.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Tòa tháp Không bụi Rotterdam


Smog-Free Tower din Rotterdam: turnul care purifică aerul
Tòa tháp Không Khói Bụi (Smog-Free Tower) tại Rotterdam: tháp làm sạch không khí “Kim cương” được sản xuất từ ô nhiễm (Ảnh chụp web)
Khi mà người Hà Lan quan tâm nghiêm túc đến ô nhiễm không khí, thì các cư dân của Rotterdam đi đầu trong việc có hành động ngay lập tức: tại công viên Vierhavensstraat người ta đã lắp đặt lần đầu tiên một tháp kim loại, cao 7 mét và rộng 3,5 mét, tháp này làm sạch  đến 3,5 triệu mét khối không khí mỗi ngày.
Dự án Smog Free là một dự án rất thực tế mà lại mang tính biểu tượng, có thể gọi đó là một máy lọc điện hóa hoặc máy ion hóa, và mục đích là để tạo ra những “ốc đảo xanh” thật sự ở trong các thành phố bị ô nhiễm của chúng ta.
Tính Thực tế: không khí xung quanh tháp, theo ghi nhận của các bộ cảm biến của Smog Free Tower, sau lễ khánh thành, sạch hơn 70% so với phần còn lại của thành phố;
Tính Biểu tượng: Lôi kéo sự chú ý tới vấn đề ô nhiễm và thúc đẩy các nỗ lực để có không khí sạch mà không cần những tháp lọc không khí như thế này nữa.
Tháp lọc này do nhà thiết kế người Hà Lan Dan Roosegarde, nhà nghiên cứu Bob Urseim từ Đại học Delft và Công ty European Nano Solutions thực hiện, công ty này được biết đến với những sáng kiến bảo vệ môi trường sinh thái.

Điều gì xảy ra trong tòa tháp này?

Nguyên tắc hoạt động dựa trên sự ion hóa không khí. Các hạt nhỏ hơn 10 microns có thể được con người  dễ dàng hít vào và trở nên nguy hiểm cho phổi và tim. Bob Ursei đã nghiên cứu về ion hóa từ đầu những năm 2000, ông đã lắp đặt một tua-bin quay được đẩy bằng gió ở phía trên cùng của tháp, tháp này hút không khí và đưa qua một buồng, nơi các hạt nhỏ hơn 15 microns được tích điện dương.
Một khi được tích điện, chúng bị hút vào một điện cực kết nối với các  thiết bị khác. Không khí sạch được thoát ra qua những lưới được lắp đặt ở các mặt bên, tạo ra xung quanh tòa tháp một bầu không khí trong lành. Nhà nghiên cứu người Hà Lan cho biết không khí không bị ion hóa, bởi vì các hạt được tích điện dương chứ không phải điện âm như trong trường hợp ion hóa thông thường.

“Kim cương” được làm ra từ ô nhiễm

Dựa trên ý tưởng rằng kim cương được tạo thành từ carbon qua áp suất rất lớn, công nghệ được sử dụng ở đây dựa trên hệ thống lọc không khí như ở các bệnh viện, nhưng được áp dụng ở quy mô lớn hơn.
Mỗi đồ trang sức, nhẫn hay hột, sẽ được tạo ra bằng cách làm sạch 992.000 mét khối không khí. Khói bụi chứa khoảng 45% là các hạt carbon. Chỉ riêng một tòa tháp với chiều cao 7 mét, sẽ có thể để làm sạch khoảng 3,5 triệu mét khối khí mỗi ngày. Để sản xuất ra đồ trang sức, tòa tháp sẽ tiêu thụ 1.700 watt từ nguồn điện không tái tạo, nhưng trong tương lai có thể dùng nguồn từ các tấm năng lượng mặt trời.
Bụi từ khói bụi trong không khí  bị tòa tháp hút vào, được thu gom mỗi tuần một lần, được nén thành những hình khối nhỏ có kích thước mỗi cạnh nhỏ hơn 1cm. Với những viên bụi này, người ta sẽ sản xuất ra đồ trang sức có giá trị cao và số tiền thu được từ bán chúng sẽ cho phép hỗ trợ và tối ưu hóa dự án.
Hệ thống này đã thu hút được sự quan tâm trên trường quốc tế và các tòa tháp tương tự có thể được xây dựng tại Mexico City, Paris hay Bắc Kinh, vì các vi hạt độc hại hít vào sẽ ảnh hưởng đến phổi của rất nhiều người ở các thành phố lớn trên thế giới.
“Chúng ta đã tạo ra máy móc như xe hơi để cải thiện cuộc sống của chúng ta, nhưng bây giờ không khí cực kỳ ô nhiễm, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân số cao. Ở một số thành phố, ô nhiễm này có thể nhìn thấy được. Còn ở những thành phố khác, ô nhiễm có thể không nhìn thấy nhưng chúng tác động rất thực đến đời sống hàng ngày và sức khỏe của chúng ta. Ở Hà Lan, theo thống kê, chúng ta sống ít đi 9 tháng do ô nhiễm “, Daan Roosegaarde, phụ trách nhóm sáng chế đã tuyên bố như vậy trong lễ khánh thành.
Tác giả: Mioara Stoica | Dịch giả: Kim Xuân

“Trái Đất đang lớn thêm”: một hòn đảo của Nhật Bản vừa lớn thêm gấp 12 lần

Hòn đảo vừa mới xuất hiện ở Thái Bình Dương, được gọi là Niijima, nằm cách Tokyo khoảng 1.000 km (La Gran Epoca) 
Một hòn đảo vừa mới xuất hiện ở Thái Bình Dương, được gọi là Niijima, nằm cách Tokyo khoảng 1.000 km (La Gran Epoca) 
Sự phát triển không giải thích được của một hòn đảo mới, được gọi là Niijima, nằm cách Tokyo, Nhật Bản khoảng 1.000 km – được hình thành như là kết quả của một vụ phun trào núi lửa – đã tạo ra một sự khuấy động lớn trong cộng đồng khoa học.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản dự đoán hiện tượng này là một cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu nguồn gốc của sự sống trên đất khô cằn.
Hòn đảo này là kết quả của hoạt động núi lửa dưới đáy biển Thái Bình Dương, được tạo ra bởi sự phun trào dung nham và tro núi lửa vào ngày 20 Tháng 11 năm 2013. Sự việc đã làm nổi lên một hòn đảo mới gần đảo Nishinoshima (còn được gọi là Đảo Rosario). Bởi vì quá trình phun trào của núi lửa là liên tục, nên hòn đảo này đã lớn thêm lên cho đến khi nó hợp nhất với đảo Nishioshima, như tờ báo Anh Daily Mail đưa tin.
Kích thước ban đầu của hòn đảo mới là 100m từ Đông sang Tây và 200 mét từ Bắc tới Nam. Nhưng ngày nay, Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết hòn đảo đo được từ Đông sang Tây là 1.900 mét, và 1.950m từ Bắc đến Nam, nó cao khoảng 100 mét. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, hoạt động núi lửa đã tăng lên và không thể xác định dòng khói và dung nham tuôn ra từ miệng núi lửa sẽ còn kéo dài bao lâu.
Hiện tượng này đã làm các nhà khoa học ngạc nhiên, bởi vì, nhiều lần, các đảo xuất hiện từ những vụ phun trào núi lửa cuối cùng thường chìm xuống biển.
Việc hợp nhất vào đảo Nishinoshima và sự xuất hiện của hoạt động núi lửa có thể giúp nghiên cứu các hiện tượng sinh học xảy ra trong điều kiện không thuận lợi.
Mặc dù hòn đảo này được tạo ra gần như hoàn toàn từ đá núi lửa hình thành từ quá trình làm nguội dung nham, các nhà khoa học dự đoán sự sống sẽ bắt đầu dần dần, ban đầu là thực vật và sau đó, có lẽ là động vật, sẽ đem lại cho giới khoa học một  “phòng thí nghiệm tự nhiên”.
Tác giả: Mioara Stoica | Dịch giả: Kim Xuân

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.