.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Liệu trà có thực sự là thức uống có lợi cho sức khỏe?

Green and black teas have decent caffeine content, coming in at 24-45 mg and 14-70 mg respectively. (Christopher Furlong/Getty Images)
Trong trà xanh và trà đen có hàm lượng cafein khá cao, tương ứng với mỗi loại là 24-45 mg và 14-70mg.
Theo Derek Henry, cố vấn chăm sóc sức khoẻ toàn diện của Healing the Body.
Trà được biết đến như một thức uống có lợi cho sức khỏe trong nhiều thập kỷ qua, trong đó trà xanh thường xuyên xuất hiện trên các mặt báo và được ca ngợi bởi thành phần chống oxy hóa và các lợi ích sức khỏe khác của nó.
Trà có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cần phải hiểu hơn về những tác hại từ việc uống trà thường xuyên để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Caffeine

Cà phê có chứa một lượng lớn caffeine, khoảng 95-200 mg trong một tách cà phê 8 oz (~227ml). Cũng vậy, trong trà xanh và trà đen có hàm lượng caffeine khá cao, tương ứng với mỗi loại là 24-45 mg và 14-70mg.
Việc tiếp xúc thường xuyên với caffeine sẽ gây hại cho tuyến thượng thận và gây ra mệt mỏi, lo âu, thay đổi tâm trạng, rối loạn giấc ngủ, khó chịu, và trầm cảm.
Many tea drinks contain high levels of fluoride. (Johannes Eisele/AFP/Getty Images)
Nhiều loại trà có chứa hàm lượng flouride cao.

Oxalates

Oxalates là một chất độc thực vật được tìm thấy ở gốc, lá và thân một số loại cây. Chúng giống như những mảnh thủy tinh tí hon với các cạnh sắc nhọn có thể gây hại cho bất kỳ ai có hệ tiêu hóa bị tổn thương hoặc rối loạn tự miễn dịch.
Những người bị nhiễm nấm Candida toàn thân nên tránh các thức ăn giàu oxalates, tương tự với những người mắc hội chứng rò rỉ ruột, sỏi thận, đau cơ xơ hóa, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn, bệnh xơ nang, bệnh viêm tuyến giáp mạn tính (Hashimoto), và suy giáp.
Thật không may, trà đen được biết đến là loại cây có hàm lượng oxalates rất cao, do vậy chúng có thể gây hại cho người sử dụng với những điều kiện như đã nêu trên.

Fluoride

Cây chè dễ dàng hấp thụ fluoride từ đất. Do vậy trong nước chè có chứa lượng florua rất cao. Ở Mỹ, một tách trà đen chứa khoảng 3-4 ppm fluoride (3-4mg/l), nếu sử dụng quá nhiều fluoride sẽ rất nguy hiểm.
Tiến sĩ Michael Whyte đã tiến hành một số nghiên cứu về “nhiễm độc fluoride ở xương” trong số những người uống trà đặc ở Mỹ. Tiến sĩ cảnh báo rằng lượng fluoride được hấp thụ từ trà đặc sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc ở xương rất cao. Những người này đã bị chẩn đoán nhầm là bị viêm khớp hay đau cơ xơ hóa trong nhiều năm liền.
Điều quan trọng cần lưu ý đó là những loại trà có chất lượng thấp (có nhiều lá già) chứa hàm lượng fluoride cao nhất, trong khi các loại trà có chất lượng cao (có nhiều lá non) sẽ chứa lượng fluoride thấp nhất và chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất (có thể bù đắp những ảnh hưởng của fluoride).
Để giảm thiểu nguy cơ tiêu thụ quá nhiều fluoride, người tiêu dùng nên sử dụng loại trà có chứa “trà trắng” được làm từ lá non (cung cấp nhiều chất chống oxy hóa và có ít fluoride), hoặc chuyển sang dùng trà Yerba Matte, một loại trà Nam Mỹ có hàm lượng fluoride thấp nhất.
If you are looking to avoid pesticides and other harmful ingredients, teas that turn up clean include Numi, Traditional Medicinals, and Rishi. (Pexels/CC0)
Một số loại trà không chứa thuốc trừ sâu và các thành phần gây hại khác.

Thuốc trừ sâu và các thành phần gây hại khác

Các loại trà hầu hết không được rửa sạch trước khi đóng gói, nếu cây chè bị phun thuốc trừ sâu, các chất hóa học gây ung thư sẽ trực tiếp đi vào cốc trà của bạn. Sau đây là các nhãn hiệu trà đã tuyên bố có thuốc trừ sâu độc hại: Celestial Seasonings, Tetley, Bigelow, Might Leaf, Teavanna, và Davids Tea.
Ngoài các chất độc kể trên, trà còn chứa các thành phần như “hương vị tự nhiên”, cũng như tinh bột ngô và lecithin trong đậu nành – hai loại chất được cho là từ sinh vật biến đổi gen (GMO). Hơn nữa, nhiều loại túi trà có chứa nhựa độc hại được xử lý bởi các hợp chất gây ung thư.
Bạn nên hạn chế việc sử dụng trà như một thức uống thường xuyên để bảo vệ cho sức khỏe của chính mình. Một số loại trà không chứa thuốc trừ sâu và các thành phần gây hại khác như Numi, Traditional Medicinals, và Rishi.
Nếu bạn muốn tránh những chất có hại như fluoride, oxalates hay caffeine thì nên chọn uống một số loại trà thảo mộc có lợi cho sức khỏe.

Tác giả: Derek Henry | Dịch giả: Phượng


6 lý do để sử dụng dầu dừa làm thuốc đánh răng

Trong một thí nghiệm về thuộc tính bi-ô-xít của dầu dừa đối với khả năng chống lại các vi khuẩn gây sâu răng, dầu dừa được chứng minh là khá hiệu quả.
Tác dụng của dầu dừa được thử nghiệm ở trạng thái tự nhiên và cả sau khi được xử lý với các enzyme, trong một quá trình tương tự như quá trình tiêu hóa, nhằm phòng chống các chủng vi khuẩn Streptococcus – là các loại vi khuẩn cư trú phổ biến trong miệng của bạn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng dầu dừa sau khi đã qua xử lý enzyme sẽ ức chế mạnh mẽ sự tăng trưởng của hầu hết các chủng vi khuẩn Streptococcus, bao gồm cả Streptococcus mutans – một loại vi khuẩn sản sinh axit, là nguyên nhân chính gây sâu răng. Họ cho rằng dầu dừa béo bị phá vỡ bởi các enzyme và chuyển hóa nó thành axit, loại axit này có độc tính đối với một số loại vi khuẩn. Tiến sĩ Damien Brady – trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết:
“Kết hợp dầu dừa đã qua biến đổi enzyme với các sản phẩm vệ sinh răng miệng sẽ là một lựa chọn hấp dẫn thay thế các loại phụ gia hóa chất, đặc biệt là khi nó tác động ở nồng độ tương đối thấp. Hơn nữa, khi sự đề kháng với kháng sinh ngày càng gia tăng thì điều quan trọng là chúng ta cần thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng theo phương pháp mới để phòng chống nhiễm khuẩn”.
(LuckyBusiness/iStock)
(LuckyBusiness/iStock)

6 lý do để sử dụng dầu dừa làm thuốc đánh răng

Nhờ được cấu thành từ những thành phần gần như hoàn hảo, dầu dừa có thể phát huy tác dụng như một loại thuốc đánh răng hiệu quả nhất. Dưới đây là sáu lý do khuyến cáo cơ bản theo báo cáo của MindBodyGreen:

1. Không có hóa chất gây hại

Kem đánh răng thông thường như Colgate Total chứa một loại hóa chất kháng khuẩn gọi là triclosan, nó là nguyên nhân của những lo lắng về hiện tượng đề kháng với kháng sinh và rối loạn nội tiết.
Các hóa chất gây rối loạn nội tiết thực sự là một mối quan ngại to lớn, vì chúng có thể làm gia tăng một loạt các vấn đề sức khỏe liên quan đến vú, buồng trứng, tiền liệt tuyến, ung thư tinh hoàn, sinh non, trẻ nhẹ cân, dậy thì sớm ở bé gái và lạc tinh hoàn ở các bé trai.
Một số thí nghiệm trên động vật cho thấy triclosan gây ra dị tật xương ở thai nhi chuột, có thể gián tiếp gây ra hiệu ứng kích thích tố.
Fluoride cũng là một loại hóa chất phổ biến trong kem đánh răng thông thường. Nó là một loại chất thải công nghiệp độc hại, có thể gây ngộ độc cho cơ thể của bạn, ngay cả khi sử dụng với hàm lượng rất nhỏ …

2. Chống vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả

Nghiên cứu còn cho thấy sử dụng dầu dừa để xoa bóp nướu trong khoảng 10 phút mỗi ngày (liên tiếp trong ba tuần) sẽ làm giảm đáng kể mảng bám và sâu răng do Streptococcus mutans.

3. Không có chất tạo bọt

Nhiều loại kem đánh răng có chứa các hoạt chất bề mặt như sodium laurel sulfate, sodium laureth sulfate (SLS), hoặc sodium lauryl ether sulfate (SLES). Các hoạt chất bề mặt này chính là các hoá chất có tính năng tạo bọt trong kem đánh răng, chúng cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của vị giác do phá vỡ các phospholipid trên lưỡi của bạn.
Thậm chí chất tạo bọt còn làm tăng vị đắng, là nguyên nhân làm cho tất cả mọi thứ bạn ăn ngay sau khi chải răng xong đều có mùi vị rất tệ. Hiện tượng này có thể giải thích một phần lý do tại sao dầu dừa lại có tác dụng rất tốt đối với vệ sinh răng miệng, vì dầu dừa giúp duy trì cân bằng tự nhiên của lipid trên lưỡi, trong khi vẫn phát huy được tính năng kháng khuẩn mạnh.
Chưa kể SLS còn liên quan đến những vết lở loét đau đớn, nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị nên sử dụng thuốc đánh răng không chứa SLS cho những người bị lở loét tái phát.

4. Không tốn kém

Chỉ mất một lượng nhỏ dầu dừa để giữ cho răng của bạn sạch sẽ, với một lọ dầu dừa, bạn có thể sử dụng được hàng tháng, do vậy nó là loại thuốc đánh răng rất rẻ tiền.

5. Bạn có thể sử dụng dầu dừa để làm sạch răng cho chú chó cưng của bạn

Khi bạn không muốn vệ sinh răng cho vật nuôi bằng loại kem đánh răng bình thường của con người, thì dầu dừa là lựa chọn hiệu quả và an toàn cho cả người và chó cưng. Sử dụng dầu dừa với một bàn chải đánh răng là tốt nhất, nhưng nếu con vật cưng của bạn chỉ liếm một lượng dầu nhỏ cũng đã có lợi cho sức khỏe răng miệng của nó. Các công thức đề cập dưới đây không được khuyến cáo cho loài chó. Theo ghi nhận, một số thành phần tốt cho con người nhưng có thể lại gây tác hại đối với vật nuôi.

6. Làm thuốc đánh răng dầu dừa thật đơn giản

Làm thuốc đánh răng dầu dừa rất đơn giản với vài thành phần như sau:
  • Dầu dừa.
  • Baking soda (bột nở), tác động như chất tẩy, giúp làm trắng răng.
  • Các loại tinh dầu, mang đến hương thơm cho răng miệng và tăng cường lợi ích chữa bệnh. Chẳng hạn như, tinh dầu bạc hà cho thấy tốt hơn hẳn chất chlorhexidine có trong nước súc miệng trong việc ngăn chặn sự hình thành màng sinh học, liên quan đến sự hình thành các hốc răng.
  • Erythritol, xylitol hay stevia, là chất tạo ngọt tự nhiên. Xylitol liên quan đến việc làm giảm các hốc răng. Tuy nhiên nếu bạn muốn làm loại kem đánh răng này cho chó cưng thì không nên sử dụng xylitol, vì nó có hại đối với loài chó.
  • Muối.
  • Đất sét bentonite, bổ sung vào hỗn hợp như chất làm đông, có thể giúp loại bỏ các chất độc hại từ nướu và lưỡi của bạn.

Bạn có thể thực hành phương pháp “súc dầu” bằng dầu dừa

 “Súc dầu” chính là làm sạch miệng bằng dầu dừa, giống như bạn sử dụng một loại nước súc miệng. Dầu “tác động” bằng cách chuyển động tới lui trong miệng và chạy qua các kẽ răng trong khoảng 10-15 phút. Khi sử dụng lần đầu tiên, có lẽ bạn chỉ muốn thử nó trong khoảng năm phút.
Quá trình này cho phép dầu “lấy đi” các vi khuẩn gây sâu răng và các mảng bám khác từ miệng của bạn. Khi dầu trở nên loãng và chuyển sang màu trắng sữa, bạn sẽ biết đó là lúc cần phải nhổ ra. Theo báo cáo của Tạp chí Nghiên cứu Nha khoa Ấn Độ:
“Mặc dù trong nhiều năm qua chưa có bằng chứng khoa học nào, nhưng phương pháp “súc dầu” đã được áp dụng rộng rãi như một phương pháp chữa bệnh dân gian truyền thống Ấn Độ giúp làm khỏe răng, khỏe nướu và hàm, ngăn ngừa sâu, điều trị hôi miệng, chảy máu nướu răng, khô họng và nứt môi”.
Tuy nhiên, “súc dầu” thực sự cho thấy hiệu quả làm sạch và chữa bệnh đáng kể, và hiện nay đã được khoa học ủng hộ:
  • “Súc dầu” làm giảm vi khuẩn Streptococcus mutans – tác nhân chính gây sâu răng – thường thấy trong mảng bám và nước bọt của trẻ em. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng “Phương pháp “súc dầu” có thể được áp dụng như một phương thuốc phòng ngừa hiệu quả trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe răng miệng”
  • “Súc dầu” làm giảm đáng kể mảng bám, cải thiện sức khỏe nướu răng và làm giảm các vi sinh vật háo khí trong các mảng bám ở răng các bé trai vị thành niên khi bị bệnh viêm lợi do mảng bám gây ra.
  • “Súc dầu” có hiệu quả như nước súc miệng, cải thiện hơi thở và làm giảm các vi sinh vật là tác nhân gây hôi miệng.
  • “Súc dầu” mang lại lợi ích cho răng miệng của bạn một phần thông qua tác động làm sạch cơ học của nó. Các nhà nghiên cứu đã chú thích rằng “Ý kiến cho rằng ảnh hưởng của liệu pháp “súc dầu” với sức khỏe răng miệng chỉ là một hiệu ứng giả dược đã bị bác bỏ và rõ ràng có những dấu hiệu của quá trình xà phòng hóa và nhũ tương hóa, là những quá trình tăng cường tác động làm sạch cơ học của dầu.”
Đáng chú ý rằng các nghiên cứu trên được thực hiện với dầu mè, là loại dầu được khuyến nghị sử dụng theo truyền thống.

Tại sao tôi khuyên bạn không sử dụng thuốc đánh răng có chứa fluoride
Fluoride từ lâu đã được cảnh báo là nguyên nhân của căn bệnh mục răng, nhưng gần đây người ta mới tăng cường nghiên cứu kỹ lưỡng về điều hiển nhiên ấy. Một nghiên cứu đột phá được công bố trên tạp chí Langmuir phát hiện ra rằng lớp fluorapatite trên răng của bạn hình thành từ fluoride, được cho là có lợi cho răng miệng, chỉ có độ dày sáu nanomet (1).
Để hiểu được nó mỏng cỡ nào, bạn hãy hình dung 10.000 lớp fluorapatite mới bằng chiều dày của một sợi tóc! Các nhà khoa học hiện đang đặt câu hỏi liệu lớp siêu mỏng này có thể thực sự bảo vệ men răng của bạn và mang lại một lợi ích thiết thực nào không, bởi vì trên thực tế thì nó dễ dàng bị loại bỏ chỉ từ việc nhai nuốt. Họ đã viết như sau:
“… người ta thắc mắc rằng liệu… những lớp mỏng như vậy thực sự có thể có chức năng như là lớp bảo vệ men răng hay không”.
Theo một nghiên cứu, thuốc đánh răng có chứa chiết xuất cacao theobromine từ thiên nhiên có khả năng tái tạo và tái khoáng hóa ngà răng (2) không còn được bảo vệ bởi lớp men tốt hơn so với thuốc đánh răng có chứa fluoride. Chưa kể là thuốc đánh răng fluoride thường là nguồn cung cấp lượng fluoride lớn nhất đối với trẻ nhỏ, là yếu tố rủi ro chính gây nhiễm độc fluoride ở răng. Nguyên nhân là do trẻ em dễ dàng nuốt một lượng lớn thuốc đánh răng mà chúng đưa vào miệng.
Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng không phải là hiếm thấy việc trẻ nhỏ nuốt nhiều fluouride trong thuốc đánh răng hơn hàm lượng được khuyến cáo từ tất cả các nguồn trong một ngày. Nuốt fluoride, ví dụ như trường hợp nước uống có chứa chất fluoride, đặc biệt có hại cho sức khỏe của bạn, bởi khoa học đã chứng minh rõ ràng rằng fluoride là một hóa chất độc hạitích tụ trong các mô theo thời gian, tàn phá các enzyme và gây nên một số tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm cả những vấn đề về thần kinh và rối loạn nội tiết.
Trẻ em đặc biệt có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tác hại của fluouride do tiếp xúc quá nhiều. Nếu bạn có con nhỏ, tôi khuyên bạn nên sử dụng thuốc đánh răng không chứa fluoride và đối với người lớn tôi cũng có lời khuyên tương tự.

Một phương pháp tiếp cận toàn diện để cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn

Thuốc đánh răng có chứa thành phần tự nhiên, giống như baking soda, tinh dầu, xylitol và thành phần khác dường như hiệu quả hơn và an toàn hơn so với thuốc đánh răng có chứa fluoride. Không có lý do gì để tự mình tiếp xúc với những rủi ro từ fluoride hay những hóa chất nguy hiểm khác như triclosan và sodium lauryl sulfate. Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản của tôi để tối ưu hóa sức khỏe răng miệng của bạn một cách an toàn và tự nhiên:
  • Tránh sử dụng nước có fluoride và thuốc đánh răng có chứa fluoride. Thay vào đó, sử dụng loại thuốc đánh răng chiết xuất từ thiên nhiên không chứa fluoride, bạn có thể tự làm hay sử dụng một thương hiệu có uy tín.
  • Giảm thiểu tiêu thụ đường và ngũ cốc. Giữ hàm lượng fructose (đường trái cây) xuống ít hơn 25 gram mỗi ngày. Không sử dụng các loại thực phẩm chế biến.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đang áp dụng một chế độ ăn uống giàu thực phẩm tươi, thực phẩm nguyên cám, rau quả lên men và các loại thịt từ động vật ăn cỏ, đảm bảo rằng bạn hấp thu được nhiều khoáng chất đặc biệt quan trọng cho xương và răng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên đến nha sĩ làm sạch răng bằng các phương pháp tự nhiên không chứa thủy ngân. Chà răng kỹ bằng khăn trước khi đánh răng cũng có thể giúp loại bỏ các màng sinh học hình thành trên răng.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng thiên nhiên cung cấp rất nhiều giải pháp tự nhiên để làm hơi thở của bạn tươi mát. Chẳng hạn như, nhai rau mùi tây tươi, bạc hà, rau mùi hay vài lát gừng sẽ làm cho hơi thở của bạn thơm mát tự nhiên. Đặt một lát dưa chuột trên vòm miệng cũng có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hôi miệng. Theo lý thuyết y học cổ truyền Ấn Độ (còn gọi là Ayurveda), ăn dưa chuột cũng có thể giúp giải phóng nhiệt dư thừa trong dạ dày, thứ được cho là nguyên nhân chính gây hôi miệng.
(1) Nanomet: là đơn vị đo lường khoảng cách quốc tế, một nanomet bằng một phần tỉ mét
(2) Ngà răng: phần mô cơ bản cấu thành nên răng ở bên trong lớp men
Tác giả: Joseph Mercola, www.mercola.com | Dịch giả: Tottochan

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.