.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2021

Người trên 45 tuổi hãy tránh xa 4 loại thực phẩm này để giảm nguy cơ ung thư.

 

Sau 45 tuổi, cơ thể chúng ta bắt đầu xuống dốc, lúc này việc phòng bệnh là quan trọng nhất để giữ sức khỏe ổn định. Trong tất cả các loại bệnh thì không thể không kể đến bệnh ung thư.

Thực tế, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ngày càng tăng cao. Theo báo cáo của Trung tâm Dữ liệu Ung thư Quốc gia (Trung Quốc), hiện nay, tại đất nước này, trung bình mỗi phút có 7 người chẩn đoán mắc bệnh ung thư, và hầu hết bệnh nhân ung thư đều trên 45 tuổi.

Càng lớn tuổi, cơ thể càng già thì nguy cơ đột biến tế bào, nguy cơ ung thư càng cao.

Vì vậy, sau 45 tuổi, để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bạn cần tránh xa 4 loại thực phẩm này.

1. Đồ muối chua

Nhiều người thích ăn đồ chua, 3 loại phổ biến nhất là rau muối, thịt muối và trứng muối.

Đồ chua khi vào cơ thể được vi khuẩn trong dạ dày chuyển hóa thành nitrosamine, đây là chất gây ung thư mạnh.

2. Thực phẩm hun khói

Thực phẩm hun khói chủ yếu chế biến từ cá và các sản phẩm thịt. Đừng coi thường loại thực phẩm này, vì nó cũng có khả năng gây ung thư.

3. Đồ nướng

Các quán thịt nướng ven đường không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn không tốt cho sức khỏe. Thực phẩm nướng dễ chứa hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) và chất này có thể gây ung thư.

4. Đồ chiên rán ở nhiệt độ cao

Đồ chiên rán ở nhiệt độ cao dễ sinh ra chất benzopyrene, đây cũng là chất gây ung thư.

Sau 45 tuổi, bạn phải lựa chọn nguyên liệu sạch, ăn nhiều rau và trái cây tươi. Tránh chế biến đồ ngâm chua, hun khói, chiên và nướng ở nhiệt độ cao.

Theo Thùy Trang (Theo Sohu) (Dân Việt)

3 thứ trong bếp không được rửa đúng cách và thay thường xuyên có thể gây ung thư gan.

Bà Lý (Trung Quốc), năm nay 56 tuổi, chủ yếu làm nội trợ. Bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, hiện đã không thể tiếp tục điều trị.

Cách đây vài tháng, bà Lý bị vàng da nặng và đau tức vùng bụng bên phải. Lúc đầu, bà Lý không quan tâm lắm nhưng cơn đau bụng ngày càng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằngngày. Bà cùng chồng vào viện khám.

Sau khi có kết quả, cả hai chết lặng, bà Lý được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Bà Lý hoang mang vì chưa bao giờ hút thuốc hay uống rượu, không hiểu tại sao lại bị ung thư gan.

Sau khi bác sĩ tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bà Lý, ông mới phát hiện ra nguyên nhân thực ra là do 3 vật dụng trong bếp lâu ngày không được vệ sinh.

Sau đó, chồng và các con của bà Lý cũng đã đi khám và phát hiện ra các mức độ khác nhau của bệnh viêm gan vi rút.

Ba đồ vật đó là: can dầu ăn, thớt gỗ, đũa gỗ

1. Can dầu ăn

Can dầu là vật bất ly thân trong gian bếp của mỗi gia đình để đựng dầu ăn.

Tuy nhiên, nhiều người quá lười vệ sinh can dầu dẫn đến bên ngoài và bên trong có nhiều vết dầu, khi ngửi sẽ có mùi khó chịu, nguồn gốc của mùi này là do sự ôi thiu của dầu và quá trình oxy hóa.

Dầu ôi có chứa nhiều chất độc hại, khi thêm vào món ăn hằng ngày sẽ làm tăng gánh nặng giải độc cho gan, làm tổn thương tế bào gan và gây ung thư.

2. Đũa gỗ

Đũa gỗ là vật dụng phổ biến trong các hộ gia đình. Tuy nhiên, nếu để đũa trong môi trường ẩm ướt lâu ngày và không có đủ ánh sáng mặt trời để khử trùng thì rất dễ sinh ra độc tố aflatoxin.

Aflatoxin sau khi ăn vào cơ thể người sẽ được gan giải độc và chuyển hóa trực tiếp, lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Bên cạnh đó, đây là chất gây ung thư bậc 1. Chỉ cần uống 1 mg là có khả năng gây ung thư gan.

Đũa nhà bà Lý thay hai năm một lần, lâu ngày bị ẩm ướt, bị nhiễm aflatoxin. Các gia đình nên thay đũa 3 tháng một lần.

3. Thớt gỗ

Thớt gỗ cũng giống như đũa, độ ẩm trong rau lớn dễ khiến thớt bị ướt.

Ngoài ra, độc tính của aflatoxin không thể bị phá hủy hoàn toàn dù ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nên phơi thớt trong nhà thường xuyên để giữ cho thớt khô ráo. Nên thay thế nó 6 tháng một lần.

Sau khi mắc bệnh gan, cơ thể sẽ có 5 loại bất thường. Khi có những dấu hiệu này, hãy kiểm tra chức năng gan sớm

1. Vàng da - tổn thương gan, tăng bilirubin dẫn đến vàng da.

2. Đau vùng bụng bên phải - một trong những đặc điểm điển hình của bệnh ung thư gan, do khối u trong gan liên quan đến nang gan và chèn ép các cơ quan xung quanh.

3. Đông máu bất thường - chảy máu cam thường xuyên, chảy máu khi đánh răng, chảy máu nhiều ở vết thương ngoài da, dễ nhiễm trùng, khó lành và khả năng tổng hợp các yếu tố đông máu của gan giảm.

4. Thường xuyên bị tiêu chảy – khi tổn thương gan sẽ suy yếu khả năng tiết mật, rối loạn tiêu hóa thức ăn, tiêu chảy, buồn nôn, và các bất thường về tiêu hóa khác.

5. Thâm quầng mắt nặng - chức năng gan hoạt động không bình thường, quá trình trao đổi chất độc tố và hắc tố bị suy giảm, cặn bã trong máu tăng cao, đọng lại trong các mạch máu của mắt, làm xuất hiện quầng thâm.

Hãy quan tâm đến sức khỏe của lá gan hơn và làm tốt hai việc sau:

1. Tập thể dục nhiều hơn

Trong quá trình tập thể dục, nó có thể làm tăng tốc độ lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, thúc đẩy quá trình bài tiết chất độc ra khỏi gan, giảm áp lực cho gan.

Ngoài ra, nó còn có thể đốt cháy nhiều chất béo trong quá trình vận động để ngăn chặn sự tích tụ chất béo trong gan, từ đó có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của gan nhiễm mỡ một cách hiệu quả.

Lời khuyên: Người bệnh gan dễ bị mệt mỏi nên chọn các bài tập thể dục nhịp điệu như chạy bộ, chơi cầu lông, đạp xe,… Tập thể dục quá sức sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, không có lợi cho quá trình phục hồi bệnh gan.

2. Không thức khuya

Thức khuya làm hại cơ thể, bộ phận bị tổn thương nặng nề nhất chính là lá gan.

Ban đêm được gọi là “thời kỳ vàng giải độc của gan”, thường xuyên thức khuya sẽ khiến các chất độc trong gan không được chuyển hóa bình thường, nếu tích trữ lâu sẽ sinh ra bệnh gan.

Theo Thùy Trang (Theo Sohu) (Dân Việt)

Chẳng cần khô hay ngọt cũng nhức đầu!


Mục “Ngon & Lành” này cả năm nói toàn chuyện ăn cái này có hại, uống cái kia có lợi. Mệt người viết, điếc người nghe. Bài báo cuối năm này, tiễn chó đón heo, phá lệ nói chuyện thưởng thức rượu chè cho thêm phần phong lưu tao nhã…

 

Rượu vang khô dịch từ tiếng Anh là “dry wine”. Dân Mỹ, dân Ăng Lê cũng chẳng hiểu chữ “khô” (dry) ở đây nghĩa là gì. Nhưng dân nhậu thì hiểu. Vang khô để chỉ rượu vang không ngọt.

 

Nhưng đôi khi uống vang ngọt vẫn cảm thấy “khô”. Sao vậy?

 

Đơn giản, ngọt là do đường


Vang ngọt dành cho mấy bà nhấm nháp để ra cái điều… hòa đồng, uống hoài ly rượu không cạn, hóng chuyện lỡ lời.

 

Đúng, ngọt là do đường. Đường trong nho lên men thành rượu. Vì nhiều lý do, đường không thể chuyển hóa hết thành rượu, nên trong rượu vang vẫn còn đường, gọi là dư lượng đường (residual sugar). Rượu còn rất ít đường gọi là vang khô (dry wine), nếu còn nhiều đường gọi vang ngọt (sweet wine).

 

Như thế nào là nhiều, là ít? Mỗi nơi quy định mỗi khác. Theo kiểu châu Âu thì, rượu có dưới  4g đường/lít là vang khô, dưới 12g là khô trung bình (medium dry), dưới 45g là trung bình (nửa khô, nửa ngọt), và trên 45g là ngọt.

 

Vì sao vang lại nhiều đường, ít đường?


Có nhiều nguyên nhân làm dư lượng đường trong rượu vang còn nhiều hoặc ít. Tất cả chỉ để phục vụ cho khẩu vị con người.

 

Thêm đường: Đường được cho vào nước ép nho trước khi lên men, rượu có dư đường nên ngọt. Thêm đường không ảnh hưởng gì đến an toàn, nhưng một số nước cấm chơi trò bá đạo này vì sợ mất uy tín bồ đào tửu của họ.

 

Ức chế lên men: Lên men càng lâu, càng nhiều đường bị biến thành rượu. Do đó, nếu đang lên men giữa chừng rồi ức chế không cho lên men tiếp, thì trong rượu sẽ còn nhiều đường. Ức chế có thể bằng cách hạ nhiệt độ, hoặc thêm rượu vào.


Độ ngọt của nho tươi: Độ ngọt của nho, nghĩa là bản thân trái nho có nhiều đường hoặc ít đường. Điều này tùy thuộc giống nho và khí hậu nơi trồng. Nho trồng ở vùng ấm áp thường ngọt hơn, nên hay dùng để làm vang ngọt. Còn nho ở vùng lạnh hơn làm vang khô. Ngoài ra độ ngọt của rượu cũng còn phụ thuộc vào độ chín của nho. Nho chín chứa đường nhiều hơn, lên men sẽ cho rượu ngọt hơn. Còn nho chưa chín tới sẽ cho rượu vang khô.

 

Phơi khô nho tươi: Phơi khô nho làm nồng độ đường trong trái nho tăng lên. Khi lên men sẽ cho rượu ngọt.

 

Cảm giác bị đánh lừa

 

Không phải hễ rượu vang có nhiều đường là uống thấy ngọt. Những yếu tố sau đây trong rượu vang sẽ đánh lừa cảm giác khô và ngọt.

 

Độ acid của rượu cao, thì cảm giác “khô” nhiều hơn. Nói cách khác, hai loại rượu vang có nồng độ đường như nhau, nhưng loại nào có tính acid cao, cảm giác ngọt bị giảm đi, uống như vang “khô”. Một số giống nho trồng ở vùng khí hậu ấm áp, dù có nhiều đường, nhưng có độ acid cao, nên vẫn làm rượu vang khô được.


Hàm lượng tannin trong rượu: Tannin có chủ yếu ở vỏ nho và hạt. Khi chà xát nho lấy dịch nho để lên men, thì chất tannin lẫn vào, nên rượu vang ít nhiều đều có tannin. Tannin là chất tạo cảm giác chát trong khoang miệng. Rượu vang dù có nhiều đường, nhưng có hàm lượng tannin cao, uống vẫn có cảm giác khô (không ngọt).

 

Độ cồn cao, làm cảm giác ngọt thành… khô: Điều này nghe rất… chói tai, vì lên men là biến đường thành rượu (cồn). Độ cồn càng cao thì đường phải ít đi. Ít đường thì rượu phải “khô” chứ. Thật ra vang loại này làm từ nho phơi khô rồi mới ép lấy dịch để lên men. Nho phơi khô thì lượng đường cao. Đường lên men thành rượu cao độ cồn, nhưng lượng đường vẫn còn nhiều. Đường nhiều nhưng uống vẫn thấy khô là do độ cồn cao. Vì sao? Rắc rối này là do… cảm giác. Rượu vang không chi có hương vị của nho, mà còn có mùi… rượu. Cả hai thứ khi vào khoang miệng tạo cảm giác “khô” (ẩm độ giảm). Cảm giác “khô” không nhận ra được vị ngọt.



Rõ ràng, chọn vang khô hay ngọt dựa trên dư lượng đường coi như trớt quớt. Một số tay bợm rượu vang rỉ tai nhau, Cabernet Sauvignon, Shiraz, Chianti… là vang khô, Merlot, Chardonnay, Rose, Sauvignon Blanc… là vang ngọt.

 

Thế thì thế nào?


Nhận diện “vẻ đẹp” của rượu vang cũng giống như nhận diện vẻ đẹp của hoa hậu… hoàn vũ, không thể đồng hóa cảm giác khô/ngọt, ai cũng giống ai, như mấy tay bợm được. Uống vang khô hay ngọt là tùy gout mỗi người. Với vang ngọt, đường làm chậm tốc độ chuyển hóa của rượu, nên uống vang ngọt mà lỡ quá chén thì dễ bị nhức đầu. Mà thiệt tình (chủ quan), đã nhâm nhi rượu ngẫm chuyện đời, mà đời thì đâu có ngọt, vớ phải vang ngọt thì thà nốc ly sinh tố cho lành. Vang ngọt dành cho mấy bà nhấm nháp để ra cái điều… hòa đồng, uống hoài ly rượu không cạn, hóng chuyện lỡ lời. Chẳng cần khô hay ngọt cũng nhức đầu!

Vũ Thế Thành






























Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.