Sự kiện Liễu Thăng của nhà Minh bị “mất đầu” ở đất Việt rất nổi tiếng trong lịch sử. Nhưng ai là người đã chém đầu Liễu Thăng?
Người Việt Nam “lấy đầu” mãnh tướng Liễu Thăng là ai?
Năm 1426, sau thất bại ở trận Tốt Động – Chúc Động, Vương Thông của nhà Minh đã giả vờ xin giảng hòa, muốn chờ viện binh sang. Năm 1427, quân viện binh từ Trung Quốc chia làm 2 đạo tiến sang. Trong đó có đạo quân do Liễu Thăng chỉ huy (khoảng 100 nghìn người) từ Quảng Tây qua Lạng Sơn vào Đông Quan. Đạo quân thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy (khoảng 50 nghìn người), đi từ Vân Nam, định qua Lào Cai tiến về Đông Quan.
Tiên đoán trước chuyện này, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã sớm có sắp đặt riêng. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép: “Ngày 8/10, đạo quân Liễu Thăng (Liu Sheng) vượt biên giới vào Lạng Sơn; nghĩa quân Lam Sơn vừa đánh vừa rút, nhử đối phương vào trận địa mai phục ở Chi Lăng”.
Nguyễn Trãi cho thi hành kế sách dụ Liễu Thăng ở Ải Chi Lăng, vờ thua rồi để mãnh tướng nhà Minh “chui đầu vào sọt”. Người được giao nhiệm vụ đó là tướng Trần Lựu. Ông vốn là một vị tướng có tính cẩn thận, trấn giữ ải Nam Quan (Phá Lũy).
Trần Lựu theo lời Nguyễn Trãi đã bỏ ải rút quân dần theo đà tiến công của địch. Liễu Thăng thấy vậy thì càng thêm kiêu căng, quyết dẫn 100 nghìn quân vượt cầu. Nào ngờ vì số lượng quá đông mà cầu bị sập, người và ngựa thiệt hại vô kể.
Khi vào đến Ải Chi Lăng, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã bày binh bố trận từ trước. Bấy giờ, quân phục binh của Lê Sát và Trần Lựu quay lại, thanh toán toàn bộ đoàn quân của Liễu Thăng. Danh tướng hàng đầu nhà Minh không còn hình người, bị chém đầu. Nhưng ai là người đã ra tay?
Ở xã An Trạch, huyện Trực Định tổng Thụy Lũng (xã An Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình ngày nay) có ghi chép và đền thờ những người đã chém đầu Liễu Thăng năm đó. Không phải một mà có đến ba công thần cùng ra tay.
Trong Thần tích lưu giữ có chép, vùng này có 3 người con trai là con của Lan Nương (con gái phú ông) và Bảo Công (quan lớn dưới trướng Lê Lợi). 3 người con trai đều tài giỏi hơn người, được phong tước vị cao.
Người thứ nhất là Thanh, mỹ tự là Thanh Kiền sau được vua phong làm Hiệp thống Thanh Kiền đại thần quan. Người thứ hai húy là Bạch, mỹ tự là Bạch Thuộc, sau được phong là Bạch Thuộc Chánh lãnh tiền phong đại tướng quân. Người thứ ba húy là Tống, sau được phong là Thống Thánh đốc lĩnh.
Năm đó, ba ông ra trận đánh giặc, gặp được tướng Liễu Thăng ở đất Tiên Hoa, huyện Đông An, phủ Khoái Châu. Mặc cho địch bao vây, họ vẫn xông lên chém đầu phó tướng quân Minh là Nguyễn Đình Khoan, treo đầu ngay dưới trướng. Thừa thắng xông lên, sau đó ba ông đuổi đến Lạng Sơn thì chém được đầu Liễu Thăng, trở về trong uy nghiêm chấn động.
Lê Thái Tổ hay tin đã sắc phong cho cả ba ông. Ông Thanh Kiền làm Đại nguyên soái đại tướng quân. Thăng cho trấn giữ đạo Tuyên Quang, Hưng Hoá. Phong cho ông Bạch Thuộc làm quan đại thần trấn thủ đất Sơn Nam. Gia phong cho ông Tống Khánh làm quan đại thần kinh lược đạo Kinh Bắc.
Về sau, ba ông còn được vua ban lộc, ngụ lộc ở An Trạch, Chân Định. Sau khi mất, họ được người dân xây miếu, đền thờ phụng. Họ cùng mất vào giờ ngọ ngày 12 tháng chạp năm Tân Hợi. Ba vị anh hùng qua đời được vua phong là “thượng đẳng phúc thần” kèm theo những quy định cụ thể trong việc tổ chức tế lễ những dịp trong năm… Nhân dân vùng Kiến Thụy thường gọi họ là “tam vị anh hùng”.
Sự thật về án tử hình Phó tổng trấn Gia Định thành
Có hay không chuyện Tả quân Lê Văn Duyệt chuyên quyền giết Phó tổng trấn Gia Định Huỳnh Công Lý rồi "tiền trảm hậu tấu", gửi thủ cấp cho vua Minh Mạng hay Minh Mạng bao che tội lỗi cho Huỳnh Công Lý, rồi xây lăng mộ cho bố vợ mình. Sự thật ra sao?
Vua Minh Mạng và Lê Văn Duyệt hầu như hoàn toàn nhất trí trong bản án tử hình Phó tổng trấn Gia Định thành Huỳnh Công Lý. Chỉ sau vụ Lê Văn Khôi và vụ xiềng mồ Lê Văn Duyệt, trong dân gian mới đồn thổi một huyền thoại ly kỳ và rùng rợn quanh ngôi mộ ông này ở cánh đồng tha ma (nay là Q.3 và Q.10, TP.HCM).
Khoảng năm 1880, khi Trương Vĩnh Ký diễn thuyết về Sài Gòn xưa có nhắc lại chuyện này, rằng: Mộ đó do vua Minh Mạng xây để tôn vinh Huỳnh Công Lý là bố vợ mình; Lý bị chặt đầu theo lệnh Lê Văn Duyệt; trong khi Duyệt về kinh vì công vụ, Lý giao du thân mật với các bà vợ của Duyệt; lúc trở lại nhiệm sở, Duyệt liền cho giết Lý không chứng cớ chính đáng và không vị nể Minh Mạng (theo Trương Vĩnh Ký - Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận, NXB Trẻ, 1997).
Từ đó, các nhà nghiên cứu Pháp, các tiểu thuyết gia lịch sử thường lấy huyền thoại này thêm vào mối mâu thuẫn sâu sắc giữa Minh Mạng và Lê Văn Duyệt, trong khi sự thật hoàn toàn trái ngược.
Theo Quốc sử quán Đại Nam thực lục, tập 3, tr.12: Tháng 2 năm Nhâm Tuất (1802), Huỳnh Công Lý được Nguyễn Ánh sai làm Vệ úy thuộc dinh Túc trực, coi 10 đội với 500 quân. Dinh Túc trực chia ra 10 vệ. Cầm đầu dinh là một Đô thống chế (như cấp tướng nay). Cầm đầu vệ là một Vệ úy (như cấp tá nay). Lúc này, Nguyễn Ánh vừa thâu phục được Phú Xuân (Huế) và lấy được Qui Nhơn, xong chưa tiến quân ra Bắc. Tháng 5, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu Gia Long và tháng 7 đem quân ra Bắc Hà. Tháng 10 năm Gia Long thứ 10 (1811) Vệ úy Lý đi trấn thủ Bình Định (Đại Nam thực lục tập 5, tr.133). Cũng theo Đại Nam thực lục: Tháng 9 năm Gia Long 14, Huỳnh Công Lý được gọi về kinh làm Tả thống chế coi 5 vệ binh. Sau 13 năm mới thăng từ Vệ úy lên Thống chế.
Tháng 8 năm Gia Long 17, Huỳnh Công Lý được sai làm Phó tổng trấn Gia Định thành phụ giúp cho Tổng trấn Nguyễn Huỳnh Đức. Đương thời, Trịnh Hoài Đức làm Hiệp tổng trấn. Đó là 3 chức cao cấp nhất Gia Định thành gồm cả 5 trấn miền Nam.
Mùa xuân năm Gia Long 18, Trịnh Hoài Đức ghi công Huỳnh Công Lý cùng dân phu khai thông sông cũ Sài Gòn (tức rạch Bến Nghé từ Sài Gòn vào Chợ Lớn nay) làm cho "sâu rộng nhanh chóng, ghe thuyền đi lại... hát xướng, ngày đêm nối nhau, thực là nơi đô hội trên bến dưới thuyền" (Trịnh Hoài Đức - Gia Định thành thông chí).
Tháng 10 cùng năm, Tổng trấn Nguyễn Huỳnh Đức chết. Gia Long cho Chưởng hữu quân Nguyễn Văn Nhân thay. Nhưng đến ngày 19.12 cùng năm (Tây lịch đã sang 1820), Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi. Tháng 2 năm Minh Mạng 1 (1820) Nguyễn Văn Nhân xin về kinh chịu tang, cho Trịnh Hoài Đức giữ ấn quyền Tổng trấn.
Tháng 5 cũng năm Minh Mạng 1, lấy Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định. Một tháng sau, Trịnh Hoài Đức được triệu về kinh. Tháng 7, Duyệt sai Lý đi đánh giặc Kế cướp phá trên các đạo Quang Hóa, Quang Phong và Thuận Thành (vùng biên giới Tây Ninh). Lý thắng trận.
Tháng 9 cùng năm, Phó tổng trấn Gia Định tham lam bị quân nhân tố cáo hơn 10 việc. Lê Văn Duyệt tâu lên. Vua bảo Nguyễn Văn Nhân và Nguyễn Đức Xuyên rằng: "Không ngờ Lý quá đến thế, công trạng hắn có gì bằng các khanh..., thế mà bóc lột tiểu dân, làm con mọt nước. Nay tuy dùng phép buộc tội nhưng dân đã khốn khổ rồi". Đình thần hội bàn nội vụ: Lý bị người kiện, nếu triệu về kinh để xét, tất phải đòi nhân chứng đến, không bằng để ở thành (Gia Định) mà tra xét thì tiện hơn. Vua Minh Mạng cho là phải, bèn hạ Lý xuống ngục, sai thiên sự Hình bộ Nguyễn Đình Thịnh đến hội với tào thần (quan án) ở thành (Gia Định) mà xét hỏi. Rồi thấy Trấn thủ Biên Hòa là Tống Văn Khương, ký lục là Hoàng Công Xuân, cai bạ là Bùi Phụ Đạo, vì trước thiện tiện bắt binh dân làm việc riêng cho Lý, việc phát giác, đều bị bắt.
Ít lâu sau, Minh Mạng lại nói: "Trẫm nuôi dân như con, thực không kể phí tổn. Nhưng bọn quan lại tham lam xảo quyệt... (như) gần đây Huỳnh Công Lý làm Phó tổng trấn Gia Định chẳng bao lâu mà bóc lột của dân đến trên 3 vạn...".
Lý bị tội tham nhũng, tang vật đến trên 2 vạn quan tiền, thành thần Gia Định đã xét hỏi. Khi thành án, giao đình thần bàn xét, đáng tội chết, bèn đem giết, tịch thu tài sản trả lại cho binh dân. Minh Mạng nói: Gia Định là nơi đất rộng dân đông, cha ta (Gia Long) mưu tính... khôi phục cơ đồ... Từ trước đến nay vẫn thận trọng lựa chọn những trọng thần công lao danh vọng sai trấn phủ cho muôn dân yên ổn. Không may có Huỳnh Công Lý lấy tư cách đê hèn, tham bạo, ăn trái pháp luật đến muôn vạn, bắt người làm việc riêng tốn hàng nghìn, mọt dân hại nước đến thế là cùng… Lại dụ cho đại thần văn võ nên lấy việc Huỳnh Công Lý làm răn (Đại Nam thực lục, tập 5, tr.223).
Như vậy, không hề có những chuyện Lê Văn Duyệt chuyên quyền tiền trảm hậu tấu. Huyền thoại xuyên tạc này làm giảm giá trị cả Lê Văn Duyệt lẫn Minh Mạng - hai nhân vật lớn của lịch sử cận đại VN. Nếu có xung khắc giữa hai người, dù nổ ra sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, thì đó mâu thuẫn về chiến lược bảo vệ và phát triển dân tộc ta mà thôi.
(Trích Tạp ghi Việt Sử Địa của cố học giả Nguyễn Đình Đầu do NXB Trẻ ấn hành)
2 ngôi nhà "cô đơn nhất thế giới": Nằm ở vị trí hiểm hóc bậc nhất, đường lên không dành cho người yếu tim
- 1. Ngôi nhà trên hòn đảo Elliðaey, Iceland
Elliðaey là một hòn đảo nhỏ không có người ở nằm ngoài khơi bờ biển phía nam của Iceland, nổi tiếng với những vách đá dựng đứng, gồ ghề. Điều này khiến nơi đây có vẻ không thân thiện với con người. Cũng vì thế nên việc một ngôi nhà nhỏ màu trắng xuất hiện trên hòn đảo này khiến nhiều người rất tò mò.
Theo Mirror, ngôi nhà đơn lẻ này không có hàng xóm, dường như nó đã bị bỏ hoang trong suốt 100 năm. Đây cũng là nguồn cơn cho những giai thoại bí ẩn về nguồn gốc và lý do nó lại được xây dựng trên một hòn đảo nhỏ biệt lập như vậy.
Ngôi nhà trên hòn đảo Elliðaey
Lời đồn phổ biến nhất cho rằng một tỷ phú đã xây dựng ngôi nhà này làm nơi trú ẩn trong trường hợp zombie bùng phát. Một nguồn tin khác phán đoán có thể có một ẩn sĩ đang sống ở đó. Cũng có tin đồn nói rằng chính phủ Iceland đã tặng hòn đảo này cho ca sĩ nổi tiếng Bjork, tuy nhiên thông tin này đã bị bác bỏ.
Khác với những đồn đoán trên, theo một số báo cáo, đảo Elliðaey từng là nhà của 5 gia đình người Iceland từ ba thế kỷ trước. Họ sống dựa vào nghề đánh cá và chăn nuôi gia súc trên đảo để kiếm sống. Tuy nhiên những cư dân cuối cùng đã rời đi vào những năm 1930. Cũng kể từ đó đến nay, hòn đảo này bị bỏ hoang. Hơn 20 năm sau đó, Hiệp hội Thợ săn Elliðaey đã xây dựng nơi này như một căn cứ để săn chim biển và làm nơi sinh hoạt cho các thành viên.
Vì nằm trên một hòn đảo xa xôi và cô lập với thế giới bên ngoài nên ngôi nhà này không có hệ thống điện, nước. Tuy nhiên, nơi đây có phòng xông hơi sử dụng hệ thống thu thập nước mưa tự nhiên. Nếu muốn ghé thăm hòn đảo này, du khách cần phải vượt qua những con sóng kinh hoàng, sau đó nhảy từ thuyền sang sườn dốc của hòn đảo để bắt được một sợi dây để lên đảo. Đây chắc chắn không phải là một cuộc hành trình dành cho người yếu tim khi họ phải đối mặt với phía dưới là làn nước lạnh giá, phía trên là vách đá gần như thẳng đứng.
Dẫu vắng bóng con người, đảo Elliðaey được coi là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, trở thành mái nhà của nhiều loài chim biển đặc trưng xứ Iceland.
2. Buffa di Perrero trên dãy núi Dolomite, Ý
Nằm cao trên dãy núi Dolomite của Ý là một ngôi nhà biệt lập có tên là “Buffa Di Perrero”. Ngôi nhà gỗ này khiến người xem bối rối với màn “ngụy trang” hoàn hảo trong địa hình núi non gồ ghề. Theo đó, Buffa di Perrero nằm ẩn mình trong khối đá. Nó có mái nghiêng, hai cửa ra vào và 4 cửa sổ đóng khung bằng gỗ. Bên trong ngôi nhà cũng được thiết kế rất đơn giản với vài chiếc ghế gỗ màu trắng, được đặt bừa bãi. Nó gần như cách ly hẳn với thế giới bên ngoài nên còn được mệnh danh là "ngôi nhà cô đơn nhất thế giới".
Theo Domain.com, Buffa di Perrero đã có tuổi đời hơn 100 năm. Nó được binh lính Ý xây dựng trong Thế chiến thứ nhất như một nơi trú ẩn và nghỉ ngơi. Vì ngôi nhà này nằm ở độ cao gần 2800m so với mực nước biển nên những người muốn tiếp cận nó chỉ có thể chọn cách leo núi, vượt qua những khối đá nguy hiểm hoặc men theo con đường mòn đầy thách thức. Đây chắc chắn không phải là chuyến phiêu lưu dành cho những người yếu tim hay thiếu kinh nghiệm bởi theo các chuyên gia, người tham gia phải có “thể lực cực tốt” mới có thể đi lên được. Dù không mang lại cảm giác an toàn nhưng Buffa di Perrero vẫn thu hút những người leo núi và các nhà thám hiểm ghé thăm trong nhiều năm qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét