.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Cái giá thực sự khi sử dụng Wi-Fi miễn phí

Bạn "hí hửng" khi tìm thấy một mạng Wi-Fi miễn phí và tưởng rằng mình đã được dùng internet thoải mái không lo tốn tiền. Thế nhưng bạn có biết rằng, bạn đang tự bán mình với cái giá rất rẻ.
Cái giá thực sự khi sử dụng Wi-Fi miễn phí
Tại New York, cách đây nhiều năm, chính quyền thành phố đã phát triển một dự án Wi-Fi công cộng miễn phí với tên gọi LinkNYC nhằm giúp mọi công dân đều có khả năng truy cập internet miễn phí. Nhiều công ty khác như Facebook hay Google cũng đưa ra các dự án nhằm đem internet về với càng nhiều người càng tốt.
Thông thường, bạn có thể truy cập Wi-Fi miễn phí tại các địa điểm như sân bay, quán café, trung tâm mua sắm. Thế nhưng những dịch vụ miễn phí này đều phải đổi lại bằng những cái giá nhất định. Bạn có quyền sử dụng miễn phí nếu như những công ty cung cấp các dịch vụ này có thể thu thập, lưu trữ và phân tích các thông tin giá trị về chính cá nhân, địa điểm và hành vi của bạn.
Ngoài ra, Wi-Fi miễn phí cũng là khởi nguồn của nhiều vụ rò rỉ dữ liệu, mất mát thông tin… Vậy Wi-Fi miễn phí có thực sự miễn phí? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một ví dụ về hệ thống Wi-Fi miễn phí cung cấp cho toàn thành phố New York để xem cái giá phải trả nếu sử dụng các dịch vụ miễn phí này.
Nguồn gốc của LinkNYC
Thành phố New York bắt đầu khai thác mạng Wi-Fi công cộng miễn phí vào năm 2012 để thay thế hệ thống di động công cộng đã lâu đời, và chỉ hai năm sau, kế hoạch cho mạng Wi-Fi này đã được đệ trình.
Công ty thắng vụ thầu này là City Bridge, một công ty hợp danh của bốn công ty bao gồm cả công ty quảng cáo Titan và công ty thiết kế Control Group. Bản đề xuất này bao gồm việc xây dựng một mạng 10.000 máy kios khắp thành phố, trang bị router Wi-Fi tốc độ cao để cung cấp internet, cuộc gọi miễn phí trong nước Mỹ, kèm chức năng sạc điện thoại và bản đồ thành phố cảm ứng.
Gần đây, Google đã sáng lập ra một công ty với tên gọi Sidewalk Labs. Công ty này đã “nuốt gọn” Titan và Control Group sau đó sáp nhập cả hai với nhau. Google, một công ty với mô hình kinh doanh dựa trên việc thu thập dữ liệu người dùng, nghiễm nhiên trở thành đối tác chính cung cấp Wi-Fi miễn phí cho cả thành phố New York.
Miễn phí như thế nào thì là miễn phí?
Giống như nhiều sản phẩm và dịch vụ internet miễn phí, LinkNYC sẽ được hỗ trợ nhờ doanh thu quảng cáo. LinkNYC dự kiến sẽ đem về 500 triêu USD doanh thu quảng cáo cho thành phố New York trong vòng 12 năm tới, dựa trên việc treo quảng cáo kỹ thuật số tại các kios và máy di động của mọi người. Mô hình này hoạt động bằng cách cung cấp truy cập internet miễn phí và đổi lại bằng dữ liệu về cá nhân cũng như hành vi của người sử dụng nhằm đưa ra các quảng cáo hướng đối tượng.
Trong chính sách bảo mật của Link NYC không hề sử dụng từ “quảng cáo” mà chỉ nói một cách mơ hồ là nó “có thể sử dụng thông tin của bạn, bao gồm thông tin có khả năng nhận dạng cá nhân” để cung cấp thông tin về hàng hóa và dịch vụ. Nó cũng không hề nói rõ rằng mạng này có thể sử dụng để theo dõi địa điểm của người dùng ở mức độ nào.
Năm 2014, công ty Titan dính "phốt” sau khi cài đặt hơn 100 đèn hiệu Bluetooth tại các bốt điện thoại công cộng mà không được sự đồng ý của thành phố. Sau đó công ty này đã buộc phải gỡ bỏ tất cả. Thế nhưng những chiếc đèn hiệu này lại quay trở lại như một phần của hợp đồng LinkNYC. Những chiếc đèn hiệu này sẽ cho phép quảng cáo hướng đối tượng được gửi thẳng vào điện thoại di động của người dùng sau khi họ lời khỏi điểm phát hotspot đó. Tuy nhiên người dùng có quyền lựa chọn tắt chế độ này khi sử dụng dịch vụ của thành phố. Vậy là khi sử dụng internet miễn phí trên hệ thống LinkNYC, đổi lại người dùng sẽ phải trả giá bằng việc bị thu thập thông tin nhạy cảm cá nhân, địa điểm và dữ liệu hành vi.
Sự nhập nhằng trong điều khoản điều kiện là cách mà nhiều sản phẩm, dịch vụ trên nền internet đã sử dụng để thu thập dữ liệu của những người dùng sơ ý.
Cái giá thực sự khi sử dụng Wi-Fi miễn phí
Sự nghịch lý về quyền riêng tư
Có một nghịch lý rất kỳ lạ giữa suy nghĩ và hành động thực tế liên quan đến quyền riêng tư của người dùng. Trong cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew, 93% người sử dụng trưởng thành cho rằng việc nắm quyền kiểm soát về đối tượng được chia sẻ thông tin là một điều quan trọng, 90% cũng có suy nghĩ tương tự khi được hỏi về thông tin bị thu thập.
Những người được hỏi cũng đưa ra cái giá rất cao (khoảng 60 USD) khi được ngỏ lời muốn mua lại thông tin cá nhân của mình hay muốn biết về địa điểm của mình.Thế nhưng trên thực tế, họ lại đánh đổi thông tin cá nhân và dữ liệu hành vi bằng cái giá quá rẻ, chỉ là vài giờ sử dụng Wi-Fi miễn phí.
Quay lại với mô hình kinh doanh của LinkNYC, ước tính hệ thống này đem về doanh thu 500 triệu USD trong vòng 12 năm. Với 10.000 kios Link và khoảng 9 triệu người tại thành phố New York, doanh thu mỗi tháng trên đầu người là 0,000043 USD. Đây có thể quy đổi thành cái giá mà mỗi người chấp nhận trả để các công ty cung cấp internet miễn phí mua lại thông tin cá nhân, địa điểm và hành vi của mình khi họ sử dụng dịch vụ của LinkNYC. Thử so sánh với cái giá 60 USD mà họ tự giao bán mình trước đó, quả là một sự chênh lệch lớn! Tại sao lại vậy?
Trong những cuộc thử nghiệm, người tham gia được cung cấp thông tin và hiểu rõ ràng rằng thông tin nào sẽ được sử dụng, sử dụng cho mục đích gì... Thế nhưng trên thực tế, người dùng chẳng buồn đọc điều khoản và điều kiện riêng tư. Đôi khi họ cũng không thể hiểu những điều trong đó viết thực sự có ý nghĩa pháp lý thế nào bởi các tài liệu này thường dùng nhiều thuật ngữ pháp lý và có nhiều chỗ rất thiếu rõ ràng. Cuối cùng, người dùng chấp nhận giao nộp dữ liệu cá nhân của mình với cái giá vô cùng rẻ mạt.
Nhiều mô hình kinh doanh thành công đã phần nào dựa trên chính sự tráo đổi này. Các mạng xã hội như Facebook hay các công cụ tìm kiếm trực tuyến hoặc báo điện tử cũng dựa trên chính điều này.
Hãy là người dùng khôn ngoan
Trong thời đại thông tin phong phú, nhiều người vẫn kém hiểu biết về giá trị của mình trên mạng internet. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, bạn hãy luôn nghĩ thật kỹ trước khi kết nối vào một mạng Wi-Fi miễn phí nào đó. Hãy nghĩ về những dữ liệu cá nhân mình sẽ mất đi ngay sau khi kết nối với mạng Wi-Fi miễn phí hay dịch vụ miễn phí đó. Thử tưởng tượng nếu dữ liệu về tài chính, lịch sử mua sắm, dữ liệu y tế hay tất cả địa điểm bạn đã từng ghé qua bị thu thập và rồi bị bán cho các công ty nước ngoài nào đó, chuyện gì sẽ xảy ra?
Nhiều công ty cũng đã ý thức được điều này. Mozilla gần đây đã tung ra một bản cập nhật trình duyệt giúp chặn quảng cáo và các chức năng theo dõi. Apple cũng tránh trở thành một mô hình kinh doanh quảng cáo bằng cách khai thác dữ liệu người dùng, đổi lại công ty này chọn cách kiếm tiền từ bán phần cứng và dịch vụ. Mọi người cần biết đánh giá đúng giá trị của những dữ liệu cá nhân. Đây là một bước quan trọng để tiến tới phát triển những mạng internet miễn phí nhưng đáng tin cậy, riêng tư và bảo mật.

Nơi thẳm sâu nhất trên Trái Đất: Thật ghê rợn!

Một nhà nghiên cứu từng bình luận rằng: "Vương quốc dưới đáy biển là một trong những môi trường sống đa dạng nhất trên thế giới, mà hiểu biết của chúng ta vẫn còn trong giai đoạn trứng nước".
Ở nơi sâu thẳm và khắc nghiệt bậc nhất trên Địa Cầu, đến nỗi ánh sáng Mặt Trời cũng không chạm tới lại, là cả một thế giới náo nhiệt.
1. Polychaeta (Giun nhiều tơ)

Cái đầu ngoài hành tinh
Cái đầu "ngoài hành tinh"
Những loài sinh vật sống tận sâu đáy đại dương thích nghi một cách hoàn hảo với điều kiện sống thiếu đi ánh sáng Mặt Trời.
Do đó, chúng có những đặc điểm cơ thể kỳ lạ mà đối với chúng ta chúng như đến từ một hành tinh khác.
Loài giun nhiều tơ khi phóng to sẽ khiến bạn giật mình vì nghĩ rằng đó là khuôn mặt của một sinh vật ngoài Trái Đất. Nhưng thật ra do thích nghi với nơi tối tăm và áp suất cao đã khiến chũng như vậy.

Chiếc miệng như quái vật của chú giun khi phóng to
Chiếc miệng như "quái vật" của chú giun khi phóng to
Từ những năm 1970, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về những sinh vật ở đáy đại dương và phát hiện rằng sự sống ở nơi tưởng chừng vô cùng khắc nghiệt này lại sôi động không kém bất cứ đâu trên Trái Đất.
Chính những lỗ thủy nhiệt đã cung cấp cho "thế giới ngầm" khoáng chất và năng lượng thay cho Mặt trời.
Những con giun nhiều tơ trườn dọc theo đáy biển gần lỗ thủy nhiệt, sử dụng hàm răng gớm ghiếc để nhai những con vi khuẩn và sinh vật đơn giản phát triển trong nước nóng và hóa chất lỏng.
2. Cá mắt trống (Macropinna microstoma)

Một cái đầu trong suốt với mắt bên trong
Một cái đầu trong suốt với mắt bên trong
Macropinna microstoma cũng còn gọi là cá mắt trống là một loài cá trong Họ Cá mắt thùng, loài này được ghi nhận vào năm 1939 nhưng những hình ảnh của nó được biết đến vào năm 2004.
Chúng sống dưới đại dương sâu thẳm, sở hữu cho mình chiếc đầu trong suốt với đôi mắt là hai khối cầu hình ống màu xanh lục nằm trên đỉnh đầu.

Sinh vật ngoài hành tinh của biển Thái Bình Dương
"Sinh vật ngoài hành tinh" của biển Thái Bình Dương
Đôi mắt được bao quanh bởi bộ phận hình khiên trong suốt chứa đầy dịch lỏng.
Sắc tố xanh lá cây trong đôi mắt của cá mắt trống có thể lọc ánh sáng đến trực tiếp từ mặt biển, giúp cá xác định điểm phát sáng sinh học của sứa hay các loài động vật khác ở ngay trên đầu chúng.
3. Cua lông (Kiwa hirsuta ) hay cua Yeti

Đôi càng lông lá của cua Yeti
Đôi càng lông lá của cua Yeti
Kiwa hirsuta là một loài động vật giáp xác thuộc họ Kiwaidae. Loài này được phát hiện năm 2005.
Chiếc càng đầy lông của loài này chứa nhiều vi khuẩn dạng sợi, giúp chúng khử độc tố trong nước phun ra từ miệng thủy nhiệt dưới đáy đại dương.

Cua Yeti sống cộng sinh với vi khuẩn
Cua Yeti sống cộng sinh với vi khuẩn
Sở dĩ người ta gọi loài cua này là cua người rừng là vì nó thuộc nhóm cua lông lá xồm xoàm (giống như người rừng Yeti) có tên là Kiwa hirsuta, phát hiện năm 2006 tại đảo Phục Sinh.
Để thích nghi với môi trường, chúng sống cộng sinh với các vi khuẩn trên đôi càng của mình. Do đó chúng trông như lớp lông dày của chúng vậy.
4. Cá lưỡi rìu (Hatchetfish)

Khuôn mặt đáng sợ
Khuôn mặt đáng sợ
Đúng như tên gọi, cá lưỡi rìu (Hatchetfish) mang hình dạng giống như một chiếc rìu bạc đang bơi lơ lửng dưới đại dương.
Cá rìu Hatchetfish là sinh vật có ngoại hình kỳ dị bậc nhất trong thế giới muôn loài dưới đáy đại dương. Đôi mắt to, khuôn mặt như đang mếu vì bị ám ảnh của chúng tựa như "bóng ma biển cả".

Hatchfish là loài cá kỳ dị bậc nhất đại dương
Hatchfish là loài cá kỳ dị bậc nhất đại dương
Những chú cá rìu có kích thước chỉ khoảng 15cm chiều dài. Tuy nhiên, chúng lại có thể tồn tại ở độ sâu khó tin, 1.542m.
Có tới hơn 40 loài cá rìu đã được phát hiện, tất cả chúng đều có một cơ thể mỏng. Một số loài cá rìu có các lớp vảy sáng bóng do chứa các nguyên tố kim loại bên trong.


Chúng có thể ngụy trang trước kẻ thù
Chúng có thể ngụy trang trước kẻ thù
Tất cả các loài cá rìu đều có cơ quan phát sáng sinh học, đồng thời chúng có thể tự điều chỉnh lượng ánh sáng theo tùy theo môi trường.
Bằng cách này, cá rìu có thể "ngụy trang ánh sáng", khiến bóng của chúng mờ đi để lẩn trốn kẻ thù.

Phát hiện kho vũ khí mật của Sa hoàng đầu tiên nước Nga



Trong quá trình mở rộng xa lộ bên ngoài trị trấn cổ Zvenigorod nằm gần trung tâm Moscow (Nga), một kho vũ khí đã được khai quật.
Theo các chuyên gia khảo cổ kho vũ khí này thuộc về thời kỳ Sa hoàng khi Ivan bạo chúa cai trị.

Ivan bạo chúa. Ảnh: Getty Images
Ivan bạo chúa. Ảnh: Getty Images
Trong đó, có rất nhiều mũ giáp, kiếm lưỡi cong, mũi tên và áo giáp Kolchugs... được cất giữ trong một chiếc rương.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đây có thể là kho vũ khí của đội quân tinh nhuệ do Sa hoàng thành lập năm 1550.

Kho vũ khí được cho là của những nhà quý tộc thân cận của Sa hoàng
Kho vũ khí được cho là của những nhà quý tộc thân cận của Sa hoàng
Ngoài ra, vị trí phát hiện kho vũ khí thuộc địa phận của một gia đình quý tộc Nga thời Sa hoàng Ivan giúp những nhà nghiên cứu lịch sử hiểu rõ hơn về cơ chế quân sự.
Cũng như vai trò của những gia đình quý tộc đối với Sa hoàng với tư cách cận thần.
Theo đó mỗi gia đình quý tộc đều được trang bị vũ khí và có những đội quân thường trực nhằm sẵn sàng phục vụ Sa hoàng khi cần theo như ý kiến của nhà khảo cổ học Alexei Alexeyevn - người phụ trách cuộc khai quật.



Những thanh kiếm và mũ sắt,..trong kho vũ khí là những vật bất ly thân của kỵ sĩ Nga thời Sa hoàng.
Những thanh kiếm và mũ sắt,..trong kho vũ khí là những vật bất ly thân của kỵ sĩ Nga thời Sa hoàng.
Ivan IV Vasilyevich (còn gọi là Ivan bạo chúa, Ivan hung bạo...) là Đại công tước Moskva từ năm 1533 tới năm 1547. Ông là nhà cầm quyền đầu tiên của nước Nga chính thức xưng Sa hoàng (năm 1547).

Sa hoàng IV là người bất ổn về tâm lý
Sa hoàng IV là người bất ổn về tâm lý
Mặc dù nổi tiếng với tính cách hung bạo nhưng Sa hoàng Ivan có công lao to lớn khi từng bước định hình lãnh thổ Nga rộng lớn trong suốt thời gian cầm quyền.
Ông có những chính sách giúp nước Nga trở thành một đất nước hùng mạnh lúc bấy giờ.
Trong thời gian cầm quyền kéo dài của mình, ông đã chinh phục các hãn quốc Tartar và Xibia cũng như chuyển nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo.

Sa hoàng và cái chết của con trai
Sa hoàng và cái chết của con trai
Tính cách "bạo chúa" của Ivan
Tính cách bất ổn gắt gỏng và thất thường của ông khiến nhiều người sợ hãi.
Câu chuyện nổi tiếng về tính cách hung bạo như tên gọi của ông là chuyện ông đánh con dâu tới sẩy thai vì ăn mặc khiếm nhã, sau đó đứa con trai đã tranh cãi nảy lửa với ông và bị ông đánh chết.
Sự kiện này đã được thể hiện trong bức tranh nổi tiếng của Ilya Repin, Ivan Bạo chúa và con trai Ivan vào thứ Sáu, 16 tháng 11 năm 1581 nổi tiếng hơn với tên gọi Ivan Bạo chúa giết con trai.

Sa hoàng Ivan chết khi đang chơi cờ và cái chết này rất bí ẩn.
Sa hoàng Ivan chết khi đang chơi cờ và cái chết này rất bí ẩn.
Vị Sa hoàng đầu tiên của nước Nga cũng được cho là đã hãm hiếp Irina, vợ của Fyodor con trai ông. Sau này cái chết của ông cũng được cho là một âm mưu vì phát hiện ra thủy ngân trong thi thể.

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.