.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

Đỉnh núi nào được gọi là 'Thánh mẫu của vũ trụ'?

 

Đỉnh Everest được biết đến là 'nóc nhà thế giới', cao 8.848 m tính từ mực nước biển, nằm ở giữa biên giới Nepal và Tây Tạng.

Theo World Atlas, Everest là đỉnh núi cao nhất trên thế giới. Đỉnh núi này còn được gọi là “Thánh mẫu của vũ trụ”. Ảnh: World Atlas.

Đỉnh Everest có chiều cao 8.848 m so với mực nước biển, là đỉnh núi cao nhất trên bề mặt Trái Đất so với mực nước biển. Đỉnh Everest thu hút nhiều người leo núi khám phá. Ảnh: Wikipedia.

Đỉnh Everest còn có tên gọi khác là Chomolungma. Tên gọi Everest chỉ xuất hiện từ năm 1865 khi được Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh đặt tên tiếng Anh. Ảnh: Wikipedia.

 Theo World Atlas, đỉnh Everst nằm giữa 2 quốc gia Nepal và Trung Quốc (Tây Tạng), thuộc dãy Himalaya. Ảnh: World Atlas.

Trong tiếng Nepal, đỉnh núi này được gọi là Sagarmatha, có nghĩa là "trán trời". Người Tây Tạng gọi là Chomolangma (Thánh mẫu của vũ trụ). Theo CNN, nhiệt độ ở đỉnh Everest dao động từ -31 đến -4 độ F. Tháng 5 là thời điểm để leo núi, khi trời ít gió. Ảnh: BBC.

New Zealand là quốc gia đầu tiên có quốc kỳ được cắm trên đỉnh Everest (ngọn núi cao nhất thế giới) ngày 29/5/1953. Người làm được điều này là nhà leo núi Edmund Hillary. Ảnh: Wikipedia.

Ngày 16/5/1975, nhà leo núi người Nhật Bản có tên Junko Tabei trở thành phụ nữ đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest. Ngày 25/5/2001, Erik Weihenmayer mang quốc tịch Mỹ, trở thành người mù đầu tiên chinh phục được đỉnh núi cao nhất thế giới này. Ảnh: New York Times.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing News


Tác phẩm điêu khắc trên thân cây dài hơn 12 mét đạt kỷ lục Guinness....

Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là“Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm.

Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”.Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minhđiều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét.Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinhxảo đến như vậy!


Khi nhìn từ xa, bạn có thể nghĩ đơn giản đây là một nửa thân cây bình thường.


Khi lại gần hơn một chút, có thể bạn sẽ cho rằng thân cây được chạm khắc một tác phẩm trừu tượng nào đó.

Nhưng bạn sẽ thật sự sửng sốt khi tiến gần đến mức có thể nhìn thấy được chi tiết của nó, từng hình ảnh nhà cửa, cây cối, con người và những kiến trúc cổ đại Trung Quốc hiện lên rõ nét đến kinh ngạc.


Kiệt tác nghệ thuật của ông đã đạt kỷ lục Guinness về tácphẩm điêu khắc bằng gỗ dài nhất thế giới.


Tác phẩm được lấp đầy bởi hình ảnh sinh hoạt của người dân, nhà cửa, cầu đường, tàu thuyền tấp nập, thậm chí là có đến 550 hình ảnh người dân được chạm khắc riêng lẻ.


Toàn bộ tác phẩm được khắc chỉ trên một thân cây dài 12,286 m,cao 3,075 m (tính đến điểm cao nhất), và rộng 2,401 mét. Ông phải mất 4 năm mới hoàn thành tác phẩm.

Tự Minh
(Ảnh: China News Service)


5 ngôi đền, chùa tọa lạc ở nơi cực kỳ nguy hiểm vẫn tấp nập du khách.

Những ngôi đền này đều nằm ở nơi nguy hiểm, xung quanh là vực sâu nhưng vẫn có rất nhiều người lặn lội đường xa tìm đến.

1. Đền Jinding Guanyin, Thiểm Tây

Núi Tayun ở huyện Trấn An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nó nổi tiếng là ngọn núi có nhiều cảnh đẹp, khung cảnh kỳ vĩ, nên thơ nhưng không kém phần nguy hiểm. Ở trên núi có một ngôi đền Đạo giáo có từ thời Tần Chu, có 3 gian chính nằm sát vách đá.

Ngôi đền này được xây dựng rất công phu, có 4 quả chuông bên trong, mỗi lần đánh sẽ vọng tiếng chuông ngân nga khắp nơi. Nhiều người tìm đến đây để chiêm ngưỡng công trình thế kỷ đồng thời cầu nguyện vì nơi này rất linh thiêng.

2. 2 ngôi chùa trên núi Fanjingshan, Quý Châu

Đây là 2 ngôi chùa cực kỳ nổi tiếng, nằm trên núi Fanjing – nơi có vách đá cao vút được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thiên nhiên Thế giới vào năm 2018. Ngôi chùa tọa lạc ở độ cao 2.336m so với mực nước biển, thu hút đông đảo du khách tới chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp trên không trung.

2 ngôi chùa này là chùa Phật Tích và chùa Di Lặc, thờ cúng 2 vị thần của hiện tại và tương lai, được xây dựng vào thời nhà Minh cách đây 500 năm trước và giữ nguyên được nguyên bản cho tới ngày nay. Có một cây cầu nối 2 ngôi chùa với nhau, bên dưới là vực sâu hun hút. Để leo lên được ngôi chùa này, mọi người phải vượt qua hàng nghìn bậc thang thẳng đứng bám vào vách đá.

3. Chùa Hương Tự, Thiểm Tây

Chùa Xianglu (Hương Tự) nằm trên vách đá Xianglu cao 200m, phía đông thành phố Gia Hưng, cách sông Hoàng Hà bên dưới không xa. Để đến được chùa này chỉ có thể băng qua một con đường hẹp. Phía trước chùa có một tảng đá khổng lồ có đường kính 5m, cao hơn 20m.

Nơi này được biết đến là 1 trong 8 danh thắng nổi tiếng ở Gia Hưng. Bên trong chùa lúc nào cũng nghi ngút hương khói, đứng từ bên ngoài nhìn xuống vách đá hiểm trở và nước sông Hoàng Hà cuồn cuộn chảy là một cách tượng vô cùng ngoạn mục.

4. Chùa Huyền Không, Sơn Tây

Huyền Không Tự hay còn được gọi là Tu viện Treo, được xây dựng khắc vào trong vách núi thẳng đứng, bên dưới chống bởi những cột gỗ. Ngôi chùa này có lịch sử 1.500 năm, được xây dựng vào thời Bắc Ngụy, các tòa nhà mới nhất có từ thời nhà Minh và nhà Thanh.

Toàn bộ ngôi chùa được xây vào vách núi, có tổng cộng 27 thanh xà bằng gỗ để chống đỡ nên thoạt nhìn nó như được treo trên không. Ước tính có 40 gian bên trong ngôi chùa, đều làm hoàn toàn bằng gỗ, các gian nối với nhau bằng hành lang và ván.

5. Chùa Tư Châu, Tây Tạng

Ngôi chùa này nằm ở độ cao 5km so với mặt đất, được xây dựng cách đây 3.000 năm trên một vách đá hiểm trở. Quy mô của ngôi đền này rất lớn và công phu nên du khách đến đây đều rất ngạc nhiên khi cách đây 3.000 năm, cuộc sống người dân nơi đây khá lạc hậu nhưng đã có thể xây dựng nên một trong trình mang tính tầm vóc đến vậy, đó thực sự là một điều phi thường.

Chùa Tư Châu không chỉ là một công trình để đời mà nó còn thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng của người dân xung quanh. Vì ngôi đền tọa lạc ở trên cao nên nó khiến người ta có cảm giác cô độc. Dẫu đến được đây không hề dễ dàng nhưng điều đó vẫn không ngăn cản nhiều người tìm đến.







































Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.