.

.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Ất Tỵ 2025 : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
  • PHÂN ƯU
  • MỤC LỤC
  • TRANG CHỦ
  • GIA CHÁNH
  • HOÀNG DIỆU XƯA
  • HOẠT ĐỘNG
  • HÌNH ẢNH SÓC TRĂNG XƯA
  • HÌNH ẢNH ĐẸP
  • SỨC KHOẺ LÀM ĐẸP
  • TRUYỆN NGẮN SƯU TẦM
  • LỜI HAY Ý ĐẸP
  • VIDEO & PPS HAY
  • SƯU TẦM
  • THÔNG TIN LIÊN LẠC
  • THƠ VĂN
  • TÙY BÚT
  • VUI CƯỜI
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI ẤT TỴ 2025 AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

02 tháng 1 2024

BÍ QUYẾT SỐNG THỌ.




 Một vị tổng thống hỏi bà cụ sống 104 tuổi về bí quyết sống lâu. Bà trả lời:

- Một là dí dỏm
- Hai là học biết "cảm ơn"
Bà lấy chồng từ năm 25 tuổi, ngày nào bà cũng nói nhiều nhất là hai chữ "cảm ơn". Bà cảm ơn chồng, cảm ơn bố mẹ, cảm ơn con cái, cảm ơn hàng xóm láng giềng, cảm ơn mọi sự quan tâm săn sóc dành cho bà, cảm ơn từng ngày sống yên lành, ấm cúng và vui vẻ. Mọi lời nói thân thiết của người khác đối với bà, mọi việc làm bình thường nhỏ nhoi dành cho bà, mọi nét mặt tươi cười hỏi thăm bà, bà đều không quên nói hai tiếng "cảm ơn". Mọi người không những không ngán đối với vô số lần cảm ơn hàng ngày của bà, trái lại càng gần gũi thương yêu bà, thường cảm thấy nếu mình không thương yêu bà hơn nữa, sẽ có lỗi với từng lời "cảm ơn" của bà...
80 năm đã trôi qua, hai tiếng "cảm ơn" khiến bà vui vẻ lâu dài, hạnh phúc lâu dài, mạng sống lâu dài, "cảm ơn" có bao nhiêu thì tình yêu có bấy nhiêu. Tình yêu có ngần nào "cảm ơn" có ngần nấy....
.................
Một lần đi xe buýt về nhà, trước mắt tôi có một cô bé 7,8 tuổi, lưng đeo cặp sách, hình như vừa tan học. Khi lên xe em bước không vững suýt nữa ngã. Tôi vội vàng đỡ em một tay. Vừa đứng vững em giơ tay ra hiệu, không biết em định nói gì với mình. Thấy tôi không hiểu em rất bối rối. Ngồi được một lúc, tôi sắp sửa xuống xe. Cô bé vội vàng chạy đến nhét vào tay tôi một mẩu giấy. Tôi cứ tưởng có chuyện gì, ai ngờ xuống xe nhìn mẩu giấy, chỉ thấy một dòng chữ xiêu vẹo:
"cảm ơn, cảm ơn chú!" Thì ra em bị câm điếc. Không hiểu sao trái tim tôi bỗng trào lên một tình cảm nóng bỏng không sao miêu tả nổi.
................
Ở một thành phố nọ, có cậu bé 14,15 tuổi, vì lấy cắp một quyển sách của một hiệu sách, bị bảo vệ bắt quả tang. Bảo vệ quát mắng khiến cậu vô vùng xấu hổ. Những người khác cũng nhìn cậu với ánh mắt khinh bỉ. Bảo vệ cứ đòi cậu gọi bố mẹ hay thầy giáo nhà trường đến nhận người. Cậu bé sợ co dúm người, nét mặt xám ngoét. Lúc này có một phụ nữ đứng tuổi rẽ đám đông vây xem, xông vào bênh vực cậu bé đang hoảng sợ bà nói:
- Đừng đối xử với trẻ em như thế. Tôi là mẹ của cháu! Dưới con mắt khác thường của đám đông, người phụ nữ nộp tiền phạt cho cậu và dắt cậu ra khỏi hiệu sách, khe khẽ giục: Mau về nhà đi con, từ nay trở đi đừng bao giờ lấy trộm sách nữa!
Mấy năm đã trôi qua. Cậu bé luôn luôn nhớ ơn người phụ nữ đứng tuổi không quen biết, luôn luôn hối hận đã không nói trước mặt bà hai tiếng "cảm ơn". Nếu không có bà, đường đời cậu có thể sẽ rẽ sang một lối khác. Sau khi thi đậu Đại Học, cậu sinh viên đã thề nhất định tìm ra bà. Nhưng biển người mênh mông biết tìm bà ở đâu? Thế là hàng năm, lợi dụng kỳ nghỉ hè nghỉ đông, ngày nào cậu cũng đến gần hiệu sách chờ nửa tiếng đồng hồ, hy vọng tìm được người phụ nữ đứng tuổi. Việc làm này hết sức mong manh, nhưng mưa gió không cản trở được cậu, cậu vẫn luôn không nao núng. Bởi vì cậu không bao giờ quên khuôn mặt hiền từ của bà. Cứ thế, cậu sinh viên đứng chờ trong hai năm... Cuối cùng cậu đã tìm được bà, nói hai tiếng "cảm ơn" ôm ấp trong lòng bấy lâu nay...
.................
Có một truyền thuyết kể rằng: Có hai người cùng đi gặp Thượng Đế hỏi lối đi lên Thiên Đường. Thấy hai người đói lả, Thượng Đế cho mỗi người một suất cơm. Một người nhận suất cơm, cảm động lắm, cứ cảm ơn, cảm ơn rối rít. Còn người kia nhận suất ăn, không hề động lòng, cứ làm như cho anh ta mới phải. Về sau, Thượng Đế chỉ cho người nói "cảm ơn" lên Thiên Đường. Còn người kia bị từ chối, đứng ngoài cổng. Kẻ bị từ chối đứng ngoài cổng không phục:
- Chẳng lẽ chỉ vì tôi quên nói "cảm ơn"?
- Thượng Đế trả lời: Không phải quên. Không có lòng cảm ơn, không nói ra được lời cảm ơn. Người không biết cảm ơn, không biết yêu người khác, cũng không được người khác yêu.
- Anh chàng kia vẫn không phục: Vậy chỉ nói thiếu hai chữ "cảm ơn" cũng không thể chênh lệch đến thế?
- Thượng Đế đáp: Biết làm thế nào được, bởi vì lối lên Thiên Đường rải bằng lòng cảm ơn. Cửa lên Thiên Đường chỉ có dùng lòng cảm ơn mới mở được. Còn địa ngục thì khỏi cần.
.................
Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bỗng thấy có ai đó đập nhẹ vào tay. Tôi dừng: không có ai cả. Tôi đi tiếp. Lại thấy có ai đập nhẹ vào tay. Lần này tôi quay hẳn người lại, và nhìn xuống. Thằng bé đứng ở đó. Mắt nó màu nhạt, cũng có thể đó là do tôi có cảm giác từ hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối của nó. Nó chưa thể quá 6 tuổi. Mặt mũi bẩn, đi chân đất, áo rách, tóc rối bù. Nó chẳng khác gì so với hàng trăm hàng nghìn hoặc hơn thế trẻ em mồ côi lang thang trên đường phố khắp thủ đô Rio de Janeiro. Nó nói và chỉ:
“Bánh mỳ, ông ơi?”.
Nếu sống ở Brazil, chúng ta có nhiều cơ hội để mua một thanh kẹo hay một cái bánh mỳ cho những đứa bé vô gia cư và mồ côi này. Tôi bảo nó đi theo tôi và chúng tôi cùng vào một tiệm giải khát:
- Cà phê cho tôi và cái gì đó ăn được cho cậu bạn nhỏ này? – Tôi gọi thằng bé chạy đến quầy hàng và lựa chọn. Bình thường, bọn nhỏ này sẽ cầm đồ ăn và bỏ đi luôn, quay trở lại đường phố, nơi chúng đang phải lang thang, mà không nói lời nào.... Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên. Quầy giải khát khá dài, người ta đặt cốc cà phê ở một đầu và một cái bánh mỳ ở đầu kia. Thường người ta cũng biết là bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu. Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài chờ (vì nó không được ở lâu trong cửa hàng), kiễng chân lên, tay cầm bánh mì, mắt gí vào cửa kính, quan sát. “Nó làm cái quái gì thế ?!” – Tôi nghĩ... Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy vụt theo. Thằng bé đứng trước mắt tôi, chỉ cao đến thắt lưng. Đứa bé mồ côi người Brazil ngước nhìn khách lạ người Mỹ cao lớn là tôi, em mỉm cười (một nụ cười có thể làm trái tim bạn phải ngừng vài giây), và nói: “Cảm ơn chú?!”. Rồi, có vẻ lo lắng, nó gãi bàn chân và kiễng chân lên, nói to hơn: “Cảm ơn chú nhiều lắm ạ!”. Lúc đó, nếu tôi có thể thì tôi đã mua cả tiệm bánh cho nó. Trước khi tôi chưa nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất.
***...***
Khi tôi viết bài này tôi vẫn đang ngồi bên ngoài quán giải khát, nơi tôi mua chiếc bánh mỳ cho thằng bé. Tôi đã muộn giờ lên lớp. Nhưng tôi vẫn còn cảm thấy xúc động nghĩ về thằng bé. Và tôi tự hỏi: " Nếu tôi bị xúc động đến thế chỉ bởi một cậu bé đường phố nói lời cảm ơn tôi vì một mẩu bánh mỳ, thế thì mọi người sẽ xúc động đến đâu khi chúng ta nói những lời cảm ơn – thực sự cảm ơn – vì những gì họ đã làm cho chúng ta.
" Hãy dành thời gian để nói những lời cảm ơn và đừng bao giờ tiết kiệm lời cảm ơn bạn nhé!"

TG: Haley


TRI KỶ-NGƯỜI MANG CÙNG TIẾNG NÓI TÂM HỒN
Ngày xưa có một phú ông rất thích trà, phàm là người đến nhà dùng trà, dù là người nghèo hay giàu thì ông đều sẽ sai gia nhân chiêu đãi.
Một hôm, có một tên ăn mày rách rưới đứng trước cửa, không xin cơm, chỉ xin bát trà. Gia nhân cho hắn vào nhà, đun trà cho hắn. Tên ăn mày nhìn nhìn rồi nói: “Trà không ngon”. Gia nhân nhìn hắn lấy làm lạ, rồi cũng đổi một bát trà khác ngon hơn.
Tên ăn mày ngửi ngửi, nói: “Trà này ngon, nhưng nước vẫn chưa được, phải dùng nước suối trong.” Gia nhân ngạc nhiên nhìn hắn, liền vội đi lấy nước suối cất trữ từ sáng sớm ra để pha trà.
Tên ăn mày nhấp thử một ngụm, nói: “Nước rất tốt, nhưng củi sao trà không được, củi phải dùng củi sau danh sơn. Bởi vì củi phía đón nắng của núi chất củi xốp, còn sau danh sơn kia chất củi chắc cứng.”
Gia nhân thấy người này không hề tầm thường, rất tinh thông trà đạo, liền dùng loại củi tốt đun nước pha lại trà, rồi mời lão gia ra tiếp.
Sau khi trà được mang lên, phú ông và tên ăn mày đối ẩm một bát. Tên ăn mày nói: “Ừm, bát trà lần này, nước, củi, lửa đều tốt, chỉ có ấm pha trà không ổn”. Phú ông nói: “Đây là chiếc ấm tốt nhất của ta”.
Tên ăn mày lắc đầu, cẩn thận lấy từ trong tay áo ra một ấm trà bằng đất tử sa đen bóng cao trà, đưa gia nhân pha lại trà. Phú ông vừa nhấp thử, kinh ngạc trước mùi vị ngào ngạt, mê hoặc của trà, lập tức chắp tay thi lễ: “Kính nể, ta xin mua lại chiếc ấm này. Lão cho giá đi, bao nhiêu cũng được”.
Gã ăn mày nhất định không bán, dứt khoát trả lời: “Không được, chiếc ấm này là cuộc sống của ta, ta không thể bán” rồi vội vàng rót trà ra, cất lại chiếc ấm, vội vàng bước đi
Phú ông ngăn lại, nói: “Ta đổi một nửa gia sản để lấy chiếc ấm của ngươi” Tên ăn mày vẫn bước tiếp. Phú ông nôn nóng: “Ta xin đổi toàn bộ tài sản để lấy chiếc ấm của ngươi.” Tên ăn mày nghe vậy, mỉm cười nói: “Nếu không phải tôi tiếc chiếc ấm này thì cũng không lâm vào bước đường như hôm nay.” Nói xong quay mặt bỏ đi.
Phú ông sốt ruột: “Như vầy đi, ấm là của ngươi, ngươi hãy ở lại nhà ta , ta ăn gì ngươi ăn đó, nhưng có một điều kiện, chính là ngày nào cũng phải cho ta nhìn chiếc ấm, thế nào?”. Giật mình trước lời đề nghị, lão nhíu mày: cũng vì miếng ăn qua ngày mà túng quẫn, chuyện tốt như vậy sao lại không nhỉ?
Vậy là hắn ở lại. Ngày qua ngày tên ăn mày ăn cùng ở cùng phú ông, ngày ngày cùng nâng niu chiếc ấm trà, chia sẻ với nhau tâm tư, thưởng trà ẩm rượu vô cùng ăn ý. Cứ thế hơn mười năm qua đi, hai người trở thành hai lão già tri kỷ thấu hiểu nhau.
- Thời gian trôi mau, phú ông và tên ăn mày cũng ngày càng già đi. Một hôm phú ông nói: “Ông già hơn tôi, không có con cháu nối dõi, không có ai thừa kế chiếc ấm trà, chi bằng một mai, khi ông khuất núi, để tôi giúp ông bảo quản, ông thấy thế nào?” Lão ăn mày rưng rưng đồng ý.
Không lâu sau, lão ăn mày thanh thản ra đi, phú ông thỏa ao ước có được chiếc ấm tử sa. Lúc đầu, ông chìm trong cảm giác vui sướng, cho đến một ngày, lúc phú ông đang ngắm nghía trên dưới trước sau chiếc ấm, đột nhiên cảm thấy bản thân như thiếu thứ gì đó, cảm thấy lẻ loi. Lúc này trước mắt ông hiện lên hình ảnh ngày trước cùng lão ăn mày vui vẻ thưởng trà. Chợt hiểu, lão lạnh lùng ném mạnh chiếc ấm xuống đất...
SUY NGHIỆM :
Theo dòng thời gian, có rất nhiều thứ đổi thay, tình nghĩa giữa lão và tên ăn mày đã vượt qua cái giá trị ban đầu của ấm trà, thứ dù có tốt đến đâu nếu không có ai cùng thưởng thức thì cũng mất đi ý nghĩa của nó, thứ đáng giá đến đâu cũng không đáng giá bằng tri kỷ.
Trong cuộc sống có được một người bạn tri kỷ là quá đủ! Đây là điều mà bao người từng trải đúc kết được! Tình tri kỷ, như một thứ ấm áp không lời, một sự đồng hành vô hình.
Tri kỷ thật sự, là hiểu, là thân thiết, là đồng điệu. Giống như một chén trà xanh, chan chát mà thấm vào tận trong tim. Có những khi chỉ cần một cái ôm, một ánh mắt, là hiểu tất cả mà không cần dùng đến lời nói; có những khi chỉ cần một đoạn tin nhắn là có thể cảm động mãi sau này.
Tri kỷ, không cần che đậy, cũng không cần giải thích, tự nó đã hiểu, tự nó cảm nhận. Không cần dốc hết sức, cũng không cần chuẩn bị, tự nó sẽ đem đến niềm vui, tự nó sẽ như ý thơ. Không tác động vào thế giới mỗi người, chỉ đồng hành trong tâm hồn; không trở ngại cuộc sống mỗi người, chỉ mang cùng tiếng nói tâm hồn.


P/s: Cuộc đời mỗi người may mắn lắm mới có được 1 người tri kỷ…. Tri kỷ trong đời người rất hiếm…. Nhân danh tri kỷ thì rất nhiều




HỌC LÀM NGƯỜI BÌNH THƯỜNG.
Tôi nhớ, lúc nhỏ, nhà tôi nghèo, mẹ bận rộn làm nhiều việc kiếm tiền nuôi bầy con 8 đứa…Mẹ không có thời gian riêng cho mình. Thế nhưng, tôi vẫn được mẹ dạy dỗ rất cẩn thận từ cách đi đứng cho đến ăn mặc, nói chuyện, cư xử.
Mẹ bảo:
- Khi đi phải nhấc chân lên khỏi mặt đất, không kéo dép lẹt xẹt, mới là người THANH TAO.
- Khi nhai phải từ tốn, môi khép vào, không được chóp chép, không được húp sùm sụp, mới là người: LỊCH SỰ.
- Khi gắp thức ăn, không được xới tung lên chọn miếng mình thích, không được gắp miếng này lên bỏ xuống lại chọn miếng khác, mới là người BIẾT ĐIỀU và NHƯỜNG NHỊN.
- Khi quét nhà phải quét sạch cả trên, dưới, trong,ngoài, mới là người CẨN THẬN, biết nhìn toàn cảnh chứ không cắm mặt biết mỗi lối đi.
- Khi quét sân, phải quét luôn đường đi trước cửa nhà mình và tiện tay quét luôn cho nhà hàng xóm để tất cả cùng sạch mới là người CÓ TRÁCH NHIỆM với cộng đồng.
- Khi làm lỗi phải biết dũng cảm nhận lỗi, xin lỗi, sửa chữa mới là người biết HƯỚNG THIỆN.
- Khi chưa biết phải hỏi, khi dốt phải học, không được dấu dốt, và lắng nghe khi người khác chỉ dạy, mới là người KHÔN NGOAN và HIỂU BIẾT.
- Khi thấy người ta không biết thì phải chỉ dạy mới là người ĐÀNG HOÀNG
- Khi thấy người ăn xin, cơ nhỡ phải biết chia sẻ, giúp đỡ mới là người biết YÊU THƯƠNG.
- Khi thấy người sa cơ phải nhận sự giúp đỡ của mình, không được hỏi về quê quán và GIÚP NGƯỜI mà không để người ta có cảm giác hàm ơn.
Tôi hỏi mẹ, “Nếu con làm được tất cả những điều mẹ dạy thì con thành người như thế nào?”
Mẹ cười, “THÀNH NGƯỜI BÌNH THƯỜNG”.

DieuLe_ Sưu tầm

CHIẾC XE ĐẠP

Vào năm 1951, tôi lên 9 tuổi. Vì gia đình quá nghèo, tôi

đến xin bác Miceli nhận tôi vào việc phát báo - sau giờ học - cho một số gia đình ở vùng phụ cận thành phố Chicago (thuộc bang Illinois, Hoa Kỳ). Bác Miceli là chủ thầu phát tờ nhật báo American Herald. Bác đồng ý với điều kiện tôi phải có chiếc xe đạp.

Thân phụ tôi làm đến 4 nghề. Ban ngày Ba làm việc ở công

xưởng. Ban chiều, Ba đi bỏ hoa cho các tiệm bán hoa. Ban tối Ba lái taxi cho đến nửa đêm. Vào ngày thứ bảy, Ba đi từng nhà để quảng cáo các bảo hiểm. Ba mua cho tôi một chiếc xe đạp cũ. Vừa mua xong, người ngã bệnh nặng phải vào nhà thương, chưa kịp tập cho tôi đi xe đạp.

Thật ra bác Miceli không hỏi tôi có biết đi xe đạp không.

Bác chỉ hỏi tôi có xe đạp không. Do đó tôi dắt xe đạp đến cho bác xem. Bác nhận tôi vào số những đứa trẻ phát báo cho bác.

Tôi mang chiếc bị sau lưng và đặt các tờ báo trên

ghi-đông xe đạp rồi dắt xe đi trên lề đường. Nhưng dắt chiếc xe đạp chất đầy báo, quả là cực hình! Sau vài ngày phát báo như thế, tôi đổi chiến thuật. Tôi bỏ xe đạp ở nhà và mượn cái giỏ đi chợ có bánh xe lăn của Mẹ. Tôi bỏ báo vào giỏ rồi kéo giỏ đi phát báo cho từng nhà.

Nếu trời mưa hay có tuyết rơi, tôi cẩn thận lấy áo mưa của

Ba phủ lên giỏ, để báo khỏi bị ướt. Tôi mất rất nhiều giờ để phát báo với chiếc giỏ đi chợ của Mẹ. Trong khi đó, nếu tôi biết đi xe đạp, chắc hẳn sẽ nhanh chóng hơn.

Nhờ việc đi đến từng nhà bỏ báo, tôi bắt đầu gặp gỡ và

quen biết hầu hết các khách hàng. Phần đông họ là người di dân thuộc nhiều sắc tộc khác nhau như Ý, Đức và Ba Lan. Có điều đặc biệt là ai ai cũng dễ thương và cư xử rất tốt với tôi.Khi rời nhà thương về nhà, Ba tôi đi làm trở lại. Nhưng vì còn yếu nên người chỉ làm một công việc ban ngày mà thôi. Trong khi gia đình chúng tôi càng ngày càng lâm cảnh túng thiếu. Sau cùng, Ba Má quyết định bán chiếc xe đạp cũ của tôi. Vì chưa biết đi xe đạp nên tôi không ngăn cản cũng chẳng than trách gì! Trong vòng 8 tháng phát báo, tôi nâng con số khách hàng từ 36 lên 59. Khách hàng mới thường do khách hàng cũ giới thiệu, hoặc đôi lúc gặp tôi trên đường đi, họ xin ghi tên vào danh sách khách hàng của tôi.

Từ thứ hai cho đến thứ bảy, cứ mỗi tờ báo phát đi, tôi

lãnh được một cắc. Riêng Chúa Nhật, tôi lãnh được 5 xu. Tôi thu tiền báo vào mỗi chiều thứ năm và giao tiền cho bác Miceli vào ngày thứ sáu. Mỗi lần thu tiền như thế, tôi nhận được tiền huê-hồng từ 5 đến 10 xu. Do đó, đôi khi tiền huê-hồng của tôi cũng cao bằng tiền bán báo của bác Miceli. Thật là điều may mắn, vì Ba tôi còn yếu chưa làm nhiều việc nên chưa kiếm nhiều tiền. Tôi giao tất cả tiền lãnh được cho Mẹ.

Ngày thứ năm Vọng Lễ Giáng Sinh, 24-12-1951, như thường lệ,

tôi đi phát báo và thu tiền nơi từng nhà. Nơi căn nhà đầu tiên, tôi bấm chuông cửa, nhưng không ai trả lời. Tôi sang căn nhà thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư .. Cũng chẳng trông thấy một ai. Tôi đi gần hết các nhà khách hàng nhưng không ai trả lời cho tôi. Tôi bắt đầu lo lắng thực sự. Tôi tự nhủ:

- Lạ thật, ngày mai là Lễ Giáng Sinh, vậy mà không người

nào trả lời cho mình cả? Chẳng lẽ mọi người đều đi phố mua sắm vào buổi chiều Vọng Lễ Giáng Sinh sao?

Do đó, khi đến căn nhà của bác Gordon, và nghe tiếng nói

cùng tiếng nhạc từ trong nhà phát ra, tôi vui mừng vô kể. Tôi bấm chuông. Tức khắc cánh cửa rộng mở, bác Gordon tươi cười xuất hiện và kéo tôi vào phòng khách. Nơi đây, tất cả 59 vị khách hàng của tôi đều có mặt. Ở giữa phòng khách là chiếc xe đạp mới tinh, màu đỏ tươi như trái táo chín! Trước ghi-đông xe, lủng lẳng cái bị đầy ứ các phong bì.

Còn đang bỡ ngỡ thì bác gái Gordon vừa chỉ chiếc xe đạp vừa

nói:

- Đây là món quà Giáng Sinh cho cháu. Tất cả các bác chung tiền mua cho cháu. Trong các phong bì có thiệp Giáng Sinh, tiền báo và tiền huê-hồng cho cháu.

Tôi ngạc nhiên đến độ không thốt được lời nào. Tôi đứng

im không nhúc nhích. Sau cùng, một bác gái khác ra hiệu xin mọi người im lặng. Bác dẫn tôi vào đứng giữa phòng khách và nói:

- Cháu là đứa bé phát báo tuyệt vời nhất của các bác.

Không một ngày nào báo thiếu hoặc báo đến trễ hay báo bị rách, bị ướt! Tất cả các bác đều trông thấy cảnh cháu đi trong mưa, đi dưới tuyết, còng lưng kéo cái giỏ đi chợ đầy báo! Do đó các bác nghĩ rằng cháu cần phải có chiếc xe đạp để đi phát báo.

Tôi vô cùng xúc động và chỉ biết ấp úng hai tiếng CÁM ƠN.

Rồi tôi nói đi nói lại nhưng cũng chỉ nói được hai tiếng CÁM ƠN mà thôi.

Khi về nhà, tôi cẩn thận mở các phong bì. Tôi đếm được tất

cả 100 mỹ kim tiền huê-hồng!

Ngày Lễ Giáng Sinh năm đó, gia đình tôi mừng Lễ Giáng Sinh với trọn ý nghĩa, trong vui tươi và no ấm!!!

Riêng tôi, tôi không bao giờ quên món quà Giáng Sinh và

bài học mà các bác khách hàng trao tặng tôi vào ngày Vọng Lễ Giáng Sinh năm ấy:

- Bạn hãy ngẩng cao đầu, đem hết tâm lực làm việc, dù cho công việc của bạn hết sức khiêm tốn như nghề phát báo, bỏ báo chẳng hạn…


Marvin J. Wolf

Đây là câu chuyện có thật do chính tác giả kể lại qua phần tự truyện.

Marvin J. Wolf sinh vào mùa hè năm 1941 tại Chicago, Illinois. Ông từng là nhân viên bán hàng trước khi nhập ngũ và phục vụ trong chiến tranh Việt Nam. Ông là phóng viên chiến trường và nhiếp ảnh gia, đã theo sát các cuộc hành quân tại khắp bốn vùng chiến thuật.

Hiện ông đang cư ngụ tại California.

o
rStpodsne5nil10cut2cu02t74g3tcf9293i,01l6 623:6lh18m 6g 20ú40g l3 
0á


Người đăng: Hoàng diệu trường xưa Sài Gòn vào lúc 17:49
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: LỜI HAY Ý ĐẸP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.


HMHD SÀI GÒN XUÂN ĐINH DẬU

HOÀNG DIỆU 69-76 MỪNG XUÂN ĐINH DẬU

LIÊN KHÓA CHS HOÀNG DIỆU MỪNG XUÂN ĐINH DẬU NGÀY 3 2 2017

Bài được quan tâm nhiều

  • VIDEO "MÙA XUÂN HY VỌNG"
    CÓ PHẢI THU LÀ EM - Thơ-Tiếng hát Hương Chiều Nhạc Hương Chiều - Nguyễn Hữu Tân Youtube - Khúc Giang Thơ ĐT Minh Giang ...
  • NỖI SỢ HÃI !
    Một nhà khoa học Mỹ muốn kiểm nghiệm lý thuyết của mình, ông cần một tình nguyện viên chết vào phút cuối. Cuối cùng ông ta tìm thấy, đó là m...
  • Thơm nồng mềm ngọt món bò xào tiêu đen
    Thịt bò xào tiêu đen mềm đậm đà, ớt giòn ngọt lẫn vị tiêu cay nồng sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bữa tối của cả nhà! Bạn cần chuẩn b...
  • SÓC TRĂNG ƠI...!!!
              Ảnh chụp tại Chùa Bà Thiên Hậu đường đi Vũng Thơm - ST- phía bên hồ Sen ! )  
  • XIN MỘT LẦN.
     

SỐ LƯỢT NGƯỜI XEM

Lưu trữ Blog

  • ►  2025 (61)
    • ►  tháng 7 (2)
    • ►  tháng 6 (2)
    • ►  tháng 5 (10)
    • ►  tháng 4 (3)
    • ►  tháng 3 (14)
    • ►  tháng 2 (9)
    • ►  tháng 1 (21)
  • ▼  2024 (297)
    • ►  tháng 12 (17)
    • ►  tháng 11 (28)
    • ►  tháng 10 (55)
    • ►  tháng 9 (14)
    • ►  tháng 8 (16)
    • ►  tháng 7 (20)
    • ►  tháng 6 (39)
    • ►  tháng 5 (20)
    • ►  tháng 4 (29)
    • ►  tháng 3 (33)
    • ►  tháng 2 (6)
    • ▼  tháng 1 (20)
      • VƯỜN TÁO.
      • Người Thầy Cuối Cùng Dạy Vua Ở Việt Nam: Được Chọn...
      • LỢI TỨC YÊU THƯƠNG!
      • HÃY TRÂN TRỌNG NHỮNG NGƯỜI BÊN CẠNH.
      • MONG MANH - NGUYÊN LẠC
      • QUẦN ƯỚT
      • Dạy bằng hình tượng.
      • NHỮNG NGƯỜI "KHÔN NGOAN"
      • Đầu năm Dương lịch đọc lại một số bài thơ trào phú...
      • MỘT TÔ CƠM TRẮNG
      • PHÂN ƯU THẦY TRẦN PHƯỚC CỰU GIÁO SƯ TRƯỜNG HOÀNG D...
      • DÙ MÙA ĐÔNG CÓ QUA
      • HƯƠNG THỜI GIAN
      • NẾU CÓ KIẾP SAU TA VẪN THUỘC VỀ NHAU.
      • BILL GATES
      • HAM RẺ.
      • Người Việt đầu tiên đến nước Mỹ.
      • BÍ QUYẾT SỐNG THỌ.
      • GIÁNG SINH XỨ LẠ - NGUYÊN LẠC
      • GIÀU CÓ
  • ►  2023 (62)
    • ►  tháng 12 (7)
    • ►  tháng 11 (6)
    • ►  tháng 4 (22)
    • ►  tháng 3 (7)
    • ►  tháng 2 (13)
    • ►  tháng 1 (7)
  • ►  2022 (255)
    • ►  tháng 12 (26)
    • ►  tháng 11 (17)
    • ►  tháng 10 (10)
    • ►  tháng 9 (13)
    • ►  tháng 8 (29)
    • ►  tháng 7 (15)
    • ►  tháng 6 (30)
    • ►  tháng 5 (13)
    • ►  tháng 4 (38)
    • ►  tháng 3 (26)
    • ►  tháng 2 (22)
    • ►  tháng 1 (16)
  • ►  2021 (421)
    • ►  tháng 12 (34)
    • ►  tháng 11 (39)
    • ►  tháng 10 (19)
    • ►  tháng 9 (29)
    • ►  tháng 8 (27)
    • ►  tháng 7 (45)
    • ►  tháng 6 (35)
    • ►  tháng 5 (53)
    • ►  tháng 4 (31)
    • ►  tháng 3 (33)
    • ►  tháng 2 (41)
    • ►  tháng 1 (35)
  • ►  2020 (269)
    • ►  tháng 12 (33)
    • ►  tháng 11 (22)
    • ►  tháng 10 (8)
    • ►  tháng 9 (16)
    • ►  tháng 8 (27)
    • ►  tháng 7 (29)
    • ►  tháng 6 (19)
    • ►  tháng 5 (38)
    • ►  tháng 4 (9)
    • ►  tháng 3 (19)
    • ►  tháng 2 (24)
    • ►  tháng 1 (25)
  • ►  2019 (324)
    • ►  tháng 12 (27)
    • ►  tháng 11 (27)
    • ►  tháng 10 (22)
    • ►  tháng 9 (51)
    • ►  tháng 8 (35)
    • ►  tháng 7 (39)
    • ►  tháng 6 (16)
    • ►  tháng 5 (26)
    • ►  tháng 4 (22)
    • ►  tháng 3 (15)
    • ►  tháng 2 (24)
    • ►  tháng 1 (20)
  • ►  2018 (234)
    • ►  tháng 12 (26)
    • ►  tháng 11 (1)
    • ►  tháng 10 (5)
    • ►  tháng 9 (25)
    • ►  tháng 8 (16)
    • ►  tháng 7 (16)
    • ►  tháng 6 (17)
    • ►  tháng 5 (13)
    • ►  tháng 4 (10)
    • ►  tháng 3 (27)
    • ►  tháng 2 (34)
    • ►  tháng 1 (44)
  • ►  2017 (478)
    • ►  tháng 12 (28)
    • ►  tháng 11 (52)
    • ►  tháng 10 (57)
    • ►  tháng 9 (51)
    • ►  tháng 8 (37)
    • ►  tháng 7 (53)
    • ►  tháng 6 (33)
    • ►  tháng 5 (47)
    • ►  tháng 4 (27)
    • ►  tháng 3 (20)
    • ►  tháng 2 (31)
    • ►  tháng 1 (42)
  • ►  2016 (740)
    • ►  tháng 12 (39)
    • ►  tháng 11 (40)
    • ►  tháng 10 (64)
    • ►  tháng 9 (49)
    • ►  tháng 8 (37)
    • ►  tháng 7 (62)
    • ►  tháng 6 (66)
    • ►  tháng 5 (67)
    • ►  tháng 4 (81)
    • ►  tháng 3 (94)
    • ►  tháng 2 (68)
    • ►  tháng 1 (73)
  • ►  2015 (787)
    • ►  tháng 12 (72)
    • ►  tháng 11 (67)
    • ►  tháng 10 (107)
    • ►  tháng 9 (90)
    • ►  tháng 8 (73)
    • ►  tháng 7 (95)
    • ►  tháng 6 (79)
    • ►  tháng 5 (63)
    • ►  tháng 4 (33)
    • ►  tháng 3 (36)
    • ►  tháng 2 (29)
    • ►  tháng 1 (43)
  • ►  2014 (471)
    • ►  tháng 12 (42)
    • ►  tháng 11 (68)
    • ►  tháng 10 (98)
    • ►  tháng 9 (44)
    • ►  tháng 8 (47)
    • ►  tháng 7 (17)
    • ►  tháng 6 (32)
    • ►  tháng 5 (26)
    • ►  tháng 4 (27)
    • ►  tháng 3 (24)
    • ►  tháng 2 (26)
    • ►  tháng 1 (20)
  • ►  2013 (160)
    • ►  tháng 12 (16)
    • ►  tháng 11 (24)
    • ►  tháng 10 (20)
    • ►  tháng 9 (11)
    • ►  tháng 8 (31)
    • ►  tháng 7 (26)
    • ►  tháng 6 (3)
    • ►  tháng 5 (10)
    • ►  tháng 4 (3)
    • ►  tháng 3 (2)
    • ►  tháng 2 (7)
    • ►  tháng 1 (7)
  • ►  2012 (172)
    • ►  tháng 12 (10)
    • ►  tháng 11 (28)
    • ►  tháng 10 (5)
    • ►  tháng 9 (110)
    • ►  tháng 8 (19)
HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON@GMAIL.COM. Chủ đề Cửa sổ hình ảnh. Được tạo bởi Blogger.