.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2022

16 LỜI KHUYÊN VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG


1. Giữa sữa và sữa đậu nành, hãy nên chọn đậu nành.
2. Nếu cảm thấy rằng bạn vẫn có thể ăn thêm một nửa bát cơm nữa thì tốt nhất hãy rời khỏi bàn ăn. Chỉ ăn no khoảng 70 – 80% là tốt nhất.
3. Ngay cả khi cơ thể bạn không cảm thấy đói khát, tốt nhất vẫn duy trì uống tối thiểu 4 ly nước mỗi ngày.
4. Nên bổ sung sữa chua nhiều hơn.
5. Tránh xa thuốc lá và rượu.
6. Thêm thành phần ngũ cốc và rau vào chế độ ăn bình thường hàng ngày.
7. Uống trà xanh tốt hơn hồng trà.
8. Coi trọng bữa sáng sẽ tốt hơn là bữa tối.
9. Kiểm soát lượng muối.
10. Nên đánh răng sau khi thức dậy, sau đó uống nước.
11. Không ăn (uống) nước canh lẩu khi đã được nấu đi nấu lại quá lâu.
12. Ăn mỗi ngày 2 quả táo vào buổi sáng và buổi tối sẽ giải quyết và cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón.
13. Ăn trái cây trước bữa ăn tốt hơn sau bữa ăn.
14. Ăn cá ít nhất một lần một tuần.
15. Tránh xa đồ uống có ga.
16. Bạn có thể uống một ly rượu vang đỏ trước khi đi ngủ.
11 LỜI KHUYÊN VỀ VẬN ĐỘNG
1. Tận hưởng ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 8-9h sáng.
2. Nên chạy bộ chậm và đi bộ nhanh.
3. Thói quen ngâm chân nước ấm có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa chứng bệnh giãn tĩnh mạch.
4. Khi tinh thần mệt mỏi, không cần thiết phải tập thể dục để xoa dịu nó, cách tốt nhất là nghỉ ngơi, điều này quan trọng hơn.
5. Hạn chế tập thể thao ngoài trời vào mùa đông khi thời tiết quá lạnh giá.
6, Di chuyển khoảng cách dưới 10 tầng, không nên đi thang máy.
7. Nên thường xuyên đứng xem TV.
8. Tập thể dục trong nửa giờ mỗi ngày thay vì 3 giờ vào cuối tuần.
9. Nên thường xuyên đi dạo.
10. Nằm ngủ trên một chiếc giường có đệm cứng vừa sẽ thuận lợi hơn cho sức khỏe cột sống.
11. Nghỉ ngơi ít nhất nửa giờ sau khi tập thể dục rồi sau đó mới có thể đi tắm.
5 LỜI KHUYÊN VỀ SINH LÝ HỌC
1. Không nên ngồi vắt chéo chân (chân chữ ngũ), để tránh không làm đè nén các dây thần kinh.
2. Quần áo của năm ngoái nên được lấy ra phơi nắng trước khi tiếp xúc và mặc lại.
3. Không nên suốt ngày ăn lại thức ăn thừa.
4. Không nên gội đầu quá nhiều, 2-3 ngày gội 1 lần là được.
5. Buổi trưa nhất định phải nằm xuống nghỉ ngơi, nhưng không nên quá 40 phút.
5 LỜI KHUYÊN VỀ MỐI QUAN HỆ VỚI BẠN ĐỜI
1. Đừng dành quá nhiều thời gian chăm sóc con cái hay các mối quan hệ bên ngoài khác mà bỏ qua việc quan tâm tới chồng/vợ của bạn.
2. Những cảm xúc dành cho người yêu, cũng cần phải đầu tư bằng cả trái tim chân thành và dụng công.
3. Nếu như có xung đột xảy ra, mỗi người nên tự lùi lại 1 bước.
4. Thỉnh thoảng nên tạo ra một chút ngạc nhiên.
5. Đừng quên ngày sinh nhật của người ấy.
5 LỜI KHUYÊN VỀ HẠNH PHÚC
1. Trân trọng mọi thứ bạn đang có trong hiện tại, ngay bây giờ.
2. Con người ta sống vốn chỉ là những trạng thái cảm xúc, tâm trạng. Hãy nắm lấy hôm nay, xây dựng cho ngày mai và lưu giữ mãi mãi ở những ngày sau.
3. Chỉ cần bạn biết cảm nhận mọi thứ bằng trái tim, thì hạnh phúc sẽ luôn luôn hiện hữu ở bên cạnh bạn.
4. Biết đủ là đủ, tự hài lòng chính là hạnh phúc.
5. Chỉ cần có những người thân đồng hành với mình, có bạn bè quan tâm thân thiết, có một cơ thể khỏe mạnh, chỉ như vậy thôi, bạn đã là người hạnh phúc nhất thế giới.
KỸ THUẬT THỞ GIÚP NGỦ NHANH & SÂU 4-7-8
Phương pháp "hơi thở thư giãn", bao gồm thở vào trong 4 giây, giữ hơi trong 7 giây và thở ra trong 8 giây.
Kỹ thuật thở này đòi hỏi một người phải tập trung vào việc điều hòa hơi thở, thay vì suy nghĩ và lo lắng khi bạn nằm xuống ngủ vào ban đêm.
Cách thở này có nguồn gốc từ một bài tập thở của Ấn Độ tên pranayama (điều hòa hơi thở), hiện vẫn được áp dụng trong yoga, thiền. Các bước thực hiện:
Bước 1: Thở ra, hoặc thổi hơi ra hoàn toàn bằng miệng. Lưu ý thở mạnh, tạo thành tiếng. Đầu lưỡi đặt đằng sau răng hàm trên.
Bước 2: Đóng miệng, hít nhẹ nhàng bằng mũi, đếm thầm trong đầu đến 4.
Bước 3: Nín thở, đếm đến 7.
Bước 4: Lại thở mạnh ra thành tiếng, đếm đến 8.
Bước 5: Đóng miệng vào và hít nhẹ nhàng, lặp lại toàn bộ quá trình thêm ba lần nữa.
Nếu kỹ thuật này chưa đủ giúp bạn ngủ nhanh thì nên được kết hợp với các vật dụng hỗ trợ như mặt nạ ngủ, nút tai, nhạc thư giãn, tinh dầu khuếch tán hoa oải hương hoặc tránh uống nước có caffeine trước khi ngủ.
QUY TẮC 3 PHÚT SỐNG KHỎE SUỐT ĐỜI
* Chải răng trong 3 phút.
Phương pháp đánh răng “3-3-3”, tức là mỗi ngày nên đánh răng 3 lần, sau bữa ăn 3 phút, mỗi lần đánh 3 phút. Nguyên tắc cơ bản khi đánh răng là chải sạch mọi mặt, từ bên trong lẫn bên ngoài của hàm răng.
* Nằm trên giường 3 phút sau khi tỉnh dậy.
25% trường hợp đột quỵ và đột tử xảy ra vào buổi sáng từ 7h đến 8h. Người già bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim, mỗi khi thức giấc không nên ngồi dậy ngay mà trước tiên hãy nhắm mắt dưỡng tâm 3 phút rồi từ từ vận động từ tứ chi đến phần đầu, cổ.
*Đun nước thêm 3 phút sau khi sôi.
Khi đun nước cần làm theo các bước: Trước tiên, để nước trong ấm một lúc rồi mới bắt đầu đun sôi; khi nước sôi mở nắp ấm; cuối cùng đợi nước sôi tầm ba phút và để lửa nhỏ. Cách đun này giúp các chất có hại trong nước bay hơi.
* Ăn đồ nóng và uống lạnh cách nhau 3 phút.
Sau khi ăn đồ nóng huyết quản sẽ giãn ra. Nếu uống nước lạnh ngay, huyết quản đột ngột co lại làm huyết áp tăng cao dẫn đến đau đầu, buồn nôn, đau bụng. Vì vậy, tốt nhất không nên ăn đồ nóng và đồ lạnh cùng lúc mà nên cách 3 phút.
* Ngâm trà trong 3 phút.
Ngâm trà trong nước 70-80 độ C khoảng 3 phút sau đó thay nước và tiếp tục ngâm trà thêm 3 phút nữa làm tăng hương vị của trà. Bên cạnh đó, caffeine tiết ra giúp người uống tỉnh táo, sảng khoái tinh thần.
* Không tức giận quá 3 phút.
Năng lượng tiêu tốn trong 10 phút tức giận tương đương khi chạy 3.000 m. Ngoài ra, các phản ứng sinh lý lúc tức giận kích thích cơ thể sản sinh các chất độc phức tạp hơn bất cứ cảm xúc nào. Do đó, người tức giận khó sống lâu. Muốn tăng sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ, bạn không nên tức giận quá.

Từ Internet

ĐỜI NGƯỜI VỚI NHỮNG GIAI ĐOẠN "HỒI".....

Tôi sắp bước sang tuổi bảy mươi mốt nên thường nghĩ suy về đời người, thân phận con người mà chủ yếu là bản thân mình và bạn hữu. Khi có người gọi mình bằng bố hay ông là mình biết mình đã già. Biểu hiện dễ thấy nhất của tuổi già là sức khỏe giảm sút. Tất cả hệ thống tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết… đều “có vấn đề”. Ngoài chuyện tóc bạc răng long lại còn đau xương nhức khớp, ôi thôi lắm cái khổ. Đa phần đến tuổi nầy không ai còn ham muốn gì ngoại trừ sức khỏe tốt, không bệnh tật và rà soát lại quảng đời đã trải qua.

Tôi có mấy người bạn vong niên vì ở gần nhau nên thỉnh thoảng gặp nhau để vui vài cốc bia rượu. Đề tài rất phong phú từ sức khỏe đến thể thao hay những câu nói độc đáo của những chính khách… Nói chung là tốt vì xả được stress (mua vui cũng được một vài trống canh mà) và yên tâm là bạn mình vẫn còn OK, còn uống bia được và… còn nói tếu táo với nhau. Bài học của bọn già cả quê mùa chúng tôi là lạc quan và bình tĩnh mà sống. Ông bạn tôi hơn tôi mười tuổi bị tai biến hai lần rồi mà vẫn còn uống bia. Ông bảo: “Mình đã "đầu tư" vào bia rượu sáu bảy chục năm rồi giờ bỏ cũng uổng”.

Về đề tài xem xét lại cuộc đời của mỗi con người bọn tôi có đúc kết là cuộc đời mỗi người có tám giai đoạn nhưng để cho có vẻ tiếu ngạo giang hồ bọn tôi gọi là tám hồi.

Mà nói cho cùng thì mỗi người cũng giống như những kiếm sĩ, những danh thủ; sau khi luyện công xong thì xuống núi vào đời hành hiệp. Mỗi người một tuyệt kỹ, một trường phái không ai giống ai và có một điểm giống nhau là ai cũng cho rằng mình là số một.

1. Hồi 1 – Hồi Nhỏ:

Hồi nhỏ là thời gian từ khi mới sinh ra đến khi tốt nghiệp. Hồi nầy chúng ta chịu sự quản lý và sanh sát của gia đình, cha mẹ và thầy cô giáo. Nhìn chung thì hồi nầy tương đối êm đềm và ít biến động vì không có trách nhiệm với ai cả; mỗi mỗi chỉ là cho bản thân mình. Nói chung là học sao cho tương đối khá là được chỉ hơi vất vả là vào những năm cuối Trung Học và Đại Học. Nếu thi rớt thì phải nhập ngũ. Hồi một chấm dứt với một mảnh bằng Đại Học, một nghề nghiệp hoặc một binh nghiệp.

2. Hồi 2 – Hồi Hộp:

Hồi hai nầy kéo dài khoảng hơn ba mươi năm bắt đầu vào những năm cuối của hồi một. Sở dĩ gọi là hồi hộp vì toàn là những biến cố, biến động làm cho chúng ta xao xuyến, lo âu, lo sợ… và phải luôn suy nghĩ, khổ sở tìm các giải pháp… Nói chung là luôn hồi hộp.

Cái hồi hộp đầu tiên là giây phút “hồn lỡ sa vào đôi mắt em, chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm” để rồi tiếp theo là “chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em…”. Rồi những trang thư trên giấy học trò được viết nhưng không gửi, những buổi tan học lẽo đẽo theo sau, rồi những chiều những đêm tan trường về chung lối mà lại chọn lộ trình xa nhất để kéo dài giây phút bên nhau. Ôi cái thuở ban đầu lưu luyến ấy nó rất dễ thương nhưng đầy hồi hộp.

Nhưng rồi một nỗi lo lớn hơn xuất hiện: Hai kỳ thi Tú Tài một và hai. Thời của chúng tôi hết năm lớp 11 (Đệ Nhị) là phải thi bằng Tú Tài một; đậu được Tú Tài một mới lên lớp 12 (Đệ Nhất), cuối năm nầy phải thi bằng Tú Tài hai. Nếu đậu Tú Tài hai coi như hoàn tất Trung Học và lên Đại Học. Nếu rớt Tú Tài một hoặc Tú Tài hai thì phải “xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung”. Bởi vậy nên “rớt Tú Tài anh đợi ngày đi, đau lòng anh muốn khóc”; đi đây là nhập ngũ là vào binh nghiệp. Đến đây thì bạn hữu bắt đầu ly tán… Hai năm cuối của bậc Trung Học là đầy áp lực, tất cả phải gác lại và tập trung vào việc học – kể cả việc yêu đương. Nhưng đó chỉ là lý thuyết thôi vì làm sao mà ngừng yêu được, rất khó.

Tôi nhớ có người bạn trước ngày thi mấy tháng anh ta phải xuống tóc (cạo đầu) và từ biệt người yêu để chuyên tâm vào việc đèn sách. Cuối cùng anh cũng đậu Tú Tài nhưng người anh yêu thì đã yêu người khác.

Sau khi vượt qua ải Trung Học thì phải thi tiếp vào những Đại Học chuyên nghiệp. Mỗi lần thi là một lần hồi hộp. Nếu thi đậu thì bạn sẽ được định hướng nghề nghiệp tương lai; bạn sẽ là Bác Sĩ, Dược Sĩ, Kỹ Sư. Nhưng nếu rớt thì bạn có thể ghi danh học các Đại Học không cần thi tuyển như Khoa Học, Luật… Điều đáng lo đối với một thanh thiếu niên từ tỉnh nhỏ lên Sài Gòn học Đại Học là làm sao có đủ tiền chi phí cho bốn năm Đại Học. Nhưng nhờ trời sinh voi thì phải sinh cỏ nên dù vất vả anh em cũng tốt nghiệp và sắm bộ Vest để lãnh văn bằng chấm dứt bốn năm sống như trong địa ngục.

Mọi hân hoan của ngày tốt nghiệp rồi cũng qua mau mà cái kế tiếp là phải giải quyết việc làm. Tốt nghiệp vào cuối tháng Bảy mà hạn hoãn dịch là tháng Mười Một, nghĩa là đến tháng Mười Một thì chuẩn bị nhập ngũ mà nếu không có chỗ nhận đi làm thì mình thành như con thuyền không bến. Lại thêm một lần khốn khó, được một cái là anh em chúng tôi rất thương nhau nên họp lại và người nào có khả năng hoãn dịch tiếp thì đợi chỗ mới hoặc đi làm sau nhường chỗ cho anh em khác cần đi làm trước.

Sau khi đã tu luyện xong môn võ công của mình mọi người bắt đầu công cuộc hành tẩu giang hồ và vẫn còn ở trong vòng hồi hộp.

Trong hồi nầy chúng ta bị kéo vào một vòng xoáy tràn ngập nhiều biến cố như tán gái, cưới vợ, sinh con, làm việc cật lực để xây dựng tổ ấm, lấy lòng mấy sếp lớn nhỏ mặc dù… rất chán nản. Bây giờ không biết tại sao mình có thể tồn tại được trong những ngày tháng dài đến ba bốn mươi năm với nhiều biến cố như vậy. Bây giờ thì hành giả hay kiếm sĩ hay anh hùng (bạn có thể gọi bằng bất cứ từ nào bạn thích) đã thấm mệt và chuẩn bị gác kiếm.

3. Hồi Xuân:

Đây là một hồi đặc biệt, ngắn ngủi mà ông bạn vong niên yêu cầu đưa vào cho đầy đủ. Nó xảy ra trong một thời gian ngắn một vài năm khi mà ta bị mệt mỏi, chán nản thì tự dưng cảm thấy như có một luồng sinh lực mới tuôn tràn vào cơ thể làm cho hưng phấn và ta lại lao vào mọi việc một cách hăng say nhiệt tình. Nhưng rồi những ngày vui nào cũng qua mau và ta phải đối diện với sự thật là lực bất tòng tâm.

4. Hồi Hưu:

Thế rồi bỗng nhiên ta được cho phép dừng bước giang hồ trở về với mái nhà nhỏ của riêng mình. Con cái giờ đã lớn, đã lập gia đình đã đi xa; nhà chỉ còn hai người già nhưng vẫn còn son hoặc tệ hơn như tôi chỉ một mình. Việc gì làm được thì đã làm rồi, việc chưa làm được thì không còn sức để làm.

Việc đúng việc sai thì cũng xong rồi đâu sửa được. Thôi thì an phận mà vui thú chim cá cảnh vậy. Cũng có người không chịu nổi cảnh trống trải cô độc nên lại vác kiếm quay lại giang hồ, để thấy mình “hiện hữu”.

Hồi nầy kéo dài bao lâu là do phúc phận của mỗi người, ai mà biết được ngày sau. Nhìn chung thì hồi nầy tương đối yên bình vì không phải chiến đấu, không tranh hơn thua với ai nữa. Thế nhưng đời đâu phải bằng phẳng như nước hồ thu đâu. Không chiến đấu với ngoại cảnh thì lại phải chiến đấu với bản thân mình.

Phần cơ thể vật chất đã bị lão hóa nên xuống cấp và nhiều bệnh xuất hiện: Đau nhức xương khớp, huyết áp, tiểu đường, tiêu hóa, bài tiết, gan mật…

Chúng ta lại có những người bạn mới như y tá, bác sĩ…

Phần tâm thức cũng không bình yên. Những lo lắng về bệnh tật, muộn phiền, tiếc nuối… Tất cả như một cơn lũ tràn về.

5. Hồi Tưởng:

Trong hồi nầy vì vô sự nên người ta nghĩ về những ngày qua, quá khứ. Khi họp mặt hay gặp lại bạn cũ ta ưa nhắc lại những chuyện cũ. Những mùa phượng, những rung động với cô em học chung trường, những giận hờn, những xót xa… Và từ đây đưa đến một hồi phụ là… hồi ký.

Từ hồi tưởng hồi ức ta có dịp nhìn lại toàn bộ cuộc đời chiến đấu của mình, những thành công, những thất bại, những sai lầm… Rồi chúng ta tự hỏi mình: Ta đã được sinh ra, đã sống đã hoạt động qua nhiều hồi và bây giờ ngồi đây chờ đợi hồi kết; vậy thì mục đích tối hậu và ý nghĩa của đời sống mỗi người là gì? Chẳng lẽ chỉ là học tập, lập gia đình, làm việc rồi… “nghỉ ngơi”.

6. Hồi Hướng:

Hồi hướng ở đây có nghĩa là quay đầu nhìn lại mình. Từ nhỏ chúng ta chỉ nhìn ra ngoài, nhìn ngoại cảnh, nhìn người khác… từ đó có đánh giá đúng sai, đẹp xấu, thiện ác… Tất cả cái đó, điều đó quyết định hành động chúng ta. Chúng ta bị ràng buộc vào mệnh đề của Descartes: “Tôi suy tư vậy tôi hiện hữu” và suy tư trên nền của lý luận nhị nguyên (tốt – xấu, thiện – ác…).

Những câu hỏi trên buộc ta phải nhìn lại mình và tìm hiểu bản chất của mình, của đời người, của thân phận con người. Trước chúng ta đã có nhiều vị làm điều đó như: Đức Phật, Chúa Jesus, Lão Tử, Trang Tử, nhiều thiền sư, triết gia… Lịch sử cho thấy không nhiều người đặt những câu hỏi kiểu nầy và chịu khó tìm hiểu bản chất của đời người. Việc nầy tùy thuộc vào duyên nghiệp của mỗi người và không có chuyện đúng sai ở đây.

“Gió theo lối gió, mây đường mây”.

7. Hồi Sức:

Trở lại chuyện kiếm hiệp, đến hồi nầy thì rất gay go cho hành giả trong sự nghiệp chiến đấu với bệnh tật. Và tôi cũng không dám bàn thêm vì nó cũng sắp đến hồi kết mà ông bạn già của tôi gọi là hồi kèn. Gọi là bạn cũng không đúng vì ông anh nầy lớn hơn tôi mười tuổi và đã hai lần tai biến, hai lần hồi sức nhưng anh vẫn lạc quan vẫn vui với bè bạn. Mỗi khi gặp nhau thấy anh vẫn khỏe vẫn vui, ai có hỏi sức khỏe thế nào anh bảo: “Kệ mẹ nó, thằng nào rồi cũng chết cả, cứ sống vui đi, quan tâm làm gì, chuyện gì đến sẽ đến lo sao được”.

8. Hồi Kết:

Hồi nầy được tô điểm bằng nhạc và hoa. Bạn sẽ được thưởng thức: Lòng Mẹ, Như Cánh Vạc Bay, Cát Bụi, Đường Đời, Diễm Xưa, Hạ Trắng..Một Cõi Đi Về..........

Sưu Tầm

Tương Tác Giữa Thuốc Và Thực Phẩm.


Từ lâu , người ta đã biết rằng một vài loại thức ăn , hoặc thức uống có thể ảnh  hưởng  đến sự hấp thụ và tác dụng của  thuốc  sử dụng . Khoa học gọi đây là hiện tượng tương tác ( interaction ) giữa thực phẩm và dược phẩm . Tác dụng của món thuốc có thể bị thay đổi, như nó có thể bị gia tăng , suy giảm , hoặc bị vô hiệu quá .  Một số phản ứng phụ ( effets indésirables , side effects )  củng nhân đó mà xuất hiện ra . Liều lượng thuốc sử dụng  , tuổi tác , sức nặng của bệnh nhân , nam hay nữ , ăn lúc nào , uống thuốc lúc nào cũng như tình trạng sức khỏe đều là những nhân tố có thể ảnh hưởng và chi phối hiện tượng tương tác.
 

Một vài thí dụ điển hình
(Trong thực tế còn rất nhiều loại dược phẩm không được nêu ra ở đây )

1- Các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng
Penicillin ( Amoxicillin, Ampicillin) , Erythromycin : tránh ăn hay uống những thứ có tính chua hay acid , như nước trái cây , nước cam ,cà tomate , café . Dùng những loại thực phẩm này sẽ làm tăng độ acid của bao tử và làm giảm tác dụng của thuốc . Nên uống lúc bụng trống , nghĩa là 1 giờ trước , hoặc 2 giờ sau khi ăn .Trường hợp bị xót bao tử thì nên ăn một chút thức ăn lúc uống thuốc .

Tetracycline , Ciprofloxacin ( Cipro)  : tránh ăn , hay uống những thực phẩm có chứa nhiều calcium , như sữa , crème glacée ,  fromage , và yaourt .Cũng không nên uống chung  với các loại vitamins hay supplements có chất sắt .Với những loại thức ăn này , thuốc sẽ bị kém tác dụng đi . Nếu uống chung với  café , Coca Colas , trà , chocolat  , sẻ làm gia tăng nồng độ caffeine trong máu lên nhiều ,và gây kích thích  , bồn chồn . Cũng không nên uống chung với các loại  thuốc  làm giảm độ chua  của bao tử thường được gọi là antacids như Maalox , Mylanta ….
Metronidazole ( Flagyl ) trị nhiễm trùng đường ruột và đường sinh dục : tránh rượu vì  có thể làm xót dạ dày , làm đỏ mặt ( flushing ) , nhức đầu , đau bụng và nôn mửa . Các loại Sulfonamides , như Sulfamethazine + Trimethoprim ( Bactrim , Septra) : tránh rượu vì có thể làm nôn mửa . Nên uống lúc bụng trống . Nếu cảm thấy khó chịu , thì có thể ăn một chút gì đó .

2-  Các loại thuốc chống nhiễm trùng do nấm ( antifungals )
Griseofulvin ( Grifulvin) , Ketoconazole ( Nizoral)  : tránh uống chung với sữa, fromage, yogourt , cà rem, và củng không nên dùng cùng một lúc với các loại thuốc antacids .  Tránh uống rượu, vì sẻ bị đỏ mặt , nhức đầu , đau bụng và nôn mửa .
3-     Các loại thuốc chống đau nhức có codeine và narcotique
Codeine + Acetaminophen ( Tylenol avec Codeine ), Morphine, Oxycodone +Acetaminophen( Percocet) , Meperidine ( Demerol ) : Không nên uống rượu cùng 1 lúc với thuốc , vì sẻ làm gia tăng sự ngầy ngật và buồn ngủ , rất nguy hiểm nếu phải lái xe hay sử dụng máy móc …. Nên uống thuốc lúc bụng đầy để khỏi làm xót bao tử

 4-  Các loại thuốc làm giãm viêm sưng và làm giãm đau nhức .
Acetylsalicylic ( Aspirin) ,Ibuprofen(Advil , Motrin ), Naproxen, Feldene     vv…nên uống lúc bụng đầy hay uống với sửa để khỏi xót dạ dày .
Tránh dùng chung với rượu hay với các loại nước trái cây có tính chua . Rượu có thể làm hại gan và tăng nguy cơ xuất huyết bao tử . Tốt nhất là nên dùng các loại Aspirin có áo bọc bên ngoài ( buffered Aspirin , enteric coated Aspirin ) để không làm hại bao tử . Acetaminophen ( Tylenol , Tempra ) không hại  bao tử , muốn có hiệu quả cấp thời ,nên uống lúc bụng trống . Tuy nhiên đối với những người nào thường hay uống rượu ,cũng có thể bị hại gan và xuất huyết bao tử. Đối với các thuốc nhóm Corticosteroid trị viêm sưng , ngứa ngáy , như Dexamethasone , Hydrocortisone, Prednisone, Triamcinolone  vv… , nên tránh rượu để khỏi làm xót bao tử. Các loại thuốc này có khuynh hướng giữ nước cho nên cần tránh những thức ăn có chứa nhiều muối sodium .  . Nên dùng những thực phẩm nào có nhiều calcium   như sữa   chẳng hạn . Uống thuốc lúc bụng đầy để không xót bao tử .

 5 -  Các loại thuốc trị bệnh tiểu đường . 
Ví dụ Chlopropamide ( Diabinese ) : Tránh rượu vì  có thể làm đỏ mặt và gây nôn mửa    . Tránh nhửng thực phẫm chứa nhiều bột đường ( carbohydrate ) nhưng lại chứa ít chất xơ .  Tốt hơn hết nên theo lời chỉ dẩn của bác sĩ và dược sĩ .

 6 – Các loại thuốc chống suy nhược tinh thần ( trầm cảm ) thuộc nhóm IMAO
Phenelzine ( Nardil) có thể tương tác với chất Tyramine hiện diện trong một số các loại fromage cứng , chocolat , gan bò , gan gà , rượu chát ,trong trái  avocado và trong các loại saucisse khô . Bệnh nhân bị nôn mửa , áp huyết động mạch gia tăng, và có thể bị tai biến mạch máu não .

 7- Các loại thuốc an thần khác như Paroxetin Paxil) , Sertraline ( Zoloft)           
Fluoxetine ( Prozac ) : có thể uống lúc bụng trống hay bụng đầy . Tránh rượu .

 8 - Các loại thuốc chống lo âu phiền muộn ( Anti anxiety drugs)
Lorazepam ( Ativan)  , Diazepam (Valium) , và Alprazolam ( Xanax ) : Tránh sử dụng máy móc vì sẽ bị ngầy ngật , và phản ứng chậm lại lúc lái xe .  Café ngược lại sẻ kích thích, gây bồn chồn, và làm giảm sự công hiệu của thuốc .

9 – Các loại thuốc antihistamines chống dị ứng
Diphenhydramine ( Benadryl )  , Chlorpheniramine ( Chlor-Tripolon ) , Loratadine ( Claritin ) , Brompheniramine ( Dimetane ), và  Astemizole ( Hismanal ) : Nên uống lúc bụng   trống để tăng hiệu quả của thuốc . Không uống chung   với rượu , sẽ  làm tăng sự ngầy ngật và buồn ngủ . Các loại sirop để trị ho cảm  có chứa chất Dextromethorphan (  Sirop Balminil DM ) cũng không nên được uống chung với rượu .   

10 – Các loại thuốc làm giãn nở phế quản và trị hen suyển
Theophylline ( Theo- Dur) , Aminophylline (Phyllanthin ) , không nên dùng những thứ gì có caffeine ( trà ,café , Coke , Pepsi  vv…) Vì thuốc và caffeine đều kích thích hệ thần kinh trung ương . Tránh rượu vì có thể bị nhức đầu và nôn mửa .
Theophylline , thức ăn nhiều   chất béo làm tăng chất thuốc trong cơ thể lên , còn ngược lại với thức ăn nhiều bột đường sẽ làm giảm chất thuốc  xuống .
 
 
Các loại thuốc trị bệnh tim và tuần hoàn

 A - Thuốc lợi tiểu ( Diuretics ) giúp đem nước ra ngoài cơ thể , và có 2 nhóm :
Nhóm làm mất Potassium, như Furosemide ( Lasix) và Hydrochlorothiazide ( HydroDiuril) : tránh dùng thực phẩm có nhiều muối sodium ( thịt nguội , bacon, đồ  hộp , bột ngọt ) vì chúng sẽ làm thất thoát potassium ra ngoài, gây xáo trộn các điện giải, và có hại đến sức khoẻ .
  Nhóm giữ potassium, như Triamterene ( Dyrenium) ,và Spironolactone ( Aldactone) : tránh dùng thực phẩm có chứa nhiều potassium như chuối , trái cây khô , mọng lúa mì , nước cam ( 2-3 ly )  , sung khô , hoặc sử dụng những chất thay thế muối ( salt substitute ) có chứa nhiều potassium . Sự thặng dư potassium rất có hại cho tim , làm nó đập không đều . 
 
B- Thuốc làm giãn nở mạch, giảm áp huyết và điều hòa nhịp tim.
Captopril ( Capoten) , Enalapril ( Vasotec ) ,Nitroglycerine ( Nitrostat ), Atenolol ( Tenormin ) ,  Hydralazine ( Apresoline ) , Methyldopa ( Aldomet ) và Metoprolol ( Lopressor ) : cần giảm thực phẩm có nhiều muối sodium .  Tránh rượu , vì áp huyết có thể hạ xuống quá thấp . Capoten có thể làm tăng chất potassium trong cơ thể , rất hại cho nhịp đập của tim ,  bởi vậy cần nên tránh dùng những thực phẩm có nhiều potassium như chuối , cam và rau cải có lá thật xanh lúc uống thuốc này .  Thức ăn có thể làm giảm việc hấp thụ của thuốc Capoten  , nên uống 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi dùng bữa .  Đối với thuốc Digoxin , nếu ăn quá nhiều chất xơ và chất pectin ( có trong các loại jelly ) , sự hấp thụ của thuốc có thể bị giảm đi . 
 
C - Các thuốc làm giảm cholesterol
Thường được gọi chung là “Statins” . Tác dụng chính là làm giãm loại cholesterol xấu ( LDL ) . Một vài loại thuốc cũng có thể  giúp kéo chất béo triglyceride xuống nửa . Thí dụ : Atorvastatin ( Lipitor ) , Simvastatin ( Zocor ) , và Lovastatin ( Mevacor ) , Pravastatin ( Pravachol) .  Mevacor và Pravachol nên được uống  vào bữa cơm tối  để tăng sự hấp thụ của món thuốc . Tránh uống nhiều rượu vì có thể hư gan .
 
Các thuốc làm loãng máu và thuốc kháng đông ( Anticoagulant)
Warfarin ( Coumadin ) :  vitamin K làm đông máu nên có ảnh hưởng ngược lại với các loại thuốc kháng đông . Nếu uống Coumadin thì nên tránh dùng những thực phẩm có chứa nhiều vitamin K như  cải broccoli , rau mồng tơi ( spinach ),turnip , bông cải ( cauliflower ) , cải brussel ( brussel sprouts ) .  
Ngoài ra nếu có uống thêm supplement vitamin E  với liều lượng lớn trên  400 IU thì coi chừng nguy hiểm  vì nó có thể làm gia tăng sự  xuất huyết .
 
Các thuốc trị bệnh dạ dày và ruột
Cimetidin ( Tagamet ) , Ranitidine ( Zantac ) , Famotidine (Pepcid) là những thuốc trị loét bao tử  bằng cách giảm  độ chua acid của cơ quan này . Tránh rượu , café và thuốc lá . Đối với những thuốc antacids làm giảm độ chua của dạ dày như thuốc Mylanta và Maalox , nên tránh  dùng chung với sửa , crème glacée , fromage và yogourt .
 
Các thuốc nhuận trường và thuốc xổ  
Lạm dụng những thuốc loại này sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể có thể bị mất các vitamins A,D,E, K , chất khoáng Potassium  , Sodium , và các dưỡng chất do thực phẩm mang vào . Nếu sử dụng loại dầu huile minérale  để làm thuốc xổ thì sẽ  bị mất đi các vitamin hòa tan trong  chất béo  , như các vitamins A,D,E K .
   
Cẩn  thận với nước  bưởi.
Nước bưởi ( grapefruit juice ) , cũng như bưởi trái có thể  làm gia tăng gấp bội  mức độ hấp thụ của một số thuốc vào trong máu , đồng thời cũng kéo theo những phản ứng bất lợi nguy hiểm. Cam và chanh không thấy có ảnh hưởng nầy . Sau đây là những thí dụ :
*- Thuốc trị cao áp huyết : Felodipine ( Plendil) , Nifedipine ( Adalat) , Nimodipine (Nimotop )
*- Thuốc làm giảm cholesterol : Simvastatin ( Zocor) , Lovastatin ( mevacor ), Atorvastatin ( Lipitor ) .
*-Thuốc làm giảm sức miễn nhiễm dùng ở nhửng ca ghép bộ phận  : Cyclosporine ( Neoral)
*-Thuốc trị lo âu , mất ngủ, suy nhược tinh thần : Diazepam ( Valium), Triazolam ( Halcion)  , Carbamazepine ( Tegretol) , Trazodone ( Desyrel) , Clomipramine ( anafranil ) .
*- Thuốc trị dị ứng : Astemizol ( Hismanal ).
*- Thuốc trị Sida : Saquinavir ( Fortovase )
 
Nên uống thuốc với nước gì  ?
RƯỢU :  là thứ cần nên tránh nhất lúc uống thuốc . Rượu thường làm đỏ mặt , nhức đầu , ói mửa , tim đập nhanh, làm ngầy ngật , gây buồn ngủ thêm . Các loại thuốc trị dị ứng  cũng như những loại thuốc có chứa morphin đều không  được uống chung  với rượu .
NƯỚC NGỌT CÓ GAZ : ví dụ Pepsi , Coke  vv…đều có tính làm tăng nhanh thời gian loại thải thuốc ra ngoài bao tử .
CAFÉ :   Một số thuốc có thể làm chậm lại sự biến dưỡng của cafe trong gan , vì vậy tác dụng của chất cafein tồn tại rất lâu trong cơ thể ,và gây ra một số phản ứng phụ bất lợi như làm tim đập nhanh và làm mất ngủ .
SỮA :   Calcium trong sữa sẻ kết hợp với Tetracycline để tạo thành 1 hỗn hợp không hấp thụ được .
TRÀ :  Các hoạt chất của trà sẻ kết hợp với các chất sắt trong thuốc để tạo nên 1 hỗn hợp không thể hấp thụ được . Tránh uống  các supplement có chứa chất sắt với nước trà .

NƯỚC LẠNH :  Uống thuốc với 1 ly nước lạnh là tốt nhất .

KẾT  LUẬN   :
Đại học Laval , Quebec gần đây đã thực hiện 1 cuộc thăm dò về cách sữ dụng thuốc ở giới cao niên. 

Kết quả thật đáng ngại : 70% không hiểu rỏ nhửng lời chỉ dẩn ghi trên lọ thuốc , trong số nầy 50% không tôn trọng cách dùng thuốc  củng như thời gian trị liệu  . Hậu quả là 20% bệnh nhân  điều trị ở bệnh viện đều có nguyên do bắt nguồn từ thuốc mà ra …như dùng thuốc không đúng cách , dùng không đúng liều lượng  chỉ dẩn , phản ứng phụ quá mạnh  vv… 

Ngăn ngừa sự tương tác xảy ra , không có nghỉa là phải nhịn ăn , hay nhịn uống . Điều quan trọng ở đây là cần phải biết rỏ là mình có thể ăn những gì, lúc nào có thể ăn được và lúc nào có thể uống được . 
Muốn biết rõ, không gì tốt hơn là nên hỏi  và  nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ  . /.                                 
 
BS. Nguyễn Thượng Chánh, DAM

Tiểu đêm....

Tiểu đêm tức là đi tiểu đêm là triệu chứng của bệnh suy tim, không phải của bàng quang.đêm

 Tiến sĩ Bansal, bác sĩ nổi tiếng của Shivpuri, giải thích rằng tiểu đêm thực chất là một triệu chứng của sự tắc nghẽn lưu lượng máu đến tim và não. Người lớn và người cao tuổi bị nặng nhất vì họ thường xuyên phải dậy vào ban đêm để đi tiểu. Người cao tuổi không uống nước trước khi đi ngủ vào buổi tối vì sợ làm phiền giấc ngủ. Họ cho rằng nếu uống nước sẽ phải dậy đi tiểu lại. Những gì họ không biết là không uống nước trước khi ngủ hoặc sau khi đi tiểu đêm là nguyên nhân quan trọng gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ vào sáng sớm thường xuyên ở người lớn và người cao tuổi. Thực tế, tiểu đêm có nghĩa là đi tiểu nhiều lần chứ không phải do rối loạn chức năng bàng quang. Điều này là do chức năng tim ở người già giảm dần theo tuổi tác, vì tim không còn khả năng hút máu từ phần dưới của cơ thể.

Trong trường hợp như vậy, ban ngày khi chúng ta ở tư thế đứng, lượng máu chảy xuống nhiều hơn. Nếu tim yếu, lượng máu về tim không đủ và tăng áp lực lên phần dưới của cơ thể. Đó là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi bị sưng tấy ở phần dưới của cơ thể trong ngày. Khi họ nằm xuống vào ban đêm, phần dưới của cơ thể được giảm bớt áp lực và do đó rất nhiều nước sẽ được lưu trữ trong các mô. Nước này trở lại vào máu. Nếu có quá nhiều nước, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để tách nước và đẩy nó ra khỏi bàng quang. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chứng tiểu đêm.

Vì vậy, thường mất khoảng ba hoặc bốn giờ từ khi bạn nằm xuống để ngủ và lần đầu tiên bạn đi vệ sinh. Sau đó, khi lượng nước trong máu bắt đầu tăng trở lại, sau ba giờ người ta phải đi vệ sinh lại.

Bây giờ câu hỏi được đặt ra là tại sao nó lại là nguyên nhân quan trọng gây ra đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim?

Câu trả lời là sau khi đi tiểu hai hoặc ba lần, có rất ít nước trong máu. Lượng nước trong cơ thể cũng bị giảm đi do hô hấp. Điều này làm cho máu trở nên đặc và dính và nhịp tim chậm lại trong khi ngủ. Do máu đặc và máu chảy chậm nên mạch máu bị hẹp dễ bị tắc ...

Đây là lý do tại sao người lớn và người cao tuổi luôn bị phát hiện đau tim hoặc tê liệt vào khoảng 5-6 giờ sáng. Trong tình trạng này, chúng chết trong giấc ngủ.

Điều đầu tiên cần nói với mọi người rằng, tiểu đêm không phải là sự cố của bàng quang mà là vấn đề của quá trình lão hóa.

Một điều nữa cần nói với mọi người là bạn nên uống nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để đi tiểu đêm.

Không sợ tiểu đêm. Uống nhiều nước, vì không uống nước có thể giết chết bạn.

Điều thứ ba là để tăng hiệu quả hoạt động của tim, bạn nên tập thể dục nhiều hơn trong thời gian bình thường. Cơ thể con người không phải là một cỗ máy sẽ xấu đi nếu lạm dụng nó, ngược lại, càng sử dụng nhiều, nó sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn. Không ăn thức ăn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đồ ăn nhiều tinh bột và đồ chiên rán.

Tôi yêu cầu bạn chia sẻ bài viết này với những người bạn lớn và cao tuổi của bạn.

Rất quan trọng đối với người cao tuổi. Vui lòng đọc và làm theo hướng dẫn đơn giản.

Sưu Tầm

 









Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.