.

.

a

Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc quý thầy cô và anh chị em đồng môn năm mới Giáp Thìn : - nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.
THƯƠNG CHÚC THẦY CÔ, ANH CHỊ EM ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU - MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Uẩn khúc 13 ngày trong cái chết của Bao Công

Gần ngàn năm qua, cái chết của Bao Công, vị quan lừng danh trong lịch sử Trung Hoa được mệnh danh là "Bao Thanh Thiên" vẫn còn là điều bí ẩn.
Uẩn khúc mang tên "13 ngày"
Năm 1062, Bao Công lâm bệnh mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi, điều đáng nói ở đây, là thời gian từ lúc lâm bệnh cho đến khi mất chỉ có 13 ngày, nên người ta vẫn cho rằng ông mất một phần do thuốc của Hoàng đế ban cho (do ngự y dâng).
Chính điều này đã gây ra nhiều tranh luận, nghi vấn nhiều đời qua. Rất có thể, do lúc sinh thời Bao Công từng xử những vụ án vạch mặt bọn thái y, nên bị bọn chúng căm ghét (từ lúc uống thuốc đến khi phát bệnh mất chỉ là 9 ngày).
Hoàng đế Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công là Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu "Hiếu Túc", có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư và còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng ở quê nhà ông.
Tượng Bao Công. Ảnh: Wikipedia.
Giải mã cái chết đầy uẩn khúc của Bao Công
Các nhà khoa học thuộc Phòng Nghiên cứu năng lượng vật lý cao, Học viện Khoa học Trung Quốc phối hợp với Viện Bảo tàng tỉnh An Huy tiến hành xét nghiệm những mảnh xương của Bao Công bằng phương pháp Đồng bộ bức xạ với máy Electron Positron Collider.
Kết quả cho thấy, hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại, trong khi đó hàm lượng chì và asen (thạch tín) lại thấp hơn người thường.
Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương Bao Công, có hai khả năng: Một là khi an táng Bao Công, người ta đã cho vào quan tài nhiều chu sa để ướp giữ thi thể, do chu sa xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Hai là, rất có thể lúc sinh tiền, Bao Công đã từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ khiến ngộ độc mãn tính.
Bao Công ngoài đời vốn là 1 vị quan thanh liêm, chính trực (Chú thích ảnh: Hình ảnh Bao Công trên phim ảnh do nam diễn viên Kim Siêu Quần thủ vai).
GS. Trình Như Phong, chuyên gia văn sử, phó hội trưởng Hội Nghiên cứu Bao Công TP. Hợp Phì (Trung Quốc) cho biết, qua kết quả xét nghiệm có thể kết luận Bao Công không phải chết vì trúng độc do uống "thuốc tốt" của vua Tống. Rất có thể Bao Công bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ nên mới phát bệnh và chết nhanh như vậy.
Do đó, khả năng vua ban độc dược cho Bao Công là rất khó xảy ra.
Khu mộ của Bao Công ngày nay
Hiện nay, khu mộ táng Bao Công nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô phía đông TP. Hợp Phì, tỉnh An Huy. Trên mộ chí có ghi về tình trạng qua đời của Bao Công: "Năm Gia Hựu thứ 7, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa".
Khu mộ của Bao Công nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô phía đông TP. Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia.
Đền thờ của ông có hai câu liễn: "Lý Oan Ngục, Quan Tiết Bất Thông, Tự Thị Diệm La Khí Tượng. Chẩn Tai Lê, Từ Thiện Vô Lương, Y Nhiên Bồ Tát Tâm Trường". Ý nói về phẩm chất cao quý của ông...
Theo Trang Ly/Ngày nay

Khoa học lý giải vì sao đàn ông thì hay mất đồ còn đàn bà hay lạc đường

Các nhà nghiên cứu cho rằng, sự khác biệt trong não của đàn ông và phụ nữ đã hình thành và được duy trì cho tới tận ngày nay khi loài người bắt đầu phân chia thành nhóm “thợ săn” và “hái lượm”.
Một nghiên cứu mới đây khẳng định những người đàn ông có cảm giác về phương hướng tốt hơn so với phụ nữ và khi phụ nữ giảm được lượng testosterone trong cơ thể, nhận thức về phương hướng của họ sẽ được cải thiện. Kết quả nghiên cứu này ngay lập tức tạo ra nhiều tranh luận xung quanh tính chính xác của nó.
Các đường màu hiển thị cách đàn ông và phụ nữ tìm đường trong thí nghiệm. Đường màu xanh là tuyến đường của phụ nữ, còn màu đỏ là của nam giới. Kết quả cho thấy đàn ông đến đích nhanh hơn và giải quyết được nhiều nhiệm vụ hơn.
Nghiên cứu trên vừa được công bố trên tạp chí Behavioral Brain Research và được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ (NTNU), thuộc Trondheim, Na Uy. Điểm hạn chế của nghiên cứu này là nó chỉ thực nghiệm trên một lượng cá thể rất hạn chế: lần đầu tiên họ sử dụng 18 người phụ nữ và 18 người đàn ông, lần thứ hai họ sử dụng 42 người phụ nữ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng họ vẫn có cơ sở để khẳng định những người đàn ông có cảm giác về phương hướng tốt hơn phụ nữ. Trong phần đầu, người tham gia được nối với một hình ảnh cộng hưởng từ (fMRI) và yêu cầu thoát ra một mê cung ảo. Kết quả cho thấy những người đàn ông sử dụng các hướng chính (Đông, Tây, Nam, Bắc) tốt hơn, họ đã tìm được điểm cuối của mê cung nhanh hơn và hoàn thành được nhiều nhiệm vụ được giao trên đường đi, chẳng hạn như việc tìm kiếm một chiếc xe màu vàng. Những người tham gia sẽ được đeo một kính 3D và dùng các phím để điều hướng đường đi, những hình ảnh trong não của họ sẽ được các thiết bị chuyên dụng ghi lại.
Carl Pintzka, một bác sĩ và nghiên cứu sinh y tế tại Sở Khoa học thần kinh NTNU cho biết:"Những người đàn ông chỉ đạo cảm giác tốt hơn. Họ tìm ra cách đơn giản để đến đích nhanh hơn".
Trong thí nghiệm thứ hai, 42 phụ nữ được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 21 người. Một nửa được uống một giọt testosterone và một nửa uống giả dược. Người ta nhận thấy việc giảm lượng testosterone trong máu sẽ giúp những người phụ nữ tăng khả năng phán đoán các hướng đi trong mê cung.
Những người phụ nữ trong thí nghiệm này không giải quyết được nhiều nhiệm vụ hơn so với những người thử nghiệm lần đầu tiên nhưng ở họ đã có sự cải thiện trong nhận thức về "bố trí của mê cung". Các nhà khoa học lí giải điều này là sự tiến hóa của bộ não qua thời gian. Ví dụ, thời xa xưa, khi những người đàn ông làm nhiệm vụ săn bắn, những người phụ nữ lo việc hái lượm. Có nghĩa là những người đàn ông làm những việc có tính khái quát, phán đoán nhiều hơn trong khi phụ nữ tập trung tốt với những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ. Kết quả là qua thời gian, bạn thường thấy phụ nữ tìm kiếm đồ vật trong nhà nhanh hơn trong khi những người đàn ông lại nhìn thấy ngôi nhà trước phụ nữ .
Điều này trái ngược với những nghiên cứu trước đó cho rằng bộ não của nam và nữ về cơ bản là giống nhau. Một số nhà khoa học cũng cho rằng nghiên cứu trên dựa trên số lượng cá thể quá nhỏ nên không thể đi đến một kết luận chính xác cao được. Tuy nhiên, cảm giác hướng suy giảm là một triệu chứng của căng bệnh Alzheimer và nghiên cứu này có thể giúp ích cho quá trình tìm hiểu về loại bệnh này trong tương lai.
Carl Pintzka cho biết: “Phụ nữ tìm đồ vật trong nhà dễ dàng hơn đàn ông nhưng lại dễ lạc đường, còn đàn ông thì ngược lại, họ tìm nhà tốt hơn phụ nữ nhưng rất hay mất đồ. Đây chính là cách thức bộ não con người được xây dựng”.
Tham khảo: iflscience

Cá cũng có cảm xúc

Loài cá có cảm xúc như con người hay không lâu nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi khá nhiều trong giới khoa học. Theo một nghiên cứu mà các nhà khoa học Anh và Tây Ban Nha vừa công bố, cảm xúc có tồn tại ở loài cá.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Autònoma de Barcelona (Tây Ban Nha), Đại học Stirling và Đại học Bristol (Anh) đã quyết định nghiên cứu loài cá ngựa vằn để tìm hiểu vấn đề cá có cảm xúc hay không.
Sonia Rey - trưởng nhóm nghiên cứu - tiết lộ, họ đã tiến hành thí nghiệm với 72 con cá ngựa vằn, chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 36 con.
Họ đặt chúng vào một bể lớn chứa đầy nước gồm nhiều khoang có nhiệt độ khác nhau - từ 18C đến 35C.
Nhóm cá thứ nhất - gọi là nhóm kiểm soát - được thả vào khoang có nhiệt độ 28C - môi trường quen thuộc của chúng.
Nhóm còn lại bị nhốt trong khoang có nhiệt độ 27C nhằm đưa chúng vào tình huống căng thẳng do phải tồn tại trong môi trường khác với bình thường. Sau 15 phút, cả hai nhóm cá được thả ra.
Kết quả là cá thuộc nhóm kiểm soát chỉ quanh quẩn ở khoang có nhiệt độ 28C.
Trong khi đó, phần lớn những con cá ngựa vằn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng lại bơi đến các vùng có nhiệt độ cao hơn trong bể để nâng thân nhiệt của chúng thêm khoảng từ 2C đến 4C.
Các nhà khoa học giải thích, những con cá ngựa vằn bị nhốt trong khoang nước nhiệt độ thấp hơn này đã phải trải qua một dạng “sốt cảm xúc” liên quan đến tình trạng căng thẳng mà chúng phải đối mặt.
Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Sonia Rey cho biết: “Phát hiện này rất quan trọng. Đây là lần đầu tiên hiện tượng “sốt cảm xúc” được nhận thấy ở các loài cá. Đó là dấu hiệu cho thấy các loài cá cũng có ý thức”.
Cá ngựa vằn bị “sốt cảm xúc” khi căng thẳng. Ảnh: Aquaticmag
“Trong khi sự liên hệ giữa cảm xúc và ý thức ở loài cá vẫn còn là vấn đề cần bàn cãi thì phát hiện này là một luận cứ quan trọng góp phần loại bỏ các ý kiến cho rằng chúng không có ý thức” - ông Sonia Rey nói thêm.
Được biết, các nhà động vật học đang tranh cãi về mức độ ý thức mà loài cá có thể biểu lộ. Một số chuyên gia khẳng định rằng, những động vật như cá không có ý thức vì đặc điểm cấu trúc đơn giản của bộ não, mà điển hình là việc chúng không có vỏ não.
Theo họ, loài cá có năng lực ghi nhớ và học tập hạn chế. Loài này cũng như không có khả năng cảm nhận sự đau đớn.
Trong khi đó, một số nhà khoa học khác lại cho rằng, mặc dù cá có bộ não tương đối nhỏ nhưng nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự tương đồng giữa một số cấu trúc não cá với não các động vật cao cấp khác - thậm chí cả con người.
Cụ thể, não của các loài cá tồn tại các hạch hạnh nhân (hạch amygdale) nằm ở tâm của não. Đây chính là nơi xử lý các yếu tố tạo ra cảm xúc ở con người và động vật.
Não cá cũng có vùng hippocampus - vùng não cần thiết cho quá trình ghi nhớ. Đây chính là những vùng não quan trọng giúp tạo nên không gian bộ nhớ và học tập ở động vật có vú.
Lê Mai (Theo Eurekalert)

Không có nhận xét nào:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ ĐỒNG MÔN TRƯỜNG HOÀNG DIỆU SÓC TRĂNG THAM QUAN, ỦNG HỘ HOANGDIEUTRUONGXUASAIGON.BLOGSPOT.COM. CHÚC THẦY CÔ VÀ ANH CHỊ EM NHIỀU SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC.