.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

Chớ dại mà ăn cua biển cùng những thực phẩm này, cẩn thận kẻo rước hoạ.

 

Cua biển là loại thức ăn bổ dưỡng, được nhiều bà nội trợ lựa chọn cho gia đình. Tuy nhiên, không phải cái gì cũng kết hợp được với cua biển.

Cua biển là một loại thực phẩm đặc biệt dinh dưỡng, rất tốt cho trẻ nhỏ, mẹ bầu và đặc biệt còn là bài thuốc chữa rất nhiều bệnh. Nhờ vào lượng vitamin phong phú, canxi, sắt, đạm… mà cua biển luôn là một món ăn được rất nhiều người yêu thích.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết những điều tuyệt đối kị với cua biển, nhất là những thực phẩm nấu kèm. Dưới đây là những thực phẩm kỵ với cua biển:

Cua biển kỵ cá chạch: Cua và cá chạch có sự tương phản với nhau, ăn cùng nhau có khả năng gây trúng độc.

Cua biển kỵ với lê: Các chuyên gia dinh dưỡng lý giải, bản chất của cua là tính hàn, vị mặn và lê cũng có vị ngọt nên khi tích 2 thứ với nhau sẽ làm tổn thương đến hệ tiêu hoá.

Cua biển kỵ với bí đỏ: Cua và bí đỏ khi ăn chung với nhau sẽ gây hiệu quả rất nghiêm trọng, có thể ngộ độc.

Bí đỏ và cua biển không hợp nhau (Ảnh minh hoạ)

Cua biển kỵ với mật ong: Cua là tính hàn, mật ong kết hợp cùng, ăn quá nhiều sẽ gây tiêu chảy, nguy hiểm hơn là trúng độc.

Cua biển kỵ khoai lang: 2 loại thực phẩm này ăn chung cùng nhau dễ gây ra sỏi trong cơ thể, không tốt cho sức khỏe nên bạn cần chú ý.

Cua biển kỵ khoai tây: Giống như khoai lang, khoai tây ăn cùng cua cũng gây sỏi trong cơ thể.

Công dụng tuyệt vời của cua biển:

Tốt cho não bộ: Nguồn axit béo omega-3 tự nhiên trong cua có thể giúp cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ ung thư, giúp cải thiện chứng trầm cảm và hay lo âu.

Cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ: Trong thịt cua có nhiều loại vitamin, đặc biệt là có đầy đủ các nhóm vitamin B đóng vai trò quan trọng trong các. Các khoáng chất như chất sắt, kali, canxi, đồng… hỗ trợ cho sự phát triển và hệ thống miễn dịch của bé. Hơn nữa, lượng thủy ngân có trong thịt cua ít hơn các loại hải sản khác như mực, cá ngừ…

Thịt cua có nhiều vitamin tốt cho sức khoẻ (Ảnh minh hoạ)

Có lợi cho mẹ bầu và thai nhi: Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, cua biển là thực phẩm không thể thiếu trong thời kỳ mang thai, bởi gạch chua, thịt cua chứa nhiều protein, chất sắt, đặc biệt là hàm lượng lớn axit béo omega-3, yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt thai nhi.

Tăng cường sinh lý cho nam giới: Theo Đông y, thịt cua biển có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, thông kinh lạc, bổ xương tủy…

Món ăn chế biến từ thịt cua biển có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện khả năng chăn gối, chống lại căn bệnh liệt dương, là bài thuốc tăng cường sinh lý tự nhiên, an toàn cho phái mạnh.

Theo Tiểu Chiến (Người đưa tin)

Mùa hè nấu canh cua nhất định phải biết điều này, nếu thuộc 1 trong 5 nhóm người này cần tránh xa.

Dù cua nuôi hay cua đồng thì chỉ ăn khi biết chắc là cua tươi sống. Tốt nhất nên mua cua về tự chế biến, hạn chế tối đa việc mua cua say sẵn bên ngoài.

Canh cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt. Trước đây, cua đồng có mặt các khu vực nước ngọt như kênh, ruộng, ao, hồ. Nhưng ngày nay, do người dân sử dụng nhiều phân bón hóa chất nên cua đồng ngày càng khan hiếm. Trên thị trường hiện nay chủ yếu là cua nuôi.

Ảnh minh họa.

Cách phân biệt cua đồng và cua nuôi

Việc phân biệt cua đồng và cua nuôi có thể nhận biết qua cảm quan. Cua đồng thường có màu nâu đất, bóng, hai càng cua thường không cân đối, một bên to hơn bên còn lại rất nhiều lần.

Kích thước cua đồng không đều nhau, con to con nhỏ chứ không như cua nuôi. Cua nuôi đều nhau chằn chặn, hai càng cũng rất cân đối.

Đặc biệt, cua nuôi có màu rất lạ như xanh, trắng đục, xám và không được khỏe như cua đồng. Cua đồng khi bắt lên bờ có thể để từ 2 tới 4 ngày là bình thường, nhưng cua nuôi ngắn hơn.

Cua đồng thường có kích thước không đều nhau. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng dù cua nuôi hay cua đồng thì chỉ ăn khi biết chắc là cua tươi sống. Không chọn cua chết để chế biến, tốt nhất nên mua cua về tự chế biến, hạn chế tối đa việc mua cua say sẵn bên ngoài.

Trong quá trình sơ chế, cần rửa nhiều nước và ngoáy thật kỹ cho chất bẩn trôi đi. Khi tách cua, nếu, thấy có vật ký sinh phải loại bỏ. Sau khi rửa sạch cua rồi ngâm trong nước muối để vắt, sán bò ra.

Lưu ý trên thân cua không chỉ có vắt, sán… nên rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào, vì vậy cần được nấu chín kỹ trước khi ăn.

5 nhóm người không nên ăn cua đồng

Người mới ốm dậy

Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng.

Ảnh minh họa

Người bị hen, cảm cúm

Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.

Phụ nữ có thai 3 tháng đầu

Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Người bị bệnh gout

Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.

Người bị cao huyết áp và tim mạch

Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.

Theo M.H (Gia đình & Xã hội)










Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.