.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

13 tháng 6 2024

Những viên kim cương đắt nhất hành tinh: Số 1 cực choáng

 

Kim cương không chỉ là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực mà còn là những tác phẩm nghệ thuật vô giá mà tự nhiên ban tặng.


1. Koh-I-Noor: Viên kim cương này nặng 105 carat và từng được coi là viên kim cương lớn nhất thế giới. Với cái tên mang ý nghĩa "Ngọn núi ánh sáng" trong tiếng Ba Tư, nó gắn liền với nhiều truyền thuyết và được cho là xuất hiện từ trước thời Chúa Jesu. Hiện nay, Koh-I-Noor thuộc về hoàng gia Anh và được đánh giá là vô giá


2. Cullinan: Khai thác ở Nam Phi năm 1905, viên kim cương này ban đầu nặng 3.106 carat và được chia thành 105 viên đá quý. Cullinan I, nặng 530,20 carat, là viên kim cương cắt lớn nhất thế giới. Cullinan II, nặng 317,40 carat, là một phần của Vương miện Hoàng gia. Giá trị ước tính của Cullinan là 400 triệu USD.


3. Hope: Viên kim cương xanh ánh tím này nặng 45,52 carat và có giá trị 350 triệu USD. Nó được cho là có một lời nguyền nổi tiếng, từng thuộc về nhiều chủ sở hữu trước khi đến Viện Smithsonian vào năm 1958.


4. De Beers Centenary: Viên kim cương không màu, không tì vết này nặng 273,85 carat và có giá trị 100 triệu USD. Được phát hiện ở Nam Phi năm 1986, De Beers Centenary được ra mắt lần đầu vào năm 1988.


5. Graff Pink: Viên kim cương hồng này nặng 24,78 carat và thuộc loại Type IIa, nghĩa là hoàn toàn không có tạp chất. Nó có giá trị 46 triệu USD.



6. Princie: Viên kim cương Fancy Intense Pink này nặng 34,65 carat và có nguồn gốc từ mỏ kim cương cổ Golconda ở Ấn Độ. Nó có giá trị 40 triệu USD.


7. Steinmetz Pink: Viên kim cương hồng này nặng 59,60 carat và được xếp hạng là Fancy Vivid Pink, lớn nhất thế giới. Nó có giá trị 25 triệu USD.


8. Wittelsbach-Graff: Viên kim cương xanh này nặng 31,06 carat và gắn liền với cuộc đời của vua Tây Ban Nha Phillip IV. Sau khi được Laurence Graff mua lại và làm sạch, nó được đổi tên thành Wittelsbach-Graff với giá trị 24,3 triệu USD.




 Tận mục viên kim cương hồng “siêu to khổng lồ” đắt nhất thế giới.

Thiên Trang (TH)


Phát hiện hóa thạch loài thằn lằn bay mới có tuổi đời khoảng 100 triệu năm.

Với sải cánh dài khoảng 4,6m, Haliskia peterseni có thể là loài săn mồi đáng sợ vào khoảng 100 triệu năm trước, thời điểm phần lớn khu vực Trung Tây bang Queensland chìm dưới nước biển.


Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch của một loài bò sát bay khổng lồ trong thời kỳ khủng long. (Nguồn: discoverwildlife)

Một nghiên cứu gần đây do các nhà khoa học tại Đại học Curtin (Australia) dẫn đầu đã xác định được những mẫu xương hóa thạch có tuổi đời khoảng 100 triệu năm từng được khai quật ở Australia thuộc về một loài thằn lằn bay mới, một loài bò sát bay khổng lồ trong thời kỳ khủng long.

Năm 2021, ông Kevin Petersen, phụ trách bảo tàng hóa thạch biển Kronosaurus Korner (Queensland), đã khai quật được các mẫu vật hóa thạch của một loài khủng long bay cổ đại ở phía Tây bang Queensland.

Dựa trên hình dạng hộp sọ, sự sắp xếp của những chiếc răng và hình dạng của xương vai, nhóm nghiên cứu do Nghiên cứu sinh Tiến sỹ Adele Pentland dẫn đầu tại Trường Khoa học Trái Đất và Hành tinh (Đại học Curtin) đã xác định mẫu vật được tìm thấy thuộc về loài Haliskia peterseni, một loài và chi mới thuộc nhóm Anhanguera - nhóm thằn lằn bay từng tồn tại khắp nơi trên Trái Đất, bao gồm những nơi ngày nay là Brazil, Anh, Maroc, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ.

Bà Pentland mô tả: “Với sải cánh dài khoảng 4,6m, Haliskia peterseni có thể là loài săn mồi đáng sợ vào khoảng 100 triệu năm trước, thời điểm phần lớn khu vực Trung Tây bang Queensland chìm dưới nước biển và được bao phủ bởi một vùng biển nội địa rộng lớn có vị trí tương đương với biển phía Nam của bang Victoria ngày nay."

Theo bà Pentland, các mẫu vật do ông Kevin Petersen khai quật đã cung cấp phần còn lại hoàn chỉnh nhất của một trong những loài thuộc nhóm Anhanguera và đây cũng là mẫu vật hoàn chỉnh nhất trong số bất kỳ loài thằn lằn bay nào từng được phát hiện ở Australia.

Bà cho biết mẫu vật bao gồm toàn bộ hàm dưới, chóp hàm trên, 43 chiếc răng, đốt sống, xương sườn, xương từ cả hai cánh và một phần của chân.

Ngoài ra, còn có xương họng rất mỏng và mảnh, cho thấy chiếc lưỡi “cơ bắp” của loài thằn lằn bay này giúp ích rất nhiều trong quá trình chúng ăn cá và động vật thân mềm.

Ông Petersen bày tỏ vui mừng khi phát hiện của mình đã giúp xác định được một loài mới, qua đó bổ sung kiến thức cho những nghiên cứu về các loài thời tiền sử. Ông cho rằng phát hiện mới nhất này là một bước tiến tiếp theo về khoa học, giáo dục và du lịch trong khu vực.

Nghiên cứu có tiêu đề “Haliskia peterseni, một loài thằn lằn thuộc nhóm Anhanguera mới từ cuối kỷ Phấn Trắng sớm ở Australia” được công bố trên tạp chí Scientific Reports/Springer Nature gần đây./.

(TTXVN/Vietnam+)

Kính thiên văn James Webb tiết lộ vụ va chạm tiểu hành tinh 'thảm khốc'.

Kính thiên văn James Webb đã chụp được ảnh hai tiểu hành tinh khổng lồ va chạm vào một hệ sao gần đó. Bức ảnh này có thể giúp chúng ta hiểu về mức độ phổ biến của các hệ mặt trời giống như hệ mặt trời của chúng ta.

Kính thiên văn James Webb (JWST) đã tìm thấy bằng chứng về hai tiểu hành tinh khổng lồ va vào nhau trong một hệ sao gần đó. Vụ va chạm khổng lồ đã thải ra lượng bụi gấp 100.000 lần so với cú va chạm đã giết chết loài khủng long. Vụ va chạm dữ dội xảy ra gần đây ở Beta Pictoris, một hệ sao nằm cách chòm sao Pictoris 63 năm ánh sáng.


Minh họa một đĩa tiền hành tinh, tương tự như đĩa được Kính thiên văn James Webb nghiên cứu trong các quan sát mới về hệ sao Beta Pictoris. (Ảnh: ESO)

Beta Pictoris chỉ là "em bé" so với hệ mặt trời của chúng ta - chỉ tồn tại được 20 triệu năm so với 4,5 tỷ năm đáng kính của hệ mặt trời của chúng ta. Nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1983 bởi tàu vũ trụ Vệ tinh Thiên văn Hồng ngoại (IRAS) của NASA và được cho là hình thành từ sóng xung kích của một siêu tân tinh gần đó.

Mặc dù hệ thống sao trẻ hiện có ít nhất hai hành tinh khí khổng lồ nhưng nó không có thế giới đá nào được biết đến như thế giới của chúng ta. Nhưng các hành tinh đá bên trong có thể đang trong quá trình hình thành, nhờ những va chạm lớn tạo ra bụi như vụ va chạm được JWST phát hiện. Phát hiện mới này vừa được trình bày tại Cuộc họp lần thứ 244 của Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ ở Madison, Wisconsin.

Để chụp ảnh nhanh vụ va chạm tiểu hành tinh ở xa, các nhà thiên văn học đã huấn luyện máy ảnh của JWST và phát hiện ra rằng những khối bụi silicat kết tụ khổng lồ được Kính thiên văn Spitzer phát hiện trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2005 đã biến mất hoàn toàn.

Điều này có nghĩa là khoảng 20 năm trước, một vụ va chạm khổng lồ giữa hai tiểu hành tinh có thể đã xảy ra, khiến các vật thể biến thành một lượng lớn bụi với các hạt nhỏ hơn phấn hoa hoặc đường bột.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, những phát hiện mới này sẽ giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về cách cấu trúc của các hệ sao và tần suất các hệ thống có thể ở được như hệ thống của chúng ta ra đời.

Hà Thu/Theo Live Scien

Bí ẩn tượng gỗ 12.000 tuổi không bị mục nát, chuyên gia kinh ngạc.

Được tìm thấy bên dưới đầm lầy than bùn ở dãy Ural, Nga năm 1894, Shigir Idol là tác phẩm điêu khắc bằng gỗ lâu đời nhất thế giới. Bức tượng gỗ hơn 12.000 tuổi không bị mục nát gây nhiều tò mò.


Shigir Idol được biết đến là tác phẩm điêu khắc bằng gỗ lâu đời nhất thế giới. Bức tượng gỗ hơn 12.000 tuổi này được phát hiện bên dưới đầm lầy than bùn ở khu vực Shigir trên dãy Ural, Siberia, Nga năm 1894.


Theo các chuyên gia, dù hơn 12.000 năm tuổi nhưng Shigir Idol được bảo quản rất tốt, không có dấu hiệu bị phân hủy. Nhờ đó, họ gặp nhiều thuận lợi trong việc giải mã bí ẩn về bức tượng gỗ cổ xưa này.


Bức tượng gỗ Shigir Idol cao 5,3m và có 7 mặt. Trong đó, một mặt khắc kiểu lập thể ở trên cùng, 6 mặt khác trên thân và chân búp bê.


Trong suốt nhiều năm sau đó, giới chuyên gia nỗ lực giải mã cách người xưa tạo ra Shigir Idol cũng như mục đích là gì. Trong một nghiên cứu công bố năm 2017, các nhà khoa học thông tin bức tượng gỗ Shigir Idol được gọt đẽo bằng công cụ làm từ răng hải ly.


Mikhail Zhilin, nhà nghiên cứu ở Viện Khảo cổ thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, cho hay 7 mặt của Shigir Idol được khắc sau cùng bằng dụng cụ làm từ nửa hàm răng dưới của hải ly.


Răng hải ly là công cụ lý tưởng để gọt đẽo gỗ. "Nếu bạn mài sắc răng của một con hải ly, bạn sẽ có một công cụ rất thuận tiện để chạm khắc những bề mặt lõm", nhà nghiên cứu Zhilin giải thích.


Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cũng chỉ ra Shigir Idol được người xưa làm từ một cây thông khoảng 160 năm tuổi. Họ sử dụng các công cụ thô sơ, bao gồm răng hải ly để đẽo gọt thành hình bức tượng gỗ như chúng ta thấy ngày nay.


Sau khi hoàn thành, Shigir Idol được đặt trên một trụ đá. 50 năm sau, nó bị rơi xuống một đầm lầy than bùn. Đây là môi trường lý tưởng bảo quản tượng gỗ hơn 12.000 năm mà không bị phân hủy. Điều này là nhờ đầm lầy có lượng oxy rất thấp và tính axit cao nên tiêu diệt mọi vi khuẩn có thể khiến tượng mục nát.


Hiện các nhà nghiên cứu nỗ lực lý giải mục đích người xưa tạo ra bức tượng gỗ Shigir Idol sống động và phức tạp.





Công chúng có thể chiêm ngưỡng Shigir Idol khi ghé thăm Bảo tàng tỉnh Sverdlovsk tại thành phố Yekaterinburg, vùng Siberia, Nga.




Bức tượng hú hét hàng đêm và sự thật chẳng ngờ phía sau.

Tâm Anh (theo LS)














 

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.