.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Cỏ tranh – thanh nhiệt, lợi tiểu & 5 lưu ý khi đổ mồ hôi bất thường

Theo y học cổ truyền, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết.

Theo y học cổ truyền, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết. Thường dùng chữa các chứng nóng trong cơ thể sinh khát, chảy máu cam, viêm thận, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, nước tiểu vàng đỏ,… Trong nhân dân thường dùng rễ cỏ tranh để nấu nước uống thanh nhiệt, lợi tiểu.
Cỏ tranh còn có tên khác là cỏ săng, bạch mao, là cây sống lâu năm, thân rễ mọc bò lan dài sâu dưới đất, lá mọc đứng, hẹp, dài cứng, gân lá ở giữa phát triển, mặt trên nháp, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc dễ cứa đứt chân tay. Hoa tự hình chùy, màu trắng như bông, gió thổi bay đi rất xa.
Cây mọc hoang ở khắp nơi, nhất là ở vùng đồi núi. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ của cây cỏ tranh phơi khô, gọi là bạch mao căn.
Rễ cỏ tranh thường phối hợp với râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt.
Một số đơn thuốc sử dụng cỏ tranh
- Lợi tiểu: Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều, mỗi lần lấy 50g hãm với nước sôi và uống trong ngày. Dùng trong 10 ngày.
- Thông tiểu tiện (dùng cho các trường hợp bí tiểu tiện): Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, mã đề 25g, hoa cúc 5g. Tất cả thái nhỏ, trộn đều. Ngày dùng 50g pha với khoảng 1 lít nước, chia ra uống trong ngày vào lúc khát. Trẻ em 6 - 14 tuổi, mỗi ngày chỉ dùng 25g, pha với khoảng nửa lít nước.
- Trị tiểu buốt, tiểu rắt do thấp nhiệt: Rễ cỏ tranh 20g, lá tre 16g, hương nhu 16g, đinh lăng 20g, lá dâu 16g, rau diếp cá 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
- Thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu phù: Rễ cỏ tranh 15g, ý dĩ 50g, ngô 50g, râu ngô 15g. Trước tiên sắc rễ cỏ tranh và râu ngô lấy nước, sau đó cho ý dĩ và ngô vào nấu thành cháo ăn ngày 1 lần. Dùng 5-7 ngày.
- Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu ít: Rễ cỏ tranh 12g, rau rệu 80g, mã đề 12g, rau má 12g, bồ công anh 16g, cỏ mần trầu 10g, cam thảo đất 8g. Sắc với 1 lít nước, còn lại 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống từ 5 - 7 ngày.
- Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Rễ cỏ tranh 20g, kim tiền thảo 20g, mã đề thảo 20g, mộc thông 10g, đinh lăng 20g, trinh nữ 20g, cối xay 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng 1 tuần liền.
- Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang: Rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 15g, rau má 10g, hoa súng 15g, diếp cá 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 7 ngày 1 liệu trình.
Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên dùng.

5 lưu ý khi đổ mồ hôi bất thường

Không có gì lạ nếu chúng ta đổ mồ hôi nhiều hơn khi thời tiết nóng. Ra mồ hôi sẽ giúp làm mát cơ thể, song xin lưu ý rằng ngoài các triệu chứng thể lý bình thường, cách thức đổ mồ hôi còn là dấu hiệu để nhận biết sức khỏe.


Đọc E-paper
1. Phụ nữ đang mang thai
Những sự thay đổi lớn ở cơ thể như mang thai hay mãn kinh đều có ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết tố và khiến mồ hôi đổ ra nhiều hơn bình thường.
Sự thay đổi nội tiết làm cho não bị gián đoạn chức năng đào thải nhiệt cơ thể và nhận được tín hiệu rằng nhiệt độ cơ thể đang quá nóng. Từ đó, não kích hoạt cơ thể đào thải mồ hôi để hạ nhiệt.
2. Căng thẳng
Nếu mùi mồ hôi nồng hơn bình thường, hãy tự hỏi mình có bị stress không.
Bình thường, mồ hôi sinh ra do các tuyến eccrine nằm rải rác khắp nơi trên da. Cấu tạo tuyến eccrine vẫn nguyên vẹn sau khi tiết mồ hôi và thành phần chủ yếu trong mồ hôi của tuyến chỉ chứa nước và muối nên không gây mùi.
Thế nhưng, khi cơ thể bị căng thẳng, các tuyến mồ hôi đầu hủy (apocrine) phân bố ở nách và vùng sinh dục hoạt động nhiều hơn. Khi bài tiết, chất béo và protein trong tuyến apocrine trộn lẫn với các vi khuẩn trên da gây ra mùi hôi nồng từ cơ thể.
3. Sắp bị say nắng
Nếu đi dạo dưới nắng gắt mà bạn không đổ mồ hôi thì hãy di chuyển ngay đến nơi có bóng râm và nạp một lượng nước giải khát không chứa caffeine hoặc cồn để ngăn chặn cơn say nắng.
Hiện tượng không bài tiết mồ hôi (anhidrosis) khiến cơ thể không còn khả năng tự làm mát được. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể xuất phát từ bệnh anhidrosis di truyền hoặc gây ra bởi một loại thuốc hay tình trạng xơ cứng bì.
4. Chỉ số đường huyết hạ
Khi đo huyết áp giữa các bữa ăn, người bình thường có lượng đường trong máu từ 70 – 100mg/dl. Nếu chỉ số đường huyết giảm xuống dưới 70mg do bệnh tiểu đường hoặc do tham gia vào các hoạt động có cường độ mạnh, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn.
Một trong những triệu chứng nhận biết của hạ đường huyết là mồ hôi rịn trên da và da lạnh, đặc biệt ở cổ.
5. Trục trặc ở tuyến giáp
Nếu ai đổ mồ hôi rất nhiều dù đang ngồi yên trong một căn phòng mát mẻ và không có điều gì phải lo lắng thì người đó có thể mắc chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).
Nguyên nhân là do sự kích thích quá mức của các dây thần kinh kích hoạt các tuyến mồ hôi. Chúng liên tục trong trạng thái “mở” thay vì “tắt”. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn ở một số trẻ em, thanh thiếu niên có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Đôi khi, hyperhidrosis có thể là tác động phụ của một trong các bệnh Parkinson, gút hoặc cường giáp.
PHƯƠNG UYÊN (theo Topsante)/DNSGCT

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.