.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

Người Thầy Cuối Cùng Dạy Vua Ở Việt Nam: Được Chọn Vì Có Ngoại Hình Khác Người.

 Không chỉ là người thầy cuối cùng dạy vua, ông còn là Tổng tài cuối cùng của Quốc sử quan triều Nguyễn. Điều đặc biệt, người đàn ông này được chọn làm thầy dạy vua là nhờ có ngoại hình chẳng giống ai của mình.

Năm 1916, Phụng Hóa Công lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Khải Định. Con trai ông là Vĩnh Thụy trở thành hoàng tử. Đến năm 1918, Vĩnh Thụy lên 6 tuổi, vua Khải Định bắt đầu chọn thầy dạy học cho con. Đây là vấn đề rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến không chỉ tương lai của hoàng tử mà còn là chuyện quốc gia đại sự.

Vua Khải Định khi đó đã cho gọi 4 vị quan nổi tiếng trong triều, có học vấn uyên bác vào cung để lựa chọn. Tất cả đều ăn mặc chỉnh tề, chờ vua ra lệnh. Lúc này đây, Vĩnh Thụy đi ra trình diện. Hoàng tử đi một vòng, nhìn từng người và ánh mắt dừng lại ở một vị quan có vẻ ngoài khác biệt và tỏ ra khá sợ người này. Ông có miệng hơi méo, hai mắt không bằng nhau, quả thực có ngoại hình kém hơn 3 vị quan kia. Người đó chính là Lê Nhữ Lâm, Hành tẩu ở Văn phòng Nội các.


Bốn anh em vua Thành Thái (ngồi chính giữa hàng đầu) chụp ảnh kỷ niệm cùng với các thầy giáo Quốc Tử Giám. Ảnh tư liệu

Vua Khải Định từ đó quyết định chọn Lê Nhữ Lâm làm thầy dạy con mình. Lý do bởi ngoại hình kỳ lạ của ông khiến hoàng tử Vĩnh Thụy kính nể. Chưa kể vị quan này nổi tiếng là người có học vấn uyên thâm, phẩm hạnh tốt.

Sau này Vĩnh Thụy sang Pháp du học, Lê Nhữ Lâm cũng đi theo học trò sang xứ người. Suốt 10 năm ở Pháp, ông vừa dạy Nho học cho Vĩnh Thụy, vừa học thêm tiếng Pháp và văn hóa Pháp.

Năm 1922, Vĩnh Thụy trở thành Hoàng thái tử. Đầu năm 1926, vua Khải Định băng hà, Vĩnh Thụy lên ngôi lấy hiệu là Bảo Đại. Cho đến ngày Bảo Đại bắt đầu nhấp chính vào năm 1932 thì Lê Nhữ Lâm vẫn là người dạy ông học.


Vua Bảo Đại mặc lễ phục trong dịp tấn phong Đông Cung Hoàng Thái Tử. Ảnh tư liệu

Bảo Đại là một vị vua Tây học. Việc đầu tiên ông làm sau khi nắm quyền thật sự là cho 5 vị Thượng thư xuất thân Nho học về quê. 5 người đó là Nguyễn Hữu Bài (Bộ Lại), Tôn Thất Đàn (Bộ Hình), Phạm Liệu (Bộ Binh), Võ Liêm (Bộ Lễ), Vương Tứ Đại (Bộ Công). Tuy nhiên, Lê Nhữ Lâm thì không phải ra đi, thay vào đó còn được cử giữ chức Tổng tài Quốc sử quán kiêm nhiệm Giám đốc Thư viện Bảo Đại (nơi giữ nhiều tư liệu, sách vở viết bằng chữ Hán, chữ Pháp) từ năm 1933 đến năm 1939. Trên cương vị mới này, người thầy dạy vua năm nào đã tham gia tổ chức, điều khiển biên soạn các phần nối tiếp của Đệ lục kỷ Đại Nam thực lục.


Hoàng đế Bảo Đại về nước sau 10 năm du học ở Pháp. Ảnh tư liệu

Nói về Lê Nhữ Lâm, ông sinh năm 1881, là con của Án sát Bình Thuận Lê Trí, người xã Vân Trình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông từng có 11 năm theo học ở Quốc tử giám. Năm 1906, Lê Nhữ Lâm thi Hương và đậu cử nhân, đứng thứ 5 trên 35 người thi đỗ, làm quan dưới thời vua Duy Tân. Ông giữ chức Hành tẩu ở Bộ Hộ và Văn phòng Nội các trước khi được giao nhiệm vụ dạy học cho Vĩnh Thụy.

Lê Nhữ Lâm là người thầy cuối cùng dạy vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông cũng là Tổng tài cuối cùng của Quốc sử quan triều Nguyễn. Năm 1940, vị quan này về hưu với hàm Hiệp tá đại học sĩ, cùng gia đình sống ở xã Vân Trình. Trong thời gian Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp diễn ra, Lê Nhữ Lâm đã vận động con cháu, hàng xóm tham gia cách mạng, đấu tranh vì đất nước.

Nguồn Blog Việt.


NƯỚC PHÁP ĐÃ ĐƯA VĂN MINH ĐẾN VỚI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO!
Người Pháp khi đến Việt Nam họ rất yêu vùng đất này, họ mất nhiều hơn là có được từ vùng đất Việt Nam này, họ đem văn minh cho Việt Nam, Pháp đem đến cho Việt Nam là luật pháp, những cái luật củ dã man và lạc hậu được xóa bỏ, như : Tru di tam tộc, kết tội không có bằng chứng khách quan, phạm húy ....Và chỉ có luật pháp mới được trừng phạt con người, trước đó Vua có quyền giết bầy tôi, chủ có quyền giết tớ, tướng giết lính, cha giết con .v.v...
Pháp giúp Việt Nam xây đường xá, quốc lộ chúng ta đang xài ngày nay phần lớn được làm thời Pháp đó 100 năm vẫn không hư^^, đường ray xe lửa Bắc, Trung, Nam cũng do Pháp làm cho Việt Nam chứ ai, đường ray xe lửa hình răng cưa Tuyến tàu hỏa Đà Lạt - Tháp Chàm đã đi vào lịch sử ngành công nghiệp đường sắt, khi là một trong hai cung đường sắt thế giới chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên ở độ cao 1.500 m, có thể coi đường ray này là độc nhất vậy mà bị bán mất tiêu( người Thụy Sỹ mua và họ coi như báu vật). Rồi các kiến trúc tuyệt đẹp như nhà thờ Đức Bà, Tòa đô chánh mà ngày nay là ủy ban nhân dân Sài Gòn(Màu trắng đẹp chứ ngày nay màu thấy gớm)...làm cho Việt Nam ngày nay tự hào và thu hút du khác đến Sài Gòn bởi các kiến trúc cổ ấy! Tiếc là miền Bắc họ bắt trước Cuba phá hủy hết các công trình của Pháp (tiếc ghê). Còn nhiều cái Pháp làm cho Việt Nam lắm, kể sơ sơ để chúng ta thấy họ cho Việt Nam nhiều hơn lấy hé!
DƯỚI ĐÂY LÀ CẢI CÁCH HÔN NHÂN MÀ NGƯỜI PHÁP ĐEM LẠI CHO VIỆT NAM!
Trước khi Pháp vô cai trị toàn cõi An Nam, xứ mình không có luật hôn nhơn rõ ràng, cứ kiểu lớn lên cha mẹ dựng vơ gả chồng rồi ăn đời ở kiếp với nhau, hoặc muốn lấy vợ hai vợ ba cũng chẳng sao, lúc sanh con đẻ cái cũng không cần khai sah gì ráo, nếu nhà nào có gia phả thì miễn là trong gia phả có ghi tiên lại chứng minh đây là con cháu trong gia đình
Tới chừng khi Pháp vô "xâm lược" Việt Nam, Pháp ban hành lại tất cả các luật lệ Pháp quốc hay quốc tế áp đặt lên xứ An Nam, Nam kỳ là nơi ảnh hưởng luật lệ và văn hóa Pháp nhiều nhứt vì đây là xứ "bảo hộ" trực tiếp từ Pháp đứng đầu là Thống đốc Nam kỳ mà triều đình Huế không có quyền can dự và ngược lại...
Trong chỉ dụ ngày 3 Octobre 1883 Pháp quy định lề-luật về sanh, tử và hôn-thú rõ ràng hơn, trong luật công nhận chế độ đa thê và chỉ coi sự phạm gian (tức ngoại tình) là lý do xin để (tức ly dị), nếu người ngoại tình là người vợ , tuy nhiên luật cũng có những quyền lợi nhứt định dành cho phụ nữ.
Theo Luật I/59, nam phải đủ 18 tuổi, nữ phải đủ 15 tuổi mới được phép kết hôn. Do văn hóa người Việt kết hôn sớm và Pháp cũng tôn trọng văn hóa bản địa
Cấm hôn nhơn cùng huyết thống trực hệ
Đa số giới tri thức Tây học thì khi lấy vợ đều làm hôn thú đàng hoàng, hoặc muốn lấy thêm vợ lẽ cũng đặng nhưng cũng phải làm hôn thú chừng sau này pháp luật mới công nhận. Như tui nghe bà cố hồi xưa kể hễ vợ chống lên xin làm hô thú thì phải có người theo làm chứng nếu hai người kết lần đầu thì làm chứng là hai người độc thân thiệt, nhiều khi mấy ông có vợ lớn rồi mà khai gian. (cách thức này vẫn còn được sử dụng tại các quốc gia tư bản ) Còn mà có vợ lớn rồi xin lấy thêm vợ lẽ cũng đặng.
"Trong tiểu thuyết Dòng Đời (HBC) cô Hai Trinh định nương giờ 1 ông đốc phủ giàu có góa vợ bao bọc cô cả đời nên khi ông ngỏ lời ăn đời ở kiếp cô bắt ông phải làm hôn thú, lúc đầu ông do dự vì một khi đã làm hôn thú là sau này khi ông chết phải chia gia tài, nhưng sau thì ông đồng ý"
Sau vợ chồng có con thì đi lam khai sanh, đa số nhà giàu họ hay đi làm đặng nữa chia gia tài cho dễ hoặc đơn giản họ chỉ muốn làm cho hạp thời hoặc muốn tòa chứng nhận đó là con của họ.
"Như trong tiểu thuyết Chị Đào Chị Lý, ông Thái lụm được hai đứa con gái với một bức tâm thư và 5000 Đông Dương, khi cô lớn ông ra tòa làm khai sanh chứng minh là con đẻ, hay trong Vì Nghĩa Vì Tình, cậu Phùng Xuân biết vợ chữa với người khác nhưng vẫn nhận làm con đứng tên cha trong khai sanh đặng mốt ăn gia tài của thằng nhỏ."
Trong thời gian con còn nhỏ dại hay bỏ vợ đang thai nghén mà cha bỏ đi bị phạt từ ba tháng đến một năm tù và phạt tiền từ 5.000 – 100.000 đồng đông dương. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì can phạm có thể được hưởng án treo. Sắc luật ngày 3-12-1942 bổ sung
Rồi khi già yếu họ cũng tuân theo luật mà làm di chúc phân chia tài sản ruộng đất cho gia đình hoặc thân tộc, cứ hễ con ruột dóng lớn vợ cả, hay con trai thì ăn huê lời nhiều hơn chút đỉnh.
"Trong tiểu thuyết Con nhà Nghèo của cụ Hồ Biểu Chánh có nói vợ ông Cả chết , ông tục quyền với bà sau, khi ông gần chết ông để lại di chúc chia hết tài sản cho bà hai ăn mãn đời chết rồi thì các con mới được chia nhau"
Còn giới lao động nông dân không biết tới con chữ, họ cũng không quan tâm chi tới chuyện này, cứ ở với nhau tới mãn đời cũng chẳng hại chi,cứ nghĩ miếng ăn còn không đủ lấy đâu ra chữ nghĩa,
Với nhiều người không muốn vì sợ lôi thôi về tài sản hay lúc muốn để vợ cũng khó (để tức ly hôn/ly dị) lúc đó còn rắc rối hơn là đi xin hôn thú
Vì theo Luật Hộ thuộc về người Annam ban hành năm 1883 có nói rõ rằng vợ chồng ăn ở với nhau chưa đầy 2 năm thì không đặng phép đến Tòa xin để (xin để là xin ly dị), bởi vì luật buộc vợ chồng tự thuận mà xin để thì người vợ phải 21 tuổi sấp lên mới đặng
Trong trường hợp tòa cho để vợ là khi nào người đàn bà có phạm một lỗi trong mấy lỗi như sau:
1) Lấy trai chồng bắt được có đủ bằng cớ; (cái này vợ còn bị tòa phạt khoản)
2) Bỏ nhà chồng mà trốn;
3) Đánh đập cha mẹ chồng hoặc các người trưởng thượng khác bên chồng;
4) Phạm tội bị tòa hình kếu án làm mất danh giá.
Ví như người đàn bà không có phạm một lỗi nào trong mấy lỗi ấy, mà chồng cũng muốn xin để, thì ít nữa phải kiếm bằng cớ chỉ rõ ràng vợ mình hoặc bất kỉnh với công cô, hoặc hay ngồi lê đôi mách, hoặc có tánh gian giảo trộm cắp, hoặc ghen tương làm náo động trong gia đình, hoặc có tật bịnh không thể sanh con nối dòng cho chồng được.
Mà phải nhớ hễ vợ chồng hồi mới cưới nghèo nàn, bây giờ trở nên giàu có, hoặc người vợ đã có chịu tang cho cha mẹ ông bà bên chồng 3 năm, hoặc người vợ không còn cha mẹ bà con mà trở về nương dựa được, thì Tòa không chịu cho để bỏ.
Luật pháp thời đó là vậy chứ không phải đơn giản muốn lấy là lấy bỏ là bỏ ngang xương được
Còn mà ở với vợ mà đánh đập quan tòa mà biết được thì sẽ bị luật hình
"Có thị Xẩm kia tới sở tuần thành mà cáo chồng nó, vì cột chơn nó lại không cho đi đâu, và chơn nó còn sợi dây cột nó, tra hỏi thì chồng nó chịu có cột vợ lại, vì con ấy hay đi hoài bỏ không lo việc nhà cửa, nên làm vậy mà răn dạy nó, chớ không có đánh đập nó hay là làm thế nào khác, làm như vậy cho nó ở nhà mà thôi. Song tên Khách ấy phải tòa phạt tù giam hậu một tháng vì tội ấy."
“Tù giam hậu” đây tức tù treo, chỉ bị ghi vào lý lịch tư pháp, tóm lại chỉ là xử phạt tượng trưng. Nhưng điều quan trọng là pháp luật thuộc địa ở Sài Gòn lúc ấy nghiêm cấm sự bạo hành trong các quan hệ xã hội, một cái lỗi nhỏ trong quan hệ gia đình như thế cũng có thể bị chế tài để không phát triển tới mức phá rối trật tự trị an xã hội.
Nguồn Yêu Sử Việt


Biên giới Canada - Hoa Kỳ dài gần 9000km kéo dài từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương là đường biên giới dài nhất trên thế giới giữa hai quốc gia. Đây cũng là đường biên giới yên bình nhất, đường biên giới này không hề có biên phòng vũ trang cũng chẳng có cột mốc hàng rào thép gai loa phóng thanh gì cả.
Đường biên giới này rộng 6m đi qua các rừng cây, mỗi bên Mỹ và Canada tự trả kinh phí phụ trách 3m cắt cây để lộ một đường thẳng xuyên rừng.
Đường biên giới này đi qua cả sông hồ thác nước, nước thì không kẻ được, Mỹ và Canada kệ nó.
Đường biên giới đi qua cả các con phố, các thị trấn làng mạc, con phố… lúc này đường biên là các vạch kẻ sơn.
Đường biên giới đi qua cả những ngôi nhà, đất đai họ sở hữu tư nhân, nhà họ nằm giữa hai quốc gia kệ họ, ko ai vào được. Có anh chị chủ sở hửu căn nhà có đường biên đi qua, một lần anh chủ nhà người Mỹ đứng trong nhà và đi ra ban công, nhưng ban công anh lại thò sang đất Canada. Khi đó tình cờ có sĩ quan Canada đi qua, anh sĩ quan dừng lại đứng dưới phố nhìn lên ban công và nói :
“ Chào mừng đến với Canada, chúc quý khách có một chuyến đi vui vẻ “
Đường biên giới này đi qua cả những thư viện, họ kẻ vạch khắp sàn nhà thư viện và để người dân hai nước tự do ra vào thư viện và đọc sách miễn phí.
Đường biên giới này đi qua cả các quán bar, thông thường mọi người vào quán bar có kẻ vạch biên giới. Lúc mới vào, người Mỹ ngồi một bên, người Canada ngồi bên phần đất của họ, đến lúc ngà ngà say rồi thì hai bên bắt đầu vượt biên và nhảy múa .
Biên giới giới Mỹ- Canada, là đường biên giới nhiều cảm xúc nhất, yên bình nhất và là đường biên giới nhiều du khách muốn khám phá nhất.
Biên giới Mỹ và Canada chạy giữa một con phố được phân cách bởi một đường kẻ vàng giữa hai làn xe cộ chia đôi con phố này, một nửa thuộc về thành phố Stanstead thuộc Quebec của Canada; nửa còn lại là Beebe Plain, một khu đô thị ở Vermont của Mỹ.
Đoạn đường hơn 500m có tên Canusa Street trên bản đồ Vermont (Mỹ) còn người dân Quebec (Canada) gọi nó là Rue Canusa. Canusa nghe có vẻ trừu tượng nhưng nó chính là cách ghép của Canada và USA, là một trong những đường biên giới kỳ lạ nhất trên thế giới.

Sgpostst


Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.