.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

07 tháng 10 2024

MÁY BAY CHIẾN ĐẤU CŨ...






Các máy bay chiến đấu cũ có súng phía sau cánh quạt vì đây là vị trí thuận tiện và hiệu quả nhất để nhắm bắn vào máy bay địch. Tuy nhiên, điều này gây ra thách thức lớn là làm sao để đạn không bắn trúng cánh quạt, điều có thể gây hỏng động cơ và làm máy bay gặp sự cố. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng một thiết bị gọi là "bộ đồng bộ hóa," có chức năng điều phối thời điểm súng bắn với chuyển động quay của cánh quạt, sao cho đạn bay qua các khoảng trống giữa các cánh quạt.


Bộ đồng bộ hóa này được phát minh bởi kỹ sư người Pháp Raymond Saulnier vào năm 1914 và lần đầu tiên được sử dụng bởi phi công kiêm kỹ sư người Đức Anthony Fokker, người đã cải tiến thiết kế và áp dụng nó vào máy bay Fokker Eindecker của mình. Cơ chế này gồm một liên kết cơ học nối cò súng với trục cánh quạt và một bánh cam điều khiển thời điểm bắn. Bánh cam có các gờ hoặc điểm tương ứng với số lượng cánh quạt và quay cùng tốc độ với cánh quạt. Khi bánh cam đạt đến một vị trí nhất định, nó cho phép súng bắn, và viên đạn sẽ bay qua khoảng trống giữa các cánh. Khi bánh cam đạt vị trí khác, nó chặn không cho súng bắn, giúp tránh đạn trúng cánh quạt.

Sáng kiến này đã cách mạng hóa máy bay chiến đấu, mang lại lợi thế lớn cho những máy bay có bộ đồng bộ hóa, giúp bắn chính xác và tin cậy hơn. Nhờ đó, các phi công có thể sử dụng những khẩu súng mạnh mẽ hơn và điều khiển máy bay tốt hơn. Bộ đồng bộ hóa này được sử dụng trong suốt Thế chiến I và II, sau đó dần được thay thế bởi các phương pháp khác như gắn súng lên cánh, mũi, hoặc thân máy bay.


Lý giải nguyên nhân người Ai Cập cổ đại thường kết hôn cận huyết thống?

DNVN - Trong lịch sử, Pharaoh Ramesses II đã kết hôn với con gái mình, trong khi nữ hoàng Cleopatra VII lại lấy anh trai của bà. Vậy hôn nhân cận huyết trong các gia đình hoàng gia và thường dân Ai Cập phổ biến đến mức nào?

Anh trai và em gái kết hôn với nhau

Có nhiều đồn đoán rằng hoàng gia Ai Cập cổ đại thường kết hôn giữa người trong gia đình, với các pharaoh kết hôn với em gái và đôi khi cả con gái của mình. Nhưng liệu có bằng chứng cho điều này?


Những ngôi đền tại Abu Simbel được xây dựng để tôn vinh Pharaoh Ramesses II cùng hoàng hậu Nefertari. Tuy nhiên, Ramesses II có nhiều vợ, bao gồm cả con gái ông, Meritamen. (Ảnh: Michelle McMahon qua Getty Images)

Câu trả lời là có: Người dân Ai Cập cổ đại, bao gồm cả hoàng gia và thường dân, đã thực hiện hôn nhân cận huyết, mặc dù chi tiết này có sự khác biệt tùy theo thời gian và tầng lớp xã hội.

Trong cộng đồng dân chúng, các cuộc hôn nhân giữa anh trai và em gái thường diễn ra trong thời kỳ Ai Cập bị La Mã chiếm đóng - từ năm 30 trước Công nguyên đến năm 395 sau Công nguyên. Tuy nhiên, hiện tượng này hiếm hơn ở những thời kỳ trước đó, theo các ghi chép cổ xưa. Đối với hoàng gia Ai Cập, việc kết hôn giữa anh chị em ruột đôi khi xảy ra, có thể phản ánh niềm tin tôn giáo, và các pharaoh đôi khi cũng kết hôn với con gái của chính họ.

Marcelo Campagno, một học giả độc lập có bằng tiến sĩ về Ai Cập học, nhấn mạnh: “Câu hỏi về việc kết hôn loạn luân ở Ai Cập cổ đại đã được thảo luận rất nhiều."

Một số ví dụ điển hình về các vị vua Ai Cập kết hôn giữa anh trai, em gái bao gồm Senwosret I (trị vì khoảng năm 1961 trước Công nguyên đến năm 1917 trước Công nguyên), người đã kết hôn với em gái mình là Neferu; Amenhotep I (trị vì khoảng năm 1525 trước Công nguyên đến năm 1504 trước Công nguyên), người đã lấy em gái Ahmose-Meritamun; và Cleopatra VII (trị vì từ năm 51 trước Công nguyên đến năm 30 trước Công nguyên), người đã kết hôn với anh trai Ptolemy XIV trước khi ông bị giết.

 

Nhiều người trong hoàng gia Ai Cập đã thực hiện các cuộc hôn nhân giữa anh trai và em gái để mô phỏng tập tục của Osiris và Isis, hai vị thần Ai Cập là anh em ruột đã kết hôn với nhau.

Leire Olabaria, giảng viên về Ai Cập học tại Đại học Birmingham, Anh, cho biết: “Osiris là một trong những vị thần quan trọng nhất trong tôn giáo Ai Cập. Phối ngẫu của ông, Isis, cũng là em gái của ông theo một số quan điểm vũ trụ của người Ai Cập cổ đại. Do đó, các cuộc hôn nhân trong hoàng tộc nhằm mô phỏng Osiris và Isis, đồng thời duy trì hình ảnh của họ như những vị thần trên trái đất."

Campagno đồng ý rằng cuộc hôn nhân giữa Osiris và Isis giúp giải thích lý do tại sao hôn nhân giữa anh trai và em gái lại phổ biến trong hoàng gia Ai Cập.

Đối với những người không thuộc hoàng gia, hôn nhân giữa anh trai và em gái dường như không trở nên phổ biến cho đến thời kỳ La Mã cai trị.

Olabaria cũng cảnh báo rằng việc phát hiện hôn nhân giữa anh trai và em gái có thể gặp khó khăn sau khi Tân Vương quốc bắt đầu (khoảng năm 1550 trước Công nguyên đến năm 1070 trước Công nguyên) do sự thay đổi trong cách sử dụng từ ngữ của người Ai Cập. Ví dụ, "Thuật ngữ 'snt' thường được dịch là 'chị', nhưng ở Tân Vương quốc, nó cũng bắt đầu được sử dụng cho vợ hoặc người yêu," Olabaria cho biết.

 

Sabine Huebner, giáo sư về các nền văn minh cổ đại tại Đại học Basel, Thụy Sĩ, nhận định rằng các cuộc hôn nhân giữa anh trai và em gái thực sự có thể xảy ra. Những cha mẹ không có con trai có thể ưu tiên sắp xếp này, vì điều đó có nghĩa là người chồng sẽ sống tại nhà họ thay vì con gái họ rời đi.

Huebner viết: "Điều này rất quan trọng đối với sự ổn định tài chính của cha mẹ khi họ già đi. Tục lệ chính thức nhận con rể này cũng xảy ra ở các xã hội cổ đại khác, bao gồm cả Hy Lạp."

Cũng có nhiều cách giải thích khác cho việc hôn nhân giữa anh trai và em gái diễn ra phổ biến ở Ai Cập La Mã. Olabaria cho biết, khả năng là cha mẹ đã khuyến khích điều này để giữ cho tài sản và của cải không bị chia sẻ nhiều khi họ qua đời. Campagno lưu ý rằng tập tục này có vẻ như chủ yếu diễn ra ở một bộ phận dân số gốc Hy Lạp, và Olabaria cho rằng hôn nhân giữa anh trai và em gái có thể đã được sử dụng như một dấu hiệu nhận dạng cho người Ai Cập gốc Hy Lạp.

Pharaoh kết hôn với con gái của mình

Ngoài ra, còn có những trường hợp các pharaoh kết hôn với con gái của họ, như Ramesses II (trị vì khoảng năm 1279 trước Công nguyên đến 1213 trước Công nguyên) đã lấy Meritamen, một trong những con gái của ông, làm vợ.

Các pharaoh ở Ai Cập thường có nhiều vợ và thê thiếp, và những cuộc hôn nhân cận huyết đôi khi dẫn đến việc sinh ra con cái. Một số học giả cho rằng hôn nhân cận huyết có thể gây ra các vấn đề y tế.

Linh Chi (t/h)

Dãy số 142857 xuất hiện bên trong kim tự tháp Ai Cập có ý nghĩa gì?

Trong những bí ẩn chưa có lời giải về kim tự tháp Ai Cập, dãy số 142857 được cho là một trong những thứ gây tò mò nhất.
Ai Cập là nơi có rất nhiều kim tự tháp, phân bổ rải rác khắp Thượng Ai Cập, Trung Ai Cập và Hạ Ai Cập với đủ hình dạng và kích thước. Chúng là lăng mộ của các pharaoh - những vị vua sở hữu quyền uy tối thượng của Ai Cập cổ đại. Trong quá trình khám phá bên trong kim tự tháp Ai Cập, người ta phát hiện ra dãy số 142857.

Kim tự tháp Ai Cập ẩn chứa những bí mật mà con người đến nay vẫn chưa thể giải mã

Dãy số bí ẩn này được các nhà khảo cổ học gọi là "số cửa quay", chứa đựng những tính chất toán học kỳ diệu. Người ta thử nhân các số này từ 1 đến 6 và được kết quả như sau:

142857 x 1 = 142857

142857 x 2 = 285714

142857 x 3 = 428571

142857 x 4 = 571428

142857 x 5 = 714285

142857 x 6 = 857142


Dãy số 142857 khiến các nhà khảo cổ học đau đầu giải mã

Có thể thấy, kết quả của 6 phép nhân có các con số giống nhau, khác ở chỗ là chúng có sự sắp xếp lại thứ tự các chữ số nhưng không thay đổi bản chất. Các nhà nghiên cứu cũng cực kì kinh ngạc khi lấy 142857 nhân với 7 sẽ được kết quả là 999999. Chưa hết, tách 142857 thành hai phần: 142 và 857 thì sẽ được tổng của 2 số có 3 chữ số này bằng 999. Hay khi nhân 142857 với chính nó, ta có kết quả là 20408122449. Tách kết quả thành hai số 20408 và 122449 thì sẽ được tổng của chúng là con số ban đầu 142857.


Người Ai Cập cổ đại cực kì giỏi Toán học và ứng dụng nó tài tình trong cuộc sống

Rõ ràng, từ thời xưa con người đã có những nghiên cứu vượt xa so với tưởng tưởng của hậu thế. Để có thể giải mã được ý nghĩa đằng sau dãy số 142857, các chuyên gia phải kết hợp nhiều ngành khoa học lại với nhau như toán học, khảo cổ học, thiên văn học,... Dù đã sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất nhưng cho đến nay, người ra vẫn chưa thể giải mã được ý nghĩa thực sự của dãy số 142857.

Theo Sở Hữu Trí Tuệ


Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.