Đây là Steve, người hàng xóm của tôi. Tôi đã lén chụp từ cửa sổ khoảnh khắc đặc biệt này.
Đợt đó, chồng tôi được điều động đi công tác xa, một trong những mối lo của chúng tôi, không phải con cái mà thật bất ngờ, lại là bãi cỏ. Ai sẽ chăm sóc sân vườn trong lúc anh ấy vắng nhà? Tôi có thể tự mình làm, nhưng với hàng tá công việc khác cùng hai cô con gái nhỏ, điều đó thực sự quá sức.
Chúng tôi đã nghĩ đến thuê dịch vụ cắt cỏ, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc phải sắp xếp và kiểm tra mỗi lần họ làm. Và rồi tôi nhớ đến Steve, hàng xóm của chúng tôi. Tôi nhắn tin cho anh ấy, giải thích về đợt công tác và hỏi liệu anh có thể giúp chúng tôi khi nào tiện thì cắt cỏ ở khoảng sân trước nhà được không.
Tôi đề nghị sẽ trả tiền công, nhưng Steve lập tức từ chối và nói anh sẵn lòng giúp mà không cần nhận tiền thù lao. Chồng và tôi cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm vì có thể gạch đi một mối lo trong danh sách dài những điều cần giải quyết.
Không lâu sau đó, khi chồng tôi đang tận hưởng những khoảnh khắc quý giá bên hai con gái, chúng tôi bỗng nghe thấy tiếng máy cắt cỏ khởi động. Chồng tôi ngạc nhiên nhìn ra ngoài: “Aliette, Steve đang cắt cỏ! Có lẽ anh ấy nghĩ chúng ta cần làm ngay bây giờ!”
Tôi vội bước ra giải thích: “Steve, anh không cần bắt đầu sớm như vậy đâu. Hôm nay chồng tôi định tự làm trước khi lên đường vào ngày mai”. Steve chỉ ngẩng lên và nói: “Tôi biết mà. Nhưng tôi đâu phải là người sắp xa gia đình vì nhiệm vụ. Anh ấy nên dành thời gian bên họ, cứ để tôi lo chuyện này”.
Nghe xong câu này, tôi xúc động đến nghẹn ngào. Không chỉ đơn giản là cắt cỏ, mà còn là thời gian Steve đã dành cho gia đình tôi, là sự biết ơn, yên tâm khi biết chúng tôi có một người hàng xóm quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ khi cần.
Khi bước vào nhà, tôi chợt nhớ đến câu hát của ông Rogers trong chương trình A Beautiful Day in the Neighborhood: "Thật là một ngày tươi đẹp trong khu phố này... bạn có muốn trở thành hàng xóm của tôi không?" Và chúng tôi biết rằng mình thật may mắn khi có một người hàng xóm như Steve.
Theo: Aliette Silva
TokyoLife chia sẻ
60 TUỔI TRỞ LÊN, BẠN DỰA VÀO AI?
(Đọc kỹ sẽ không hối hận)
- Bản thân, bản thân, câu trả lời vẫn chỉ có thể là bản thân.
Có một chiếc nồi của riêng mình, trước lúc chết tuyệt đối không được vứt bỏ, có một người vợ (người chồng), hãy tận tâm đồng hành; có một cơ thể, hãy bảo trọng thật tốt; có một trạng thái tốt, hãy tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình!
Già rồi, chúng ta đã già rồi! Chỉ là sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc còn tỉnh táo, người già, mong đợi ai! Để bàn về chuyện này cần phân ra vài giai đoạn:
1. Giai đoạn đầu tiên
Sau khi nghỉ hưu độ 60-70 tuổi cơ thể còn tốt, có điều kiện. Thích ăn gì thì ăn nhiều một chút, muốn mặc gì thì mặc đẹp một chút, muốn vui chơi thì cứ thả sức vui chơi. Đừng tiếp tục hà khắc với chính mình, quảng thời gian thế này không còn nhiều, cần trân trọng nắm giữ. Luôn giữ trong mình một khoản tiền, giữ lại ngôi nhà, sắp xếp sẵn đường lui cuối đời.
Kinh tế của con mạnh là nỗ lực của các con, người con hiếu thuận là lòng cảm ân đối với phụ mẫu. Chúng ta không từ chối nhận tài trợ, chúng ta cũng không nên từ chối sự hiếu thuận từ các con. Nhưng cũng vẫn phải dựa vào bản thân mình là chính, tự có kế hoạch cuộc sống của mình.
2. Giai đoạn thứ hai
Sau năm 70 tuổi không bệnh không tật, cuộc sống vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, điều này không phải vấn đề to tát gì, nhưng lúc này đây đã thực sự ý thức, bản thân già thật rồi, dần dần thể lực và tinh lực đều không còn được như trước, phản ứng càng ngày càng tệ hơn, ăn uống chậm chạp - tránh bị nghẹn, đi đứng từ từ - tránh bị ngã.
Bạn không thể tiếp tục dũng cảm, cần để ý chăm sóc bản thân!
Đừng tiếp tục quản này quản kia, quản con quản cái, quản cả đời thứ ba, thật ra bạn đã quản cả một đời người, ích kỷ một chút, quản tốt bản thân mình là được rồi, mọi thứ cần kiếm chế mức độ vừa phải, giúp quét dọn, cố gắng giữ gìn sức khỏe của chính mình duy trì lâu thêm một chút.
Hãy cho chính mình thời gian để có thể sống độc lập càng lâu càng tốt sẽ tốt hơn so với cuộc sống cầu cạnh, nhờ vả người.
3. Giai đoạn thứ 3
Khi sức khỏe kém đi, cần có sự trợ giúp từ người khác! Nhất định phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, tuyệt đối hầu hết mọi người sẽ không thể lường trước ải này. Cần điều chỉnh tâm trạng, để thích ứng. Sinh lão bệnh tử là thường thái đời người nhất định phải đối mặt. Đã là giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời chẳng có gì đáng sợ hãi, khi đã có sự chuẩn bị bản thân sẽ không quá buồn tủi.
Hoặc đi vào viện dưỡng lão hoặc thuê bảo dưỡng chăm sóc tại nhà, tùy vào khả năng, mà bố trí thích hợp, mọi thứ đều luôn có cách giải quyết, nguyên tắc là không để mặc con cái lo liệu, đừng tạo cho con trẻ thêm quá nhiều gánh nặng tâm lý, việc nhà, kinh tế... Bản thân tự khắc phục nhiều một chút, cả đời bươn chải có những đau khổ và khó khăn nào chúng ta chưa từng trải qua, tin rằng cuộc hành trình cuối đời chỉ cần bình tĩnh chúng ta có thể vượt qua một cách dễ dàng.
4. Giai đoạn thứ tư
Khi tinh thần tỉnh táo, nhưng bệnh lý không cách nào chữa khỏi, cuộc sống hoàn toàn tồi tệ, chúng ta nên dũng cảm đối mặt với cái chết, kiên quyết không để gia đình, người thân và bạn bè lãng phí thời gian tiền bạc vô ích để giúp chúng ta giành lại cuộc sống với tử thần.
- Tóm lại, cho dù bạn thọ lâu đến mức nào, cuối cùng cũng là một con người, câu nói này tuyệt nhiên không bi ai, không khủng khiếp, tất cả phụ thuộc vào cách sắp xếp cuộc sống của bạn, để xem bạn có phải là người có một tâm lý trưởng thành. Cảm thấy xứng đáng thì hãy hành động ngay, đừng quên, kiếp người chỉ có một lần, bắt gặp niềm vui và hạnh phúc, thì đừng bao giờ để dành lại kiếp sau.
Nhung Nguyen St.
Tôi và người phụ nữ này ngồi cạnh nhau suốt một chuyến bay từ Bangkok về Sài Gòn. Cô ta có rất nhiều nét tính cách, kiểu hành xử làm tôi thấy chán ghét:
- Cô chen lấn, không biết lịch sự.
- Cô nói chuyện rất to và cười rất to, và thường cười những chuyện không đáng cười.
- Cô ngồi không đúng chỗ của mình trên máy bay. Ghế của cô cách đó ba hàng, cô vẫn lao xuống ngồi hàng của tôi để được ngồi gần bạn. Cô nói: “Ngồi ở đâu chả được”.
- Cô rất béo, nên người cô tràn sang chỗ của tôi, cô rất hay va chạm vào người tôi và... cười hờ hờ.
- Cô hỏi rất nhiều, không quan tâm tôi có nhu cầu giao tiếp hay không.
- Cô thường xuyên yêu cầu tôi rời khỏi ghế để cô ra ngoài đi toalet. Một chuyến bay cô đi toalet tới năm lần.
- Cô xức dầu gió liên tục.
Tôi đã chịu đựng cô suốt ba tiếng đồng hồ, bởi chuyến bay của chúng tôi bị delay tận một tiếng rưỡi trên máy bay.
Ban đầu tôi cực kỳ khó chịu, tôi chỉ mong thoát khỏi người đàn bà cục mịch quê mùa này càng sớm càng tốt. Nhưng khi máy bay thông báo sẽ khởi hành muộn, máy bay tắt luôn máy lạnh, tôi cười chua chát: đáng đời nhé, càng muốn thoát khỏi đây nhanh thì càng chậm mà thôi. Tôi quay sang cô, cố quan sát người phụ nữ làm mình chán ngán này, nhìn chăm chú. Có lẽ cô biết tôi đang nhìn, cô quay sang nhìn lại và cười:
- Xin lỗi nha, nãy giờ phiền quá chời.
Tôi thấy mình mỉm cười lại và một câu nói bật ra từ vô thức:
- Không có, đâu có gì phiền. Vui mà.
Cô lại nhe răng cười:
- Ờ. Vui mà. Hơ hơ hơ.
Bỗng dưng trong tôi trào ra một cảm giác rất lạ. Tôi không còn ghét người phụ nữ mà mới trước đó một phút tôi còn muốn thoát khỏi cô ấy nữa. Tôi nói thôi để tôi vào giữa cho, cô ra ngoài mà đi vệ sinh cho tiện. Cô đồng ý. Thế là tôi ngồi giữa hai người phụ nữ. Họ là bạn của nhau trong suốt mấy chục năm. Người bên phải tôi thì trái ngược hoàn toàn. Đó là một người thành công, nhã nhặn, đã đi nhiều nơi trên thế giới. Cô kể tôi nghe về show Thúy Nga ở Las Vegas, kể những chuyến đi của mình tới mọi nơi trên thế giới. Người phụ nữ thành công ấy là bạn của người phụ nữ cục mịch nhà quê bên trái tôi trong hơn nửa đời người.
Chuyến bay của tôi thế là nhẹ nhàng hơn. Tôi nghĩ chỉ cần tôi quay sang phải, chú tâm đối thoại thì mình sẽ có vô vàn những bài học hay. Nhưng tôi thấy mình cứ bị hướng sự quan tâm sang bên trái. Người phụ nữ ấy bị thấp khớp, mỗi lần đứng dậy đều rất khó khăn. Mỗi lần cô ngồi xuống tôi đều quàng tay qua thắt dây an toàn cho cô dù cô cứ bảo gắn vào lát tháo ra cũng vậy. Người xung quanh dần khó chịu vì cô nói to, họ quay xuống nhìn cô, tôi nhìn họ mỉm cười và có ý gửi sự xin lỗi đến họ. Người ta nghe mùi dầu và bắt đầu hỏi ai xức dầu mà khó chịu vậy. Tôi lập tức nói vào: “Mùi dầu thơm quá, dễ chịu quá”. Tôi nói thế để người phụ nữ quê mùa kia đỡ tủi thân. Nào ngờ cô móc chai dầu ra xịt vào tay rồi trét thẳng lên mũi tôi.
- Thơm thì hửi. Hơ hơ hơ.
Tôi bật cười. Rồi cô mời tôi ăn chewing gum, cô ép tôi ăn cái bánh mì của Bamboo, cô bảo tôi phải uống nước táo đi, miễn phí mà. Và ngạc nhiên là cô bảo gì tôi cũng làm. Lúc này, tôi chưa ý thức được vì sao nỗi ác cảm ban đầu của tôi lại biến mất tăm không hình tích như vậy. Chỉ biết tất cả những thứ khó chịu cô mang lại bỗng dưng được chuyển hóa.
Trái với người bạn thành công bặt thiệp bên tay phải tôi, cô là một người nội trợ. Cô từ quê lên, lấy chồng và không biết nhiều về thế giới bên ngoài. Cuộc đời của cô chỉ gói gọn trong nhà, trong bếp. Kiến thức của cô hạn chế, làm sao mình có thể đòi hỏi người ta phải hành xử văn minh được. Cô làm gì cũng vội vã, chen hàng, lấn làn nhìn rất khó chịu, nhưng khi cô buộc miệng than: “Bỏ chồng con ở nhà mấy bữa lo quá. Không biết ăn uống sao”, tôi bỏ qua hết. Rõ ràng là cô đi chơi chuyến này là vì bạn thân rủ. Nếu không phải vì người bạn thân hơn 30 năm kia ép đi, có lẽ cô sẽ không bao giờ rời xa cái nhà và cái bếp của mình.
Và khi tôi thấy cô, dù chân thấp khớp nặng vẫn tay xách nách mang cố chạy thật nhanh đến chỗ xuất nhập cảnh, tôi thấy tim mình chùng xuống và tôi biết cảm giác thân cận này ở đâu ra rồi.
Người phụ nữ ấy rất giống mẹ tôi.
Mẹ tôi sẽ không bao giờ rời xa ngôi nhà mình. Đám cưới tôi, đám ma người thân, thôi nôi cháu nội, mẹ tôi đi đúng một ngày là về. Mẹ tôi chưa đi một chuyến du lịch đúng nghĩa nào trong đời. Mẹ tôi ôm lấy gánh bún, ôm lấy nhà bếp, luôn bất an khi rời khỏi nhà, luôn lo không biết ai nấu ăn cho ba tôi và em trai tôi. Cái nghèo ám ảnh mẹ tôi đến mức mẹ tôi luôn trong trạng thái phải đi làm. Sinh tôi được vài ngày mẹ đã bỏ tôi ở nhà cho bà nội, lao ra đường mưu sinh. Mẹ tôi đã làm đủ thứ nghề trên đời, thợ may, thợ bạc… cho đến khi ổn định với gánh bún. Mẹ tôi luôn ăn đồ nguội hâm lại vì đồ nóng để cho chồng con ăn. Mẹ tôi có một định nghĩa hạnh phúc lạ kỳ nhưng không cá biệt: mẹ hạnh phúc khi chồng và các con mình hạnh phúc.
Rồi bỗng dưng trên chuyến bay về Sài Gòn, người mẹ cục mịch quê mùa ra đường vẫn mặc nguyên bộ đồ bộ của tôi bỗng dưng hiện ra trước mắt tôi trong hình hài người đàn bà kia. Mẹ tôi chục năm nay vẫn chiến đấu với bênh tiểu đường và thấp khớp. Nhưng cũng như người đàn bà kia, mẹ lúc nào cũng cười. Sự lạc quan biến mẹ thành một chiến binh bất khuất. Và hỡi ôi, tôi biết vì sao tôi phải bảo vệ người đàn bà kia rồi. Bởi vì thâm tâm tôi dậy lên một mong ước:
- Sau này, nếu mẹ tôi có phải đi đâu đó ra chốn văn minh một mình, mong người ta sẽ không kỳ thị mẹ tôi, mong người ta không đánh giá và mong sẽ có ai đó bảo vệ và giúp đỡ bà.
Và mẹ tôi lẫn người đàn bà nhà quê ngồi cạnh tôi ba tiếng trên máy bay kia có phải cá biệt không? Không đâu. Họ nhiều lắm. Trên mảnh đất hình chữ S này, những người như họ mới chiếm đa số. Họ là những con người không mưu cầu danh phận, tiền tài, khám phá thế giới… Trong đầu họ chỉ có chồng và con. Nhìn đôi chân thấp khớp sải từng bước thật nhanh để về nấu cơm tối cho chồng con kia, tôi tràn ngập một tình thương. Họ có thời gian để khám phá thế giới, có thời gian giao tiếp xã hội, học hỏi những điều hay đâu mà bắt họ phải sống văn minh theo định nghĩa của đám đông. Toàn bộ thời gian trên đời, họ đã dành hết cho người thương rồi.
Nên sau này khi thấy một người nhà quê cục mịch trên máy bay hay ở nơi công cộng, tôi biết mình sẽ phải kiên nhẫn và bao dung với họ. Vì tôi mong sẽ có người bao dung và kiên nhẫn với mẹ tôi nếu một ngày mẹ tôi quyết định khám phá thế giới.
~~~Bình Bồng Bột~~~
P/s: bài đã lâu nhưng đọc cảm xúc quá, share lại mọi người đọc. Ai đọc rồi hoan hỉ bỏ qua, ai chưa đọc sẽ xúc động lắm.
Theo DIỄN ĐÀN HÀNG KHÔNG
- Cô chen lấn, không biết lịch sự.
- Cô nói chuyện rất to và cười rất to, và thường cười những chuyện không đáng cười.
- Cô ngồi không đúng chỗ của mình trên máy bay. Ghế của cô cách đó ba hàng, cô vẫn lao xuống ngồi hàng của tôi để được ngồi gần bạn. Cô nói: “Ngồi ở đâu chả được”.
- Cô rất béo, nên người cô tràn sang chỗ của tôi, cô rất hay va chạm vào người tôi và... cười hờ hờ.
- Cô hỏi rất nhiều, không quan tâm tôi có nhu cầu giao tiếp hay không.
- Cô thường xuyên yêu cầu tôi rời khỏi ghế để cô ra ngoài đi toalet. Một chuyến bay cô đi toalet tới năm lần.
- Cô xức dầu gió liên tục.
Tôi đã chịu đựng cô suốt ba tiếng đồng hồ, bởi chuyến bay của chúng tôi bị delay tận một tiếng rưỡi trên máy bay.
Ban đầu tôi cực kỳ khó chịu, tôi chỉ mong thoát khỏi người đàn bà cục mịch quê mùa này càng sớm càng tốt. Nhưng khi máy bay thông báo sẽ khởi hành muộn, máy bay tắt luôn máy lạnh, tôi cười chua chát: đáng đời nhé, càng muốn thoát khỏi đây nhanh thì càng chậm mà thôi. Tôi quay sang cô, cố quan sát người phụ nữ làm mình chán ngán này, nhìn chăm chú. Có lẽ cô biết tôi đang nhìn, cô quay sang nhìn lại và cười:
- Xin lỗi nha, nãy giờ phiền quá chời.
Tôi thấy mình mỉm cười lại và một câu nói bật ra từ vô thức:
- Không có, đâu có gì phiền. Vui mà.
Cô lại nhe răng cười:
- Ờ. Vui mà. Hơ hơ hơ.
Bỗng dưng trong tôi trào ra một cảm giác rất lạ. Tôi không còn ghét người phụ nữ mà mới trước đó một phút tôi còn muốn thoát khỏi cô ấy nữa. Tôi nói thôi để tôi vào giữa cho, cô ra ngoài mà đi vệ sinh cho tiện. Cô đồng ý. Thế là tôi ngồi giữa hai người phụ nữ. Họ là bạn của nhau trong suốt mấy chục năm. Người bên phải tôi thì trái ngược hoàn toàn. Đó là một người thành công, nhã nhặn, đã đi nhiều nơi trên thế giới. Cô kể tôi nghe về show Thúy Nga ở Las Vegas, kể những chuyến đi của mình tới mọi nơi trên thế giới. Người phụ nữ thành công ấy là bạn của người phụ nữ cục mịch nhà quê bên trái tôi trong hơn nửa đời người.
Chuyến bay của tôi thế là nhẹ nhàng hơn. Tôi nghĩ chỉ cần tôi quay sang phải, chú tâm đối thoại thì mình sẽ có vô vàn những bài học hay. Nhưng tôi thấy mình cứ bị hướng sự quan tâm sang bên trái. Người phụ nữ ấy bị thấp khớp, mỗi lần đứng dậy đều rất khó khăn. Mỗi lần cô ngồi xuống tôi đều quàng tay qua thắt dây an toàn cho cô dù cô cứ bảo gắn vào lát tháo ra cũng vậy. Người xung quanh dần khó chịu vì cô nói to, họ quay xuống nhìn cô, tôi nhìn họ mỉm cười và có ý gửi sự xin lỗi đến họ. Người ta nghe mùi dầu và bắt đầu hỏi ai xức dầu mà khó chịu vậy. Tôi lập tức nói vào: “Mùi dầu thơm quá, dễ chịu quá”. Tôi nói thế để người phụ nữ quê mùa kia đỡ tủi thân. Nào ngờ cô móc chai dầu ra xịt vào tay rồi trét thẳng lên mũi tôi.
- Thơm thì hửi. Hơ hơ hơ.
Tôi bật cười. Rồi cô mời tôi ăn chewing gum, cô ép tôi ăn cái bánh mì của Bamboo, cô bảo tôi phải uống nước táo đi, miễn phí mà. Và ngạc nhiên là cô bảo gì tôi cũng làm. Lúc này, tôi chưa ý thức được vì sao nỗi ác cảm ban đầu của tôi lại biến mất tăm không hình tích như vậy. Chỉ biết tất cả những thứ khó chịu cô mang lại bỗng dưng được chuyển hóa.
Trái với người bạn thành công bặt thiệp bên tay phải tôi, cô là một người nội trợ. Cô từ quê lên, lấy chồng và không biết nhiều về thế giới bên ngoài. Cuộc đời của cô chỉ gói gọn trong nhà, trong bếp. Kiến thức của cô hạn chế, làm sao mình có thể đòi hỏi người ta phải hành xử văn minh được. Cô làm gì cũng vội vã, chen hàng, lấn làn nhìn rất khó chịu, nhưng khi cô buộc miệng than: “Bỏ chồng con ở nhà mấy bữa lo quá. Không biết ăn uống sao”, tôi bỏ qua hết. Rõ ràng là cô đi chơi chuyến này là vì bạn thân rủ. Nếu không phải vì người bạn thân hơn 30 năm kia ép đi, có lẽ cô sẽ không bao giờ rời xa cái nhà và cái bếp của mình.
Và khi tôi thấy cô, dù chân thấp khớp nặng vẫn tay xách nách mang cố chạy thật nhanh đến chỗ xuất nhập cảnh, tôi thấy tim mình chùng xuống và tôi biết cảm giác thân cận này ở đâu ra rồi.
Người phụ nữ ấy rất giống mẹ tôi.
Mẹ tôi sẽ không bao giờ rời xa ngôi nhà mình. Đám cưới tôi, đám ma người thân, thôi nôi cháu nội, mẹ tôi đi đúng một ngày là về. Mẹ tôi chưa đi một chuyến du lịch đúng nghĩa nào trong đời. Mẹ tôi ôm lấy gánh bún, ôm lấy nhà bếp, luôn bất an khi rời khỏi nhà, luôn lo không biết ai nấu ăn cho ba tôi và em trai tôi. Cái nghèo ám ảnh mẹ tôi đến mức mẹ tôi luôn trong trạng thái phải đi làm. Sinh tôi được vài ngày mẹ đã bỏ tôi ở nhà cho bà nội, lao ra đường mưu sinh. Mẹ tôi đã làm đủ thứ nghề trên đời, thợ may, thợ bạc… cho đến khi ổn định với gánh bún. Mẹ tôi luôn ăn đồ nguội hâm lại vì đồ nóng để cho chồng con ăn. Mẹ tôi có một định nghĩa hạnh phúc lạ kỳ nhưng không cá biệt: mẹ hạnh phúc khi chồng và các con mình hạnh phúc.
Rồi bỗng dưng trên chuyến bay về Sài Gòn, người mẹ cục mịch quê mùa ra đường vẫn mặc nguyên bộ đồ bộ của tôi bỗng dưng hiện ra trước mắt tôi trong hình hài người đàn bà kia. Mẹ tôi chục năm nay vẫn chiến đấu với bênh tiểu đường và thấp khớp. Nhưng cũng như người đàn bà kia, mẹ lúc nào cũng cười. Sự lạc quan biến mẹ thành một chiến binh bất khuất. Và hỡi ôi, tôi biết vì sao tôi phải bảo vệ người đàn bà kia rồi. Bởi vì thâm tâm tôi dậy lên một mong ước:
- Sau này, nếu mẹ tôi có phải đi đâu đó ra chốn văn minh một mình, mong người ta sẽ không kỳ thị mẹ tôi, mong người ta không đánh giá và mong sẽ có ai đó bảo vệ và giúp đỡ bà.
Và mẹ tôi lẫn người đàn bà nhà quê ngồi cạnh tôi ba tiếng trên máy bay kia có phải cá biệt không? Không đâu. Họ nhiều lắm. Trên mảnh đất hình chữ S này, những người như họ mới chiếm đa số. Họ là những con người không mưu cầu danh phận, tiền tài, khám phá thế giới… Trong đầu họ chỉ có chồng và con. Nhìn đôi chân thấp khớp sải từng bước thật nhanh để về nấu cơm tối cho chồng con kia, tôi tràn ngập một tình thương. Họ có thời gian để khám phá thế giới, có thời gian giao tiếp xã hội, học hỏi những điều hay đâu mà bắt họ phải sống văn minh theo định nghĩa của đám đông. Toàn bộ thời gian trên đời, họ đã dành hết cho người thương rồi.
Nên sau này khi thấy một người nhà quê cục mịch trên máy bay hay ở nơi công cộng, tôi biết mình sẽ phải kiên nhẫn và bao dung với họ. Vì tôi mong sẽ có người bao dung và kiên nhẫn với mẹ tôi nếu một ngày mẹ tôi quyết định khám phá thế giới.
~~~Bình Bồng Bột~~~
P/s: bài đã lâu nhưng đọc cảm xúc quá, share lại mọi người đọc. Ai đọc rồi hoan hỉ bỏ qua, ai chưa đọc sẽ xúc động lắm.
Theo DIỄN ĐÀN HÀNG KHÔNG
THỀ THÔI TIN...
Tình trắc trở túi tiền thì thiếu thốn
Tại tôi tin tiếng thề thốt, thở than
Tình, tiền trao tất, tình tiền trốn
Tôi thảm thương, tơi tả tấm thân tàn.
Tôi tin tưởng tình tôi tròn tơ tóc
Tin tiếng thì thầm, thỏ thẻ tận tai
Thương tha thiết, thức trắng tôi trằn trọc
Thì thấu trời, tình thua trước tiền tài...
Tâm thật thà, tình trở thành thua thiệt
Tiếng tạ từ thay thế tiếng thân thương
Tình tan tác, tim tái tê, tôi tiếc
Thốt tiếng than, thế thái tựa tấn tuồng !
Thao thức, trở trăn, trong thế trần tăm tối
Trăng thẫn thờ, trăng thao thức theo tôi
Trời thăm thẳm, thấy thân tàn trời tội ?
Thõng tầm tay, tôi tống tiễn tình trôi .
Tôi thề tôi tởn, tôi thôi tin thật
Thà thiếu tình thương, tâm thảnh thơi
Tình trường thua trắng, tim thương tật
Tìm thú thanh tao, thơ, thuốc thôi ...
KIM ÂN.
Tình trắc trở túi tiền thì thiếu thốn
Tại tôi tin tiếng thề thốt, thở than
Tình, tiền trao tất, tình tiền trốn
Tôi thảm thương, tơi tả tấm thân tàn.
Tôi tin tưởng tình tôi tròn tơ tóc
Tin tiếng thì thầm, thỏ thẻ tận tai
Thương tha thiết, thức trắng tôi trằn trọc
Thì thấu trời, tình thua trước tiền tài...
Tâm thật thà, tình trở thành thua thiệt
Tiếng tạ từ thay thế tiếng thân thương
Tình tan tác, tim tái tê, tôi tiếc
Thốt tiếng than, thế thái tựa tấn tuồng !
Thao thức, trở trăn, trong thế trần tăm tối
Trăng thẫn thờ, trăng thao thức theo tôi
Trời thăm thẳm, thấy thân tàn trời tội ?
Thõng tầm tay, tôi tống tiễn tình trôi .
Tôi thề tôi tởn, tôi thôi tin thật
Thà thiếu tình thương, tâm thảnh thơi
Tình trường thua trắng, tim thương tật
Tìm thú thanh tao, thơ, thuốc thôi ...
KIM ÂN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét