.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

Những “ngôi nhà tự nhiên” độc đáo trên thế giới

Ngôi nhà độc đáo lọt thỏm trong 2 tảng đá lớn.


Ngôi nhà Hobbit, xứ Wales.

Một cái lều nhỏ giữa rừng cây phủ tuyết

Một ngôi nhà được xây trong hang động tại Festus, Missouri.

Ngôi nhà được làm từ một gốc cây khổng lồ

Ngôi nhà cây xanh mướt.

Lạc vào xứ sở thần tiên với ngôi nhà dành cho người lùn.


Tới thành phố Hokuto ở Nhật Bản vào mùa xuân, du khách có thể ở lại trên ngôi nhà cây Tetsu với bạt ngàn hoa anh đào nở rộ xung quanh.

Ngôi nhà nhỏ độc đáo ở Đức

Ngôi nhà nhỏ ven hồ ở Toronto, Canada

Ngôi nhà nhỏ cạnh công viên ở California, Mỹ tuy nhỏ nhưng vẫn có đầy đủ đồ dùng cần thiết

Mặt tiền của 1 cửa hàng đồ gỗ ở Bắc Carolina, Mỹ. Nhìn là biết nhà có nhiều gỗ rồi , độc, lạ và chịu chơi nhất quả đất luôn. 

Sưu tầm

Tiếng Việt trong mắt người Anh Quốc.

Bài nhận định về Việt ngữ của George Millo tuyệt vời. Từ lâu, Trung hoa, Nhật, Đại hàn.... mơ ước chữ viết của họ dùng mẫu tự Alphabet (ABC...) Họ đã thử nhưng thất bại. Tại Việtnam nhờ ơn Chúa đã trở nên Chữ Quốc Ngữ. So với các ngôn ngữ trên thế giới, Việt ngữ kết hợp thông minh và hợp lý nhất. Không quốc gia nào, trẻ em đến trường 5 năm là có thể viết thư, đọc báo như trẻ em Việt nam. Học sinh Hoakỳ, Trunghoa, Nga, Đức, Pháp  v.v... học hết 12 năm, vẫn chưa viết thạo và đọc thạo chữ của họ. Nhiều giáo sư Đại học Hoakỳ viết còn sai, vì thế họ phải dùng tự điển thường xuyên. Chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa và Linh mục Alexandre de Rhodes, người có công rất lớn trong việc hình thành Chữ Quốc Ngữ cho dân tộc Việt nam.   – Vô Danh Khach -

Tiếng Việt trong mắt người Anh Quốc

Chúng ta thường cho rằng ngôn ngữ của mình khó hơn "phong ba bão táp". Tuy nhiên, G. Millo đã đưa ra 9 lý do xóa bỏ nhận định này của người  ngoại quốc lẫn Việt Nam.

Từ góc độ một người ưa dịch chuyển, biết nhiều thứ tiếng, bao gồm tiếng Việt, George Millo đã chỉ ra quan niệm có phần sai lầm của nhiều người về ngôn ngữ này. Anh đưa ra những so sánh thú vị của tiếng Việt với tiếng Anh - tiếng mẹ đẻ của mình, và một vài ngôn ngữ khác như :  Tây Ban Nha, Pháp,  để chỉ rõ những ưu điểm của tiếng Việt.

Nếu hỏi một người Việt Nam về ngôn ngữ của họ, bạn sẽ nhận được câu trả lời "rất khó". Đây gần như là quan điểm chung của khoảng 90 triệu người dân quốc gia này, và họ còn vui vẻ khi nói với bạn rằng "tiếng Việt khó" (Vietnamese is hard) bất kỳ lúc nào. Vì vậy, khi nghĩ đến học tiếng Việt, bạn gần như cảm thấy mất tinh thần. Tuy nhiên, tôi sẽ mang đến có bạn một cái nhìn tích cực hơn về ngôn ngữ này. Tiếng Việt có thể dễ hơn so với những gì các bạn nghĩ.

Điều không thể chối cãi là với sáu tông giọng và quá nhiều nguyên âm khác với tiếng Anh, phát âm tiếng Việt là việc khó khăn. Nhưng phần lớn những người ở Việt Nam chỉ trong vòng một năm sẽ nhận ra phát âm là điều duy nhất gây trở ngại trong tiếng Việt, những yếu tố khác đều rất dễ - đặc biệt khi so sánh với phần lớn các ngôn ngữ châu Âu khác.

1-Tiếng Việt không có giống đực và cái:

Nếu từng học tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Đức,  hay gần như bất kỳ ngôn ngữ châu Âu nào ngoại trừ tiếng Anh, bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm vì tiếng Việt không có khái niệm giống đực, hay cái, cho các từ vựng. Bạn chỉ cần ghi nhớ mỗi từ mà không cần thiết phải học thuộc lòng thêm điều gì.

2-Tiếng Việt bỏ qua mạo từ "a", "the":

Nếu một người nước ngoài học tiếng Anh và hỏi bạn khi nào dùng "a" và "the", bạn có giải thích cặn kẽ được không? Đây là một vấn đề phức tạp, thậm chí bài viết nói về mạo từ trên trang Wikipedia còn dài hơn 2.500 chữ.

Tuy nhiên, dùng "a", "the" trước một chủ thể có thực sự quan trọng? Một cách đơn giản hơn, bạn có thể loại bỏ chúng đi vì sự việc vốn hiển nhiên, người nghe cũng có thể hiểu ý bạn mà không cần thêm mạo từ. Đó chính xác là điều người Việt vẫn làm. "Người" là từ có nghĩa "a person" (người nào đó) lẫn "the person" (chính người đó) mà người nghe vẫn không lo lắng nhầm lẫn.

3-Tiếng Việt không có số nhiều:

Trong tiếng Anh, khi muốn chỉ thứ gì đó ở số nhiều, chúng ta thường thêm "s" vào cuối từ đó. Như vậy, "dog" thành "dogs", "table" thành "tables" và "house" thành "houses". Tuy nhiên, nhiều ngoại lệ tồn tại như "person" thành "people", "mouse" thành "mice", "man" thành "men" và một số từ như "sheep" hay "fish" lại chẳng thay đổi gì.

Trong tiếng Việt, mọi từ ngữ đều như "sheep" - con cừu. Từ "người" tôi nêu trên, còn có thể sử dụng giống như "people" hay "person", "chó" là "dog" hoặc "dogs", "bàn" là "table" hoặc "tables"… Nếu thắc mắc rằng điều này có gây nên sự nhầm lẫn, bạn hãy tự hỏi bản thân mình, đã bao giờ nghe ai đó kể về "con cừu đó", "con chó đó" và bối rối vì không viết họ đang nhắc đến bao nhiều con vật trong câu chuyện đó hay không?

Nếu cần  tin tức chi tiết, bạn chỉ cần dễ dàng thêm một từ trước danh từ đó, giống như "một người" (one person), "những người" (some people) hay "các người" (all the people).

4- Tiếng Việt không có các dạng khác nhau của động từ:

Thật đáng thương cho những người học tiếng Tây Ban Nha,  khi nói những từ đơn giản như "hablar" (nói), họ vẫn phải học 5 hoặc 6 dạng khác nhau (tùy thuộc địa phương) để thể hiện chính xác thể của động từ này. "I hablo", "you hablas", "he habla", "we hablamos" và danh sách này vẫn chưa hết. Một động từ trong tiếng Tây Ban Nha có thể bao gồm 50 dạng (form) khác nhau mà người học phải ghi nhớ.

Tiếng Anh không giống tiếng Tây Ban Nha, nhưng một từ cũng bao gồm nhiều dạng khác nhau tùy thuộc ngữ cảnh. Chẳng hạn, động từ "speak" có thể biến cách (inflect) thành "speaks", "speaking", "spoken" hay "spoke".

Tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn không biến cách - không từ ngữ nào đổi dạng trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Ví dụ, "speak" trong tiếng Việt là "nói" và bạn luôn dùng "nói  trong mọi trường hợp - "I nói", "you nói", "he nói", "she nói", "we nói", "you nói" và "they nói". Điều này có thể tiết kiệm hàng chục, thậm chí hàng trăm giờ học thuộc so với một thứ tiếng châu Âu đấy.

5- Thì của tiếng Việt có thể học xong trong 2 phút:

Bạn chỉ cần thêm 5 từ được liệt kê sau đây vào phía trước động từ ban đầu để diễn tả thì mong muốn: "đã" - trong quá khứ, "mới" - vừa xong, gần với hiện tại hơn với "đã", "đang" - ngay bây giờ, tương lai gần , "sắp" - tương lai gần, "sẽ" - trong tương lai.

Thì tiếng Việt thực sự quá dễ. Ngoài 5 từ trên, bạn có một số từ khác, nhưng chỉ cần 5 từ này, bạn có thể diễn đạt đúng tới 99% trường hợp. Tôi sẽ cho bạn một vài ví dụ:

- Tôi ăn cơm = I eat rice

- Tôi đã ăn cơm = I ate rice

- Tôi mới ăn cơm = I have just eaten rice

- Tôi đang ăn cơm = I am eating rice (right now)

- Tôi sắp ăn cơm = I am going to eat rice, I am about to eat rice

- Tôi sẽ ăn cơm = I will eat rice.

Hơn nữa, bạn còn có thể bỏ qua những từ này nếu ngữ cảnh câu đã đủ rõ ràng. Chẳng hạn, "Tôi ăn cơm hôm qua" giống như "I eat rice yesterday" - từ "hôm qua" đã thể hiện điều trong quá khứ rồi, từ "đã" không cần thiết nữa nên câu này hoàn toàn đúng ngữ pháp trong tiếng Việt còn "I eat rice yesterday" lại sai ngữ pháp hoàn toàn với tiếng Anh.

6- Bạn không phải học bảng chữ cái mới:

Bạn nên cảm ơn người Pháp vì điều này. Cách đây khoảng 100 năm, một bộ phận người Việt vẫn dùng một hệ thống chữ tượng hình phức tạp được gọi là "chữ Nôm", có ký tự giống tiếng Tàu bây giờ. Ngày nay, điều đó đã được thay đổi 100% bởi bảng chữ cái Latinh, được gọi là chữ Quốc ngữ. Vì thế, không như với tiếng Quan Thoại, Quảng Đông, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc,  hay hàng chục ngôn ngữ châu Á khác, bạn không cần học bảng chữ cái. Tất cả những thứ bạn cần là thêm các dấu (diacritic) để làm rõ tông giọng,  và bạn có thể đọc tiếng Việt ngay.

Cách phát âm từ tiếng Việt hoàn toàn thống nhất theo một quy luật

Câu hỏi nhanh: "Bạn đọc từ 'read', 'object', 'close' và 'present' như thế nào?". Bạn sẽ phải quan tâm rằng chúng nằm trong ngữ cảnh như thế nào: "Was it close" hay "Did you close?", "Did you present the present", "Read what I’ve read" hay "Object to the object?" (các từ này đều có cách đọc khác nhau, tùy thuộc vào từ loại, nghĩa)

So với những ngôn ngữ mà tôi biết, cách phát âm từ tiếng Anh thực sự không thống nhất bởi cùng một từ có thể được đọc khác nhau trong mỗi ngữ cảnh. Thậm chí, mỗi chữ cái cũng được đọc rất nhiều âm khác nhau, chẳng hạn "a" trong "catch", "male", "farmer", "bread", "read" và "meta". Những người học tiếng Anh trên thế giới đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ các từ tiếng Anh được viết, và đọc với quy luật như thế nào.

Mặt khác, tiếng Việt lại chẳng có đặc điểm vô lý ấy. Tất cả chữ cái luôn được đọc như vậy dù từ hay ngữ cảnh có thay đổi (tuy nhiên, điều này chính xác hơn ở tiếng Việt Hà Nội so với Sài Gòn - nơi có một ít âm có cách đọc không thống nhất). Một khi bạn học thuộc 29 chữ cái tiếng Việt vốn gần giống với 26 chữ cái tiếng Anh và hiểu sự khác nhau của các giọng do dấu tạo ra, bạn có thể đọc chính xác bất kỳ từ nào.

7- Ngữ pháp tiếng Việt gần như không tồn tại:

Như tôi đã đề cập, tiếng Việt cho phép bạn bỏ từ chia thì trong câu, như câu "I eat rice yesterday" nếu ngữ cảnh giúp người nghe hiểu chính xác thì. Đây là một ví dụ điển hình cho một quan điểm lớn hơn: ngữ pháp tiếng Việt rất đơn giản. Bạn gần như luôn luôn chỉ sử dụng số lượng từ tối thiểu để để diễn đạt quan điểm của mình và ngữ pháp vẫn chính xác dù với tiếng Anh, việc ghép từ này thường chỉ tạo nên một câu lỗi.

Đây cũng là lý do khiến bạn có thể nghe nhiều người Việt Nam nói những câu tiếng Anh như "no have", "where you go". Họ đang dịch trực tiếp những gì thường nói trong tiếng Việt sang tiếng Anh mà quên rằng có hàng loạt những quy tắc phức tạp mà người dùng tiếng Anh phải tuân theo. Đây là một bất lợi lớn với người Việt nếu muốn học tiếng Anh nhưng ngược lại, một lợi thế lớn với người nói tiếng Anh muốn học tiếng Việt.

8- Từ vựng tiếng Việt cực kỳ logic:

Phần lớn người nước ngoài ở Việt Nam, dù không nói ngôn ngữ này cũng biết sự thật thú vị rằng "xe ôm" - tên phương tiện di chuyển như taxi bằng xe máy, được đơn thuần ghép từ "hug vehicle". Nhưng mọi việc không dừng ở đó, một tỷ lệ lớn từ vựng ở Việt Nam được tạo thành theo công thức ghép hai từ logic với nhau, trong khi với tiếng Anh, bạn phải học một từ vựng mới hoàn toàn khác. Ví dụ, nếu tôi cho bạn biết "máy" nghĩa là "machine", "bay" nghĩa là "flying", bạn có đoán được "máy bay" nghĩa là gì không?

"Xe ôm" là một từ ghép logic - "hug vehicle".

Có rất nhiều ví dụ khác tôi có thể liệt kê ra cho bạn:  a bench - ghế dài - a long chair, a refrigerator - tủ lạnh - a cold cupboard, a bra - áo ngực - a breast shirt, a bicycle - xe đạp -  a pedal vehicle; to ski  - trượt tuyết - to slide snow, a tractor  - máy kéo - a pulling machine, a zebra - ngựa vằn - a striped horse.

Cách ghép từ như vậy có thể giúp bạn nhanh chóng học từ mới. Một khi có được vốn từ cơ bản, bạn có thể tự động biết thêm hàng trăm từ khác mà không cần học thêm.

Tiếng Việt dễ hơn so với bạn nghĩ: Liệu tôi đã chứng minh cho bạn thấy tiếng Việt dễ hơn so với những gì bạn từng nghĩ? Hy vọng tôi đã gạt bỏ một vài lời đồn đại, hiểu nhầm về tiếng Việt mà bạn đã nghe trước đó và hiểu hơn về ngôn ngữ này.

Y Vân (theo Fluent in 3 months)

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như

 hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như

là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

 

Nếu bạn đã từng xem một buổi biểu diễn nuốt kiếm, bạn có thể bị

 ấn tượng rằng người biểu diễn đang cố gắng lấy lòng tin của khán

 giả, giống như những nhà ảo thuật vẫn làm như vậy. Ông ấy mời

 khán giả lên sân khấu để kiểm tra thanh kiếm, hoặc thậm chí giúp

 kéo thanh kiếm ra khỏi miệng.

 

Theo How Stuff Works, một số nguồn thông tin ủng hộ cho quan điểm

 nuốt được kiếm là do xảo thuật. Ảo thuật gia kiêm nghệ sĩ ảo thuật

trốn thoát nổi tiếng người Mỹ là Harry Houdini (1847-1926) đã viết

về nuốt kiếm trong cuốn: "The Miracle Mongers, an Expose".

 

Theo ông Houdini, một số người nuốt kiếm thời đại ông đã nuốt vỏ

 kiếm kim loại trước buổi biểu diễn. Từ điển bách khoa trực tuyến Encyclopedia Britannica cũng nhắc lại quan điểm này. Trang này

định nghĩa nuốt kiếm là một trò ảo thuật và tuyên bố rằng hầu hết

 nhà ảo thuật chuẩn bị cho buổi biểu diễn bằng việc nuốt một ống

 kim loại dài khoảng 45-50 cm, rộng khoảng 25mm.

Nuốt kiếm là một hành vi vo cung  nguy hiểm.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta hãy cùng khám phá xem 
làm sao một người có thể nuốt được một thanh kiếm? và tại 
sao nuốt kiếm lại khác so với nuốt thức ăn? Tại sao nuốt kiếm
 là một hành vi vo cung  nguy hiểm.

Nuốt kiếm và đường tiêu hoá trên

Ảnh mô tả đường tiêu hoá trên của con người và chiều dài thanh kiếm.

Đường tiêu hoá trên của con người được tạo thành từ hai dạng
 mô cơ – cơ trơn và cơ xương – và một lớp bôi trơn gọi là niêm
 mạc. Nói chung, chuyển động của cơ xương là có chủ tâm – bạn 
có kiềm chế được. 

Khi bạn nói, gõ, chớp mắt và chuyển động, bạn sử dụng cơ xương. 
Trong khi đó, chuyển động của cơ trơn nói chung là ngược lại, 
không điều kiện. Cơ trơn chịu trách nhiệm cho các hành vi như
 sự giãn nở của mạch máu và sự chuyển động của thức ăn trong
 quá trình tiêu hoá. Nhiều hoạt động của cơ thể chúng ta, bao gồm 
thở và ăn, đòi hỏi sự tham gia của cả cơ xương và cơ trơn.

...
Các phần của đường tiêu hoá được làm bằng cơ xương bao gồm: miệng,
 hầu họng và phần trên của thực quản của bạn (kết nối cổ 
họng và dạ dày. Đây là những phần của đường tiêu hoá trên mà
 bạn có ý thức kiểm soát được. 

Khi bạn buốt, bạn có ý thức sử dụng lưỡi để đẩy thức ăn về phía 
yết hầu. Thanh quản sau đó di chuyển lên trên và một vòng cơ
 được gọi là cơ vòng thực quản giãn ra. Điều này cho phép thức
 ăn (đã được nhai kỹ) di chuyển vào trong cuống họng.

 Một vạt cơ gọi là nắp thanh quản đậy lại trong suốt quá trình
 này nên thức ăn không di chuyển vào phổi được.
..
Cả quá trình này diễn ra rất gần với các cơ quan khác trong 
cơ thể bạn, gồm:

Khí quản.
Tim.
Động mạch chủ (vận chuyển máu từ tim đi khắp cơ thể).
Tĩnh mạch chủ (vận chuyển máu trở lại tim).
Cơ hoành – (dẹt, rộng ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng di
 chuyển
 lên xuống cho phép bạn thở).
Một số cấu trúc quan trọng khác như mạch máu và các hạch
 bạch huyết cũng bao quanh cổ họng, thực quản và dạ dày.
 Đây là những cấu trúc mà thanh kiếm đi qua khi được nuốt 
vào trong.

Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét quá trình từng bước nuốt một
 thanh kiếm.


Những hành động của phần còn lại của đường thanh quản 
là không điều kiện. Khi thức ăn đến phần cuống họng được 
"xếp hàng" với cơ trơn, một quá trình tự động gọi là nhu động 
tiếp quản từ đây. 
Vòng mô cơ ngay trên thức ăn được chuyển thành dạng bột
 nhuyễn tròn (bolus) ép lại với nhau, buộc viên thức ăn di 
chuyển xuống dạ dày.

Nuốt thức ăn và nuốt kiếm khác nhau thế nào?

Hình ảnh mô tả thanh kiếm đi qua hai cơ vòng và làm thẳng đường
 tiêu hoá trên trong quá trình nó được nuốt vào trong bụng người 
trinh diễn nuốt kiếm

Người nghệ sĩ trinh diễn nuốt kiếm cũng theo con đường như nuốt 
thực phẩm, nhưng quá trình này lại khác nhau cơ bản. Nuốt thức
 ăn liên quan đến sự co lại của một số cơ bắp. Còn nuốt kiếm lại 
đòi hỏi sự giãn nở có chủ tâm của đường tiêu hoá trên.
 Đây là những gì xảy ra:

Người biểu diễn ngửa đầu ra sau, kéo dài cổ hết cỡ để căn chỉnh
 miệng với thực quản và làm thẳng họng.
Di chuyển (có ý thức) lưỡi tránh ra để khỏi cản đường và thư giãn
 cổ họng.
Căn chỉnh thanh kiếm với đường tiêu hoá của mình và di chuyển 
nó qua miệng, họng, cơ vòng thực quản trên và đi vào thực quản. 

Nước bọt lúc này bôi trơn thanh kiếm. Một số người sử dụng thêm 
chất bôi trơn khác như dầu ăn, thạch.
Trên đường đi sâu vào trong bụng, thanh kiếm làm thẳng những 
vòng cong của thực quản. Nó đi qua một số cơ quan nội tạng và
 trong một số trường hợp nó thực sự "hất" chúng ra khỏi đường
 đi của mình.

Đôi khi thanh kiếm cũng đi qua cơ thắt thực quản dưới và đi vào 
dạ dày, nhưng điều này không nhất thiết xảy ra. Khoảng cách từ 
răng cho đến bộ phận của dạ dày kết nối với thực quản 
khoảng 40 cm. 
Hiệp hội những người nuốt kiếm quốc tế (SSAI) định nghĩa một 
người nuốt kiếm là người có thể nuốt một thanh kiếm dài 38 cm, 
độ dài chưa đủ để đến dạ dày. SSAI khuyến nghị độ dài tối đa 
thanh gươm được nuốt là 61cm, tức là đủ dài để đưa mũi kiếm
 vào trong dạ dày người thực hiện.


Những bước này nghe có vẻ dễ nhưng nuốt kiếm cực kỳ khó để 
thành thục. Nó cũng không phải là cái gì đó mà chúng ta nên thử
 mà không có sự hỗ trợ của chuyên gia có kinh nghiệm. Tại sao
 lại như vậy? Và điều gì xảy ra nếu nuốt kiếm gặp tai nan ?

Học nuốt kiếm


Quá trình nuốt kiếm liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ sắp thẳng
 hàng các cơ quan của cơ thể và để cho lực hấp dẫn làm nhiệm 
vụ của nó.

Để nuốt một thanh kiếm thành công, người biểu diễn phải học 
cách thư giãn các cơ mà thường là không điều khiển được. 
Chúng bao gồm các cơ vòng thực quản trên và dưới, các cơ 
của thực quản có liên quan đến nhu động ruột.

Anh cũng phải làm cho màn trình diễn trông dễ dàng – một yêu 
cầu khá thách thức. Nếu bạn từng nuốt một mồm đầy thức ăn, 
hoặc quá nhiều hoặc chưa được nhai kỹ, bạn sẽ hiểu được thực 
quản của mình nhạy cảm đến thế nào. Đằng này, một người 
nuốt kiếm phải di chuyển thanh kiếm cứng, lạnh xuống hết họng 
và thực quản của mình mà không được để lộ sự khó chịu.


Cơ thể con người cũng có một cơ chế tự vệ có chức năng ngăn
 chặn mọi thứ trừ thức ăn được nhai, nuốt đi vào cổ họng – gọi là
 phản xạ họng (gag reflex). Khi bạn vô tình chạm bàn chải đánh 
răng vào đáy cổ họng có nghĩa bạn đã bi  phản xạ họng.
 Ở một số người, phản xạ họng rất nhạy cảm, thậm chí chỉ chạm
 vào trong miệng phản xạ này cũng bị  tác dụng .

 Trong khi ở những người khác, phản xạ này lại khó tác dụng  hơn.

Một người nuốt kiếm thành công phải học cách lờ đi phản xạ họng. 
Đây không phải là một quá trình dễ dàng. Phản xạ là không điều
 kiện – chúng xảy ra mà không có chủ ý, nỗ lực hay tính toán trước, 
chẳng hạn bạn rút ngay tay khỏi chiếc tay cầm nắp nồi quá nóng. 

Phản xạ ở trẻ sơ sinh là rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát 
triển của trẻ sơ sinh. Tất cả những phản xạ đều quan trọng đối với
 sự sống còn, và tất cả chúng xảy ra không có sự tham gia của ý
 thức của bạn. Hầu hết thậm chí không cần sự giúp đỡ của bộ não 
của bạn - các phản ứng diễn ra trong tủy sống, bỏ qua bộ não hoàn
 toàn.

Phản xạ liên quan đến một số thành phần sinh lý mà kết hợp để tạo 
thành một cung phản xạ. Dưới đây là những gì sẽ xảy ra:

Cơ quan thụ cảm, hay đầu mút thần kinh, phát hiện một mối đe dọa 
hay một sự kiện đòi hỏi sự chú ý ngay lập tức của cơ thể.

Dây thần kinh, hoặc tế bào thần kinh, mang thông tin của cơ quan 
thụ cảm cho hệ thống thần kinh trung ương (CNS).

Các Trung tâm tích hợp trong thần kinh trung ương xác định phản 
ứng của cơ thể.

Một nơron vận động mang hướng dẫn của các trung tâm tích hợp
 tới các phần thích hợp của cơ thể.

Cơ quan phản ứng lại kích thích thực hiện những thay đổi cần 
thiết với những gì đang xảy ra trong cơ thể.

Trong trường hợp phản xạ họng, các đầu mút thần kinh ở đáy 
cổ họng phát hiện ra một đối tượng xâm nhập. Điều này tạo ra
 các xung động thần kinh, mà tế bào thần kinh chuyển nó đến 
trung tâm tích hợp trong thân não của bạn. 

Thân não, sử dụng tế bào thần kinh vận động, hướng dẫn các 
cơ ở cổ họng - cơ quan phản ứng lại kích thích – co lại.
 Kết quả là nảy sinh cảm giác buồn nôn để buộc bạn tìm cách
 đẩy các vật lạ ra khỏi cổ họng và miệng. Tất cả điều này là vô
 điều kiện và xảy ra ngay lập tức.


Quá trình học được việc lờ đi một quá trình vô điều kiện tốn nhiều 
thời gian luyện tập. Trong trường hợp nuốt kiếm, nói chung liên 
quan đến kích hoạt phản xạ họng liên tục. Quá trình này có thể 
gây ra nôn ói và rất khó chịu. Nó còn loại bỏ một quá trình chủ 
đích để bảo vệ cơ thể hỏi bị hại. Đây là một trong nhiều lý do 
tại sao nuốt kiếm lại nguy hiểm. 

Những nguy hiểm khác nữa của nuốt kiếm là gì?

Những nguy hiểm của nuốt kiếm


Màn trinh diễn yêu cầu sự tập trung cao độ cùng hành động chính 
xác tới từng mm, bởi chỉ cần mất tập trung chút thôi, thanh kiếm 
có thể đi lệch làm rách hoặc thủng đường tiêu hóa.

Mặc dù có thể tập luyện nhiều lần nhưng đây thật sự là 1 màn trình 
diễn vô cùng nguy hiểm bởi không ai có thể dám chắc được việc 
1 tay trinh diễn lão làng không bị phân tâm hoặc làm sai trong lần
 biểu diễn tiếp theo.

 tai nạn trong trinh diễn là điều mà không ai muốn. Ngay cả một
 vết cắt nhẹ vào mạch máu hoặc mô cũng có thể dẫn đến chảy
 máu bên trong và nhiễm trùng. Và, có lẽ không có gì đáng ngạc
 nhiên, trong trường hợp xấu nhất, việc nuốt kiếm sai cách có
 thể dẫn đến cái chết ngay lập tức cho người trinh diễn.


Nuốt kiếm liên quan đến việc cố tình điều khiển cơ thể làm một
 điều gì đó mà cơ chế tự vệ của nó ngăn cấm. Do vậy, không
 có gì ngạc nhiên khi nói đây là một hành động nguy hiểm.

 Nó cũng không được nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực y khoa, 
có lẽ bởi có quá ít người nuốt kiếm. Kết quả nghiên cứu y tế 
được cho là kỹ lưỡng nhất đã được đăng trên tạp chí y khoa Anh 
xuất bản ngày 21/12/2006. Nghiên cứu này liên quan đến khảo 
sát tình nguyện 110 người nuốt kiếm nói tiếng Anh.

 Trong đó, 46 trong số 48 người trinh diễn nuốt kiếm phản hồi 
họ đồng ý cung cấp dữ liệu của mình để sử dụng trong nghiên 
cứu. 33 người phản hồi cung cấp thông tin về lịch sử y tế của 
mình. Nhìn chung, tác hại họ đã trải qua do nuốt kiếm gồm:

Đau họng.
Đau ngực dưới liên tục, có khả năng bị chấn thương thực quản
 hoặc cơ hoành.
Chảy máu trong.
Thủng thực quản, cứ ba người có một người phải phẫu thuật.
Sưng phổi, viêm phổi.
Viêm màng ngoài tim (màng bảo vệ tim).

Một số người mô tả bị thương nặng ngay sau khi trinh diễn nuốt 
gươm xong bị đau bất thường. Một kết luận logic được đưa ra là
 sưng và chấn thương mô có liên quan đến những tổn thương
 nhỏ có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng hơn. 

Nhiễm trùng xoang là một tác dụng phụ tiềm ẩn, bởi vì nuốt kiếm 
là hành động đưa một bề mặt không tiệt trùng đi qua các mô kết 
nối với các xoang.

Do khảo sát thực hiện thăm dò với những người nuốt kiếm đương
 thời cho nên nó không thể bao gồm ý kiến của những người thiệt
 mạng vì nuốt kiếm. Song những tài liệu y khoa cho thấy nuốt
 kiếm là một nguyên nhân gây tử vong. 
Một bài báo khác trên tạp chí Y khoa Anh mô tả một người nuốt
 kiếm đã tử nạn sau khi cố nuốt một chiếc ô.

Cũng như các màn biểu diễn nghệ thuật nguy hiểm khác như thở 
ra lửa, chặt đầu, đi qua thuỷ tinh, không có cách nào thực sự làm
 cho nuốt kiếm an toàn hơn.

Cần phải nhấn mạnh một lần nữa, đây là màn biểu diễn nguy hiểm,
 đòi hỏi phải có sự tập luyện dày công.
 Tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý BẮT CHƯỚC LÀM THEO!

Khoa Học








































 

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.