.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

Vị hoàng đế duy nhất của Trung Quốc bị xử tử với hơn 1.000 nhát dao

 

Lăng trì là hình phạt nặng nề nhất dành cho những người trọng tội xưa. Vậy mà trong lịch sử Trung Quốc có một vị vua phải chịu đựng hình phạt này, khi mới 16 tuổi.

Hồng Thiên Quý Phúc sinh năm 1849, là con trai cả của thiên vương Hồng Tú Toàn (Hồng Tú Toàn cho rằng chỉ Thượng đế mới có thể xưng đế, còn mình là con thứ của Thượng đế, em ruột của chúa Jesu, nên xưng là thiên vương - theo Đào Đoản Phòng, “Thiên quốc này chẳng có thái bình”), người sáng lập Thái Bình Thiên Quốc.
Hồng Thiên Quý Phúc là người con mà Hồng Tú Toàn đặt nhiều hi vọng nhất. Theo giai thoại kể lại, lúc Hồng Thiên Quý Phúc sinh ra, có vạn con chim bay đến triều đình, sớm dự báo đây sẽ là vị thiên vương của Thái Bình Thiên Quốc sau này. Điều này cho thấy Hồng Tú Toàn đặt nhiều kỳ vọng và ngay cái tên của thiên vương tương lai của Thái Bình Thiên Quốc cũng đã nói lên điều này. (Theo Wenshigu).

Khi Hồng Thiên Quý Phúc 7 tuổi (tức 1856), sự biến Thiên Kinh nổ ra (ảnh minh họa). 
Khi Hồng Thiên Quý Phúc 6 tuổi, Hồng Tú Toàn đã tìm cho con một người thầy kèm cặp. Người này chẳng phải ai khác, mà chính là nữ anh hùng Hồng Thiên Kiều.
Hồng Tú Toàn vô cùng chú trọng đến việc kèm cặp dạy dỗ Hồng Thiên Quý Phúc. Vị thiên vương tương lai nhất nhất tuân theo quy định, không được tự do đi lại trong kinh thành, không được phép gặp mẹ của mình. Nhìn bề ngoài thì Hồng Thiên Quý Phúc là một “ông chủ nhỏ” trong cung điện, nhưng thực tế, không quá khi nói rằng như một “tù nhân” (Theo Wenshigu).
Trong môi trường này, Hồng Thiên Quý Phúc dần trở thành người không biết gì khác ngoài cung cấm.
Năm thứ 6 Thái Bình Thiên Quốc (tức năm Hàm Phong thứ 6 triều Thanh, 1856), khi Hồng Thiên Quý Phúc 7 tuổi, cuộc nội loạn trong thành Thiên Kinh nổ ra, triều đình Thái Bình Thiên Quốc tự tàn sát lẫn nhau, lịch sử thường gọi là sự biến Thiên Kinh.
Vấn đề phát sinh từ chính mối quan hệ giữa Hồng Tú Toàn và Dương Tú Thanh (người nắm quyền thực sự cả về chính trị và quân sự) cùng một số lãnh tụ cao cấp khác của Thái Bình Thiên Quốc. Thành Thiên Kinh chìm trong biển máu.

 Đại tướng quân Thạch Đạt Khai vì phẫn chí mà ra đi (ảnh minh họa)
Ngày 2/6/1857, sau hơn nửa năm nắm quyền phụ chính, Tả quân chủ tướng Dực vương Thạch Đạt Khai vì phẫn chí mà ra đi, dẫn theo một lượng lớn binh lính tinh nhuệ, không về trợ thủ cho Thiên Kinh, làm cho tình hình Thái Bình Thiên Quốc càng diễn biến theo hướng xấu đi.
Sau khi bỏ đi, ông có để lại những lời lẽ đau xót rằng, ông tuy trung thành với Thái Bình Thiên Quốc, nhưng lại không nhận được sự tín nhiệm của Hồng Tú Toàn, trái lại còn bị nghi kỵ, nên đành rời bỏ Thiên Kinh, để tỏ lòng mình (Theo Đào Đoản Phòng, “Thiên quốc này chẳng có thái bình”).
Tuy có một số vị tướng tài ba “lâm nguy thụ mệnh” (chấp nhận nguy nan để làm nhiệm vụ) nhưng cuối cùng cũng không làm thay đổi được cục diện của Thái Bình Thiên Quốc vốn đã suy yếu, do nội bộ lục đục, tự tàn sát lẫn nhau. Thất bại dường như đã được bày sẵn.
Hồng Thiên Quý Phúc lên ngôi năm 16 tuổi, giữa lúc đất nước cực kỳ nguy nan (tranh minh họa) 
Năm 1864, khi thế của Thái Bình Thiên Quốc tới đường cùng, Hồng Tú Toàn trong tuyệt vọng, đã lựa chọn tự sát. Hồng Thiên Quý Phúc khi đó mới 16 tuổi, vốn là đứa trẻ sống trong nhung lụa, kế vị vua cha, trong tình hình đất nước vô cùng gian nan.
Ngày 19 tháng 7 năm 1864 (năm Đồng Trị thứ 3 triều Thanh), Thiên Kinh (còn gọi là Nam Kinh), kinh đô của Thái Bình Thiên Quốc thất thủ.
Dưới sự hộ tống của Can vương Hồng Nhân Can, Hồng Thiên Quý Phúc qua được phía nam An Huy. Nhưng khi vào đến Thạch Thành, Giang Tây, hơn 1.000 vệ binh Thái Bình Thiên Quốc bị quân Thanh truy sát.

Kinh đô thất thủ, Hồng Thiên Quý Phúc được đưa đi trốn (tranh minh họa).
Hồng Thiên Quý Phúc cũng cố chạy thoát thân, trốn trong hang núi 4 ngày. Sau đó, vì đói quá nên ra ngoài tìm cái ăn. Đúng tháng 10, lúc người dân đang vào mùa thu hoạch.
Khi đó, người dân nơi đây có thói quen thuê người gặt lúa, gọi là “hương khách”. Hồng Thiên Quý Phúc nhờ người cạo trọc đầu, cải trang thành người hành hương đi gặt lúa thuê. Nhưng vị vua trẻ nhanh chóng bị quân Thanh đang truy lùng phát hiện. Ngày 25 tháng 10, Hồng Thiên Quý Phúc bị bắt.
Ngay sau đó, Hồng Thiên Quý Phúc bị áp giải đến Giang Tây. Khi trả lời thẩm vấn tại nha môn của Tuần phủ Giang Tây, vị vua trẻ tuổi đổ hết lỗi cho vua cha và các tướng lĩnh Hồng Nhân Can, Lý Tú Thành, còn mình thì vô can.
Hồng Thiên Quý Phúc bị quân Thanh bắt và áp giải đến Giang Tây (ảnh minh họa). 
Hồng Thiên Phú Quý khai thêm rằng, sau khi đăng cơ, mọi việc đều do Can vương Hồng Nhân Can, Trung vương Lý Tú Thành điều khiển.
Ấu thiên vương cũng nhân cơ hội này, bày tỏ niềm hi vọng mãnh liệt rằng: “Vùng Quảng Đông không tốt, tôi cũng không muốn quay về. Tôi chỉ muốn cùng với Đường lão gia đến Hồ Nam, muốn đi học, để tương lai thi lấy tú tài”, rồi quỳ gối xin chính quyền Thanh khoan dung.
“Đường lão gia” mà Hồng Thiên Phú Quý nhắc đến ở trên là Đường Gia Đồng, người Hồ Nam, người đã phụng mệnh áp giải Hồng Thiên Quý Phúc về Nam Xương, Giang Tây. Hiển nhiên là trong quá trình áp giải, Đường Gia Đồng tỏ ra rất tốt với Hồng Thiên Quý Phúc, để cho Hồng Thiên Quý Phúc tin tưởng và cảm động. Hồng Thiên Quý Phúc chỉ là một cậu thiếu niên, còn ngây thơ nên dễ dàng tin tưởng Đường Gia Đồng, thậm chí còn coi Đường Gia Đồng là chỗ dựa, là “lão gia”.
Hồng Thiên Quý Phúc khom lưng uốn gối cầu xin, nhưng vẫn không đổi lại được sự sống mà vẫn phải nhận án tử hình, thậm chí còn là án tử hình nặng nhất - lăng trì.
Ngày 18/11/1864, Hồng Thiên Quý Phúc bị quân Thanh đóng chặt vào xe bò bằng bốn chiếc đinh ở hai tay, hai chân, sau đó bị hành hạ với hơn 1.000 nhát dao, thi thể bị vứt bỏ nơi hoang dã.
Kết cục này đối với Ấu thiên vương quả là quá thê thảm, chưa từng có trong lịch sử đế vương của Trung Quốc, có thể nói là “tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả” (trước không có ai, sau cũng không ai như vậy).
Theo Hồng Nhung/Khám phá






AN NAM
Tại sao Người Pháp xài chữ An Nam để áp cho đất Miền Trung trong ba kỳ?
1-Nhiều bạn ở Miền Bắc nói người Pháp "chia kỳ" để cai trị.Cái này không đúng
Năm 1802 vua Gia Long lên ngôi hoàng đế chia Nam Bắc ra làm ba khu vực:
- Kinh Thành
- Gia Định Thành
- Bắc Thành
Qua năm 1832 sau khi Bắc thành Tổng trấn Lê Chất và Gia Định thành Tổng trấn Lê Văn Duyệt qua đời,vua Minh Mạng tập trung quyền lực về Huế đã đổi Bắc Thành ra Bắc Kỳ, Gia Định Thành ra Nam Kỳ,và Kinh Thành ra Kinh Kỳ
Vua Minh Mạng đặt ra làm sáu tỉnh, kêu là Nam Kỳ Lục Tỉnh ở toàn Miền Nam gồm :
- Gia Định (Phiên An)
- Biên Hòa (Đồng Nai)
- Định Tường (MỹTho)
- Vĩnh Long (Long Hồ)
- An Giang (Châu Đốc)
- Hà Tiên (Mán Khảm)
"Cạn chén này đi rồi bạn về
Bạn ở kinh kỳ, ta ở quê
Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ
Bạn bước xa dần ta tái tê..."
Người Pháp sau này kêu Nam Kỳ hay Bắc Kỳ là kiểu của thời vua Minh Mạng mà thôi
Trong bài nhạc vàng "Chuyến tàu hoàng hôn" của nhạc sĩ Minh Kỳ & Hoài Linh viết năm 1962 ở Sài Gòn thấy có câu nhạc:"Trước khi phân kỳ,ước sao cho tàu đừng đi"
Nhiều người nghe bài "Chuyến tàu hoàng hôn" cứ nghĩ chuyện Bắc Nam chia nhau kiểu 1954 đỏ ở Miền Bắc và vàng ở Miền Nam kiểu Bắc Kỳ và Nam Kỳ.Nhưng cái chữ phân kỳ trong bài là một chữ Hán Việt đơn thuần
Chữ 分岐 phân kỳ có nghĩa là chia đường, mỗi người đi về một ngả, chỉ sự chia tay, xa cách
2-Chúng ta công tâm nói về hai chữ An Nam
Sau khi lên nối nghiệp vua Gia Long,vua Minh Mạng thành một đại đế với cương vực trị vì rộng nhứt xưa rày,bao gồm cả đất Lào và Cam Bốt nên ông đổi quốc hiệu từ Việt Nam thành Đại Nam vào năm Minh Mạng thứ 19 năm 1838
Vua nói rằng kêu là 大南 Đại Nam cũng hàm nghĩa là 大越南 Đại Việt Nam
Minh Mạng là ông vua sùng Nho,thích văn minh Tàu.Bên Tàu Thanh trào có bát kỳ thì ở xứ ta có tam kỳ,có Đại Thanh thì ta có Đại Nam
Quốc hiệu Đại Nam tồn tại từ 1838 đến 1945, tức là khoảng 107 năm
Sau năm 1859 khi Pháp xâm lăng Đại Nam đã chia nước ta ra ba vùng:
- Bắc Kỳ (Tonkin)
- Trung Kỳ (Annam)
- Nam Kỳ (Cochinchine)
Người Pháp kêu khúc Trung Kỳ là An Nam –xứ vẫn còn vua Nguyễn trị vì dưới quyền giám hộ của quan khâm sứ Pháp
Tại sao lại là An Nam? Nói về lịch sử chữ An Nam
Chữ 安南 An Nam là tên có từ thời nhà Đường, và kéo dài suốt thời đô hộ 1000 năm ,trong đó 安 An là an bình, 南 Nam là hướng nam
An Nam đô hộ phủ (安南都護府) là tên gọi Việt Nam thời Bắc thuộc của nhà Đường
Khi Tây Hán thôn tính nước Nam Việt của Triệu Đà Võ Đế năm 111 TCN xuất hiện địa danh Giao Chỉ, tên một vùng bao gồm những quận hành chính như Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Tượng Quận
Tức là có vùng đất thuộc Miền Bắc VN ngày nay
Sang thời Đông Hán,Giao Chỉ đổi thành Giao Châu.Giao Châu vẫn tồn tại trong thời Đông Tấn,Tuỳ,Đường
Xưa Tàu gọi nước ta khúc phía Bắc là Giao Chỉ
Thực ra chưa biết chữ Hán nào của Giao Chỉ là chính xác vì có 18 chữ Giao,40 chữ Chỉ với nghĩa khác nhau
Xem địa danh các quận Tàu đặt thời đô hộ như: Giao Chỉ , Nam Hải,Uất Lâm,Thương Ngô,Hợp Phố thì chỉ có Giao Chỉ là gây tranh cãi vì mù mờ nghĩa
Nếu viết 交趾 Giao Chỉ này thì có nghĩa bàn chưn giao nhau
Có một địa danh chỉ Bắc Kỳ xưa là Giao Châu 交州 thì nghĩa rõ hơn.Ta có thể cảm nhận có khi chữ giao là giao long
Tống, Nguyên vẫn gọi từ “Giao nhân” (người Giao) để chỉ nhà Lý,Trần
Giao Chỉ (交趾) là một từ ngữ ngày nay còn tranh luận,nếu giải nghĩa đen là năm ngón chân bẹt ra giao nhau
Nhưng Giao Chỉ, Giao Châu là ám chỉ vùng đất có sự giao tiếp giữa nước (biển) và đất .Giao Chỉ, Giao Châu là vùng đất thôi
Chúng ta quên rằng Tàu còn kêu dân Việt là con cháu Giao Long.蛟龍 giao long là con thuồng luồng
Ông Đào Duy Anh cho rằng do tục xâm mình cho giống Giao Long, coi Giao Long là vật tổ, coi mình là dòng giống Giao Long ,con Rồng cháu Tiên và Chỉ là đất, nên Giao Chỉ là đất của người giao long hay đất giao long
Tàu hay ghi đặc điểm gì đó làm thành địa danh ,ví dụ : Chân Lạp 真臘 là xứ có nhiều sáp làm đèn cầy , Miến Điện: 緬甸 nghĩa là cõi quê mùa xa xôi
Việt Nam sử lược,khi nói về cột đồng Mã Viện, sử gia Trần Trọng Kim chép:
“Mã Viện đánh được Trưng Vương đem đất Giao Chỉ về thuộc nhà Hán như cũ, rồi chỉnh đốn binh lương, đem quân đi đánh dẹp các nơi, đi đến đâu xây thành lũy đến đấy và biến cải mọi cách chính trị trong các châu quận. Đem phủ trị về đóng ở Mê Linh và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới, khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Nghĩa là cây đồng trụ mà đổ thì người Giao Chỉ mất nòi.
Sử chép rằng người Giao Chỉ đi qua lại chỗ ấy, ai cũng bỏ vào chân cột đồng trụ một hòn đá, cho nên về sau chỗ ấy thành ra núi, phủ mất cả, đến bây giờ không biết cột ấy ở vào chỗ nào”(hết trích)
Người Việt xưa cho cột đồng biến mất vì không thích nó và Trần Trọng Kim vẫn viết Giao Chỉ như một địa danh chỉ đất mà thôi
Từ bao giờ mà chữ Giao Chỉ cũng như An Nam được coi là miệt thị dân tộc?
Chữ An Nam có nghĩa bình thường.Nhưng An Nam Đô Hộ Phủ nghe như nô lệ,bị trị
An Nam Đô Hộ Phủ là một trong số bốn vùng đất bị đặt dưới ách đô hộ của Trung Quốc như: An Tây Đô Hộ Phủ ở lưu vực sông Tarim; An Bắc Đô Hộ Phủ ở Mông Cổ; và An Đông Đô Hộ Phủ ở biên giới Cao Ly tức Triều Tiên bây giờ
都護 đô hộ là một chức quan Tàu cai trị
Chúng ta nhớ vụ Trấn Tây Thành thời vua Minh Mạng.Chức quan "Bảo hộ" 保护 của triều đình Đại Nam ở đất Cam Bốt cũng khiến người Campuchia phản ứng tới ngày nay
Hai quan bảo hộ Cao Miên nổi tiếng là Thoại Ngọc Hầu và Trương Minh Giảng
Thoại Ngọc Hầu tên là Nguyễn Văn Thoại (1761-1829),đây là một người gắn bó với đất Châu Đốc.Hai lần ông mang ấn bảo hộ Cam Bốt nên cũng được gọi là quan bảo hộ Thoại
Trước 1975 ở Châu Đốc có đường lớn nhứt mang tên Bảo hộ Thoại ,sau 1975 đổi lại đường Nguyễn Văn Thoại
Sau này độc lập,người Việt xóa bỏ tên An Nam đó ,đặt tên quốc hiệu là Đại Cồ Việt,Đại Việt rồi Việt Nam,Đại Nam
Không kể Đại Ngu của cha con gian thần hèn hạ Hồ Quý Ly
Tuy nhiên người Tàu cứ đặt bút là viết An Nam ,phong vương cho vua Việt Nam thì phong là “An Nam Quốc Vương “ (安南国王).Trong suốt lịch sử tự chủ của các Hoàng Đế VN chưa ai dùng chữ An Nam làm Quốc Hiệu cho quốc gia mình vì tinh thần độc lập
3-Tại sao khi Pháp qua gọi Bắc Kỳ là Tonkin,Nam Kỳ là Cochinchine nhưng vẫn gọi Trung Kỳ là An Nam?
Thực ra chữ An Nam không có tội,nó có nghĩa rất đẹp
Xứ Annam và người Annam mà Pháp gọi là Annamite
Rồi chữ Annamite cũng có nghĩa là người An Nam mà thôi.Có người giải thích Annamite là dân An Nam bịnh hoạn,ốm yếu là ..hơi quá ,có lẽ là do Việt Minh hồi xưa tuyên truyền xuyên tạc mà ra
Annamite là Annamese,là Vietnamese
Pháp căn cứ vào ông giáo sĩ Đắc Lộ Alexandre de Rhodes
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes làm một cuốn tự điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Rome, 1651) đặt nền tảng cho chữ Quốc Ngữ mà sau này kêu là tự điển Việt–Bồ–La
Annamiticum là tiếng Bồ Đào Nha chỉ Việt Nam
Mời đọc lại lời dặn của Petrus Ký bằng chữ Quốc Ngữ ở đầu cuốn sách toàn tiếng Pháp”Petit cours d'histoire Annamite”:
"Cho học trò các trường đất Nam-Kì,ớ các trò trai, ta xin kiếng sách nầy cho các trò vì làm nó ra là làm cho các trò coi.Đến sau, khi anh em học đã thành tài, biết bắt, biết hạch được, thì xin hãy dong thứ cho kẻ lớp trước anh em, vì những kẻ ấy thuở trước chẳng có được những phương tiện mà học-hành như anh em bây giờ..."
Petrus Ký viết nhiều sách có tên là An Nam.Thí dụ cuốn viết năm 1884"Grammaire de la Langue Annamite" (Sách mẹo tiếng Annam),Guide de conversation Annamite Française (Sách tập nói tiếng An Nam ,Phú Lang Sa).Năm 1867 Petrus Ký viết "Contes Annamite " mà dịch ra Quốc Ngữ là Chuyện đời xưa
“Đời phải đời thạnh trị
Cuộc phải cuộc văn minh
Kìa là gió mát trăng thanh
Nầy bớ em ơi!
Biết đâu nhơn đạo bày tình cho vui .”
An Nam do Tàu đặt cho
Thiệt ra chúng ta xài nhiều chữ Tàu "đặt ra" mà không hay,nó hiện diện trong văn hóa Việt Nam hàng ngày
Người Việt quen miệng kêu các nước Anh,Pháp,Ý,Úc,Đức hàng ngày là do Tàu nó đặt dựa trên tên những nước đó
Ý Đại Lợi Italie, Italia -Ý
Úc Đại Lợi Australie, Australia-Úc
Bồ Đào Nha Portugal, Portugal-Bồ
Y Pha Nho Espagne, Spain-Tây Ban Nha
Nga La Tư Russie, Russia-Nga
Đức Ý Trí Germanie, Germany-Đức
Pháp Lan Tây, Phú Lãng Sa,France, France-Pháp
Bỉ Lợi Thì Belgique, Belgium-Bỉ
Anh Cát Lợi Angleterre, England-Anh
Chúng ta kêu Nhựt Bổn 日本 cũng là tên của người Tàu viết.Nhựt nói rằng họ là Thần Quốc 神 国 kia mà
Chúng ta kêu GM Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine, rút gọn là Pigneau de Béhaine (02/02/1741-09/10/1799) là cha Bá Đa Lộc cũng là kiểu Tàu nồng nặc
Bá Đa Lộc là gì?Bá Đa Lộc 伯多祿 có Bá (伯) là anh cả, anh trưởng.Đa (多) là nhiều.Lộc (祿) là phước, tốt lành
Bá Đa Lộc 伯多祿 là chữ Hán Việt phiên âm của tên Thánh Phêrô
Thánh Phêrô ở Pháp kêu là Pierre, Petrus trong tiếng Latin, tiếng Ý là Pietro,tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là Pedro, tiếng Ba Lan và tiếng Nga là Piotr
Tâm lý do từng bị nô lệ Tàu 1000 năm kéo dài qua thời Pháp nên ai cũng ghét chữ An Nam
Thực ra chữ An Nam nghe còn êm ái hơn chữ Giao Chỉ.Tới ngày nay chữ Giao Chỉ vẫn còn tranh cãi về nghĩa gốc của nó
Hà Nội ngàn năm trước thời Bắc thuộc có tên là Tống Bình 宋平 và Đại La 大羅.Rồi tên Việt Nam lúc đó là An Nam đô hộ phủ,Trấn Nam đô hộ phủ,Tĩnh Hải Quân. Thời kỳ chiếm đóng và cai trị
Thành ra cứ nghe An Nam là bực mình dù cái tên An Nam dịch ra nghe cũng thanh thoát.Cái ghét là An Nam đô hộ phủ kìa
Trên thế giới đã có những cái tên quốc gia được đặt thời thuộc địa và sau khi độc lập họ đã sửa tên để biểu thị sự độc lập
Thí dụ như Anh Quốc đã sửa tên nước thuộc địa của Bồ Đào Nha, Ceilão, thành Ceylon (Tích Lan) khi họ đến đây vào đầu thế kỷ thứ 19. Khi trở thành một nước cộng hòa vào năm 1972, hòn đảo đã sửa tên thành Sri Lanka, có nghĩa là “Vùng đất rực rỡ”. Tên cũ vẫn được sử dụng rộng rãi trong một số địa danh như Ngân hàng Ceylon, Hội đồng Điện lực Ceylon và Trà Ceylon
Sau khi độc lập khỏi Anh vào năm 1980,Rhodesia đổi tên thành Zimbabwe và thủ đô Salisbury đổi tên thành Harare
Philippines từng là thuộc địa của Tây Ban Nha 300 năm và được đặt theo tên của Vua Philip II.Do đó ngày nay có một số ý kiến là nên đổi tên nước từ Philippines thành "Maharlika"
Thực ra những cái tên như India,China,Japan,Korea,Macao,Canton đều do người Tây đặt.Ngày xưa Tây viết chữ Siam (Xiêm La) cho một vùng đất.Nước Siam giữ tên này cho tới năm 1939 thấy tự ái quá đổi thành Thailand
Ấn Độ không thể đổi tên India nhưng nó thay tên nhiều thành phố lớn để tránh mùi thuộc địa.Thành phố Calcutta từ thời thực dân Anh cai trị Ấn Độ được đổi thành Kolkata vào năm 1999. Trước đó, tên hai thành phố lớn khác của Ấn Độ là Bombay cũng được đổi thành Mumbai và Madras đổi thành Chennai
Hai cái tên Bombay và Madras bắt nguồn từ ngôn ngữ của những người Bồ Đào Nha. Còn Mumbai có nguồn gốc từ tên một vị nữ thần của người Hindu là Mumbadevi và Chennai bắt nguồn từ tiếng Tamil.
Xem ra dân tôc dễ bị tự ái,mặc cảm lắm
Kết luận:
An Nam có nghĩa không xấu,nhưng nó đi chung An Nam đô hộ phủ nên nó bị tiếng xấu.Người có tinh thần dân tộc là tốt,biết giữ gìn độc lập và niềm tự hào nòi giống Việt.Tuy nhiên cái cũ và cái mới đan xen,có những thứ không cần phải lên gân quá mức vì nó vốn chỉ là một cái tên gọi cho một cái gì đó rất bình thường
Bên Thái Lan vẫn có trung tâm thương mại Siam,Srilanka vẫn có ngân hàng Ceylon
Và bên Việt Nam đã mở lòng hơn,đã có một cái siêu thị tên là Annam.

Nguyễn Gia Việt










Alain Delon quyết định lựa chọn 'Cái Chết bình yên’
Nam tài tử điển trai và đa tình người Pháp Alain Delon quyết định lựa chọn 'Cái Chết bình yên', khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.
Mới đây, truyền thông phương Tây đưa tin nam diễn viên 86 tuổi người Pháp Alain Delon, từng được mệnh danh là một trong những sao nam đẹp trai nhất thế giới, đã quyết định tự kết liễu cuộc đời theo nguyện vọng của mình. Con trai của ông, Anthony tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng cha của ông thực sự đã quyết định thực hiện chế độ an tử ở Thụy Sĩ, một quyết định được các con của ông ủng hộ.
Con trai của Alain Delon, Anthony Delon, đã nói về cha của mình trong chương trình cách đây vài ngày. Anh tiết lộ rằng một trong những mong muốn của cha anh là có Anthony ở bên khi ông qua đời.
Có thông tin cho rằng trong những năm tháng cuối đời của Alain Delon, cuộc sống không hề hạnh phúc. Thêm vào đó là việc một số người thân và bạn bè lần lượt qua đời khiến ông bị tổn thương nặng nề, sức khỏe của ông cũng ngày càng giảm sút. Năm 2012, Alain Delon tiến hành phẫu thuật tim, đến năm 2013, ông lại phải nhập viện vì rối loạn nhịp tim. Năm 2014, Alain Delon bất ngờ cảm thấy đau lưng dữ dội tại nhà và được xe cấp cứu đưa đến bệnh viện và tiến hành phẫu thuật khẩn cấp.
Sau khi Alain Delon bị hai lần đột quỵ khi ở Thụy Sĩ vào năm 2019, ông đã dành phần lớn thời gian để hồi phục tại một bệnh viện Thụy Sĩ. Mới tháng 10 năm ngoái, con gái lớn 31 tuổi của Alain Delon, Anouchka Delon, cũng đã chia sẻ một bộ ảnh của bố mình. Bức ảnh cho thấy Alain Delon đang đeo kính râm, ôm cháu trai trên tay, tận hưởng khoảng thời gian đầm ấm bên gia đình và có vẻ rất phong độ.
Trong một bức ảnh khác, Alain Delon không quên nhìn vào máy ảnh khi ngồi vào bàn ăn thưởng thức trà chiều. Trên đôi chân của mình, dựa vào một đôi nạng được chế tạo đặc biệt, có thể thấy rằng những năm cuối đời, Alain Delon đã phải đi lại với sự hỗ trợ của nạng. So với bức ảnh trước, ông trông rất già nua khi bỏ kính râm.
Trong một cuộc phỏng vấn rằng vào tháng 9 năm 2020, Alain Delon cho biết cái chết của một người bạn cũ đã gây ra một đòn giáng mạnh vào ông: "Điều này thật khủng khiếp, tôi hoàn toàn bị hủy hoại. Tôi chỉ nghĩ rằng, hai chúng tôi ra đi cùng nhau cũng là một lựa chọn tốt. Tôi chán ghét việc này, tôi sẽ rời khỏi thế giới này mà không có bất kỳ hối tiếc. Mọi thứ đã sẵn sàng, tang lễ của tôi, nấm mồ của tôi".
Bên cạnh đó, việc vợ cũ của Alain Delon, Nathalie Delon đã qua đời vì bệnh ung thư tuyến tụy vào tháng 1 năm 2021 cũng là một trong những nguyên nhân khiến Alain đưa ra quyết định này.
Dù không muốn trở thành gánh nặng cho con cái nhưng Alain Delon lại rất phụ thuộc vào gia đình, đặc biệt là cậu con trai cả Anthony.
Anthony tiết lộ trong một chương trình được phát sóng gần đây rằng anh ấy đã thảo luận nghiêm túc về chủ đề "an tử" với cha mình, và anh ấy tôn trọng quyết định của cha mình. “Đó là sự thật, chúng tôi đã nói về nó. Ông ấy muốn tôi đi bên ông trong chuyến đi cuối cùng của cuộc đời" Anthony chia sẻ.
Anthony cũng kể về mẹ của anh, Nathalie Delon, người đã qua đời vì ung thư tuyến tụy năm ngoái, anh nói rằng vì những ngày cuối cùng của mẹ rất đau đớn, anh cũng đã tính đến chuyện an tử và thậm chí đã làm tất cả các thủ tục. "Thật may là cuối cùng chúng tôi không làm vậy, khó khăn lắm chúng tôi mới có thể nắm tay bà ấy nhìn bà ấy ra đi. May mắn là mẹ tôi cũng ra đi trong bình yên, đó là một sự nhẹ nhõm đối với tôi".
Anthony cho biết cha của anh, Alain Delon, đã quyết tâm cai nghiện. Từ khi phải chống nạng vì tai biến vào năm 2019, bố anh thường thở dài: "Già rồi, lại hay va vào người, cổ chân lúc nào cũng đau, chuyện này chẳng vui chút nào".
Alain Delon cũng tiết lộ rằng ông ấy đã sắp xếp tài sản thừa kế của mình: "Tôi không muốn sau khi tôi ra đi, gia đình lại trở nên rối loạn".






Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.