.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

Hương liệu pháp: Cách đơn giản mang lại giấc ngủ ngon cho các bệnh nhân

Có nhiều nghiên cứu y khoa về tác dụng của hương liệu pháp lên triệu chứng rối loạn giấc ngủ đã mang đến những kết luận thú vị và đầy thuyết phục.
Hương liệu pháp là cách gọi khác của liệu pháp hương thơm. Đây là phương pháp dùng mùi hương để chăm sóc cơ thể. Hương thơm thường dùng là các dạng tinh dầu thực vật có mùi dễ chịu như tinh dầu sả, hoa hồng, bạch đàn, hoa oải hương, bạc hà… Chúng được sử dụng dưới dạng hít trực tiếp, xông lan tỏa khắp phòng hoặc xoa bóp lên da. Hương liệu pháp mang đến sự thư giãn, khỏe khoắn, giảm mệt mỏi, lo âu và cải thiện rối loạn giấc ngủ.
Tinh dầu thực vật là nguyên liệu chính trong hương liệu pháp. (Ảnh: tindauv.com)
Đối với bệnh nhân tim mạch thì rối loạn giấc ngủ, lo lắng là một trong những vấn đề thường gặp khi nhập viện vào khoa cấp cứu tim mạch. Những rối loạn xảy ra ở hầu hết các giai đoạn của giấc ngủ: từ giai đoạn giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, giấc ngủ sâu cho đến rối loạn giấc ngủ lúc thức giấc và rối loạn giấc ngủ sinh học cả đêm. Mất ngủ kéo dài cũng là một trong những yếu tố kích thích khởi phát các cơn đau tim do tăng hoạt động hệ giao cảm. Với bệnh nhân tim mạch ở khoa cấp cứu, rối loạn giấc ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như các loại thuốc điều trị, không quen thuộc chỗ ngủ, âm thanh phát ra từ các loại máy móc theo dõi (monitor)…
Bệnh nhân tim mạch thường gặp các vấn đề giấc ngủ. (Ảnh: Zdrav.Expert)
Ngày nay, phương pháp thường được lựa chọn để điều trị rối loạn giấc ngủ là thuốc. Tuy nhiên các loại thuốc tác động lên hệ thần kinh để có giấc ngủ sinh học tự nhiên thì lại kèm theo nhiều tác dụng phụ. Do vậy những phương pháp chăm sóc điều dưỡng từ thiên nhiên được xem là lựa chọn an toàn hơn cho bệnh nhân. Dưới đây là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được thực hiện bởi Moen tại hai Bệnh viện Al-zahra và Chamran (Iran):
Nghiên cứu đã được thực hiện trên 64 bệnh nhân tim mạch nhập viện tại khoa hồi sức cấp cứu và khoa cấp cứu tim mạch. Bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim và không dùng bất cứ loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ nào. Những người này được theo dõi 3 đêm, mỗi đêm 9 giờ với tinh dầu hoa oải hương. Nhóm đối chứnggồm những người không sử dụng hương liệu pháp. Hai nhóm bệnh nhân không có sự khác biệt đáng kể về tuổi, giới tính, bệnh nền và chỉ số rối loạn giấc ngủ.
Nghiên cứu thừ nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân tim mạch. (Ảnh: Shop Lavender)
Thực hiện liệu pháp lúc 20 giờ, bằng cách sử dụng 2 giọt tinh dầu hoa oải hương, thấm vào 1 miếng gạc – cotton pad – để trong một chiếc hộp nhỏ mở nắp, cách gối bệnh nhân 20cm. Kết quả cho thấy hương liệu pháp trên nhóm bệnh nhân thử nghiệm có hiệu quả cải thiện các rối loạn giấc ngủ tốt hơn so với nhóm đối chứng, nhất là đối với các bệnh nhân có cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.
Hương liệu pháp giúp nhóm chứng cải thiện giấc ngủ tốt. (Ảnh: stopillness.ru)
Bên cạnh nghiên cứu này, có một nghiên cứu tại Hàn Quốc do Lee và cộng sự cho thấy tinh dầu hoa oải hương có tác dụng rõ rệt lên chứng mất ngủ của các sinh viên. Lewith và cộng sự cũng khẳng định tinh dầu hoa oải hương giúp cải thiện giấc ngủ cho các bệnh nhân bị mất ngủ mạn tính.
Với các kết quả nghiên cứu trên, việc áp dụng liệu pháp hương thơm trên bệnh nhân tim mạch tại nhà hoàn toàn có thể thực hiện được với hiệu quả cải thiện rối loạn giấc ngủ. Hơn nữa, phương pháp này cũng có thể áp dụng cho những đối tượng khác có rối loạn giấc ngủ mà không có vấn đề tim mạch.
BS Lê Lan
Nguồn:
2. Lee IS, Lee GJ. Effects of lavender aromatherapy on insomnia and depression in women college students. Taehan Kanho Hakhoe Chi. 2006;36(1):136–43. [PubMed]
3. Lewith GT, Godfrey AD, Prescott P. A single-blinded, randomized pilot study evaluating the aroma of Lavandula augustifolia as a treatment for mild insomnia. J Altern Complement Med. 2005;11(4):631–7.[PubMed]

25 cách sử dụng tinh dầu giúp bạn tăng thêm ý vị cho cuộc sống

Với rất nhiều tính năng kỳ diệu, tinh dầu quả thực là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Chỉ cần bạn lưu tâm một chút, tinh dầu có thể giúp ích trong rất nhiều việc, từ chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe hay thậm chí dọn dẹp nhà cửa…
Tinh dầu thu được khi ép hay chưng cất từ các loại hoa, hạt, vỏ và thảo mộc có mùi mạnh. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại tinh dầu khác nhau, tinh dầu cam, chanh, quýt, bưởi, hoa hồng, oải hương, dừa, quế, tràm… Chúng là các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, khác hẳn với các loại hương thơm tổng hợp hóa học mang nhiều tính độc hại.
Từ xa xưa, liệu pháp tinh dầu đã được sử dụng để làm đẹp và tăng cường sức khỏe. Mỗi loại sẽ có một mùi hương và tính năng độc đáo riêng biệt. Chúng có thể giúp cơ thể thư giãn, giải tỏa stress, hỗ trợ giảm đau và chống viêm, trị các bệnh về đường hô hấp, tăng cường miễn dịch cho cơ thể chống lại sự tấn công của nhiều loại vi-rút và vi khuẩn gây bệnh, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da, chống rụng tóc, hỗ trợ người mẹ mang thai và em bé…
25 cách sử dụng tinh dầu như dưới đây có thể làm cho cuộc sống của bạn thêm phần thú vị.
  1. Thêm vài giọt tinh dầu chanh, oải hương, và bạc hà vào trong dung dịch xịt rửa tự chế tại nhà giúp tăng cường khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng và tạo mùi hương tươi mát tự nhiên trong không gian của bạn.
    image002(2)
    Tinh dầu chanh
  2. Cho một chút tinh dầu vào đồ trước khi đem sấy hoặc là (ủi) để có mùi thơm tự nhiên cho quần áo.
  3. Hoặc thấm tinh dầu vào một chiếc vớ cũ (khoảng 15 giọt tinh dầu mà bạn yêu thích), cuộn lại như quả bóng nhỏ và thả vào máy sấy đồ.
    tinh-dau-oai-huong
    Tinh dầu oải hương
  4. Khi thay ga giường, xịt một ít tinh dầu lên nệm cho có mùi thơm (tinh dầu oải hương đã được chứng mình là có tác dụng cải thiện chứng mất ngủ).
  5. Thêm một vài giọt tinh dầu oải hương và khuynh diệp vào nước nóng để xông hơi.
  6. Hoặc cho một vài giọt tinh dầu vào bồn tắm.
  7. Thêm vài giọt tinh dầu vào vòi sen trước khi tắm.
    Tinh dầu hoa cúc
    Tinh dầu hoa cúc
  8. Cho tinh dầu vào các loại kem hay sữa tắm không mùi.
  9. Cho tinh dầu bạc hà vào nước rửa tay.
  10. Thêm ít dầu đinh hương vào chỉ nha khoa có thể làm nướu chắc khỏe.
  11. Tinh dầu trà có thể làm mụn bớt viêm và kháng khuẩn.
  12. Tự làm xà phòng với tinh dầu.
  13. Tự làm nến hương với tinh dầu.
    Tinh dầu cam
    Tinh dầu cam
  14. Dùng tinh dầu thay cho nước hoa.
  15. Làm nước khử mùi bằng tinh dầu.
  16. Bôi một ít tinh dầu lên trán có thể làm giảm cơn đau đầu
  17. Làm mặt nạ mắt bằng kiều mạch khô và tinh dầu oải hương
  18. Trộn một ít tinh dầu và nước dưỡng da toner
  19. Làm hỗn hợp từ muối, dầu almond hoặc jojoba, một vài giọt tinh dầu, để chà lên da
  20. Ngăn côn trùng và động vật gặm nhấm bằng gòn thấm dầu bạc hà
  21. Tự làm kem dưỡng môi có mùi hương tự nhiên.
    Tinh dầu hướng dương
    Tinh dầu hướng dương
  22. Làm thuốc đuổi muỗi, côn trùng.
  23. Bôi lên kính mát và lau sạch kính.
  24. Đánh bóng các đồ gỗ bằng một ít tinh dầu chanh pha theo tỷ lệ 2:1 với dầu olive/ dấm
  25. Mở nắp chai tinh dầu bạn yêu thích và để nó trong nhà hay phòng làm việc, trong xe hơi… sẽ giúp bạn không phải chịu đựng những mùi tạp gây khó chịu, đồng thời ngửi tinh dầu sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, đầu óc tỉnh táo và lạc quan hạnh phúc hơn.
Tinh dầu hoa hồng
Tinh dầu hoa hồng
Đình Vũ tổng hợp

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.