.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Bí quyết phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân, thì ra người xưa dựa vào cách này!


Ảnh Theo Ntdtv
Ảnh Theo Ntdtv
Ngụy Hi – người được xưng là một trong ba nhà văn hàng đầu của triều đại nhà Thanh từng đã nói rằng: “Ta không hiểu biết như thế nào là làm nên bậc quân tử, nhưng nhìn vào cách bằng lòng chịu thiệt của họ trong mỗi sự việc là biết. Ta không hiểu biết như thế nào làm nên kẻ tiểu nhân, nhưng chỉ cần nhìn vào họ giành được tiện nghi tốt trong mỗi mọi việc là biết”.
Suy ngẫm tỉ mỉ, vậy việc này thực sự là việc như thế nào. Có thể chịu thiệt, thật sự không phải là một việc dễ dàng, cần phải có tâm độ lượng rộng rãi của bao dung nhẫn nhịn. Cam tâm tình nguyện chịu thiệt, đại diện cho khoan dung đại độ, coi trọng tính nhẫn nhục, năng khuất năng thân – co được duỗi được cho phải lẽ sống, đấy thật chính là một quân tử. Thảo nào người xưa biết dùng “có thể chịu thiệt hay không chịu thiệt” làm tiêu chuẩn đầu tiên để phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân.
Thời xưa, có một vị thượng thư tên Lâm Thoái Trai, ông ta phúc đức rất nhiều, con cháu đầy nhà. Lúc ông ta lâm chung, cháu con quỳ gối trước mặt ông thỉnh xin lời giáo thị trăn trối để lại. Lâm Thoái Trai nói: “Ta không có lời nào khác, các con chỉ cần học chịu thiệt là được rồi”. Những bậc trưởng bối cao tuổi Trung Quốc cũng thường nói, “chịu thiệt là phúc”. Bởi vì các bậc trưởng bối ấy biết rằng con người trên thế gian “Phúc Lộc Thọ” đều là phải dùng đức mà đổi lấy, và chịu thiệt thì có thể tích đức. Từ nghìn xưa đến nay rất nhiều những anh hùng đều là bởi vì có khả năng nhẫn nhục và chịu thiệt đã làm nên đại sự, nổi danh nhất của nhẫn nhục chính là Hàn Tín đã có thể nhẫn nhịn chịu nhục chui háng, có thể nói rằng là đã chịu nhục đến cực điểm, bởi thế sau này Hàn Tín đăng đàn bái tướng, được Lưu Bang phong làm Tam Tề Vương.
Ngược lại, nếu mà luôn khiến người khác phải chịu thiệt, và nhẫn nhịn chịu nhục, thế thì cá nhân ấy chính là phải chịu mất đức rồi đấy, đã là việc xấu lại phóng đại làm cho lớn chuyện vẫn còn phải bị trời trách phạt, thật là cái được chẳng bõ cái mất.

Mối liên hệ kỳ diệu giữa Lòng trắc ẩn và Sự thành công

(Coscaron/iStock)
Đối với nhiều người, lãnh đạo mà có lòng trắc ẩn thì đó là một sự gần gũi quá mức hay thậm chí là một sự quản lý yếu kém. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy rằng hành vi tử tế và lòng vị tha giúp tăng cường vị thế của người lãnh đạo trong nhóm thay vì khiến họ trông có vẻ như mềm yếu. Trong nhiều trường hợp, điều đó có thể mang tới một lợi thế cạnh tranh không nhỏ.

 Khi “Người tốt cán đích trước”

Cân nhắc lựa chọn này: Trước hai cá nhân với tài năng và kỹ năng tương đương, ai sẽ là người được bạn kính trọng và muốn làm việc cùng, hay được bạn đề bạt, mời tham gia một dự án? Hẳn sẽ là người có tấm lòng nhân ái.
Nếu điều đó nghe có vẻ cảm tính, thì hiện nay nó đang được ủng hộ bởi khoa học – với một vài điều kiện nhất định. Giáo sư Adam Grant của trường Wharton (thuộc Đại học Pennsylvania) cho rằng sự tử tế và lòng trắc ẩn cho chúng ta một lợi thế lớn hơn nhiều so với chỉ quan tâm tới bản thân mình. Người tốt sẽ giành được lợi thế (thay vì phải chịu thiệt thòi), miễn là họ biết cách không để cho người khác lợi dụng, ông giải thích.
Trong cuốn sách bán chạy nhất của mình, “Give and Take” (tạm dịch: Cho và Nhận), Grant giải thích rằng, thực vậy, như nhiều người vẫn nghi ngờ, các nhà lãnh đạo nhân ái đôi khi chịu thiệt thòi. Những người quan tâm đến phúc lợi của người khác và có trách nhiệm với các đồng nghiệp và nhân viên của mình – nhóm người mà Grant gọi là “người cho” –  chiếm đa số ở dưới đáy của bậc thang thành công, họ đã bị hủy diệt bởi sự ích kỷ của “người nhận”.
Nhưng đây là phát hiện đáng ngạc nhiên: Grant cũng khám phá được rằng “người cho” cũng tập trung đa số ở trên tốp đầu của bậc thang thành công. Làm sao có thể như vậy được?
Nhóm “người cho” không chỉ tập trung nhiều ở dưới đáy, họ cũng chiếm đa số ở trên đỉnh của bậc thang thành công.
(Monkey Business Images/iStock)
(Monkey Business Images/iStock)
Hoá ra “người cho” được yêu thích hơn và được đánh giá cao hơn, và do đó họ trở nên có uy thế hơn.
Sự khác biệt giữa người cho đi thành công và không thành công thường bắt nguồn từ chiến lược: Khi người cho đi có chiến lược để ngăn chặn người khác lợi dụng mình, phẩm chất “tốt đẹp” của họ cuối cùng sẽ giúp họ thành công hơn và vượt xa hơn những người khác. Tại sao? Một phần bởi vì tất cả mọi người đều thích làm việc với họ và đánh giá cao lòng tốt và phẩm chất cho đi của họ.

Lòng trắc ẩn tạo dựng Sự tin cậy như thế nào?

Không chỉ khiến bạn trở nên vui vẻ hòa đồng và dễ hợp tác, lòng trắc ẩn còn làm cho bạn trở thành người đáng tin cậy. Niềm tin là một khía cạnh chủ yếu trong cuộc sống bởi vì nó làm cho chúng ta cảm thấy an toàn. Có lẽ bởi vì thái độ của các nhà quản lý và lãnh đạo quyết định đến cảm nhận của chúng ta đối với công việc – khắc nghiệt và căng thẳng, hay dễ chịu và thú vị – chúng ta đặc biệt nhạy cảm trước những dấu hiệu tin cậy của lãnh đạo.
Chúng ta thích những lãnh đạo biết khích lệ nhân viên khi họ gặp khó khăn.
(Studio Grand Ouest)
(Studio Grand Ouest)
Một phần nguyên nhân là do phản ứng của não bộ chúng ta trước sự căng thẳng. Trong khi chúng ta bắt buộc phải quen dần với các mối đe dọa (cho dù là một con sư tử hung dữ hay một ông chủ giận dữ), phản ứng của não đối với sự căng thẳng giảm đi đáng kể khi chúng ta quan sát hành vi tử tế. Nghiên cứu ảnh chụp não cho thấy khi các mối quan hệ xã hội mang lại cảm giác an toàn, phản ứng căng thẳng của não bộ sẽ bị suy giảm.
Niềm tin làm gia tăng tinh thần đổi mới
Đổi lại, sự tin tưởng làm gia tăng tinh thần đổi mới. Grant nói với tôi: “Khi bạn phản ứng một cách giận dữ, thất vọng, các nhân viên trở nên ít có khả năng chấp nhận rủi ro trong tương lai, bởi vì họ lo ngại về những hậu quả tiêu cực của việc làm sai. Nói cách khác, bạn đã hủy hoại văn hóa dám thử nghiệm, một điều rất quan trọng trong sự học hỏi và đổi mới. ”
Grant chỉ ra từ nghiên cứu của Fiona Lee tại Đại học Michigan cho thấy rằng việc thúc đẩy một nền văn hóa an toàn – hơn là lo sợ các hậu quả tiêu cực – giúp khích lệ tinh thần thử nghiệm, một điều rất quan trọng cho sự sáng tạo.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng, đối với một số người, có thể họ cảm thấy nản lòng khi giúp đỡ một người đau khổ hoặc cần sự giúp đỡ. Họ có thể cảm thấy choáng ngợp bởi tình hình và muốn thoát khỏi nó.
Trong cuốn sách của mình và trong tọa đàm ngắn “TED talk”, Brené Brown gói gọn kinh nghiệm này với một thuật ngữ: khả năng chịu tổn thương. Phải đối mặt với nỗi đau của người khác là một điều khó khăn. Thể hiện lòng nhân ái với người khác có thể làm cho bạn cảm thấy không thoải mái.
Nó sẽ yêu cầu bạn thể hiện một sự chân thực sâu sắc, là điều mà chúng ta không thường làm được – nhưng điều đó rất đáng làm.

Lòng trắc ẩn và Văn hóa

Khi chúng ta nhìn thấy một người nào đó có một hành động nhân ái hoặc giúp đỡ người khác, chúng ta có được một cảm giác hứng khởi, thoải mái và yên tâm (thậm chí bạn có thể rơi nước mắt hoặc có cảm giác ớn lạnh). Nhà tâm lý học Jonathan Haidt đã gọi trạng thái này là “cao thượng”.
Tại nơi làm việc, tính cao thượng làm gia tăng lòng trung thành.
Trong nghiên cứu của họ về hiện tượng này, Haidt và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra rằng khi các nhà lãnh đạo lịch sự, tôn trọng, nhạy cảm, hoặc sẵn sàng hy sinh cho đội của họ, các nhân viên của họ sẽ cảm nhận được tính cao thượng. Và tiếp đến, người lao động cảm thấy trung thành và tận tụy hơn với sếp của họ.
Hơn nữa, tính cao thượng dường như tạo ra một văn hóa tốt bụng xung quanh bạn.
Dữ liệu của Haidt cho thấy khi bạn cảm nhận được sự cao thượng sau khi chứng kiến một người nào đó giúp một người khác, có nhiều khả năng bạn sẽ làm điều gì đó tử tế đối với người khác. Tại nơi làm việc, nhân viên của các nhà lãnh đạo có lòng nhân ái (người khơi dậy cảm xúc cao thượng ở những người khác) có nhiều khả năng thực hiện những hành động giúp đỡ và thân thiện đối với các nhân viên khác, ngay cả khi họ không được gì.
Tại nơi làm việc, nhân viên của các nhà lãnh đạo có lòng nhân ái có nhiều khả năng thực hiện những hành động giúp đỡ và thân thiện đối với các nhân viên khác.
(Shironosov/iStock)
(Shironosov/iStock)
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng khi các nhà lãnh đạo ngay thẳng và công bình, các thành viên trong đội của họ biểu lộ hành vi cộng tác với đồng nghiệp hơn và làm việc hiệu quả hơn cả ở khía cạnh cá nhân và theo nhóm. Nói cách khác, hành vi nhân ái có thể tạo ra một môi trường làm việc hợp tác hơn.
Các nhà nghiên cứu Nicholas Christakis và James Fowler đã chỉ ra rằng nếu bạn tử tế, những người xung quanh bạn cũng có nhiều khả năng sẽ hành động tử tế. Tóm lại, hành vi nhân ái có tính lan truyền: nó lây lan xung quanh bạn, nhân rộng các lợi ích của nó – bao gồm cho cả nhà lãnh đạo đã truyền lòng nhân ái tới mọi người.
Emma Seppälä, Tiến sĩ, là giám đốc khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Lòng trắc ẩn, Chủ nghĩa vị tha và Giáo dục tại Đại học Stanford. Bài viết này được chuyển thể từ cuốn sách của cô, “The Happiness Track: How to Apply the Science of Happiness to Accelerate Your Success”(Tạm dịch: Con đường Hạnh phúc:. Làm sao để Áp dụng Khoa học về Hạnh phúc để Thành công) Bản quyền © 2016 bởi Tiến sỹ Emma Seppälä. Được tái bản với sự cho phép của HarperOne, một ấn bản của HarperCollins Publishers. Bài viết này xuất hiện lần đầu trên Fast Company.
The Happiness Track cover (1)_8

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.