.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Một đại dương rộng lớn bên trong trái đất: bí ẩn sâu thẳm


Theo một số nghiên cứu, có khả năng trong lòng trái đất có một đại dương lớn bằng tất cả các đại dương trên thế giới cộng lại.

Centrul Pământului, imagine artistică
Trung tâm của Trái đất, hình ảnh nghệ thuật (Johannes Gerhardus Swanepoel/iStock) Ảnh nền: Glacier (Leieng/iStock)
Vũ trụ đầy bí ẩn đang làm thay đổi những hiểu biết hiện nay của chúng ta. Trong bộ sưu tập ”Vượt ngoài khoa học”, Epoch Times tập hợp những tin tức về những hiện tượng kỳ lạ, để kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Có phải là thật không? Bạn tự quyết định.
Những lý thuyết khoa học thường được lặp đi lặp lại, và được tổng kết lại, nên chúng ta thường quên rằng chúng chỉ là “lý thuyết”, không phải thực tế. Khi nghĩ về “Trung tâm của Trái đất”, bạn có thể hình dung nó theo một hình ảnh cổ điển được mô tả trong sách giáo khoa, khi giới thiệu một mặt cắt với các lớp của Trái đất, giống như các lớp của một củ hành: lớp vỏ, Quyển Manti trên, Quyển Manti dưới, lõi ngoài và lõi bên trong như hình bên dưới.
(Ottoflick/iStock)
(Ottoflick/iStock)

Nhân loại mới chỉ thâm nhập đến được khoảng 12 km vào trong lòng Trái đất, chúng ta lấp đầy 6.425 km còn lại bằng lý thuyết.

Nhiều người coi đây như một thực tế rất rõ ràng và đơn giản. Nhưng nhân loại mới chỉ thâm nhập đến được khoảng 12 km trong lòng Trái đất, còn từ ngoài đến trung tâm của trái đất có khoảng cách khoảng 6.437 km. Như vậy, chúng ta lấp đầy 6.425 km còn lại bằng lý thuyết.
Tất nhiên, lý thuyết có căn cứ lập luận của nó. Chúng được dựa trên những hiện tượng địa chất mà chúng ta đã quan sát thấy. Tuy nhiên, một phát hiện trong năm 2014 minh họa trái đất của chúng ta theo cách rất khác so với những gì chúng ta đang tin vào.
Giáo sư Graham Pearson của Đại học Alberta, Canada đứng đầu một nhóm các nhà khoa học đã phân tích một viên kim cương rẻ tiền nhưng mang lại những thông tin quý giá.
Các nhà khoa học đã trả khoảng 20 đô la cho 1 viên kim cương được thợ mỏ tìm thấy ở khu vực Juina thuộc Mato Grosso ở Brazil, vào năm 2008. Bên trong viên kim cương mầu nâu này, họ đã tình cờ phát hiện ra một khoáng chất được gọi là Ringwoodit, trong khi thực tế là họ đang tìm một khoáng chất khác.
Trước đây, ringwoodit đã được tìm thấy trong các thiên thạch, đây là lần đầu tiên khoáng chất này được tìm thấy trên trái đất.
Việc phát hiện ra Ringwoodit rất quan trọng bởi vì ở bên trong nó người ta tìm thấy nước và nó được hình thành ở độ sâu giữa 402 và 563 km bên dưới bề mặt của hành tinh chúng ta – trong cái gọi là “khu vực chuyển tiếp” giữa Quyển Manti trên và Quyển Manti dưới của trái đất.
Điều này gợi ý đến thực tế rằng có một đại dương trong lòng Trái đất và đại dương đó “có thể có nhiều nước như tất cả các đại dương của thế giới cộng lại”, Pearson cho biết trong một thông cáo báo chí từ Đại học Alberta, Canada.
Viên kim cương trị giá 20$ có chứa ringwoodite
Viên kim cương trị giá 20$ có chứa ringwoodite (Richard Siemens/Đại học Alberta)
Nếu viên kim cương này là đại diện cho phần sâu trong lòng Trái đất nơi nó được hình thành, thì nơi đó tồn tại một đại dương khổng lồ. Tuy điều này chưa phải là chắc chắn, nhưng việc phát hiện ra ringwoodit là một bước tiến quan trọng hướng tới sự thừa nhận thực tế rằng nước là một phần quan trọng trong lòng Trái đất.
Đại dương khổng lồ này sẽ có một tác động lớn đối với các mảng kiến ​​tạo trong việc hình thành những ngọn núi lửa và cách di chuyển những tảng đá dưới lớp vỏ của Trái đất – sẽ thực sự có tác động đối với toàn bộ các nhà địa chất.
Những phát hiện của Pearson đã được công bố trên tạp chí Nature tháng 3 năm 2014.
Phát hiện này làm chúng ta nhớ đến cuốn tiểu thuyết viễn tưởng “Du lịch vào trung tâm của Trái đất”, do nhà văn nổi tiếng Jules Verne viết trong thế kỷ XIX, trong đó, một nhà khoa học dũng cảm trên đường tiến đến trung tâm Trái đất, ở nơi lòng sâu ông ta tìm thấy ở đó một đại dương, đất liền và sự sống thông minh.
Lý thuyết về Trái đất Rỗng đã có sự lưu truyền nhất định trong thế kỷ XIX và ngày nay một số người vẫn coi nó là khả thi như bất kỳ lý thuyết nào khác, ngay cả khi nó bị đem ra làm trò cười.
Trong khi mải mê tìm kiếm những điều huyền bí bên ngoài không gian, chúng ta vẫn đang hiện diện ở một thế giới vẫn còn quá nhiều những ẩn đố.

Cuộc thám hiểm Châu Mỹ được ám chỉ trong Thần thoại Hy Lạp?

“Cadmus Slays the Dragon” by Hendrik Goltzius. The Greek myth of Cadmus fighting the serpent may be an allegory for the discovery of the Amazon River. In various accounts, the snake is instead referred to as a dragon or serpent. (Public Domain)
Ảnh bức vẽ “Vua Cadmus tiêu diệt Rồng” của Hendrik Goltzius. Truyện thần thoại Hy Lạp kể về việc vua Cadmus chiến đấu với một con rắn thần thoại có thể là chuyện ngụ ngôn ám chỉ sự khám phá ra dòng sông Amazon ở Nam Mỹ. Trong nhiều câu chuyện, hình tượng rắn đời thực cũng được dùng thay cho hình ảnh con rồng hoặc con rắn trong thần thoại (Nguồn: Public Domain)
Chuyên mục Khoa học huyền bí của Việt Đại Kỷ Nguyên khám phá những nghiên cứu và các báo cáo khoa học liên quan tới các hiện tượng và các lý thuyết đang thách thức sự hiểu biết của con người. Chúng tôi đi sâu vào các ý tưởng có tính kích thích trí tưởng tượng và mở ra các khả năng mới. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn với chúng tôi về các chủ đề đôi khi còn được tranh luận này qua mục bình luận (comment) ở phía dưới bài viết.
Giáo sư Enrico Mattievich, một giáo sư vật lý về hưu, đến từ trường Federal University of Rio de Janeiro (UFRJ), Brazil, nói rằng câu truyện thần thoại của Hy Lạp kể về cuộc chiến giữa vua Cadmus và một con rắn có thể là truyện ngụ ngôn ám chỉ sự kiện khám phá ra dòng sông Amazon ở Nam Mỹ. Giáo sư Mattievich đã viết một cuốn sách có tựa đề “Hành trình tới Địa ngục Thần thoại” vào năm 2011, trong cuốn sách đã khảo sát các mối liên hệ giữa các câu truyện thần thoại của Hy Lạp và các vị trí địa lý và vị trí lịch sử của Nam Mỹ.
Một số học giả nói rằng truyện thần thoại về vua Cadmus là dựa trên một cuộc chiến đơn thuần giữa một người đàn ông và một con rắn. Một số nhà tâm lý học trường phái Carl Jung lại cho rằng câu truyện đó tượng trưng cho một cuộc chiến chống lại ý định thực hiện các hành vi loạn luân. Nhưng giáo sư Mattievich nghĩ rằng câu truyện có ý nghĩa sâu sắc hơn như vậy; con rắn chính là biểu trưng cho dòng sông Amazon (thuộc Nam Mỹ) khó chinh phục, quanh co uốn lượn, và đôi lúc nước chảy dữ dội, đã được chinh phục bởi những nhà thám hiểm Hy Lạp từ thời xa xưa.
Đôi mắt rực lửa và nọc độc của con rắn là hình ảnh mô tả các ngọn núi lửa hùng vĩ dọc dòng sông Amazon. Bộ răng của nó là các dãy núi và những chiếc lưỡi của nó là các nhánh sông.
Chúng ta sẽ xem xét các đoạn của câu truyện về vua Cadmus, như được kể trong cuốn sách “Metamorphoses (Những sự biến hình)” của tác giả Ovid, cùng với phân tích của giáo sư Mattievich được ông đăng trên trang Q-mag.org với tiêu đề “Vua Cadmus tiêu diệt con rắn thần thoại”. Chúng ta cũng sẽ thảo luận ngắn gọn về lý thuyết của giáo sư Mattievich cho rằng hành trình tới Âm phủ của Odysseus (một vị vua Hy Lạp) trong tác phẩm “Odysseus” của Homer thực sự là cách nói khác của hành trình tới Nam Mỹ, vùng đất phía dưới Hy Lạp tính từ cực Bắc của Trái Đất.
Ông đưa ra những lập luận có tính khảo cổ thần thoại (nghiên cứu về thần thoại dựa trên khảo cổ học) này trong bối cảnh của bằng chứng tranh cãi khác cho rằng sự giao lưu giữa Châu Âu (Old World) và Nam Mỹ đã bắt đầu từ lâu trước thời điểm mà người ta vẫn nghĩ.
Việc kiểm tra bằng chứng đó nằm ngoài phạm vi của bài báo này, nhưng chúng tôi sẽ đề cập ngắn gọn một thí nghiệm hấp dẫn được tiến hành bởi tiến sĩ Thor Heyerdahl năm 1969 và được thực hiện lại vào năm 1970. Ông tạo ra một con thuyền bằng giấy cói, giống với những con thuyền của người Ai Cập cổ xưa. Ông dùng con thuyền đó đi từ Morocco (giáp ranh Châu Âu) tới Barbados (Châu Mỹ) hai lần để chứng minh rằng những người thời cổ xưa cũng có thể tiếp cận được tới Châu Mỹ.

Con rắn tượng trưng cho một dòng sông như thế nào?

Các câu thơ từ số 77 tới 80 của tác phẩm “Metamorphoses” miêu tả con rắn bằng những thuật ngữ rất giống với miêu tả một dòng sông, giáo sư Mattievich đã chỉ ra một đoạn miêu tả con rắn như sau: “Con rắn trong một thời điểm nó cuộn lại tạo nên một hình tròn lớn, sau đó nó chồm lên thẳng hơn chiều dài một tấm ván, hoặc lao về phía trước trong thế tấn công mạnh mẽ, giống như cơn sóng cồn của một con suối sau bão, ngực của nó đẩy các tấm gỗ sang một bên đường nó di chuyển”.
Dù truyện ngụ ngôn “Metamorphoses” là một “kiệt tác của sáng tạo thơ văn”, nhưng theo giáo sư Mattievich: “nó không thể làm biến hình hoàn toàn bản chất thật sự của ‘con quái vật nước’”.
The Amazon River (Rikcat/iStock)
Sông Amazon. (Nguồn: Rikcat/iStock)
Ông cũng chỉ ra rằng các truyện thần thoại Hy Lạp nổi tiếng với việc miêu tả sinh động những cuộc chinh phục các dòng sông, như câu truyện Achilles chiến đấu với dòng sông Scamander của tác giả Homer. Văn học Hy Lạp cổ xưa cũng có những tiền lệ dùng động vật để miêu tả một dòng sông. Ví dụ, sông Achelous thỉnh thoảng được miêu tả như một con bò, con rồng hoặc một người đàn ông đầu bò.

Con rắn có kích thước của một dòng sông

Trong các câu thơ 44, 45 Ovid miêu tả sự to lớn của con vật này: “[con rắn] nhìn xuống toàn bộ bụi rậm với một thân hình lớn, khi bạn nhìn thấy toàn bộ thân nó, trông nó lớn như chòm sao Dracon (Thằn lằn bay)” – một chòm sao nằm ở giữa hai chòm Great Bear (Gấu lớn) và chòm sao Little Bear (Gấu nhỏ).
Giáo sư Mattievich viết: “Trong thiên văn học người ta biết rằng khoảng cách giữa các vì sao có thể so sánh với khoảng cách địa lý trên Trái Đất, nếu vòng cung tương ứng của chúng được chiếu trên một mặt cầu.

Vòng cung tạo bởi đầu và đuôi của chòm sao Draco khá trùng khớp với chiều dài của sông Amazon.

Vòng cung tạo bởi đầu và đuôi của chòm sao Draco khá trùng khớp với chiều dài của sông Amazon.
Draco constellation (Angelinast/iStock)
Chòm sao thằn lăn bay. (Nguồn: Angelinast/iStock)

Chiếc mào vàng, đôi mắt phát lửa, và nọc độc

Con rắn được nhận ra bởi cái mào màu vàng, đôi mắt “lập lòe ánh lửa, và toàn bộ cơ thể của nó chứa đầy nọc độc,” Ovid viết. Trong các câu từ số 72 đến 76, ông viết: “Khi tiếng kêu to lớn này được thêm vào cơn bực tức bình thường của nó, cổ họng của nó phồng lên nổi rõ cả gân mạch, và một đám bọt trắng quanh cái hàm đầy chất độc của nó; tiếng kêu của nó ầm ỉ cả trái đất, và hơi thở đen đến từ cái miệng tối tăm làm nhiễm độc bầu không khí vốn không trong sạch.”
Chiếc mào màu vàng có thể ám chỉ tới lượng vàng dồi dào được tìm thấy ở dãy núi Andes thuộc Peru. Đôi mắt phát lửa có thể là các ngọn núi lửa tuôn trào được ghi chép trong suốt chiều dài lịch sử của dãy Andes.
Giáo sư Mattievich viết: “Bọt trắng chảy ra từ môi miệng độc hại của con rắn là cách mô tả bằng thơ ca của loại vật chất được tạo ra từ núi lửa, chúng trôi trên dòng sông, rất nhẹ và xốp, có mật độ nhỏ hơn mật độ của nước”. Được biết loại chất này có trôi nổi trên sông Amazon.
Cũng như vậy, sự tuôn trào của núi lửa cũng được liên hệ với nọc độc của rắn trong các tác phẩm văn học khác của Hy Lạp. Nhà địa lý Hy Lạp Pausanias, người đã qua đời vào năm 180, đã viết rằng mùi hôi của sông Anigrus là do nọc độc của Hydra (con rắn nhiều đầu trong thần thoại Hy Lạp). Mùi này thực tế được tạo ra bởi suối nước nóng lưu huỳnh và các chất khí phát ra từ núi lửa đang hoạt động. Sông Anigrus bắt nguồn từ một ngọn núi ở Arcadia (Hy Lạp).

3 hàng răng, 3 chiếc lưỡi

Giáo sư Mattievich cho hay, khi tác giả Ovid nói rằng: “Răng của nó xếp thành ba hàng” và “ba chiếc lưỡi của nó lắc lư qua lại”, là ông đang nói đến một cách tương ứng ba dãy núi và ba con sông chính rẽ nhánh ra từ sông Amazon, đó là ba nhánh sông Ucayali, Huallaga, và Marañon.
“Bắt đầu từ cao nguyên Collao, nơi có hồ Titicaca, dãy núi chia tách thành ba nhánh chính. … Vì vậy, nếu con rắn mà Cadmus chinh phục là một câu chuyện ngụ ngôn về sông Amazon, thì ba hàng răng của con rắn ngụ ý về ba dãy núi, nơi đầu nguồn của dòng sông,” giáo sư Mattievich nói.
Giáo sư Mattievich đã đưa ra các lập luận sâu sắc hơn liên quan tới nguyên nhân tại sao các thần thoại về vua Cadmus có thể tượng trưng cho cuộc thám hiểm sông Amazon, chúng ta chỉ mới đề cập đến một vài điểm chính ở đây. Ông đã khảo sát các truyện thần thoại Hy Lạp khác trong các nghiên cứu khảo cổ thần thoại , bao gồm cả sử thi “Odysseus tới Âm phủ”.

Âm phủ trong truyện thần thoại của Homer

Giáo sư Mattievich đã trình bày một phân tích về truyện thần thoại này trong phần hai của bài báo mà ông viết có tên “Vua Cadmus tiêu diệt con rắn,” tương tự như phân tích của ông về thần thoại Cadmus.
Nhà dân tộc học người thành phố Vienna (Áo), tiến sĩ Christine Pellech đồng ý rằng âm phủ mà tác giả Homer nói tới có thể là ám chỉ Châu Mỹ. Giáo sư Mattievich trích dẫn câu nói của Pellech: “Kirke gửi Ulysses [còn gọi là Odysseus] tới cõi chết hoặc địa ngục – một vị trí địa lý … nằm ở phía bên kia địa cầu, Châu Mỹ”.
Dựa trên mô tả của Homer về nơi hợp lưu cuộn trào của những con sông nơi có một hòn đá lớn nhô lên khỏi mặt nước, Pellech và giáo sư Mattievich đã đề xuất các vị trí khác nhau ở Châu Mỹ cho lối vào âm phủ được kể trong truyện.
Pellech cho rằng vị trí đó là nơi sông Ottawa hợp với sông St. Lawrence tại Ontario ở Canada. Một hòn đá lớn nhô ra được tìm thấy tại vị trí này, và gần đó là một số phiến đá điêu khắc có thể là dấu hiệu về chuyến viếng thăm của các nhà thám hiểm cổ đại, theo các cách giải thích gây tranh cãi của Barry Fell nhà nghiên cứu văn khắc (vốn có chuyên môn về sinh vật học) quá cố của trường Harvard và David Kelley, một nhà khảo cổ học có tầm ảnh hưởng, từng học tại Harvard.
Giáo sư Mattievich đưa ra giả thuyết rằng cổng thần thoại dẫn vào âm phủ là hẻm núi El Pongo de Manseriche ở lưu vực sông Amazon. Nghĩa gốc của Pongo de Manseriche trong một ngôn ngữ bản địa của vùng Amazon là cửa ngõ đáng sợ. Theo giáo sư Mattievich, ở đó cũng có một vị trí hợp lưu của các con sông và một hòn đá nhô ra, đây là hai trong số nhiều lý do khác để tin rằng nó là vị trí được Homer mô tả.
Nhà khảo cổ học Hy Lạp Sotirios Dakaris đã giúp khai quật và nghiên cứu một vị trí ở Hy Lạp, tên là Nekromanteion, được cho là tương ứng với cổng vào âm phủ. Ông Dakaris và giáo sư Mattievich đã duy trì mối quan hệ thân thiết trước khi ông Dakaris qua đời vào năm 1996. Ông Dakaris Dakaris nói có lẽ Giáo sư Mattievich đã tìm thấy chìa khóa của thần thoại Hy Lạp.
Cập nhật thông tin tác giả của bài báo, TaraMacIsaac trên Twitter, cùng chuyên trang Khoa học Huyền bí của Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh trên Facebook, và đăng ký nhận bản tin để tiếp tục khám phá những điều thần thoại cổ xưa và những phát hiện khoa học mới!

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.