.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

Tuyết phủ trắng vùng sa mạc cằn cỗi.

 Trong vòng 42 năm, đây là lần thứ 5 tuyết rơi ở vùng sa mạc tại 

thị trấn Ain Sefra.Sahara có lẽ là sa mạc nổi tiếng nhất thế giới
 bởi diện tích rộng lớn chiếm đến 9.200.000 km² diện tích của 
châu Phi. 
Sahara mang trên mình tất cả các đặc điểm điển hình nhất của 
một sa mạc theo “khuôn mẫu” với số ít thực vật và động vật có
 thể tồn tại được còn lại con người, cây cỏ, động vật khó có thể 
sinh sống được ở nơi đây.

Tuyết phủ trắng xóa sa mạc Sahara (Ảnh: Daily Mail).
 
Hiện tượng tuyết rơi bất thường được đánh giá hiếm gặp vừa 
xảy ra tại sa mạc lớn nhất thế giới, nơi có nhiệt độ có thể lên
 tới 58 độ C.
Ngày 18/1, tuyết đã phủ trắng trên những cồn cát ở sa mạc 
Sahara sau khi nhiệt độ ở đây hạ thấp xuống dưới mức đóng 
băng.
 
Hiện tượng này được đánh giá rất hiếm gặp tại sa mạc lớn 
nhất thế giới, nơi có mức nhiệt có thể lên tới 58 độ C.

Nơi đây được bao phủ bởi những cồn cát cao chót vót, đầy lạc đà,
 bọ cạp, và thỉnh thoảng là các ốc đảo “nên thơ” (vùng đất 
biệt lập có thực vật trên sa mạc).
 
Ở một số sa mạc nóng, khí hậu thường nóng có thể tới 58 độ C 
như ở sa mạc Mexico, Turfan (Thổ Nhĩ Kỳ) nhiệt độ ban ngày
 mùa hạ lên tới 82,3 độ C, có nơi lại lạnh đến -45 độ C như ở 
sa mạc Gobi thuộc châu Á. Ở vùng sa mạc Sinai, biên độ nhiệt
 độ chênh lệch giữa ngày và đêm có thể đến hơn 80 độ C, 
đất đai cằn cỗi.
 
Sự thay đổi nhiệt độ trong ngày càng khiến điều kiện sống 
nơi đây trở nên vô cùng khó khăn. Đó là còn chưa kể đến 
những cơn bão cát thường xuyên xuất hiện trong ngày, có 
thể làm nghẹt phổi của bất ai không có đủ kiến thức và sự 
chuẩn bị cần thiết.

Nhiếp ảnh gia Karim Bouchetata trong chuyến đi đến thị trấn
 Ain Sefra ở Tây Bắc Algeria, nơi có biệt danh là Cửa ngõ vào
 sa mạc đã may mắn lưu lại được những bức hình tuyệt 
đẹp miêu tả cảnh băng tuyết phủ kín những cồn cát.


Phía trên những cồn cát cháy nắng là lớp tuyết trắng xốp (Ảnh: Daily Mail).
Hiện tượng băng tuyết xuất hiện là điều bất thường xảy ra 
ở các vùng sa mạc, tuy nhiên không phải là chưa bao giờ
 được biết đến.
 
Theo các nhà khí tượng học, nhiệt độ ở sa mạc có thể giảm 
mạnh qua đêm nhưng tuyết rơi thường tan chảy rất sớm vào
 ngày hôm sau.

Thông thường, nhiệt độ ở thị trấn Ain Sefra thường dao động
 từ 12 độ C trong tháng 1, tháng lạnh nhất năm, tới gần 40 độ C 
vào tháng 7.

Băng tuyết đã xuất hiện trên sa mạc Sahara khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C. Ảnh: Bav Media
 
Năm nay, băng tuyết không đủ nhiều để đắp người tuyết hay 
phủ trắng những cồn cát, tuy nhiên vẫn tạo ra cảnh tượng 
kỳ vĩ, độc đáo, mê hoặc lòng người.

Aïn Séfra được mệnh danh là "Cửa ngõ dẫn đến sa mạc", nằm trên mực nước biển khoảng 1.000 mét và được bao phủ bởi dãy núi Atlas.Ảnh: Bav Media

Người dân chăn lạc đà trên sa mạc Sahara. Ảnh: Bav Media

Những con lạc đà đứng giữa trời tuyết giá lạnh (Ảnh: News).
Trái với suy nghĩ của nhiều người cho rằng sa mạc là nơi chỉ 
biết tới nắng nóng, thì khí hậu ở Sahara mùa đông rất lạnh, 
đặc biệt về đêm có thể hạ xuống dưới 0 độ C.


Tuyết phủ trắng các cồn cát của sa mạc Sahara ở Algeria. Ảnh: Bav Media
Mức nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn. Trong đợt 
tuyết rơi lần này, nhiều du khách đã mau chóng  kéo lên đỉnh 
núi Jabal Al Lawz nơi cách Sahara không xa để chiêm ngưỡng
.
Mỗi năm sa mạc Sahara nhận năng lượng nhiều hơn
 mức tiêu thụ của nhân loại tới 100 lần, tại sao không
 phủ kín nó bằng pin Mặt trời? 
 
Với nguồn năng lượng dồi dào như thế thì nếu thu 
được, bài toán năng lượng của cả nhân loại sẽ được
 giải quyết. Nhưng tại sao chúng ta không làm vậy?

"Chúng ta đang sống ở một thế giới chìm đắm trong nguồn
 năng lượng lớn hơn gấp 5000 lần so với mức chúng ta có 
thể tiêu thụ" - 
đó là nhận định của Peter Diamandis, CEO tập đoàn 
Zero Gravity, một công ty hàng không của Hoa Kỳ.
 
 
Trên thực tế, năng lượng luôn là một bài toán nan giải 
với mọi quốc gia. Nhân loại đã tìm cách tạo ra năng lượng 
từ than đá, rồi dầu mỏ và khí đốt. Nhưng đó đều là 
những tài nguyên hữu hạn - nghĩa là sẽ đến lúc bị cạn 
kiệt, đồng thời gây ra nhiều tác hại đến môi trường.
 
 Chính bởi vậy, chúng ta phải tìm đến những nguồn 
năng lượng khác, xanh hơn, bền vững hơn. Là gió,
 nước, Mặt trời, và cả năng lượng hạt nhân.
 
Trở lại với nguồn năng lượng gấp "5000 lần mức nhân
 loại tiêu thụ" mà Diamandis nói đến, nó chính là năng
 lượng Mặt trời. Nhưng tại sao với một nguồn cung 
dồi dào như thế, nhân loại vẫn phải chật vật vì năng 
lượng?
 
Để thu được năng lượng từ ngôi sao chủ của Thái dương
 Hệ, chúng ta cần đến các tấm quang năng (solar panel -
 pin Mặt trời), và đặt chúng ở những nơi có nhiều
 ánh sáng nhất. Và trong số những nơi có nhiều ánh sáng 
nhất, hẳn phải kể đến sa mạc Sahara.
 
Thực ra thì chẳng cần đến 5000 lần. Mỗi ngày, lớp cát trên
 sa mạc Sahara có thể đạt đến nhiệt độ 80 độ C. Với
 diện tích trải dài tới 9 triệu kilomet vuông, nó tiếp nhận 
khoảng 22 triệu terawatt (1 terawatt = 1 tỉ kilowatt) năng
 lượng từ Mặt trời mỗi năm. 
 
Con số này lớn hơn mức con người có thể tiêu thụ tới 
100 lần, vậy là quá đủ rồi.
 
Vậy câu hỏi là, tại sao không phủ pin Mặt trời lên bề 
mặt sa mạc Sahara? Như vậy chẳng phải bài toán
 năng lượng sẽ được giải quyết mãi mãi hay sao?
 

Mọi chuyện phức tạp hơn bạn tưởng

 
Các tấm quang năng hoạt động khi các phân tử ánh sáng
 chạm vào bề mặt, mang đến năng lượng đủ để đẩy các
 electron ra khỏi liên kết ổn định. Electron sau đó sẽ tìm
 cách ổn định trở lại, và quá trình ấy sẽ tạo ra điện.
 
 
Với công nghệ ngày càng phát triển, pin Mặt trời ngày
 nay đang chạm đến thời kỳ đỉnh cao. Bằng lớp phủ 
cho phép nhiều phân tử ánh sáng va chạm với electron
 hơn, cùng sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu,
 pin Mặt trời có thể tạo ra nhiều năng lượng nhất từ
 trước đến nay với mức giá thấp hơn 89% so với
 1 thập kỷ trước. 
 
Và qua đó, Mặt trời trở thành nguồn điện năng rẻ tiền
 nhất thế giới.
Nếu đưa pin Mặt trời đến sa mạc, bài toán năng lượng có 
được giải quyết?
 
Nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Mỹ... 
đã tìm cách đưa pin Mặt trời vào sa mạc, với diện tích
 dao động từ 15 - 55 kilomet vuông. Ở thời điểm Mặt trời
 đứng bóng, các tấm pin này sẽ tạo ra điện đủ để cung
 cấp cho hàng trăm ngàn dân.
 
Tuy nhiên, những "trang trại Mặt trời" này có một vấn đề: 
chúng nóng khủng khiếp. Những sóng ánh sáng mà pin
 không thể chuyển hóa sẽ bị hấp thụ dưới dạng nhiệt năng, 
qua đó làm giảm hiệu quả của pin Mặt trời. Họ phải sử dụng 
một nguồn năng lượng lớn để vận hành các thiết bị làm
 mát - như quạt gió hoặc dẫn nước - 
 
nhưng lượng nhiệt tại các trang trại này vẫn lớn hơn rất 
nhiều so với cát tự nhiên.

Thực tế thì phủ kín Sahara bằng pin Mặt trời là chuyện
 hoang đường
 
Ở các trang trại Mặt trời ngày nay, vấn đề này không 
đến nỗi quá khó giải quyết. Nhưng nếu nhân rộng quy
 mô lên cỡ sa mạc Sahara, câu chuyện sẽ trở nên 
khác biệt, bởi nhiệt độ khủng khiếp trên sẽ tạo ra 
thay đổi lớn với khí hậu của cả khu vực.
 
 Các nhà máy điện Mặt trời vốn đã có ảnh hưởng nhất 
định với hệ sinh thái, nhưng ở quy mô lớn như Sahara,
 nó thậm chí có thể thay đổi toàn bộ cảnh quan của
 sa mạc và gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu.
 
Pin Mặt trời không phải là giải pháp duy nhất
 
Một số nhà máy điện Mặt trời trên thế giới đã thử một cách
 tiếp cận khác với nguồn năng lượng này, bằng việc sử
 dụng những tấm gương khổng lồ.
 
Như nhà máy năng lượng Noor tại Morocco đã phủ gương
 lên một phần diện tích khoảng 30 kilomet vuông của Sahara
 để thu năng lượng. Cơ chế của nó là phản lại ánh sáng 
vào một cột thu ở trên cao, có vai trò chuyển nhiệt năng 
thành điện.
 
 Dĩ nhiên, những tấm gương khổng lồ vẫn tạo ra
 thay đổi về nhiệt độ khá nguy hiểm cho động vật hoang dã, 
nhưng rủi ro thay đổi cảnh quan sa mạc thì thấp hơn rất nhiều.

Minh họa hệ thống gương Mặt trời tại Morocco
 
Ngoài ra do đi từ nhiệt năng, các nhà máy điện kiểu này cần
 thời gian để làm nguội, nghĩa là vẫn có thể sản sinh
 năng lượng ngay cả khi tối trời.
 
Điện Mặt trời không đơn giản chỉ là đặt tấm pin lên là xong
Dù dùng pin hay gương, các nhà máy điện Mặt trời thực
 chất khá dễ lắp đặt để phù hợp với cơ sở hạ tầng năng
 lượng hiện có. Tuy nhiên, việc phân phối số điện này 
theo điện lưới lại là một bài toán khác mà chúng ta chưa
 giải được.
 
Đến nay, một số quốc gia đang tìm cách tạo ra mạng lưới
 điện kết nối toàn cầu. Một số trang trại thì trữ điện vào 
các bình ắc-quy khổng lồ, hoặc chuyển nó thành khí đốt 
sạch để sử dụng về sau. Dẫu vậy, đây đều là kỹ thuật có 
mức giá khá đắt đỏ, chưa hiệu quả trong thực tế.

Việc tạo ra pin Mặt trời cũng không hẳn là một quá trình "sạch",
 khi nó phải dựa vào việc khai thác tài nguyên gây hại cho môi 
trường - cụ thể là đất hiếm - và quy trình vận chuyển sản sinh
 quá nhiều carbon của chuỗi cung ứng toàn cầu.
 
 
Nhưng thật may, điện Mặt trời có thể tồn tại ở nhiều quy
 mô khác nhau, từ các trang trại khổng lồ đến quy mô gia 
đình nhỏ lẻ. Những dự án lắp điện Mặt trời ở nông thôn 
có thể tạo ra một nguồn năng lượng bổ sung cho điện 
lưới người dân đang sử dụng. 
 
Và bởi pin Mặt trời được cấu tạo với ít thành phần, việc 
lắp đặt hay thay thế cũng đều sẽ rất nhanh chóng.

Lắp đặt pin Mặt trời rất dễ, là một phần đưa nó trở nên
 phổ biến hơn
 
Trên thực tế, sự linh hoạt này cũng là lý do vì sao điện
 Mặt trời đã rẻ đi rất nhiều và gia tăng mức phổ biến 
suốt 1 thập kỷ qua.

Khách Việt bất ngờ vì thiên đường dưới nước ở Indonesia.

Cách làm du lịch gần gũi với thiên nhiên ở Indonesia để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt du khách Việt.

Thiên đường dưới biển

Mai Thái Khang, nhiếp ảnh gia TP.HCM, có chuyến du lịch đến quần đảo Raja Ampat (Indonesia) vào giữa tháng 6. Raja Ampat không nổi tiếng như Bali nhưng lại là giấc mơ với giới đam mê bộ môn lặn biển. Lý do là hệ sinh thái biển ở đây chiếm tới 75% sự đa dạng sinh học của cả hành tinh. Thái Khang từng lặn nhiều điểm ở Việt Nam như Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc, Nam Du (Kiên Giang)... Tuy nhiên, những gì anh chứng kiến ở Raja Ampat thực sự khác biệt. Raja Ampat là khu vực được bảo tồn nghiêm ngặt, không đánh bắt giăng lưới... nên hệ sinh thái đa dạng và khỏe mạnh. Dịch vụ tại đảo không đa dạng, chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhưng đó không phải vấn đề lớn với người đam mê lặn. Khi lặn biển, du khách sẽ được ngắm nhìn cá mập, rùa biển và vô số sinh vật gần như đã không còn xuất hiện ở Việt Nam.
















Bên cạnh khung cảnh đẹp như "thiên đường dưới nước" của Raja Ampat, Thái Khang cũng ấn tượng với cách người dân ở đây làm du lịch. Dù dịch vụ ít, nhiếp ảnh gia này cũng thấy hài lòng. Bởi theo anh, dịch vụ càng nhiều, công trình mọc lên sẽ sinh ra thêm nhiều rác thải. Anh cho biết người làm du lịch ở đây có ý thức bảo tồn thiên nhiên cao. Càng ấn tượng hơn khi họ không phải chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ chính quyền. Cầu cảng, nhà cửa, homestay ở đây đều được làm từ gỗ. Gần như, khó có thể tìm thấy tác động của con người vào hệ sinh thái tự nhiên trên đảo. Ngư dân tại Raja Ampat có thể câu cá nhưng chỉ ở một khu vực cho phép. Tàu thuyền dù to, nhỏ cũng không thả neo trên rạn san hô. Bất chấp những nỗ lực đó, Thái Khang cho biết san hô ở đảo này cũng có tình trạng bị tẩy trắng. Tuy nhiên, đây là điều không thể tránh khỏi vì sự ấm lên toàn cầu và ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ.










Anh Tú

Ảnh: Mai Thái Khang






















 















Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.