, cả 3 đều rất thành công, tốt nghiệp đại học và trở thành người giàu có ngay từ khi còn rất trẻ.

Trong cuốn sách của mình, Sara chia sẻ: “Mỗi lần dẫn các con đi mua hoa quả, tôi lại yêu cầu mỗi đứa chọn một quả lê có chút vấn đề nhỏ nào đó nhưng vẫn có thể ăn được trong ngày”. Tất cả các quả lê đều có giá như nhau, nên lũ trẻ cảm thấy rất khó hiểu, nhưng bà Sara nhất quyết không giải thích ngay lập tức với chúng.

Đến tối, khi gọt hoa quả để ăn tráng miệng, Sara mới giải thích cho các con. Bà nói: “Trước tiên, chúng ta phải biết nghĩ cho người khác, nếu như ai cũng chọn quả ngon, quả đẹp thì những quả còn lại sẽ để ai ăn? Chúng ta giúp đỡ người khác một chút có phải tốt hơn không? Chúng ta mua giúp người bán hàng 3 quả lê không đẹp mắt, người khác cũng giúp họ mua vài quả, như vậy chẳng phải những quả lê xấu xí sẽ ít đi sao?”.

Người Do Thái được dạy rằng, họ phải biết quý trọng hoa tươi trái ngọt, bởi đó là những thứ mà nước và ánh mặt trời đã ban tặng cho họ. Bà mẹ Do Thái nói, những quả lê kia không phải là không ăn được nữa, chỉ có chút vấn đề nhỏ thôi, ăn vào cũng chẳng thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Bà nói: “… Mẹ mong rằng từ chuyện quả lê nhỏ bé này, các con có thể học được cách chia sẻ và giúp đỡ người khác”.

Sau đó, cô con gái út liền hỏi lại bà: “Tại sao vậy? Tại sao con lại phải ăn những quả xấu xí này? Tại sao không cho con ăn những quả ngon đằng kia?”.

Thấy vậy, Sara Imas trả lời: “Một quả lê khi còn ở trên cây thì chẳng vấn đề gì, nhưng khi người nông dân hái xuống và cho vào giỏ, chúng va vào nhau nên mới có những vết xước sẹo. Cuộc đời chúng ta cũng vậy, sau này khi bước vào xã hội, các con sẽ phải va chạm với rất nhiều vấn đề, khi đó các con cũng sẽ hy vọng có người thấu hiểu và đồng cảm với mình, giống như hôm nay các con đồng cảm với những quả lê này vậy.”

Bà mẹ Do Thái đã dạy con một thói quen tốt, đó là biết cách thông cảm cho người khác. Một người dù thông minh đến đâu, nếu chẳng có thói quen tốt thì rất đáng lo ngại. Từ việc chấp nhận những quả lê, quả táo có vấn đề, khi bước chân vào xã hội, ta cũng học cách chấp nhận những khuyết điểm nhỏ bé của người khác.

Sưu Tầm

Trí tuệ của Tự nhiên


“Trong rừng sâu, tôi mất đi lý trí nhưng tìm thấy tâm hồn của mình.”  — John Muir

 

Ôi, thiên nhiên. Khi tinh thần được an ủi và tâm hồn được bảo ban.

 

Thiên nhiên nuôi dưỡng thơ ca và văn học, khơi nguồn cho kho tàng của những tác phẩm nghệ thuật, làm rung động tâm hồn người nhạc sĩ để rồi tạo nên những tác phẩm lay động nhân tâm.

 

Như nhà soạn nhạc Beethoven, người dành tình yêu cho yêu cho thiên nhiên khi còn trẻ tuổi, ông từng tận hưởng sự vui thú khi đi dạo dọc theo dòng Rhine cùng cha mình. Dù mất mẹ khi tuổi còn nhỏ, dù cha nghiện rượu, và bản thân ông bắt đầu mất thính giác ở tuổi 28, nhưng Beethoven đã sáng tác những bản nhạc hay nhất mà thế giới từng biết – với thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận. Mẹ thiên nhiên nói, và Beethoven lắng nghe, chuyển tải những gì ông nghe thành giai điệu.


Ông từng nói rằng, “Không ai có thể yêu thiên nhiên nhiều như tôi. Vì rừng, cây cối, và đá tạo ra tiếng vọng mà chắc chắn bất kỳ ai cũng muốn nghe.”

 

Thiên nhiên nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta cảm hứng, khiến ta ước mơ,  mỗi khi có một vì sao băng qua, chúng ta lại có thêm những điều ước.

 

Như Haruki Murakami đã nói, “Không chỉ đẹp, mà những ngôi sao còn giống như cây cỏ trong rừng – chúng tràn đầy sức sống, như có từng nhịp thở. Và những ngôi sao ấy đang dõi theo tôi.”


Nhưng khi cuồng nộ, thiên nhiên có thể biến nhân loại trở nên tầm thường, đến nỗi loài người phải thảng thốt và cúi mình trong sự kiêng dè. Bất kể những tiến bộ về mặt công nghệ, sự hiểu biết của khoa học hiện đại về thiên nhiên là vô cùng nhỏ nhoi – sự phức tạp trùng điệp đan xen của thiên nhiên nằm ngoài dự liệu và sự kiểm soát của con người chúng ta. 

 

Vẻ đẹp và sức mạnh của Mẹ thiên nhiên cũng chứa đựng những bài học quý giá.


Tùy kỳ tự nhiên.


Thiên nhiên có nhịp điệu, tính thăng trầm, và dòng chảy đặc trưng riêng. Những thứ đáng phải xảy ra sẽ đến vào đúng thời khắc. 


Thiên nhiên luôn ở trạng thái tương sinh tương hỗ, mỗi một tế bào, mỗi một phân tử đều mang theo một vai trò của chính nó.

 

Như Blaise Pascal đã nói, “Thay đổi dù nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến tự nhiên. Vì thế, toàn bộ đại dương to lớn có thể bị ảnh hưởng bởi một hòn sỏi nhỏ nhoi.”


Mẹ thiên nhiên vận hành trên mọi cấp độ và thứ bậc, với mỗi yếu tố tác động đến yếu tố tiếp theo. Và nếu một mắt xích không thực hiện được vai trò của nó, thì toàn bộ chỉnh thể sẽ bị ảnh hưởng.

 

Thiên nhiên không phản kháng, cũng không tìm lối tắt. Nó đơn thuần và không cần nhọc sức, nó tồn tại ở trạng thái bao dung và hài hòa với vũ trụ. Điều đó có thể được tìm thấy khắp mọi nơi, từ sự di cư theo mùa của các loài chim đến những con suối róc rách uốn khúc quanh men theo những con đường được định sẵn.

 

Cuộc sống của chúng ta cũng có một con đường được định sẵn. Khi chúng ta phàn nàn, khi chúng ta mong chờ hoàn cảnh sẽ thay đổi, và khi ta tranh đấu để đạt một mục đích cá nhân nào đó, chúng ta có thể đang bỏ lỡ con đường thuận lợi hơn mà tự nhiên đã ưu ái ban tặng cho chúng ta. Khi không chấp nhận đời sống của hiện tại nghĩa là ta đã tách rời bản thân mình với sự thật. Mà bước đầu tiên trong kế hoạch để có một cuộc sống phồn vinh là học cách chấp nhận sự thật.



Tất nhiên, có những lúc cuộc sống quá chật vật. Và cũng giống như mẹ gấu dám thách thức bất kỳ mối đe dọa nào đối với những chú gấu con, có những lúc chúng ta phải ra sức chống chọi trước những đòn đánh chí mạng. Và cũng như thời tiết có những lúc quá nóng và khô hanh, có những lúc chúng ta sẽ đau khổ và phải nhẫn chịu. Nhưng nếu chúng ta thấy mình luôn trong trạng thái bực bội, đó là lúc chúng ta vô tình tìm kiếm sự xung đột thay vì hòa giải.

 

Thật vậy, vật bị ta tác động sẽ tác động ngược lại chúng ta. Nhìn từ bên ngoài, có vẻ như chúng ta đang xung khắc với thế giới bên ngoài nhưng thực ra ta lại xung đột với thế giới bên trong của chính mình.

 

Khi ta hiểu rằng những giông bão của cuộc đời có thể giúp ta trưởng thành, thì nỗi sợ hãi, sự phản kháng nội tâm, cũng như sự mong muốn được kiểm soát của chúng ta có thể sẽ chuyển hóa thành tín tâm, lòng tin, và sự buông bỏ. Tâm hồn của chúng ta có thể trở nên nhẹ nhõm hơn, và chúng ta có thể học cách chấp nhận và biết ơn.

 

Thay đổi là một phần của cuộc sống.


Thay đổi là điều tất yếu và không thể tránh khỏi. Đó là điều bất biến trong tự nhiên và tồn tại khắp mọi nơi: như hết ngày lại đến đêm, hết hè lại sang mùa thu, và khi mây tan là lúc mặt trời soi chiếu.

 

Giống như sâu róm hóa thành bươm bướm và nước hóa thể hơi hoặc đóng thành băng, chúng ta cũng vậy, không ngừng thay đổi, từ thủa sơ sinh, đến tuổi trưởng thành, và mãi thay đổi cho đến khi về già.

 

Lão Tử nói: “Nếu bạn nhận ra rằng vạn vật đều thay đổi, thì không có thứ gì bạn cần phải cố gắng níu giữ. Nếu bạn không sợ chết, chẳng có gì ngăn bạn thành công.”.


Lão Tử đã chỉ ra, sợ hãi trước sự thay đổi có thể cản bước chúng ta. Thay vì sợ hãi và chán ghét sự thay đổi, nếu ta hãy đối diện với nó bằng niềm hứng khởi như thể nó là thứ ta có thể tiên liệu, và khi đó sự thay đổi sẽ ban cho ta đời sống của thực tại.

 

Bởi vì vạn vật biến hóa khôn lường, cho nên đừng phí hoài sức lực để phản kháng. Chấp nhặt vào những điều giả tạm là chính là u mê. Vì không có gì không thay đổi và không có gì có thể trường tồn vĩnh cửu – cho dù đó là một ngôi nhà, cho dù là những vì tinh tú, hay bản thân chính chúng ta.

 

Chỉ bằng cách buông bỏ và thuận theo thay đổi, chúng ta mới có thể tự do học hỏi và phát triển. Chấp trước khiến chúng ta khổ đau, và sự ràng buộc như xiềng xích ngăn cản ta thăng hoa. Mặc dù ta không thể tiên liệu những thứ quá xa xôi, nhưng tôi chắc chắn, nếu có thể buông bỏ chấp trước, ta sẽ được ban cho những thứ tốt đẹp hơn.

 

Như Trang Tử (một Đạo gia nổi tiếng khác) đã từng nói, “Vừa khi con sâu róm tưởng thế giới này đến hồi kết, nó đã trở thành một con bướm rồi.”

 

Gian khổ khiến chúng ta mạnh mẽ hơn.


Gian khổ đến trong muôn hình vạn trạng.

 

Các hình thức tồn tại của giới tự nhiên phải kinh qua gian khổ, như khi mùa xuân nhường chỗ cho mùa đông giá rét, hoặc như một cơn bão phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Dù khó khăn, thiên nhiên không hề ca thán, cũng không gục ngã. Thiên nhiên vượt lên, và chẳng bao lâu, thông qua nhẫn nại, ngọn cỏ đầu tiên cũng mọc lên.

 

Thiên nhiên cũng không cố tình lảng tránh khó khăn, cũng không mong muốn mọi thứ phải đi theo cách mà nó mong muốn. Trong cơn bão, cây liễu cũng không có cách gì chống lại cường phong — cây chỉ uốn cong, nhưng cành không gãy — cây rất linh hoạt và kiên cường. Cây sống trong từng khoảnh khắc thực tại, chấp nhận thử và vươn mình nghênh đón thử thách.

 

Chúng ta phải kiên trì như cây liễu. Và quan trọng nhất, chúng ta phải học những bài học trong sự gian khó và tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân.


Như cố vấn Craig Loungborough đã nói: “Không có núi, chúng ta không phải chịu đựng sự khó nhọc của việc leo dốc, nhưng thứ mà ta sẽ mãi mãi bỏ lỡ là cảm giác hân hoan của người đứng trên đỉnh. Đó là sự đánh đổi vô cùng đáng tiếc, khi không còn sự khó nhọc lúc lên dốc, thứ mà bạn đánh mất chính cũng chính là cả một cuộc đời.”


Khi gặp khó khăn, chúng ta được ma luyện. Chúng ta học cách chịu đựng, kiên nhẫn, và khoan dung. Ta học cách thích ứng và sự bền chí, ta mạnh mẽ hơn, và chúng ta học được bài học của lòng biết ơn. Chúng ta biết rằng, nếu không có giông bão, chúng ta sẽ không trân quý thời khắc bình yên.

 

Mặc dù có thể mất thời gian một thời gian lâu để cảm nhận, nhưng luôn có những thứ vô cùng tốt đẹp mà bạn có thể gặt hái sau mỗi khó khăn. Và như người ta vẫn nói, đó không phải là việc chinh phục một ngọn núi, mà là sự chinh phục chính chúng ta.


Tatiana Denning, D.O. là một bác sĩ gia đình và chủ sở hữu của Simpura Weight Loss and Wellness. Cô tin vào việc cung cấp cho bệnh nhân kiến thức và kỹ năng cần thiết để duy trì và cải thiện sức khỏe của chính họ thông qua quản lý cân nặng, tạo lập thói quen lành mạnh để phòng ngừa bệnh tật.

 

 

 Tatiana Denning  _  Đăng Tiêu



























 

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.