.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

Trái Đất vừa lập kỷ lục quay nhanh nhất lịch sử

 (Tổ Quốc) - Các nhà khoa học đưa ra 4 khả năng giải thích cho hiện tượng khó hiểu.

Theo dữ liệu do TimeAndDate.com cung cấp, hành tinh của chúng ta đã lập kỷ lục mới vào hôm thứ Tư, ngày 29 tháng Sáu năm 2022. Dựa trên ghi nhận từ trước tới nay, đây là thời điểm Trái Đất tự quay quanh trục với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử, nhanh hơn 1,59 mili-giây so với mọi khi. Tức là vào tại thời điểm ngày 29/6 vừa qua, người dân toàn cầu đã sống thiếu 1,59 mili-giây so với mọi ngày.

Cũng phải nói thêm, Trái Đất không thực hiện một vòng quay trong chính xác 24 giờ đâu. Trái Đất mất 23 giờ 56 phút 4,091 giây để hoàn thành một vòng quay quanh trục của mình.


NASA minh họa vận động quay quanh trục của Trái Đất.

Cho tới vài năm trước, chúng ta vẫn tin rằng tốc độ quay của Trái Đất chậm dần lại. Khẳng định này được hậu thuẫn bởi các số đo được thực hiện với đồng hồ nguyên tử, với số liệu thu thập liên tục từ năm 1973 tới nay.

Dựa vào đó, cơ quan IERS (International Earth Rotation and Reference Systems Service) - tổ chức chịu trách nhiệm theo dõi sự quay của Trái Đất và duy trì khung thời gian chung cho toàn cầu - vẫn thêm một giây nhuận vào bộ đếm thời gian để bù cho việc Trái Đất quay chậm lại. Lần cuối IERS thực hiện bổ sung giây là ngày 31/12/2016.

Về lâu dài, có thể sự tồn tại của giây nhuận vẫn đúng, khi chúng ta biết chắc chắn rằng tốc độ quay quanh trục của Trái Đất vẫn cứ chậm dần theo thời gian. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng cũng làm tốc độ quay bị làm chậm lại, bên cạnh việc khiến quỹ đạo bay quanh Mặt Trời của chúng ta có hình elip.

Tuy nhiên, các phép đo bằng đồng hồ nguyên tử trong những năm gần đây cho thấy tốc độ tự quay quanh trục của Trái Đất đang tăng. Thực tế, chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn 50 năm mà tại đó, ngày ngắn hơn bình thường.

Đồng hồ nguyên tử caesium NIST-F2 của Mỹ.

Năm 2020, các nhà khoa học ghi nhận thêm 28 ngày ngắn hơn so với thời điểm năm 1960. Xu hướng này không hiện hữu trong năm ngoái, khi ngày ngắn nhất trong năm 2021 vẫn dài hơn ngày ngắn nhất năm 2020.

Dù vậy, vào ngày 29/6/2022, vũ công Trái Đất đã thực hiện động tác tự quay nhanh nhất trong lịch sử. Không lâu sau đó vào ngày 26/7/2022, người dân Trái Đất lại chứng kiến một ngày ngắn kỷ lục khác, với thời gian trong ngày ít hơn bình thường 1,5 mili-giây.

Kỷ lục trước đây thuộc về ngày 19/7/2020, khi vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời ít hơn mốc 24 giờ khoảng 1,4602 mili-giây.

Lý do Trái Đất quay nhanh hơn

Dù khoa học chưa rõ tại sao, nhưng vẫn có 4 giả thuyết lớn dẫn đầu mạch suy luận của các chuyên gia:

- Sông băng tan chảy khiến khối lượng hai cực Trái Đất nhẹ đi.

- Vận động của lõi Trái Đất ảnh hưởng tới tốc độ quay.

- Hoạt động địa chấn.

- Biến đổi vĩ độ Chandler, hay còn gọi là lắc lư Chandler, là những biến thiên của hành động tự quay quanh trục của Trái Đất hay một hành tinh bất kỳ (năm 2020, các nhà khoa học lần đầu tiên xác nhận sự tồn tại của hiện tượng này trên Sao Hỏa). Có thể so sánh biến đổi vĩ độ Chandler với trục bị lắc của một con quay khi mới bắt đầu quay hay đang quay chậm dần lại.


Trong hình minh họa, R (xanh lá) là hoạt động tự quay quanh trục; P (xanh dương) là tiến động - đường tròn vẽ ra bởi trục của hành tinh khi nó tự quay; N (đỏ) là chương động - chuyển động không đều rất nhỏ trong trục tự quay của một hành tinh. Biến đổi vĩ độ Chandler, hay còn gọi là lắc lư Chandler là một chương động.


Tác động gây ra bởi biến đổi tốc độ quay của Trái Đất

Sự quay quanh trục của Trái Đất có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của đồng hồ nguyên tử, thiết bị vốn được vệ tinh GPS dùng trong xác định vị trí. Khi Trái Đất vận động nhanh hơn, nó sẽ di chuyển tới vị trí mọi khi nhanh hơn bình thường. Nửa mili-giây tương ứng với 26 centimet xô lệch ở vị trí quỹ đạo, và sai lệch sẽ có thể khiến công nghệ định vị GPS vô dụng hoàn toàn.

Để giải quyết vấn đề này, các hệ thống đếm giờ quốc tế có lẽ sẽ sớm cần thêm một giây nhuận âm, tức là trừ đi một giây so với thông thường để đồng hồ toàn cầu nhất quán. Vận động của Trái Đất cũng như ảnh hưởng của nó tới chúng ta vẫn còn chưa được hiểu thấu, nên chỉ có thể chờ thời gian (và khoa học) trả lời thôi.

Tham khảo Forbes

Ai đã đặt tên cho Trái Đất?


(Tổ Quốc) - Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao hành tinh của chúng ta lại tên là "Trái Đất" chưa?

Ngôi nhà của chúng ta, hành tinh Trái Đất, là một nơi tuyệt vời với một lịch sử phong phú, phức tạp. Điều này có thể dẫn đến việc sinh ra rất nhiều lỗ hổng về kiến thức sẽ mất dần theo thời gian, bao gồm nhiều tên gọi khác nhau về hành tinh của chúng ta trong quá khứ. Mặc dù chúng ta không biết chính xác ai là người đầu tiên đặt ra cái tên "Trái Đất" và gán nó cho hành tinh của chúng ta, nhưng các nhà sử học đã có thể sử dụng ngôn ngữ học để nghiên cứu nguồn gốc của thuật ngữ này, theo Live Science.

Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương đều bắt đầu là tên riêng của các vị thần cổ đại, "Trái Đất" thì không.

Theo World Atlas, cách viết hiện đại của từ Trái Đất được ước tính đã tồn tại ít nhất 1.000 năm. Nhưng đây không phải là cách viết ban đầu. "Earth" thực tế là một từ bắt nguồn từ gốc Ấn-Âu. Trong tiếng Đức, từ này trở thành từ "Ertho", và trong tiếng Anh cổ trở thành từ "Eorthe". Theo Science Focus, cùng với sự tiến hóa của ngôn ngữ, những từ này sau đó đã trở thành "Erde" và "Earth" trong tiếng Đức và tiếng Anh hiện đại. Các thuật ngữ khác được sử dụng để mô tả hành tinh của chúng ta cũng có quá trình tiến hóa giống như vậy - các nhà ngôn ngữ học tìm thấy nhiều bằng chứng nhắc tới Trái Đất trong tiếng Old Saxon với "Ertha", hay "Erthe" trong tiếng người Frisian cổ, "Eretz" (ארץ) trong tiếng Do Thái... cũng được ghi lại trong các văn bản cổ xưa.

Tuy nhiên, không một ai biết khi nào con người bắt đầu sử dụng những từ như "Earth" hoặc "Erde" để chỉ toàn bộ hành tinh của chúng ta.

Tiếng Latinh được sử dụng để làm cơ sở cho một số thuật ngữ khác được sử dụng để mô tả Trái Đất!

Một số tài liệu cho rằng tên gọi Trái Đất đã có từ hàng nghìn năm. Tuy nhiên trên thực tế, nó có thể còn bắt nguồn từ xa xôi hơn. Một số giả thuyết cho rằng tên gọi "Trái Đất" có thể bắt nguồn từ thời nguyên thủy, khi tổ tiên của chúng ta quyết định đặt tên cho "ngôi nhà" của mình là Đất - vì theo họ, Đất là nơi sự sống bắt đầu và kết thúc.

Trong khi từ Trái Đất có thể xuất phát từ các nguồn tiếng Anh và Đức, thì những từ khác mà chúng ta sử dụng để mô tả hành tinh Trái Đất chủ yếu đến từ tiếng Latinh. Ví dụ, từ tiếng Latinh - terra có nghĩa là đất, và được sử dụng làm cơ sở trong các từ tiếng Anh như terrestrial và subterranean, theo Live Science. Các thuật ngữ như quỹ đạo, được sử dụng để mô tả con đường mà Trái Đất và các hành tinh khác đi quanh Mặt Trời, cũng xuất phát từ tiếng Latinh. Trong tiếng Latinh, orbita có nghĩa là đường đi.

Không giống như các hành tinh khác, không có từ nào để mô tả hành tinh Trái Đất xuất phát từ thần thoại Hy Lạp hoặc La Mã, theo World Atlas. Điều này làm cho Trái Đất nổi bật hơn so với phần còn lại của Hệ Mặt Trời theo một cách độc đáo. Ngay cả các hành tinh lùn trong Hệ Mặt Trời của chúng ta cũng được đặt tên theo các sinh vật thần thoại, chẳng hạn như Makemake, một hành tinh lùn quay quanh Sao Hải Vương trong quá khứ, được đặt theo tên của thần sinh sản Rapanui, theo NASA.

Tên của các hành tinh hầu hết đều được lấy cảm hứng từ thần thoại

Cũng có giả thuyết cho rằng không ai thực sự đặt tên cho Trái Đất, mà họ chỉ nói về việc di chuyển trên mặt đất mà thôi. Thế rồi dần theo thời gian, khi các khái niệm về hành tinh được hình thành, nơi chúng ta sinh sống được chuyển từ "mặt đất" thành "Trái Đất". "Mọi người từng nói về việc họ đứng trên 'mặt đất' trước khi nhận thức được rằng Trái Đất là một hành tinh giống như những hành tinh khác", Mark Shainblum, GS tại Đại học Concordia, Canada cho biết.

Thực tế là tên Trái Đất không xuất phát từ thần thoại, trong khi đó tất cả tên của các hành tinh khác đều bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp và La Mã. Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ đều có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm và do đó các nhà thiên văn học thời kỳ đầu có thể đã gán cho chúng những cái tên trong thần thoại.

Theo lịch sử , người La Mã đặt tên các hành tinh theo tên các vị thần và nữ thần của họ, dựa trên các đặc điểm có thể quan sát được từ Trái Đất, chẳng hạn như màu đỏ của Sao Hỏa và độ sáng của Sao Kim.

Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương thì khác, chúng không thể quan sát bằng mắt thường, và chỉ với việc sử dụng kính thiên văn ở thời gian sau đó, nhân loại mới có thể nhìn thấy chúng. Mặc dù vậy, các nhà thiên văn học hiện đại vẫn quyết định đặt tên chúng theo tên các vị thần trong thần thoại. Ví dụ, Sao Thiên Vương được đặt tên vào năm 1783 - nhà thiên văn học người Đức Johann Elert Bode đã đặt tên cho hành tinh này là "Uranus" (theo tên một vị thần Hy Lạp). Trong khi đó, theo NASA , Sao Hải Vương được đặt theo tên của thần biển La Mã, vì màu xanh lam đậm của nó. Hay Sao Diêm Vương (Pluto) không còn được coi là một hành tinh, chúng ta biết rằng cô bé 11 tuổi Venetia Burney đã đặt tên cho nó vào năm 1930.

Đức Khương - Tham khảo: World Atlas; Live Science; Space; NA SA

Thiên tài khoa học người Mỹ phát minh ra một chất bị chửi rủa là hủy diệt Trái đất.

Nhà khoa học này đã góp công rất lớn vào việc phát triển công nghệ khoa học và là một thiên tài hóa học nhưng những gì ông tạo ra gây hại cho bầu khí quyển thậm chí là sức khỏe của cơ thể người.

Thomas Midgley sinh năm 1889 tại Mỹ. Từ nhỏ đã là một thiên tài trong lĩnh vực khoa học, hơn nữa còn rất hứng thú về mặt phát minh. Năm 1911, ông tốt nghiệp ngành Cơ khí tại Đại học Cornell. Quan trọng hơn cả là cha của Thomas Midgley cũng là một nhà phát minh, vì thế ông từ nhỏ cũng đã được tiếp xúc với cơ khí, khoa học rất nhiều, trong cuộc đời của ông cũng đã có tổng cộng hơn 100 tấm bằng sáng chế.

Những sáng chế này của ông cũng đã cống hiến rất nhiều cho thế giới, giúp cuộc sống trở nên tiện lợi hơn, mọi người cũng ca ngợi ông rất nhiều, vì thế tên tuổi của ông nhanh chóng nổi tiếng khắp thế giới, đi đến đâu cũng có người nghênh đón. Nhưng kỳ lạ là sau này mỗi lần nhắc đến ông người ta lại nghiến răng, cau mày phẫn nộ, không chỉ nói ông là “Cá thể ảnh hưởng lớn nhất đến khí quyển trong lịch sử toàn cầu”, mà còn gọi ông là “cá thể gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử”, coi ông chẳng khác nào đao phủ, tại sao lại như vậy?

Những điều này có liên quan tới những vật chất mà ông phát minh ra. Đầu tiên là Freon - chất làm lạnh được ông phát minh ra vào năm 1930, chất khí này không có độc, hơn nữa còn không gây cháy, còn dễ dàng hóa lỏng, có thể thay thế những chất làm lạnh kém khác khi ấy. Vì thế, sau khi cho ra đời chất này đã giúp cho công ty xe hơi mà Thomas Midgley đang làm việc khi ấy kiếm được lợi nhuận khổng lồ, bản thân Thomas Midgley cũng đã nhận được Huy chương Bạch kim (giải thưởng cao nhất trong giới công nghiệp hóa học Mỹ) vào năm 1937.

Từ đó về sau, Freon đã thay thế tất cả các chất làm lạnh khác, trở thành xu hướng của thời đại khi ấy. Tủ lạnh và điều hòa khi ấy hầu như đều sử dụng chất làm lạnh này, đồng thời còn được sử dụng để tạo ra các chất tạo bọt, vì có hương thơm, nó còn được dùng để sản xuất các loại mỹ phẩm, hay chất lọc không khí, chất tẩy rửa, chất dập lửa, trong y học cũng sử dụng Freon. Có thể nói, khắp nơi trong cuộc sống đều có thể nhìn thấy hình bóng của Freon, cho dù bạn không sử dụng thì bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng gián tiếp từ nó.

Nhưng sau đó mọi người phát hiện ra rằng khí Freon thải ra không khí sẽ khiến hàm lượng ozon trong khí quyển giảm, trong khi đó, ozon lại là chất khí bảo vệ Trái đất, bảo vệ sự sống cho con người, là tấm chắn chống lại bức xạ tia tử ngoại của Mặt trời. Giờ đây, tầng ozon đang gặp phải thiên địch, vì thế đã xuất hiện lỗ thủng lớn, gây nguy hại tới sức khỏe của con người, nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng lên làm phá hủy hệ thống sinh thái. Vì thế mọi người mới gọi Thomas Midgley là “Cá thể ảnh hưởng lớn nhất đến khí quyển trong lịch sử toàn cầu”.

Còn có một phát minh còn sớm hơn Freon, tính nguy hại của nó cũng vô cùng đáng sợ, đó chính là Ethyl – chất chống nổ (là phụ gia xăng được sử dụng để giảm tiếng nổ của động cơ). Đây là thành quả mà ông đã sáng tạo ra vào năm 1916 sau vài năm tự học hóa học, công thức hóa học của nó vô cùng đơn giản, nhưng hiệu quả lại khiến người ta kinh ngạc, chỉ cần cho vào một chút là đã có thể tạo ra tính năng chống nổ ở mức độ lớn nhất. Vì thế, chất này đã nhận được sự chú ý của rất nhiều công ty dầu khí, ô tô, mọi người cho rằng thứ này sẽ kiếm ra rất nhiều lợi nhuận, vì thế năm 1922 ông đã giành được Huy chương Mikili Nick với sáng chế này.

Nhưng Thomas Midgley đã giấu một sự thật vô cùng đáng sợ, tên đầy đủ của Ethyl là chì tetraethyl, vì thế nó có chứa chất chì, trong khi đó chì là một trong 3 chất kim loại gây ô nhiễm lớn nhất, cũng là một chất mà cơ thể người có thể hấp thụ, nó có thể thông qua thực phẩm và nguồn nước tự nhiên để thẩm thấu vào xương tủy của con người, thông qua máu để lan khắp cơ thể, cuối cùng tích tụ chì, khi tích tụ đến một mức độ nhất định sẽ gây ra các hiện tượng trúng độc như nôn mửa, chóng mặt, thậm chí là tử vong.

Đặc biệt là trẻ sơ sinh, đối tượng dễ bị ảnh hưởng từ chất này nhất, vì chức năng cơ thể của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn chỉnh, không thể tự phân giải hoặc đào thải ra ngoài, vì thế ít nhất sẽ có khoảng 30% chất chì sẽ trực tiếp tích tụ trong cơ thể chúng. Hàm lượng chì lớn như vậy sẽ khiến cho trẻ sơ sinh sau khi bị trúng độc sẽ bị tổn thương hệ thần kinh và hệ thống máu, cuối cùng sẽ khiến trẻ xuất hiện bại não, hoặc trực tiếp tử vong. Nói chung là vô cùng nguy hiểm

Thomas Midgley biết rõ điều này nhưng khi ấy vì danh lợi nên ông không quan tâm, không hề nhắc đến điều này trước mặt mọi người mà gạt bỏ đi sự thật này khiến cho sau này công ty Dupont khi sản xuất chất này đã có 2 công nhân tử vong vì bị trúng độc, còn có rất nhiều người vì thế mà mắc bệnh. Sau này lại có 5 người liên tiếp tử vong, gây xôn xao và bất mãn từ phía dư luận. Nhưng Thomas Midgley vẫn nói rằng chất này hoàn toàn vô hại, vì thế nên mới bị người đời gọi là “Cá thể gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử”.

Thomas Midgley - người tự phụ với các phát minh của mình lại vì bị bại liệt trở thành người tàn tật, ông vẫn kiên quyết không để người khác chăm sóc cho mình mà lại phát minh ra hệ thống dây thừng và bánh trượt để giúp ông thực hiện các động tác như trở mình hoặc ngồi dậy. Nhưng hệ thống này cũng là phát minh của một người bị bệnh, năm 1944 ông lại bị chính dây thừng trong hệ thống này thắt cổ đến ngạt thở rồi chết, khi ấy mới chỉ 55 tuổi.


Theo Vũ Phong/Bảo Vệ Công Lý




































Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.